Để giúp trẻ biết được giá trị về nét văn hóa của địa phương đã được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia, hun đúc cho trẻ tâm hồn dân tộc, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo tồn nét v
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI TÌM HIỂU
NÉT VĂN HÓA Ở QUÊ HƯƠNG LỆ THỦY”
Quảng Bình, tháng 5 năm 2023
Trang 21 Phần mở đầu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI TÌM HIỂU
NÉT VĂN HÓA Ở QUÊ HƯƠNG LỆ THỦY”
Họ và tên: Võ Thị Ngọc Linh Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hồng Thủy
Quảng Bình, tháng 5 năm 2023
Trang 31 Phần mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, quê hương Lệ Thủy nổi tiếng với dòng sông Kiến Giang, dòng sông hiền hòa nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con Lệ Thủy, với bản chất thật thà, chăm chỉ, chịu khó, đã tạo nên một vùng đất Lệ Thủy mang những nét văn hóa đặc trưng riêng mà khi nhắc về những nét văn hóa đó người ta lại nghĩ đến Lệ Thủy Với nét văn hóa đặc trưng riêng như: Lễ hội Đua thuyền trên
sông Kiến Giang vào dịp tết Độc lập 2/9, Những điệu hò khoan vang vọng, làng
nghề nón lá Quy Hậu, rượu Tuy Lộc, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Di tích chợ Chè, nhà truyền thống huyện Lệ Thủy
Từ những nét văn hóa đó, đã giúp người dân Lệ Thủy nói riêng và người dân Quảng Bình nói chung thể hiện mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cũng như trong lao động sản xuất đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt đời sống tinh thần, đồng thời là hình thức giáo dục chuyển giao giá trị văn hóa cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi
Việc cho trẻ tìm hiểu một số nét văn hóa của quê hương Lệ Thủy là một hoạt động vừa mang tính ý nghĩa lịch sử sâu sắc, vừa mang tính thực tiễn sinh động, đồng thời vừa là lĩnh vực hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cao
Để giúp trẻ biết được giá trị về nét văn hóa của địa phương đã được công nhận là
di sản phi vật thể cấp quốc gia, hun đúc cho trẻ tâm hồn dân tộc, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo tồn nét văn hóa địa phương, không ai khác người lớn chúng ta cần giáo dục cho trẻ càng sớm càng tốt
Quê hương Lệ Thủy - Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều nét văn hóa nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông, những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người Giữ gìn, phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa đó là góp phần lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của dân tộc, bảo tồn một di tích văn hóa có giá trị to lớn vật thể và phi vật thể của mảnh đất "Địa linh, nhân kiệt" Lệ Thủy Nhờ các nét văn hóa còn đó đã giúp bao thế hệ những người con Lệ Thủy - Quảng Bình tìm về để tưởng nhớ, nhắc nhở động viên nhau phát huy truyền thống của quê hương, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Vì vậy việc cho trẻ làm quen, tìm hiểu các nét văn hóa của quê hương Lệ Thủy là một hoạt động hết sức cần thiết và thiết thực
Song, trong thực tế, các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen nét văn hóa ở địa phương hầu như chưa được chú trọng và quan tâm chỉ diễn ra theo kiểu giáo viên truyền đạt cho trẻ nghe chứ trẻ chưa thực sự được tự mình nhìn thấy, được khám phá Xuất phát từ những vấn đề trên, với lòng yêu nghề, mến trẻ
Trang 4đã thôi thúc bản thân tôi, trăn trở tìm tòi nghiên cứu, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ đạt kết quả cao Đó là lí do tôi chọn đề tài
“Biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tìm hiểu nét văn hóa ở Quê hương Lệ Thủy”.
1.2 Điểm mới của đề tài
Với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho trẻ tìm hiểu nét văn hóa của địa phương Việc làm quen các nét văn hóa của địa phương, khai thác các nét văn hóa
là nguồn tri thức, là phương tiện giáo dục tích cực đối với trẻ, góp phần hoàn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện - mỹ, giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các nét văn hóa tốt đẹp cha ông ta để lại
Thấu hiểu được điều đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nét văn hóa của của quê hương Lệ Thủy”, đây là một đề tài khá mới và chưa được thực hiện nhiều ở các trường mầm non trong địa bàn huyện Lệ Thủy Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nghề đã thôi thúc bản thân tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những cái mới để phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ, do vậy tôi đã nghiên cứu đưa ra ở đề tài với các điểm mới để giúp trẻ tìm hiểu các nét văn hóa của quê hương Lệ Thủy một cách chân thực và dễ hiểu như: Sưu tầm tìm hiểu nội dung, kiến thức về nét văn hóa ở địa phương phù hợp với chủ đề giáo dục cho trẻ mầm non; Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học thể hiện nét văn hóa của quê hương Lệ Thủy; Cho trẻ tìm hiểu các nét văn hóa thông qua các hoạt động trên lớp
và ngoài giờ; Phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ tìm hiểu nét văn hóa ở quê hương
Lệ Thủy qua đó giúp trẻ khám phá, quan sát và nhận thức về các nét văn hóa một cách khái quát hóa và sâu sắc nhất, giúp trẻ khắc sâu kiến thức được học từ đó giúp trẻ phát triển mọi mặt một cách hoàn thiện nhất
2 Phần nôi dung 2.1 Đánh giá thực trạng.
Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, với số lượng trẻ là 35 cháu Nhận thức của trẻ về các nét văn hóa ở địa phương còn hạn chế, chưa phát huy được lòng say mê, sáng tạo đối với trẻ Đa số trẻ là con nông dân, công nhân hoặc trẻ ở cùng với ông bà nên việc chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế
Thực tế, ở địa phương có nhiều nét văn hóa di sản được xếp hạng cấp quốc gia Trong đó di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, Hò khoan Lệ Thủy Các làng nghề truyền thống như: làng nón lá Quy Hậu, Làng rượu Tuy Lộc, làng dệt chiếu cói ở An Xá thuận lợi
Trang 5cho việc làm quen với nét văn hóa trên địa bàn Tuy nhiên, địa bàn xã tôi ở khá xa trung tâm huyện nên việc tổ chức cho trẻ tham quan, tìm hiểu nét văn hóa của địa phương còn gặp nhiều khó khăn Chưa thể tổ chức cho trẻ trực tiếp đi tham quan, trải nghiệm, khám phá các nét văn hóa ở trên địa bàn
Với yêu cầu giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc cho trẻ làm quen, khám phá, trải nghiệm nét văn hóa ở địa phương là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay nhằm giúp trẻ phát triển về “Đức Trí Thể Mỹ -Lao động” Với kinh nghiệm thực tiễn khi thực hiện đề tài, bản thân tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về
cơ sở vật chất tạo điều kiện cho bản thân tôi tham gia các đợt tập huấn, các lớp đào tạo nên trình độ chuyên môn được nâng cao
Ngôi trường nơi tôi công tác là một đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn
vị xuất sắc, đội ngũ quản lý giỏi và tập thể giáo viên đoàn kết, giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề mến trẻ, nên được thường xuyên tham gia dự giờ, đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ
Có ý thức và tích cực tự học tập, rèn luyện và bồi dưỡng năng lực sư phạm
và khả năng thực hiện vận động chính xác, linh hoạt để làm gương cho trẻ noi theo
Phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương tiện thông tin đại chúng giúp giáo viên dễ dàng tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và quý giá có nhiều hình ảnh sống động, nhiều câu chuyện để đưa vào dạy học
* Khó khăn
Điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho trẻ làm quen nét văn hóa địa phương về các vùng miền hầu như chưa có nên chưa đáp ứng theo nhu cầu hoạt động cho cô và trẻ
Địa bàn xã tôi ở khá xa trung tâm nên khó khăn trong quá trình tổ chức cho các cháu đi tham quan, trải nghiệm các làng nghề, tìm hiểu về nét văn hóa trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn
Khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của một số trẻ còn hạn chế, lại không đồng đều
Trang 6Đa số phụ huynh là nông dân, công nhân hoặc bố mẹ đi làm xa trẻ ở với ông
bà nên chăm sóc, giáo dục của trẻ ít được quan tâm
Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục các nét văn hóa cho trẻ còn chung chung, theo kiểu giáo viên nói cho trẻ nghe, chứ trẻ chưa thực sự được khám phá, trải nghiệm
Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo để tìm ra các biện pháp giúp trẻ “Tìm hiểu nét văn hóa ở quê hương Lệ Thủy” Mong rằng những biện pháp của tôi sẽ mang lại kết quả thiết thực cho trẻ Đáp ứng nhu cầu giáo dục Di sản văn hóa quê hương trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, tôi chọn đề tàì “Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tìm hiểu nét văn hóa ở quê hương Lệ Thủy”
*Khảo sát thực trạng:
Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi tiến hành khảo sát khả năng nhận thức của trẻ, kết quả như sau:
1 Trẻ biết tên một số địa danh và
2
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt
động trải nghiệm văn hóa địa
phương
3
Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham
gia các hoạt động tìm hiểu về các
địa danh và làng nghề truyền thống
4 Trẻ có hành vi, thái độ tốt với các
Từ những thuận lợi, khó khăn trên và kết quả điều tra thực tiễn với vai trò trách nhiệm của giáo viên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để giúp trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non “tìm hiểu các nét văn hóa của quê hương Lệ Thủy” một cách thiết thực và
đạt kết quả cao nhất Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
2.2 Các biện pháp thực hiện.
2.2.1 Biện pháp 1: Sưu tầm tìm hiểu nội dung, kiến thức về nét văn hóa ở địa phương phù hợp với chủ đề giáo dục cho trẻ mầm non.
Để giúp trẻ làm quen các nét văn hóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi trước hết người giáo viên phải tìm hiểu, nắm bắt, hiểu sâu, rộng về nội dung và kiến thức
Trang 7các nét văn hóa cần truyền thụ cho trẻ để cho trẻ có cái nhìn chính xác về những nội dung cần giáo dục cho trẻ
Vì vậy việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu qua sách báo, internet, qua những cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ quản lý di sản để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn những những kiến thức về sự hình thành, tồn tại của các di sản từ đó tôi sẽ hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của các di sản, do vậy đã giúp tôi
dễ dàng trong việc lựa chọn những kiến thức phù hợp để truyền thụ cho trẻ
Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu qua các tài liệu như: “Thơ Lệ Thủy”, “Lệ Thủy mảnh đất con người” giúp tôi biết được những nét văn hóa đặc trưng của quê hương Lệ Thủy và những vẻ đẹp của các nét văn hóa đó
Bản thân tôi còn gặp gỡ ông Dương Ngọc Liên là một nhà sáng tác các làn điệu hò khoan Lệ Thủy và các nghệ nhân khác Nhờ quá trình gặp gỡ, trò chuyện giúp tôi biết rõ hơn về các làn điệu hò khoan Lệ Thủy gồm có Hò mái xắp, hò hụi,
Lý nghựa ô để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động hò khoan tại trường tôi
Để hiểu được sự ra đời của Lễ hội đua thuyền thì tôi đã tìm đến những ông,
bà lớn tuổi ở trong thôn và được các ông bà kể lại về sự ra đời của Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là xuất phát từ hội bơi đua của làng với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
+ Không chỉ học qua tài liệu, sách báo, internet tôi còn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm qua chính đồng nghiệp trường tôi: Ngoài những buổi sinh hoạt chuyên môn thì tôi thường trao đổi vướng mắc, chia sẽ những cách làm hay với đồng nghiệp trong tổ, khối cũng như những tổ khác Vừa học hỏi, vừa điều chỉnh kế hoạch, nội dung hoạt động sao cho phù hợp với nhận thức, nhu cầu hoạt động của lớp tôi
Nhờ quá trình tìm hiểu, tìm kiếm thông tin đã giúp tôi có được những kiến thức chính xác để phục vụ cho quá trình xây dựng đề tài cũng như xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục trẻ tìm hiểu nét văn hóa ở quê hương Lệ Thủy
Bên cạnh đó tôi sưu tầm tìm kiếm thêm đồ dùng trực quan, vì đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chống nội dung vấn đề cô cần truyền đạt cho trẻ Nếu trong các hoạt động lễ hội,
cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng nhàm chán, khiến chất lượng dạy và học không cao Chính vì vậy, khi tìm hiểu và sưu tầm kiến thức, đồ dùng, đạo cụ lễ hội phải đảm bảo được những tính sau:
Lựa chọn các hoạt động làm quen di sản phải vừa sức với trẻ
Đảm bảo tính sư phạm, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ, trẻ có thể thao tác dễ dàng, thuận tiện
Ví dụ: Khi trẻ tham gia vào trò chơi đua thuyền thì cho trẻ sử dụng các loại chầm, chèo nhỏ vừa tầm với trẻ Quần áo trang phục cũng phải phù hợp với trang
Trang 8phục lễ hội, không vướng víu mà phải vừa vặn với trẻ màu sắc hài hòa đẹp mắt
….qua quá trình tham gia hoat động trẻ cảm thấy mình như những trai bơi, gái đua thực sự trong ngày lễ hội, trẻ thêm thấy tự hào và yêu quý truyền thống lễ hội của địa phương mình
2.2.2 Biện pháp 2: Trang trí môi trường trong và ngoài lớp học thể hiện nét văn hóa của quê hương Lệ Thủy.
Trang trí môi trường trong và ngoài lớp mang những nét văn hóa đặc trưng ở địa phương sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp xúc, thường xuyên tếp xúc, được trực tiếp trải nghiệm, sáng tạo ra sản phẩm hoặc đóng vai vào những nhân vật trong lễ hội đua thuyền, lễ hội hò khoan… Điều đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người , phong tục, tập quán của thôn xóm làng xã, quê hương mình
* Trang trí môi trường trong lớp.
Xây dựng môi trường là yếu tố quan trọng góp phần kích thích thị hiếu thẩm
mỹ, sự tò mò ở trẻ Vì thế, tôi đã tiến hành xây dựng môi trường trong lớp học mang nét văn hóa địa phương Tôi sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ để cho trẻ dễ lấy,
dễ sử dụng, trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với hoạt động mà giáo viên yêu cầu
Ở góc địa phương, góc nghệ thuật tôi để những sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở trên địa bàn như: rổ, rá, thúng, nơm, các mô hình chầm, chèo để trẻ dễ quán sát và sử dụng tham gia các trò chơi Hoặc tranh ảnh về các địa danh,
di tích của quê hương Lệ Thủy để trẻ có thể quan sát, để nhiều nguyên vật liệu khác nhau như: bút sáp, bút long, giấy vẽ, đất nặn để trẻ tô màu, vẽ những con thuyền, chầm chèo, các sản phẩm của các làng nghề
Ở góc xây dựng, tôi sắp xếp các đồ dùng, nguyên vật liệu khác nhau để trẻ xây dựng mô hình nhà truyền thống huyện Lệ Thủy hoặc nhà tưởng niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, như: các loại khối hộp, cây cảnh, sản phẩm của các làng nghề… trẻ trang trí mô hình với những khu trưng bày sản phẩm của quê hương Lệ Thủy
Trong năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi”, lớp tôi tham gia và làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau như: bìa cattong, gáo dừa, nhựa, để phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ
* Trang trí môi trường ngoài lớp
Trang trí môi trường ngoài: ở các góc cầu thang trang trí làm góc dân gian
để những đồ dùng, sản phẩm của các làng nghề như: Nón, rô, rá, thúng nẻn, chầm
Trang 9chèo…mô hình các thuyền bơi và nhiều đồ dùng khác phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ
Trang trí góc thư viện với nhiều sách báo, hình ảnh để trẻ quan sát, khám phá về các nét văn hóa của Lệ Thủy
Tham mưu với nhà trường trang bị thêm đồ dùng, trang phục, đạo cụ cho các lễ hội Bên cạnh đó tôi còn làm thêm nhiều đồ dùng khác để phục vụ cho các hoạt động của trẻ, thu hút hứng thú của trẻ như: Cờ, đích, hoa, mủ, trang phục, xé dán, bồi đắp các mô hình…Ngoài ra khi xây dựng góc lễ hội, trẻ có thể tự tham gia hoạt động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng thao tác các hoạt động đã học cho bố mẹ xem Khi xây dựng môi trường về các nét văn hóa của địa phươn trong và ngoài lớp học, tôi nhận thấy, trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia hoạt động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của tìm hiểu các nét văn hóa ở địa phương
2.2.3 Biện pháp 3: Cho trẻ tìm hiểu các nét văn hóa thông qua các hoạt động trên lớp và ngoài giờ.
Ở trường mầm non, trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể lồng ghép hoặc tích hợp để giúp trẻ tìm hiểu nét văn hóa của địa phương, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất Do đó, giáo viên cần phải linh hoạt áp dụng kế hoạch tổ chức vào các hoạt động trên lớp sao cho phù hợp
* Thông qua hoạt động trên lớp
Cho trẻ tìm hiểu nét văn hóa thông qua hoạt động âm nhạc Giúp trẻ lĩnh hội, khám phá nét văn hóa một cách sâu sắc, từ đó dễ khắc sâu kiến thức đối với trẻ
Ví dụ: Tổ chức hoạt động với chủ đề nghe hát “Hò khoan Lệ Thủy” Khi hò mái xắp: Hò cái (Cô) xướng lên phần mở đầu với tiết tấu nhanh, khỏe, vui tươi, rộn ràng Hò cái dứt lời, thì ngay lập tức hò con (Trẻ) đồng loạt cùng xố Câu thứ 2 đổi lại trẻ làm hò cái, cô làm hò con
Thông qua hoạt động âm nhạc, tôi hướng dẫn trẻ cách gõ đúng phách khi hát
hò khoan, tập các câu hò khoan đơn giản để trẻ hát theo cô hoặc cho một nhóm trẻ lên hát và xố, nhóm còn lại thì múa phụ họa các làn điệu hò khoan Giáo dục trẻ thông qua hoạt động âm nhạc tạo điều kiện cho trẻ được thưởng thức và làm quen những làn điệu dân ca Hò khoan Lệ Thủy, nhằm làm phong phú cho đời sống văn hóa của trẻ Góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âm nhạc từ đó biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, hình thành mối liên hệ giữa âm nhạc và cuộc sống Qua đó, giáo dục cho trẻ biết được làn điệu hò khoan là một di sản văn hóa
Trang 10phi vật thể cấp quốc gia Từ đó, hình thanh ở trẻ niềm tự hào đối với nét văn hóa này
Duy trì câu lạc bộ hò khoan trong trường học để trẻ có nhiều cơ hội được tham gia, thể hiện và hiểu rõ hơn về những làn điệu hò khoan Lệ Thủy
+ Giáo dục trẻ tìm hiểu một số nét văn hóa của địa phương thông qua hoạt động khám phá xã hội, từ việc xem tranh ảnh, những video thực tế thì trẻ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của nét văn hóa quê hương, hình thành ở trẻ tình yêu và niềm tự hào về văn hóa của quê hương mình
Ví dụ: Tổ chức hoạt động Khám phá xã hội với chủ đề “Quê em mùa Lễ Hội” Tôi đã cho trẻ xem ảnh về lễ hội đua thuyền và video các thuyền bơi đang đua, để thấy được sự hấp dẫn và tinh thần thi đua Ở phần trò chơi, tôi cho trẻ tham gia vào trò chơi “Đua thuyền” trẻ hóa thân vào các trai bơi rồi thi đua với nhau Qua đó, giúp trẻ biết được quá trình bơi có bao nhiêu đội và tinh thầm tham gia lễ hội của các đội chơi từ đó giúp trẻ khắc sâu “Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang?” là một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của quê hương
Lệ Thủy
Ví dụ: Tổ chức hoạt động học với chủ đề “Quê em làng hoa” tôi cũng cho trẻ xem tranh rồi giới thiệu về làng hoa Thông qua hoạt động này, giúp trẻ biết được nét đặc trưng của quê hương tôi là trồng hoa 4 mùa nhất là vào dịp tết Nguyên Đán Hoa nở rộ từ nhà đến đường làng, ngõ xóm, đến những cánh đồng hoa,…Từ đó, giúp trẻ biết được quá trình trồng được cây hoa, sự vất vả của những người lao động, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý các sản phẩm của địa phương Ngoài ra, thông qua các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình để giúp trẻ làm quen với các nét văn hóa ở trên địa bàn
Ví dụ: Ở chủ đề nghề nghiệp tổ chức hoạt động tạo hình với chủ để “Vẽ cái nón” Với hoạt động này đã giúp cho trẻ biết được nghề đan nón ở làng Quy Hậu, rèn luyện những kỹ năng như vẽ, tô màu và phát huy tính tích cực và sáng tạo đối với trẻ
Thông qua các hoạt động, trẻ đã tạo ra được rất nhiểu sản phẩm đẹp, có ý nghĩa Những sản phẩm của trẻ rất vinh dự được trưng bày ở phòng thuyền thống của nhà trường
* Thông qua hoạt động vui chơi
+ Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt cuộc sống của người lớn Tôi tiến hành cho trẻ tìm hiểu các nét văn hóa thông qua hoạt động vui chơi, giã ngoại…