Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc hình thành các kỹ năng dạy các con ứng phó với tình huống nguy hiểm, tại nhà trường giáo viên thường chú ý đến dạy học và chăm sóc các cháu chu đáo
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm còn rất yếu và hạn chế Vấn đề này được xuất phát từ gia đình và nhà trường, xã hội Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc hình thành các kỹ năng dạy các con ứng phó với tình huống nguy hiểm, tại nhà trường giáo viên thường chú
ý đến dạy học và chăm sóc các cháu chu đáo, giáo viên luôn cố gắng bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ mà chưa quan tâm nhiều đến việc dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh từ đó có những hành động đúng, biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm, ứng phó với các tình huống nguy hiểm và khám phá thế giới trong phạm vi an toàn
Trẻ 5 tuổi tư duy mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá mang tính chủ quan, cảm tính, dễ thuyết phục, vì vậy đây là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng
và dụ dỗ trẻ như cho trẻ kẹo, mua đồ chơi, …Hay trong tình huống trẻ đang đi cùng người thân nhưng không may bị lạc hoặc bị bắt cóc, bị xâm hại cơ thể…thì trẻ không đủ bình tĩnh để xử lí Vì vậy giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ 5 tuổi là vô cùng cần thiết
Nếu thiếu kỹ năng ứng phó xử lý ứng phó tình huốngcác em sẽ có thể gặp phải nhiều nguy hiểm tiềm ẩn đối với bản thân mình Vì vậy sau nhiều trăn trở tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi
có kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm”
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này tôi thực hiện với mục đích đưa ra một số phương pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi trang bị cho mình những kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm thường gặp
3 Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi có kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm”
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Lớp mẫu giáo 5TA1, 5TA2, 5TA3 trường mầm non
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp trải nghiệm
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng hợp
Trang 2Phương pháp nhận biết
Phương pháp kiểm nghiệm
Phương pháp đánh giá
Phương pháp thực hành
Phương pháp nêu gương
6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại khối mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm
non nơi tôi công tác
Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 Củng cố và thực hiện cho các năm tiếp theo
II NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận:
Trong thời đại ngày nay, ngoài kiến thức, mỗi chúng ta nhất là trẻ em cần trang bị những kỹ năng xử lý, ứng phó tình huống, vậy trang bị kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ là những kỹ năng gì? Theo tôi cần trang
bị cho trẻ: kỹ năng ứng phó với tình huống khi có người lạ dụ dỗ xâm hại, kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ bị bắt cóc, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy,
kỹ năng xử lý khi bị bỏ quên ở nhà, ở trường…
2 Khảo sát thực trạng:
Tôi nhận thấy rằng việc dạy trẻ các kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm là vô cùng cần thiết Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi có kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm” Tôi mong muốn những biện pháp giúp trẻ có kỹ năng xử lý tình huống mang lại kết quả tốt
Qua quá trình khảo sát tại trường và 3 lớp mẫu giáo 5 tuổi Tôi đã nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Phòng giáo dục luôn luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện tốt nhất cho tập thể cán bộ giáo viên nhân viên
Nhà trường thường xuyên triển khai đầy đủ, kịp thời các công văn chỉ đạo của các cấp
Phòng học các được xây dựng kiên cố đạt tiêu chuẩn quốc gia, công trình
vệ sinh khép kín, phòng vệ sinh nam riêng, vệ sinh nữ riêng, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định, trường được lắp camera giám sát tại khuôn viên trường
Đa số phụ huynh nhận thức được sự cần thiết cho con đến trường Công tác xã hội hóa của nhà trường được thực hiện thường xuyên
Trang 3Sĩ số các lớp đồng đều nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn trẻ các kỹ năng
* Khó khăn:
- Về phụ huynh: Nhận thức của 1 số phụ huynh còn hạn chế nên chưa kết hợp với giáo viên dạy trẻ kỹ năng biết bảo vệ bản thân Nhiều phụ huynh còn trẻ nên cách nói, hành động nhiều lúc còn quá thoải mái khiến con mình học theo
- Về giáo viên: Một số giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ
năng bảo vệ bản thân cho trẻ, chưa biết lồng ghép giáo dục các kỹ năng đó vào
các hoạt động học
Bản thân giáo viên chưa quan tâm tìm tòi nghiên cứu tài liệu Vì vậy còn lúng túng trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ
- Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ
- Chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn cụ thể về giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ
- Về trẻ:
Trẻ tại 3 lớp mẫu giáo 5 tuổi A1, A2, A3 90% là trẻ em nông thôn nên sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài còn hạn chế Các con rất hay chơi tự do với trẻ
em cùng xóm, chơi với đất cát, que, gậy, chạy tự do trong đường làng ngõ xóm, sang nhà hàng xóm chơi bất cứ lúc nào thích
Các con luôn thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại chưa có kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới và biết cách bảo vệ bản thân
3 Những biện pháp thực hiện: ( Nội dung chủ yếu của đề tài)
* Biện pháp thứ nhất: : Thường xuyên trang bị tài liệu, tham khảo, hỗ trợ giáo viên khối 5 tuổi tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ
* Biện pháp thứ hai: Lồng ghép tích hợp kỹ năng ứng phó với tình
huống nguy hiểm thông qua 1 số hoạt động trong ngày
* Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo giáo viên khối 5 tuổi giáo dục kỹ năng ứng
phó với tình huống nguy hiểm qua bài tập trắc nghiệm và video tình huống
* Biện pháp thứ tư: Tạo các biển cảnh báo tại lớp, khuyến khích trẻ nhận
xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân
* Biện pháp thứ năm: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc
giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ
4 Những biện pháp thực hiện ( nêu rõ từng phần)
Trang 44.1: Thường xuyên trang bị tài liệu, tham khảo, hỗ trợ giáo viên khối 5
tuổi tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ mầm non
Để có thể tìm ra được các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm thì tôi cùng với giáo viên khối 5 tuổi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm thêm nhiều tài liệu, sách báo sao cho phù hợp và vận dụng linh hoạt có kết quả cao, thường xuyên lên thư viện của nhà trường để mượn các sách báo, tạp chí “ Giáo dục mầm non”, sách hướng dẫn rèn kỹ năng sống cho trẻ, tâm lí học trẻ em, qua các phương tiện thông tin
Buổi tối về nhà tôi lên các trang mạng để chọn lọc những bài báo viết về những mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh trẻ nhỏ, đồng thời tải 1 số video clip về các tình huống nguy hiểm xảy ra đối với trẻ, cách trang bị cho trẻ kỹ năng xử lí tình huống nguy hiểm xảy ra… học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và mọi người xung quanh
Vào đầu năm học tôi cùng giáo viên trong khối xây dựng kế hoạch năm học, tháng, tuần, ngày, tôi luôn lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân
Từ việc nghiên cứu kỹ các tài liệu, tôi cùng giáo viên khối 5 tuổi đã tìm được một số kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm phù hợp với trẻ như
kỹ năng đối phó với tình huống có người lạ dụ dỗ xâm hại, kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ bị bắt cóc, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy, kỹ năng xử lý khi
bị bỏ quên ở nhà, ở trường…
Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm vào hàng tháng thông qua các chủ đề sự kiện
Có thể nói, để giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm đạt kết quả cao, việc nghiên cứu tài liệu, đưa ra phương pháp và hình thức phù hợp là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên
thân thông qua 1 số hoạt động trong ngày
Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm, tôi cùng giáo viên khối 5 tuổi lên kế hoạch cụ thể dựa trên khả năng của trẻ, hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp nhất Như ở giờ học này thì cần lồng ghép kỹ năng nào cho trẻ, ở hoạt động kia thì lồng kỹ năng ra sao Để làm sao các kỹ năng cô lựa chọn dạy trẻ phải phù hợp, dễ hiểu, thực tế nhất Ví dụ trong một
số hoạt động như sau:
Trang 5- Hoạt động khám phá khoa học: : Ở hoạt động này cô giáo có thể giúp trẻ hình thành kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm Tôi cho trẻ xem một đoạn video clip về hình ảnh 1 trẻ nhỏ bị lạc trong công viên, có 1 người đến lôi trẻ và bắt trẻ đi sau khi cho trẻ xem song tôi trò chuyện cùng trẻ: Con
sẽ làm gì khi có người lạ định bắt con? con nên gọi sự trợ giúp của ai? Con sẽ gặp ai để được sự giúp đỡ? Qua đây trẻ biết được nếu như mình bị người lạ bắt mình trẻ phải biết kêu thật to “ Cứu bắt cóc, cứu bắt cóc, cứu bắt cóc ”, trẻ không nên sợ hãi mà phải thật bình tĩnh đến gặp những người tin tưởng như chú công an, bác bảo vệ, giới thiệu tên, cung cấp số điện thoại của bố hoặc
mẹ, địa chỉ gia đình Khi có người lạ rủ đi cùng các con tuyệt đối không được theo
- Hoạt động ngoài trời: Giáo viên khối 5 tuổi cho trẻ thực hành kỹ năng ứng phó khi có cháy, qua hoạt động này giúp trẻ hình thành kỹ năng ứng phó rất tốt khi xảy ra cháy, trẻ thực hành bò thấp , lăn, dùng khăn ẩm bịt khi xảy ra cháy và đi khom người…Trẻ biết kêu cứu “ Cứu có cháy, cứu có cháy” và trẻ nhớ được số điện thoại 114 khi xảy ra cháy để gọi cứu hỏa…
Hình ảnh trẻ thực hành khi xảy ra cháy
vừa giáo dục giới tính cho trẻ và hình thành kỹ năng an toàn cho bản thân Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng các biển, lô gô cảnh báo nguy hiểm tại lớp như gần ổ điện, nhà vệ sinh nam, nữ
Đặc biệt luôn chú ý giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi như cất đồ dùng đồ chơi, cất cặp tại các giá đồ chơi Giáo viên cho trẻ trẻ xem 1 số hình ảnh, trẻ bị nghịch tủ đồ chẳng may bị đổ tủ và đè vào người gây tai nạn rất nguy hiểm Thông qua đây để giáo dục cho trẻ kỹ năng an toàn khi chơi ở nhà cũng như ở trường tuyệt đối không được chốn vào trong các đồ kín như tủ đựng quần áo, các thùng bìa xốp, cát tông cũng như không được nghịch bật lửa, dùng diêm, bật bếp ga, nghịch que gậy, sờ vào ổ điện, … điều này sẽ gây nguy hiểm cho các con
Trước đây khi chưa thực hiện đề tài giáo viên khối 5 tuổi trường tôi còn ít lồng ghép kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm vào trong các hoạt động, chưa cho trẻ tiếp cận nhiều và còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu Nhưng
từ khi thực hiện đề tài giáo viên đã thường xuyên chú ý lồng ghép kỹ năng bảo
vệ bản thân vào trong các hoạt động, tôi thấy trẻ trường tôi thực hiện rất tốt, trẻ mạnh dạn tự tin, chủ động hơn, trẻ biết tránh xa những điều có thể gây nguy hiểm đối với bản thân mình
Trang 64.3 Chỉ đạo giáo viên khối 5 tuổi giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân qua
bài tập trắc nghiệm và video tình huống
Để trẻ hiểu bản thân tôi cùng giáo viên khối 5 tuổi đã lựa chọn những bài tập trắc nghiệm, sưu tầm những đoạn video tình huống gần gũi,
thực tế, dễ hiểu phù hợp với sự tiếp thu của trẻ
- Đối với bài tập trắc nghiệmgiáo viên phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh trong đó
có các hình ảnh sau: Với bài tập trên tôi đưa ra các yêu cầu khác nhau và phân theo nhóm
Yêu cầu 1 với nhóm 1: Các con hãy nhìn và gạch chéo những hành động gây nguy hiểm cho bản thân
Yêu cầu 2 với nhóm 2: Các con hãy khoanh tròn những hành động đúng
Hình ảnh bài tập trắc nghiệm
Sau khi trẻ thực hiện tôi hỏi trẻ tại sao con lại gạch chéo hình ảnh đi theo ném cát vào mặt nhau, ngậm bút vào miệng, dùng que gậy đánh nhau và tại sao các con lại khoanh tròn hình ảnh trẻ đến gặp chú công an khi bị lạc, không
đi theo người lạ……Mỗi trẻ có cách giải thích của riêng mình nhưng tôi rất vui khi các con đã giải thích đúng, qua đó tôi thấy được trẻ lớp tôi đã hiểu nên làm gì để bảo vệ bản thân và không có những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
Để trẻ khắc sâu thêm tôi cho trẻ xem 1 số tình huống kèm tranh ảnh có các nội dung sau:
+ Tình huống thứ 1: Quay lại cảnh có 1 trẻ đang chơi ngoài cổng có người lạ xuất hiện cho kẹo, bánh và rủ đi cùng Bạn nhỏ đã từ chối không lấy, bất ngờ người lạ tiến đến và kéo tay bạn nhỏ đi Bạn nhỏ sợ quá hét lên “ Cứu con với, cứu con với” và người nhà chạy ra, kẻ lạ mặt liền lên xe đi mất
Hình ảnh trẻ bị người lạ dụ dỗ
Sau khi cho trẻ xem song tôi cho trẻ nhận xét về cách giải quyết của bạn nhỏ trong đoạn phim vừa xem Nếu là các con các con xử lí như thế nào?
+ Tình huống thứ 2: Có 1 bạn đang cầm quả bóng chẳng may sơ ý để bóng lăn xuống hồ nước Bạn nhỏ đã chạy đến và với tay lấy bóng, chẳng may ngã xuống nước, rất may là mẹ bạn ấy chạy đến kịp
Hình ảnh trẻ với bóng
Khi xem song tôi cho trẻ nhận xét về bạn nhỏ, bạn ấy làm như vậy đã đúng chưa? Nếu là các con các con sẽ làm gì?
Trang 7Tình huống 3: Có 1 bé ở nhà một mình, bé tự ý nghịch diêm và đã xảy ra cháy
Hình ảnh trẻ nghịch diêm
Sau khi xem song, tôi cho trẻ nhận xét về hành động của bạn nhỏ trong đoạn video trên
+ Khi ở nhà 1 mình các con thường làm gì?
+ Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các con nên làm gì khi ở nhà 1 mình? + Video 4: Có 1 bạn nhỏ đi siêu thị chẳng may bị lạc bạn đã sợ quá và khóc
Hình ảnh trẻ đi siêu thị bị lạc
Qua những trải nghiệm cụ thể trẻ 5 tuổi trường tôi đã biết được những việc nên và không nên, trẻ có những kỹ năng để bảo vệ an toàn cho bản thân Như đi lên xuống cầu thang tại trường các cháu luôn đi bên phải tay vịn vào
tay vịn cầu thang không chen lấn xô đẩy
Qua những những bài tập trắc nghiệm và video tình huống giáo viên cho trẻ trải nghiệm đã giúp trẻ hình thành được những kỹ năng rất tốt, tạo tiền đề phát triển cho trẻ sau này
4.4: Chỉ đạo giáo viên tạo các biển cảnh báo tại lớp và khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân
Sau những lần trẻ đóng kịch hay có tình huống thực tế xảy ra trong quá trình trẻ hoạt động tại lớp, tôi luôn cho trẻ nhận xét, đánh giá và tự đánh giá,
so sánh với bản thân mình
Hình ảnh trẻ đóng kịch tại lớp
Ví dụ: Trong quá trình quan sát trẻ chơi đóng vai “ Gia đình” tại lớp 5TA1 Tôi nhận thấy trẻ thay áo cho em búp bê nhưng không vào phòng thay
mà thay tại ghế Tôi lại gần trò chuyện với trẻ, hàng ngày bố mẹ thay đồ cho con ở đâu? Bố mẹ thay cho con trong phòng, vậy tại sao con lại thay quần áo cho em búp bê quần áo ở ngoài phòng khách Sau đó tôi cho trẻ so sánh giữa việc cho em búp bê vào phòng thay đồ hay thay tại ghế cái nào tốt hơn? Vì sao? Tôi để trẻ tự đánh giá và đưa ra nhận xét của bản thân mình
Xung quanh lớp học có rất nhiều ổ điện, tại mỗi ổ điện tôi chỉ đạo giáo viên dán các biển cảnh báo nguy hiểm nhắc nhở cảnh báo trẻ không được sờ tay, chọc que vào ổ điện
(Hình ảnh biển cảnh báo)
Tại các hộp đựng hột hạt, tôi chỉ đạo giáo viên dán hình ảnh cảnh báo, nhắc nhở trẻ không cho hột hạt vào mũi, tai, miệng…
Trang 8Nhà vệ sinh nam gắn hình ảnh bé trai, nhà vệ sinh nữ tôi gắn hình ảnh
bé gái để giúp trẻ phân biệt và đi vệ sinh đúng chỗ
Tôi cảm thấy rất vui vì qua đây giúp trang bị thêm cho trẻ kỹ năng tự bảo
vệ bản thân khi gặp tình huống có thật trong cuộc sống, để từ đó trẻ biết cách
áp dụng Trẻ khắc sâu thêm các việc nên làm điều này giúp trẻ có kỹ năng bảo
vệ bản thân
4.5: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm cho trẻ
Muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình,
xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau” Vì vậy Tôi chỉ đạo giáo viên lập
kế hoạch để trao đổi với phụ huynh cụ thể như sau:
Vào thời điểm đón trẻ và trả trẻ giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về
sự cần thiết trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho con và tôi tìm hiểu xem trẻ đã có những kỹ năng nào hay chưa có kỹ năng nào, từ đó kịp thời giúp trẻ hình thành các kỹ năng phù hợp
Thông qua việc phối hợp hài hòa giữa phụ huynh và giáo viên mà đã giúp trang bị cho trẻ những kỹ năng tốt
Qua những hành động tưởng như đơn giản như vậy nhưng đã góp phần biến hành động của trẻ thành ý thức, khi các con được dạy về những hành vi đẹp, cách ứng xử đẹp với mọi người sẽ giúp trẻ hoàn thiện nhân cách hình thành những kỹ năng cho bản thân mãi mãi
5 Kết quả:
Qua một năm không ngừng nỗ lực nghiên cứu và áp dụng “ Một số biện
pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm
” Từ những kiến thức được trang bị, cũng như nghiên cứu tài liệu , kinh nghiệm
của bản thân, sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh Giáo viên khối 5 tuổi đã thu được kết quả đáng khích lệ Cụ thể được đánh giá trong bảng sau:
Trang 9BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM
TT
Phân loại
kỹ năng
ứng phó
với tình
huống
nguy hiểm
Số trẻ
KẾT QUẢ
1
Kỹ năng
ứng phó khi
bị bắt cóc
82 16 19,5
% 18 22% 35
42,6
15,9
%
2
kỹ năng
ứng phó khi
bị người lạ
dụ dỗ, xâm
hại
82 18 22% 21 25,6
% 35
42,6
3
kỹ năng
thoát hiểm
khi có cháy
82 18 22% 22 26,8
% 36
43,9
% 6 7,3%
4
kỹ năng ứng
phó khi bị
bỏ quên ở
nhà, ở
trường
82 26 31,7
% 25
30,5
% 29
35,4
% 2 2,4%
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CUỐI NĂM
TT
Phân loại
kỹ năng
ứng phó
với tình
huống
nguy hiểm
Số trẻ
KẾT QUẢ
1 Kỹ năng
ứng phó khi 82 41 50% 36
43,9
% 5 6,1% 0 0
Trang 10bị bắt cóc
2
kỹ năng
ứng phó khi
bị người lạ
dụ dỗ, xâm
hại
82 40
48,8
% 35
42,7
% 7 8,5% 0 0
3
kỹ năng
thoát hiểm
khi có cháy
82 42 51,2
% 34
41,5
% 6 7,3% 0 0
4
kỹ năng ứng
phó khi bị
bỏ quên ở
nhà, ở
trường
82 41 50% 35 42,7
% 6 7,3% 0 0
* Về trẻ:
Trẻ đã mạnh dạn tự tin và có những kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm như:
- Kỹ năng an toàn khi chơi: Trẻ không chơi đồ chơi nguy hiểm như dao, kéo, không ngậm bút vào miệng, không chơi cạnh tủ đồ, các đồ vật dễ gây nguy hiểm., trẻ nhận biết một số biển báo nguy hiểm như không được thò tay vào ổ điện , khi ở nhà không nghịch que nhọn, cuốc xẻng, liềm, tránh xa các
tủ đồ, không chêu đùa với súc vật đặc biệt là chó…
- Kỹ năng ứng phó khi bị bắt cóc: Trẻ biết giãy giụa và kêu cứu to để gây
sự chú ý với mọi người xung quanh, trẻ đã bình tĩnh tự tin, nhớ địa chỉ gia đình, số điện thoại bố mẹ và gặp những người đáng tin cậy để nhờ sự giúp đỡ như công an, bảo vệ…
- Kỹ năng ứng phó khi có người định xâm hại cơ thể: Trẻ biết không được đi theo người lạ, kêu cứu khi gặp nguy hiểm, đặc biệt không cho bất cứ
ai sờ vào vùng mặc đồ lót của mình, khi nằm ngủ không nằm cùng các bạn nam, trẻ biết cách tự vệ khi bị người khác bắt
- Kỹ năng ứng phó khi xảy ra cháy: Trẻ biết bịt khăn ướt, lăn, kêu cứu Đến cuối năm 100% trẻ có kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm, không còn trẻ nào chưa có kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm