1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các giải pháp phát huy trò chơi dân gian ngày tết

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các giải pháp phát huy trò chơi dân gian ngày Tết
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 33,3 KB

Nội dung

Ngoài ra, các trò chơi dân gian còn là biểu hiện rõ nhất của tinh thần cần cù, chăm chỉ được tìm thấy trong các hoạt động lao động sản xuất, đồng thời thể hiện ở đó là một tinh thần đoàn

Trang 1

Chương 2 : Các giải pháp phát huy trò chơ i dân gian ngày Tết :

Trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, các trò chơi dân gian nói chung không chỉ đơn thuần là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên và củng cố văn hóa dân tộc Những hoạt động ý nghĩa ấy còn hiện lên như một bản thông điệp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, quý báu của cha ông ta như các giá trị khác về mặt lịch sử, khoa học và nhân văn được lưu truyền hết đời này sang đời khác, chủ yếu thông qua một số phương thức đơn giản như truyền tay, truyền miệng hay thậm chí là tự học hỏi qua nhiều quá trình theo dõi, trau dồi tu luyện cải thiện qua nhiều thế hệ Ngoài ra, các trò chơi dân gian còn là biểu hiện rõ nhất của tinh thần cần cù, chăm chỉ được tìm thấy trong các hoạt động lao động sản xuất, đồng thời thể hiện ở đó là một tinh thần đoàn kết, tính tập thể, cộng đồng cao của nhân dân Việt Nam ta cho đến tận ngày nay

Đồng hành với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một nền văn minh thì không thể không nhắc đến sự đồng hành của các trò chơi dân gian Các trò chơi dân gian trải qua nhiều đời được bảo tồn và phát huy

đã dần len lỏi, ăn sâu vào trong tiềm thức quần chúng nhân dân, từ bao giờ đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống lao động đầy lam lũ và vất vả ấy Những hoạt động bổ ích này còn được biết đến như là “món ăn tinh thần” của nhân dân lao động nói riêng và của cả đại quần chúng nói chung

Nhìn chung, các trò chơi dân gian ngoài việc truyền bá, củng cố những giá trị tốt đẹp được lưu truyền từ thời xa xưa thì còn giúp cho con người ta cải thiện thêm ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ thể lực, trí lực cho đến tinh thần Cụ thể hơn,

những trò chơi thiên về thể chất như kéo co, nhảy sào, nhảy bao bố, nhảy lò cò, đi

cà kheo, đẩy gậy,… giúp người chơi tăng cường, cải thiện thể lực, rèn luyện sự dẻo dai, uyển chuyển, cơ động, linh hoạt, độ chính xác,… đồng thời còn giúp ta nâng

Trang 2

cao khả năng tư duy chiến thuật một cách hợp lý, đưa ra các chiến lược giúp cho việc chiến thắng khả thi nhất mà không tốn quá nhiều sức lực; bên cạnh đó,

những hoạt động khác nghiêng về cán cân trí tuệ có thể được đề cập đến như ô

ăn quan, bịt mắt bắt dê, oẳn tù tì, bắn nỏ,… không đòi hỏi người chơi quá nhiều thể lực, nhưng đổi lại thứ cần ở ta đó chính là khả năng tư duy, suy xét phán đoán, giải quyết vấn đề trong một giới hạn thời gian nhất định và thêm nữa là sự nhạy bén và khả năng phản xạ nhanh nhạy của mỗi người chơi… Khác nhau là vậy, nhưng một khi đã xem xét kĩ lưỡng bản chất vấn đề, ta sẽ tìm được một vài điểm chung Sự tương đồng đang được đề cập ở đây đó chính là các trò chơi dân gian được nhắc đến bên trên còn là dịp cho tất cả chúng ta mài dũa tâm lý, ý chí tinh thần ngày một mạnh mẽ, nâng cao tinh thần cạnh tranh và nêu cao quyết tâm vươn lên giành chiến thắng của mỗi người chơi Ngoài ra các hoạt động dân gian

kể trên còn giúp cho người chơi nêu cao tinh thần đoàn kết làm việc nhóm, đề cao

ý thức tự giác, trách nhiệm của từng cá nhân, góp phần hàn gắn hay củng cố thêm các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người (tình máu mủ ruột thịt, tình bạn, tình yêu, ) Hơn nữa, sau mỗi thất bại, người chơi có thể xem xét lại lối chơi của mình xem còn gì bất cập hay yếu kém ở điểm nào, đồng thời chiêm ngưỡng cũng như học hỏi thêm từ những người chơi khác cùng trình độ hoặc hơn, tăng cường khả năng học hỏi cho chúng ta một cách hiệu quả nhất, thiết thực nhất, ít tốn kém nhất

Các trò chơi dân gian mang nhiều yếu tố cũng như liên quan mật thiết với giáo dục cho mọi đối tượng nhiều hơn người ta tưởng Như đã đề cập ở trên, trò chơi dân gian không chỉ dạy cho chúng ta cách tối ưu, phân phối thể lực, cũng như trí lực, dạy cho chúng ta phối hợp, làm việc nhóm hiệu quả hơn, giúp ta mài dũa tâm

lí, ý chí, tinh thần,… mà còn một phần nào đó giúp cho con người ta hình thành nên nhân cách, hình thành nên giá trị sống tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta

Trang 3

Thử nghĩ mà xem, trong những ngày lễ hoặc trong dịp Tết cổ truyền hằng năm như Hội thi kéo lửa thổi cơm làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm,

Hà Nội), được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm mục đích tưởng nhớ công ơn Thành Hoàng của làng – tướng quân Phan Tây Nhạc Tương truyền, vào đời Vua Hùng thứ 18, khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng quân Phan Tây Nhạc được Vua Hùng khi ấy giao trọng trách thống lĩnh quân binh đi đánh giặc Tướng quân Phan Tây Nhạc lĩnh ý vua, nhận đủ quân số và gấp rút ngày đêm luyện rèn binh sĩ Việc hành quân lúc ấy vô cùng gấp gáp, nếu binh sĩ không được ăn đúng, đủ bữa thì khó có sức để đánh đuổi giặc Và trong tình thế ngặt nghèo ấy, ông đã nghĩ ra cách tổ chức thi nấu cơm có thưởng ngay trong quân ngũ

để nhanh chóng ổn định đội quân hậu cần giỏi nấu nướng Sau khi đánh đuổi bè

lũ xâm lăng ra khỏi bờ cõi, tướng quân Phan Tây Nhạc cùng với phu nhân là bà Hoa Dung về an cư ở mảnh đất Thị Cấm, truyền dạy cho dân chúng nơi đây cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải Và sau khi qua đời, ông được nhân dân tôn thờ là Thành Hoàng làng (vị thần được tôn thờ chính ở 1 đình, làng) Để tướng nhớ công

ơn ông, người dân làng Thị Cấm mở hội hàng năm, cụ thể là vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch Nổi bật và độc đáo nhất trong số đó là cuộc thi thổi cơm, nhằm thể hiện lại cuộc thi năm xưa một tay do vị tướng tài ba khởi xướng Các công đoạn có thể liệt kê ở đây như kéo lửa, giã gạo, sàng sảy, nhặt sạn, đun nước,

… sẽ không thể hoàn thành nếu như không có tinh thần đoàn kết, gắn kết giữa các thành viên mỗi đội Những nồi cơm trắng, thơm, dẻo, đều từng hạt Đây chính là thành quả của tinh thần đoàn kết, và để xét rộng ra hơn nữa thì chính tinh thần đoàn kết ấy chính là yếu tố then chốt giúp nhân dân ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược từ ngàn đời nay Vậy cuối cùng, ta có thể kết luận được những gì? Các trò chơi dân gian chính là những công cụ rất mạnh trong công cuộc giáo dục thông qua nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, khoa học,… và đồng thời hình thành nên

Trang 4

nhân cách của mỗi con người chúng ta qua thời gian, là “cây cầu” giúp chúng ta tiếp cận được với những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại như truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, truyền thống đoàn kết nhân dân, gắn kết cộng đồng, tính kỷ luật, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng tâm trí,…,

từ đó giúp mỗi con người chúng ta hiểu rõ, nhận thức sâu sắc và đồng thời cố gắng giữ gìn, tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp ấy như những gì đời trước đã làm Vì vậy, các trò chơi dân gian có giá trị và vai trò vô cùng quan trọng đối với văn hóa dân gian nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung, làm nên bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng, địa phương , và quan trọng nhất, các trò chơi dân gian còn là bộ mặt, là một trong những yếu tố quan trọng để nhận diện văn hóa của một dân tộc, một quốc gia

Bổ ích, giá trị, tiện lợi và phổ cập là vậy, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, việc bảo tồn, duy trì các hoạt động liên quan đến trò chơi dân gian lại đang là một bài toán khó đối với các địa bàn trực thuộc Trung ương, với Ban Lãnh đạo các thôn, xã, phường, các quận, huyện, các tỉnh thành phố Khó khăn nhất là ở các thành phố lớn như Thủ Đô Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh,… đời sống của nhân dân ngày một được cải thiện đi lên Tốc độ gia tăng đô thị hóa nhanh đến chóng mặt, đi kèm với đó là tác động của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, sự phát triển bùng nổ kèm thêm đất nước ta đang trong thời kì hội nhập phát triển đã tạo cơ hội cho nhiều xu hướng, trào lưu văn hóa từ khắp mọi nơi du nhập vào đời sống văn hóa của nhân dân, và cũng từ điều kiện đó nhiều trào lưu văn hóa mới ra đời Văn hóa tốt, văn minh, tiến bộ có, nhưng đồng thời các văn hóa gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, hành động của nhân dân, không phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại của đất nước,… cũng cùng chung đường với các loại văn hóa “tốt” ấy tham gia vào công cuộc giao thoa, tiếp biến văn hóa Hệ quả tốt thì ít, nhưng hệ lụy mà những thành phần văn hóa “xấu” ấy mang lại thì nhiều Đó

Trang 5

là sự biến tướng, thậm chí chính là nguy cơ bị mai một của các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc nói chung và các trò chơi dân gian nói riêng

Từ những năm 1970 trở về trước, trò chơi dân gian đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào thể chất cũng như tinh thần, tác động vào việc hun đúc tâm hồn và tính cách con người Việt Nam Thế nhưng, trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, công nghệ thông tin phát triển bùng nổ thì những ưu điểm vốn có ấy của những trò chơi dân gian lại đang dần bị thu hẹp đi cơ hội để phát triển thêm Khi đi qua các khu vực quanh trường học hay các khu dân cư lớn, điều

mà ta dễ nhận thấy nhất đó chính là các quán trò chơi, quán net mọc lên như nấm

và phần đông người chơi là các em nhỏ, thanh thiếu niên và cả người lớn từ mọi lứa tuổi Quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi không gian, môi trường sinh hoạt vui chơi của trẻ em Bên cạnh đó, chương trình học quá tải làm cho trẻ em thiếu thời gian vui chơi Chính những điều đó đã phần nào lý giải được vì sao trẻ em ở các đô thị ngày càng ít chơi, thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của các trò chơi dân gian Giờ ra chơi là khoảng thời gian giúp học sinh thư giãn sau những tiết học căng thẳng, mệt mỏi, do đó nhu cầu vận động là điều không thể thiếu ở lứa tuổi này Nhưng dạo qua một số trường học trên địa bàn xem con trẻ chơi gì ở khoảng thời gian này thì rất nhiều em nữ khi được hỏi thì bảo rằng không biết thế nào là chơi chuyền ,   trồng nụ trồng hoa  và cũng không thấy mấy em nam trả lời

được chơi trò chơi đánh khăng ,   đánh đáo ,   bắn bi . mà thay vào đó là chơi cờ

carô, đọc truyện tranh, lướt điện thoại hoặc tán gẫu Nhiều em cho rằng thời

lượng giờ ra chơi như vậy quá ngắn (20 phút) và sân trường hơi chật, các em không thể chơi được những trò mình thích như đá cầu ,   nhảy ngựa ,   cướp cờ … nên các em chỉ còn cách ngồi lướt điện thoại, làm bài tập hoặc đọc truyện tranh, tán gẫu Khi ở nhà thì các em nhỏ thường chơi trong nhà với các đồ chơi mua sẵn, xem ti vi, đến quán net chơi game hoặc chơi tại gia, hoặc được cha mẹ đưa đi

Trang 6

công viên, nhà thiếu nhi… Đó là với các em nhỏ ở đô thị Còn các em nhỏ ở vùng nông thôn thì sao? Khi đi qua các làng quê, chúng ta không còn có cơ hội được chứng kiến cảnh những đứa trẻ tụm năm, tụm ba chơi đánh bi, ô làng, ô ăn quan,

… nữa Hay kể cả trong những ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc Không riêng gì các thành phố lớn hay thôn quê, hãy tự hỏi mình rằng ngoài đi thăm, chúc Tết nhà họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, đi chùa cầu may, đi chơi ở các địa điểm như công viên,

hồ lớn, hội sách, trung tâm thương mại, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,…

đã bao giờ mình có hứng thú hay tự nguyện tham gia các lễ hội truyền thống ở các khu vực di tích lịch sử, mà mình đã từng để ý đến và tham gia vào các hoạt động liên quan đến trò chơi dân gian? Cuộc sống hiện đại làm cho con người ta chai sạn, “héo khô”, đến cả thời khắc bình thản nhất vẫn phải lo nghĩ về nhiều vấn đề: cơm áo gạo tiền, bài tập, công việc, thành tích học tập, sự nghiệp phía trước,… để rồi tìm đến những tiện ích sẵn có để đáp ứng nhu cầu giải trí mà lỡ lãng quên đi những giá trị văn hóa dân gian tốt đẹp trong quá khứ Một bức tranh buồn về vị trí cũng như số phận của các trò chơi dân gian trong thời điểm hiện tại Nếu tiếp tục như vậy thì những giá trị tốt đẹp ấy sẽ mãi thuộc về nơi quá khứ, chìm sâu dần

và tan biến theo cát bụi, cũng như hình ảnh ánh trăng nghĩa tình trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Duy, chung số phận bị đưa vào dĩ

vãng, bị coi như “người dưng qua đường”:

“Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường”

Trang 7

Trước thực trạng kể trên, chúng tôi xin được phân tích và đề xuất một vài giải pháp mang tính định hướng chung trong công tác bảo tồn, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc nói chung cũng như các văn hóa, trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trong dịp Tết đến xuân về, bao gồm tất cả 3 mục như sau:

1 Về khâu tổ chức các hoạt động liên quan đến trò chơi dân gian ngày Tết:

Đầu tiên là về thực trạng khó khăn trong việc truyền tải, tổ chức các hoạt động, hình thức liên quan đến các trò chơi dân gian, nhất là ở các địa bàn thành phố lớn trong các dịp lễ hội như Tết cổ truyền của dân tộc Việc truyền tải còn tồn tại nhiều bất cập do một số khó khăn có thể kể đến ở đây như: không gian, thời gian chơi, cách thức tổ chức cũng như kiểm soát chặt chẽ các khâu đảm bảo an toàn cho người chơi cũng như tạo cho người chơi cảm giác vui tươi, lành mạnh, an tâm

và thoải mái nhất khi chơi Làm sao để lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia mà vẫn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và giáo dục hiện vẫn đang là một thử thách không hề nhỏ cho những người khởi xướng, tổ chức các hoạt động liên quan Ví

dụ những trò chơi yêu cầu diện tích lớn hoặc cần có không gian ao, hồ sạch như đi cầu Kiều, đua thuyền, cờ người, đi cà kheo, đấu vật,…, rất khó có thể tìm được những địa điểm phù hợp và đảm bảo an toàn để tổ chức những trò chơi ấy ngay giữa lòng một thành phố cả triệu dân đến cả đất an cư còn thiếu, hay những ao,

hồ bị ô nhiễm dưới tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa Cũng chính vì ảnh hưởng của đời sống hiện đại mà ở một số địa phương, công tác trong việc bảo tồn, duy trì, tổ chức và phát huy các hoạt động liên quan đến các trò chơi dân gian

ít được chú trọng Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và văn hóa dân gian nói riêng cần phải được các địa bàn đặc biệt chú trọng hơn nữa trong khâu duy trì và phát huy, nhất là trong những dịp lễ hội lớn của toàn dân tộc như Tết cổ truyền

Trang 8

Tết cổ truyền không đâu khác chính là một dịp rất thích hợp cho công cuộc khôi phục, tổ chức và phát huy các hoạt động liên quan đến các trò chơi dân gian thích hợp hơn bao giờ hết Đây không đơn thuần mang mục đích giải trí, gác lại những bộn bề dang dở của cuộc sống, của một năm cũ đã qua, mà còn ẩn chứa cả một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội đầu xuân năm mới như một sự khẳng định sức mạnh trường tồn qua năm tháng của bản sắc văn hóa dân tộc Ngày đầu xuân cũng như là ngày khởi đầu của năm mới, của niềm tin, của ước vọng, không gì có thể sánh bằng việc hòa mình vào bầu không khí sôi động của các trò chơi dân gian đồng thời gửi gắm đi những ước nguyện về một năm mới mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no, đủ đầy, bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc, vạn sự như ý – điều mà tất cả người dân khắp mọi miền Tổ quốc đều mong muốn Việc tổ chức các trò chơi dân gian đã góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mỗi dịp Tết đến xuân về

Và để góp phần đưa những giá trị văn hóa ấy đến gần hơn, phổ cập với đại chúng thì trước hết là phải đầu tư xây dựng, tu sửa những khu vực có tiềm năng trở thành địa điểm chuyên tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian mang tính cộng đồng ngay trong thôn, xã, huyện, phường, hay các địa điểm trọng yếu đông người dân qua lại thuộc các tỉnh thành phố Khu vực nào có thì trùng tu lại cho thật chắc, khu vực nào thiếu hoặc chưa có thì phải xây cho thật bền, thật đẹp Vì nếu muốn thu hút thêm nhiều đối tượng quan tâm đến các hoạt động trò chơi dân gian, đặc biệt là giới trẻ, thì địa điểm tổ chức ít nhiều cũng nên để lại trong họ một ấn tượng nào đó, có thể ấn tượng vì chỗ đó rộng, hoặc cơ sở hạ tầng hiện đại,… Và không chỉ thu hút giới trẻ, phương pháp này còn có thể đánh đúng vào thị hiếu hay sự hiếu kì của những thực khách ngoại quốc, tranh thủ dịp Tết cổ truyền đông khách du lịch mà quảng bá thêm về hình ảnh đất nước con người Việt Nam qua những hoạt động văn hóa thiết thực như các trò chơi dân gian Quả

Trang 9

thực “Nhất tiễn xuyên đôi tâm“, càng tô điểm thêm sự thông minh, sáng tạo của con người Việt Nam ta

Việc thứ hai cần phải làm để gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian ngày Tết đó chính là chăm lo công tác hậu cần hỗ trợ đội ngũ tổ chức và vận hành trò chơi về các mặt như đảm bảo an toàn cho người chơi, hệ thống giữ gìn an ninh trật tự hay đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công cộng trước, trong và sau quá trình vui chơi Vì thu hút cộng đồng chung tay tham gia đã khó, muốn giữ chân họ lại càng khó hơn Muốn giữ chân những người chơi thì đầu tiên mình phải tạo cho

họ cảm giác an toàn, thoải mái, đủ để cho họ tin tưởng và dựa vào, để họ sẽ ở lại chơi nhiều, lâu hơn, đồng thời cũng sẽ thu hút thêm được nhiều người quan tâm tìm đến Những mặt này nên được hình thành nên một hệ thống quy định như quy định về đảm bảo an toàn khi chơi một trò chơi dân gian nào đó, ví dụ như trò

đi cà kheo thì phải đảm bảo an toàn về dụng cụ chơi, cũng như có dán hay đóng các bảng hiệu giới thiệu sơ qua trò chơi hay được tổ chức ở địa điểm trực thuộc

về cả hai phương diện lịch sử và hướng dẫn cách chơi cũng như những điều cần lưu ý trước khi chơi để tránh các sự việc đáng tiếc xảy ra Cũng như nên gắn thêm những bảng nội quy về phòng cháy chữa cháy và nội quy, quy định chung của nơi

tổ chức ( các quy định như giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc, không sử dụng chất cấm, không mang vũ khí hay các vật dụng có thể gây thương tích vào khu vực chơi, không ăn trộm, đề phòng kẻ gian móc túi, không gây gổ đánh nhau, không

ăn mặc phản cảm,… nếu vi phạm sẽ xử lí theo quy định của Ban tổ chức, thậm chí nếu xảy ra vấn đề nghiêm trọng sẽ nhờ Pháp luật vào cuộc ) Những biển báo, bảng nội quy này nên để ở những nơi dễ thấy như trước cổng ra vào hay các khu vực hành lang ( nếu có ) hoặc khu vực hay có đông người qua lại, thuận lợi hơn cho mọi người để tiếp nhận thông tin Và nên dịch ra thêm 1 hay thậm chí 2, 3 ngôn ngữ đi kèm như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,… để giúp cho các khách

Trang 10

du lịch quốc tế dễ nắm bắt thông tin nhằm hỗ trợ giữ gìn, ổn định an ninh, trật tự, đồng thời vẫn giữ được thuần phong mỹ tục nơi tổ chức trò chơi Nên bố trí thêm

1 khu vực riêng cho các nhà vệ sinh và cũng nên lắp đặt thêm một số hệ thống camera giám sát ở những khu vực đông người qua lại hay tụ tập như trước cửa ra vào, ở các hành lang nếu có và ở vị trí có thể bao quát được khu vực tổ chức các hoạt động vui chơi Và cũng nên mở thêm một số hàng quán nhỏ lân cận để vừa tiện cung cấp các nhu yếu phẩm, đồ ăn thức uống cho khách tham quan đồng thời quảng bá nền ẩm thực nước nhà đến với các thực khách ngoại quốc, vừa giúp kích cầu du lịch vừa tăng cường kinh tế phát triển

2 Về cách thức, quy trình quảng bá các hình thức trò chơi dân gian ngày Tết :

Cải thiện các mặt về cơ sở vật chất, an ninh an toàn cũng như các dịch vụ đi kèm nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện nhất cho người chơi nhất có thể, như đã đề cập ở trên Nhưng hãy cùng đặt vấn đề, rằng mình sẽ hỗ trợ ai khi không ai biết tới trò chơi dân gian cũng như những địa điểm tổ chức phù hợp các trò chơi ấy lân cận khu vực mà họ đang ở ? Đây chính là lúc để cho công tác truyền thông quảng bá lên tiếng Vốn là một công cụ rất mạnh, có vai trò không hề nhỏ đối với công cuộc tổ chức bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa dân gian nói riêng, nay lại như “diều gặp gió” dưới sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, thời đại lên ngôi của mạng xã hội Thông tin trên mạng xã hội được truyền

đi và lan rộng với một tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử nhân loại, không cần biết bạn ở đâu, đang làm gì, miễn là có kết nối Internet trên thiết bị điện tử đang sở hữu, bạn sẽ truy cập được và nắm bắt rất nhiều thông tin trên toàn cầu

Ta có thể tận dụng các phương tiện truyền thông, viết các bài phân tích, bài báo về những trò chơi dân gian bạn có thể tham gia vào những dịp lễ hội truyền thống, điển hình như là Tết cổ truyền chẳng hạn Hiện nay trên các phương tiện truyền thông như các chương trình truyền hình thực tế hay các thước phim tài liệu chứa

Ngày đăng: 03/07/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w