1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
Tác giả Ngô Thị Hà Giang
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 27,84 KB

Nội dung

Chính vì thế, nhận thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh vàgiáo viên và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp, tôi luôn tiếpxúc phụ huynh với một thái

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

GV: Ngô Thị hà Giang

1.Mô tả bản chất của sáng kiến :

   Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì giao tiếp rất quantrọng trong thành công mỗi con người Nhưng để giao tiếp tốt thì có lẽ sự mạnhdạn, tự tin là yếu tố cần thiết Sự tự tin chính là cảm giác của chúng ta về bản thânnhư thế nào và thái độ của chúng ta sẽ phản ánh rõ ràng những cảm giác này Sự tựtin là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong cuộc sống Giúp trẻ pháttriển sự tự tin là cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc cũng như sự thành công của

trẻ nhỏ và thiếu niên vì“Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao”.Nhưng không phải ai sinh ra đều được mạnh dạn tự tin cả mà nó được hình

thành từ tính cách, từ môi trường sống, từ kiến thức, từ những định hướng phù hợpcủa bố mẹ, thầy cô

Từ khi lọt lòng mẹ và chưa đi học trẻ chỉ quen sống với môi trường gia đình, trong

đó mọi người đều quan tâm chăm sóc và yêu thương trẻ, nên trẻ cảm thấy tự tintrong môi trường đó và đó là môi trường để trẻ đặt hết niềm tin Và chúng ta cũngthấy rằng thực tế hiện nay,kinh tế phát triển, dịch bệnh nên nhà nào cũng kín cổng

Trang 2

cao tường nên mọi người rất ngại sang nhà nhau nên trẻ thường ít được tiếp xúc,giao lưu, chơi trò chơi với bạn bè cùng xóm.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng,trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì nhiều bậc phụ huynh rất ít thời gian để quan tâm đến con, thay vì chơi,trò chuyện với con thì họ lại cho con xem điện thoại, ti vi và chơi một mình Vìvậy, không gian chơi, không gian tiếp xúc với mọi người xung quanh bị thu hẹplại Do đó, có rất nhiều trẻ ngại tiếp xúc với người khác Và cho đến tuổi đi học ởtrường mầm non Lúc này, trẻ sẽ dần xa vòng tay ông bà cha mẹ để vào môi trườnghoàn toàn mới, cô giáo mới, bạn mới, thời gian ở trường lại chiếm nhiều hơn thờigian ở nhà Chính vì vây, nhiều trẻ thường có thái độ rụt rè, nhút nhát, không dámnói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếpvới người lớn theo suy nghĩ của mình Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triểntoàn diện về thể chất và tâm hồn Vì thế giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp làrất quan trọng nhất là giai đoạn đầu của trẻ mẫu giáo Nó là tiền đề để trẻ phát triểntoàn diện về mọi mặt sau này

Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp”

1.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Trang 3

Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh trong rèn luyện cho trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mình mọi lúc mọi nơi.

Đây là một trong các biện pháp rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giaotiếp tự tin, mạnh dạn cho trẻ mẫu giáo vì cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên vàquan trọng nhất của trẻ Nhưng có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầmnon yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò củacha mẹ là vô cùng quan trọng Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời

và những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho trẻ khi trưởngthành

Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ

có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với giađình và các bậc phụ huynh thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao Vậy chúng ta phảiphối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để các bậc phụhuynh ngày càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về cách chăm sóc giáo dục trẻlứa tuổi mầm non. 

Chính vì thế, nhận thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh vàgiáo viên và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp, tôi luôn tiếpxúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện, mạnh dạn trao đổi cụ thể vớiphụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nhằm nắm bắt kịp thời những

Trang 4

thông tin về đặc điểm tâm lý, tính cách của cá nhân trẻ, hoặc mời phụ huynh vàolớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.

Hay trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú

vị, đó không phải chỉ là một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như thường lệ

mà còn là một buổi trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giaotiếp với mọi người Thông qua buổi họp này phụ huynh có thể mạnh dạn chia sẽnhững mong muốn, nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non Qua đó,

sẽ hiểu hơn những tâm tư, nguyện vọng từ bậc phụ huynh để tôi có thể nắm bắt,phối hợp cùng với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ được tốt nhất Sau thành côngcủa buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đóchính là giao tiếp giữa phụ huynh với giáo viên

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp có vấn đề gì cần traođổi và phối hợp với phụ huynh thì ngoài trao đổi trực tiếp, qua góc tuyên truyền, sổ

bé ngoan thì giáo viên cũng có thể trao đổi với phụ huynh qua nhóm zalo lớp.Thông qua nhóm zalo sẽ giúp cô tìm hiểu được sinh hoạt của trẻ ở gia đình, và cha

mẹ sẽ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện phápgiáo dục phù hợp

Biện pháp 2: Giúp trẻ mạnh dạn tự tin qua việc gần gũi, tạo cảm giác an toàn cho trẻ thông qua các hoạt động, mọi lúc mọi nơi.

Trang 5

Ngay từ đầu năm học, thông thường sau một kì nghĩ dài, trẻ bắt đầu đến lớp trở lạiluôn trong trạng thái sợ hãi, gương mặt thể hiện nét buồn Rụt rè, không dám gầngũi bạn bè cô giáo Lúc nào cũng trong trạng thái mong ngóng chờ ba mẹ đón về.

Để nhanh chóng giúp trẻ hứng thú đến lớp, hòa nhập với cô và các bạn thì điều đầutiên là phải tạo môi trường lớp học sạch sẽ, mới đẹp, bắt mắt trẻ

Và ta có thể thấy thường thì trẻ 5-6 tuổi đã có ý thức khá rõ ràng về bản thân Vìvậy mà trẻ thường có những biểu hiện như: nhõng nhẽo, nhút nhát, hiếu động…khi đến lớp Chính vì thế, giáo viên cần phải nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý củatừng trẻ trong lớp để có cách ứng xử phù hợp với từng trẻ, giúp trẻ phát triển mộtcách toàn diện

Để hiểu rõ hơn về tâm sinh lý của trẻ thì ngay từ những ngày đầu tiên của năm họcmới, trong mọi hoạt động tôi luôn quan tâm, chú ý đến từng trẻ, đặc biệt là quantâm và chú ý đến những trẻ nhút nhát Để tạo cho trẻ có cảm giác an toàn thì lúcnày cô đóng vai người mẹ thứ hai dịu dàng nhẹ nhàng với trẻ và cô luôn là ngườichủ động tạo mối quan hệ thân thiện và gần gũi để nói chuyện với trẻ chắc chắn sẽgiúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời Từ đó, sẽ giúptrẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình thành và nâng caomối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ

Trang 6

Và đặc biệt giờ đón trẻ cũng rất quan trọng, đây là ấn tượng đầu tiên khi trẻ đếnlớp Vì vậy cô luôn cởi mở, ân cần đón trẻ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, trẻ thấyđược nâng niu, được gần gũi được yêu thương Để làm được điều đó cô luôn làngười nở nụ cười trước, chào phụ huynh và trẻ trước khi phụ huynh chào cô Tuy

là trẻ có thể tự đi vào lớp được, nhưng tôiluôn tạo sự gần gũi với trẻ qua nhữnghành động giúp đỡ nhỏ như cúi xuống nắm tay trẻ dắt vào lớp, giúp trẻ cởi áokhoát Hướng dẫn trẻ ghi các ký hiệu lên sữa Hoặc ở cửa lớp tôi dán những biểutượng cử chỉ thân thiện như: Cử chỉ ôm, bắt tay, đá chân, hai bàn tay chập vàonhau, nhún nhảy, mặt cười khi trẻ đến lớp trẻ thích  biểu tượng nào, trẻ chỉ vàobiểu tượng đó và cùng giao tiếp bằng tình cảm với cô giáo

Có như thế trẻ mới nhanh chóng hòa nhập với bạn với cô Dần dần cô trò chuyệnhỏi trẻ những câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời được, trẻ có cảm giác mình tựtin hơn Khi trẻ đã có thể trò chuyện với cô được nhiều lần hơn, thoải mái hơn cô

có thể hỏi trẻ những câu hỏi khó hơn, hay những câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ trả lời

Ví dụ: Ngày đầu tiên trẻ bước vào lớp tôi sẽ tự giới thiệu về bản thân mình cho cáccon nghe, tạo sự thoải mái trong cách giao tiếp, nhẹ nhàng, gần gũi

Sau đó cô có thể hỏi: Tên con là gì? Ai đưa con đến lớp? Bạn này tên là gì? Conthích chơi với bạn nào? Con sẽ cùng bạn chơi gì? Con chơi như thế nào?

Trang 7

Và cứ như thế mỗi ngày tôi nâng mối quan hệ của cô trò thêm thân thiết hơn Qua

đó tôi lại gần gũi trẻ được nhiều hơn

Đặc biệt đối với trẻ rất thích giúp đỡ cô nên tôi luôn phân công nhiệm vụ bạn nàogiúp cô bê bát, bỏ thìa vào bát cho các bạn ở bàn, luôn thay đổi công việc để trẻ có

cơ hội được thể hiện mình

Vì vậy đến giờ ăn tôi sẽ tạo không khí vui tươi trước khi ăn Tôi đặt câu hỏi để trẻ

tự trả lời giao tiếp trước bữa ăn như: “ Hôm nay lớp mình được ăn những món ăngì? Canh gì nào!….Con thích món nào? Ở nhà mẹ có nấu cho con món nàykhông? điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, tinh thần thỏa mái, tình cảm thân thiệnvới cô giáo và các bạn.Hay đến giờ ngủ, tôi sẽ hỏi: Con nào biết trải thảm, con nàothích trải chiếu, bạn nào sẽ phát gối…Qua những câu hỏi đó, trẻ sẽ rất hào hứng,mạnh dạn xung phong nhận việc và trong khi các con thực hiện, các con sẽ cùngnhau trao đổi cách trải sao cho đúng, phátnhư thế nào cho đúng gối của bạn… Từnhững kỹ năng đơn giản đó cũng sẽ giúp trẻmạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp

Bên cạnh đó, trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, giáo viên nên chú ý quan sát vàtạo tình huống kích thích trẻ trả lời cũng như nói lên những suy nghĩ, cảm xúc củabản thân mình với cô Và giáo viên là người phải biết lắng nghe và chờ đợi trẻ: đây

là việc làm cần thiết và có hiệu quả Vì khi giáo viên kết hợp vừa chờ đợi vừa lắngnghe sẽ giúp trẻ giao tiếp được nhiều hơn Và khi lắng nghe trẻ thì giáo viên nên

Trang 8

thể hiện với nét mặt vui, thân thiện và có cử chỉ khuyến khích trẻ nóivì trẻ luôn coi

cô giáo là tấm gương phản chiếu chính những cảm xúc của chúng Ngoài sự lắngnghe và chờ đợi trẻ thì cô giáo có thể chơi cùng trẻ để trẻ có thể bày tỏ những thắcmắc, những băn khoăn suy nghĩ của mình Từ đó, cô có thể hiểu trẻ hơn, tìm ranhững biện pháp khác giúp trẻ đó và những trẻ khác mạnh dạn nói lên những suynghĩ của mình

Và cũng chính từ sự gần gũi, yêu thương trẻ như chính con ruột của mình, luônbiết lắng nghe và thấu hiểu được tâm lý, suy nghĩ của trẻ Từ đó, sẽ giúp cho trẻ tintưởng, cảm thấy thoải mái, sẽ tự tin bộc lộ hết những gì trẻ muốn và suy nghĩ Vàcũng từ đó, giáo viên sẽ có những phương pháp phù hợp hơn để giúp trẻ mạnh dạn,

tự tin trong các hoạt động

 Biện pháp 3: Giúp trẻ mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động học tập, vui chơi tập thể,trải nghiệm và thực hành.

Đối với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua các hoạt động học tập, vui chơi tập thể sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và dễ dàng thích nghi với

môi trường, bạn bè và cô giáo trong quá trình học tập và vui chơi Và chúng ta thấyrằng chơi là hoạt động chủ đạo và chiếm nhiều thời gian nhất khi trẻ ở trường vì trẻmầm non học mà chơi chơi mà học Khi chơi sẽ giúp trẻ được trải nghiệm, thựchành và được giao tiếp Qua đó, trẻ sẽ nhanh kết bạn, và được rèn luyện các kĩ

Trang 9

năng trở nên mạnh dạn và tự tin hơn.Và là cơ hội giúp giáo viên quan sát cũng nhưtác động tới khả năng, nhu cầugiao tiếp của trẻ.

Các trò chơi tập thể luôn luôn khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, mạnh dạn và hòa đồnghơn

Ví dụ: Qua hoạt động góc thì cô cho trẻ chơi đóng vai bác sỹ, cô giáo, gia đình, bán

hàng, xây dựng trường mầm non…Khi trẻ tham gia chơi trẻ sẽ  được giao tiếp giữacác vai chơi, liên kếtgiữa các góc với nhau Qua đó, sẽ giúp trẻ tự tin hơn, mạnhdạn hơn trong giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.Có thể nói rằngviệc chơi các góc giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều vì qua các góc chơi trẻ

có thể mạnh dạn, tự tin mô tả lại hiểu biết của mình về cuộc sống xung quanh bằngnhững kỹ năng mà trẻ có

Bên cạnh đó, giáo viên nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động cũng giúptrẻ có thể lực tốt hơn Một số trò chơi vận động tập thể thông qua giờ hoạt độngngoài trời khá vui nhộn mà cô và các bạn có thể tham gia như: chèo thuyền cạn,truyền thư, chuyền bóng, ném vòng vào chai, hay chơi tự do với hình vẽ trên sân

Ngoài ra, cần cho trẻ trải nghiệm, thực hành qua các giờ học thí nghiệm.Để cho trẻnắm vững và khắc sâu kiến thức của bài học thì trẻ phải đạt được những kỹ năngcần có trong bài học đó Nhưng muốn trẻ đạt được kỹ năng của bài học thì cách tốtnhất đó là cho trẻ được thực hành Khi trẻ được thực hành sẽ kích thích sự tò mò

Trang 10

và ham hiểu biết của trẻ, trẻ sẽ cùng cô, cùng các bạn đưa ra những phán đoán,phân tích,  câu hỏi về sự vật hiện tượng đó Khi đặt câu hỏi cũng chính là trẻ thểhiện sự mạnh dạn, tự tin hơn.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học tôi cho trẻ thí nghiệm “Núi lửa

dưới nước”  thí nghiệm này với mục đích giúp trẻ ghi nhớ đưa ra được những phánđoán Và để thực hiện thí nghiệm cần chuẩn bị một số đồ dùng như: dầu ăn, màuthực phẩm, viên C sủi, nước lọc, ly thủy tinh Sau đó tôi cũng tiến hành đổ nướclọc vào ly, một ít phẩm màu, dầu ăn vào chai nhựa trong

Hay với thí nghiệm: “Bút chì xuyên túi nước”với thí nghiệm nàytôi thực hiện ởchủ đề trường mầm non Qua thí nghiệm này, trẻ học cách tự mình làm việc theomột trình tự nhất định, cẩn thận trong từng thao tác, trải nghiệm thử tháchvà cùngchia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình Với thí nghiệm này tôi chuẩn bị một túibóng, vài cây bút chì thông thường( đầu bút nhọn) và nước.Đầu tiên tôi sẽ chonước vào túi bóng sau đó buộc chặt lại, tiếp theo tôi sẽ từ từ dùng bút chì xuyênqua túi bóng

Sau khi trẻ đã làm xong thí nghiệm cô mời trẻ nói lại kết quả của nhóm mình, trình

tự cách làm…Từ đó giúp trẻ mạnh dạn bày tỏ hiểu biết của mình về thí nghiệm,giúp trẻ tin hơn về bản thân

Trang 11

Và chúng ta thấy rằng, các hoạt tập thể đòi hỏi trẻ phải có tinh thần đoàn kết vàlàm việc nhóm cao Tuy nhiên đối với một số trẻ quá nhút nhát, không chịu hợptác, thì tôi sẽ là người chú ý quan tâm ngay lúc ấy để kịp thời đưa ra những biệnpháp động viện, khuyến khích trẻ từ những hành động nhỏ Để giúp các bé mạnhdạn, thích đến lớp, tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể nhẹ nhàng vừa sứcnhư:  Ngồi chơi lăn bóng cùng cả lớp kết hợp với đọc lời trò chơi, hay cùng bạn tômàu bức tranh, chơi nặn đất… theo nhóm Lúc này tôi sẽ kết hợp đan xen nhữngbạn mạnh dạn tự tin vào trong nhóm một cách khéo léo đến kết bạn, tạo cho các bénhiều cơ hội mạnh dạn tự tin giao tiếp với các bạn, dần dần các bé đã quen hơn vớimôi trường tập thể và thích đi học và tự tin hơn rất nhiều.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động chiều tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bạn hãy làm giống tôi” Với trò chơi này tôi có thể áp dụng vào đầu năm học với mục đích tạo cho trẻ

cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đếncác hoạt động tập thể Và để tham gia chơi trò này thì chỉ cần phòng sạch sẽ,thoáng mát, quả bóng nhựa nhẹ

 Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạntôi tên là … giới tính, sở thích…).Sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ Trẻ nhậnđược bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớtên nhau Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình Thông qua việc tự giớithiệu về bản thân trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn rất là nhiều

Trang 12

Biện pháp 4: Thường xuyên quan tâm trò chuyện với trẻ nhút nhát, thụ động.

Mẫu giáo là trường học đầu tiên của trẻ Một số trẻ em thấy đây là một trải nghiệmthú vị, nhưng cũng có một số trẻ khác lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi.Đối với trẻ tronggiai đoạn này nếu trẻ rơi vào trạng thái ít giao tiếp hoặc ít được tiếp xúc với mọingười xung quanh trẻ sẽ trở nên rụt rè, nhút nhát và thụ động trong các hoạt độnghằng ngày, sẽ ngại giao tiếp với cô giáo và các bạn cùng lứa tuổi

Tính cách nhút nhát, không tự tin là vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ Nhút nhát tuykhông phải là vấn đề nghiêm trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ nhưng lại

có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội và sự phát triển sau này của trẻ Và

đa số trẻ lớp tôi năm học này,trẻđến lớp còn nhiều cháu nhút nhát, không tự tin khigiao lưu, tiếp xúc với bạn,  với cô giáo và không muốn tham gia các hoạt động ởtrong lớp đặc biệt là những cháu dân tộc thiểu số.Vì vậy, tôi luôn gần gũi, chia sẻnhiều với trẻ nhút nhát và khuyến khích trẻ nói về cảm xúc, suy nghĩ của mình Tôi

sẽ tìm hiểu điều gì khiến trẻ lo lắng, sợ hãi hay e ngại trong giao tiếp với mọingười Có thể vì con tự ti về mình, sợ mình không làm được, hoặc làm sai sẽ bị chêcười…

Ví dụ:  Ở lớp tôi có cháu Bình, đầu năm học cháu không muốn đến lớp, cháu rất dễkhóc Khi tôi cho lớp tham gia vào các hoạt động thì cháu không thực hiện Tôi chỉhỏi: Sao Bình không tham gia với các bạn thì cháu lại khóc và không nói gì Sau

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w