GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Toán có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người Dạy trẻ mẫu giáo làm quen với biểu tượng toán là một việc làm rất cần thiết Vậy ngay từ cấp học mầm non, việc tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với toán giúp trẻ có được khả năng so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, giúp trẻ có được một khả năng tư duy nhất định
Hoạt động làm quen với toán nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán học ở lớp một.
Hoạt động làm quen với toán không những giúp trẻ phát triển về nhận thức mà còn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ cùng với khả năng tư duy, giúp trẻ lĩnh hội tiếp thu các tri thức về thế giới xung quanh một cách nhanh nhất, góp phần quan trọng cho việc hình thành và phát triển trẻ một cách toàn diện.
- Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non với những mục tiêu của giáo dục là giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi 5-6 tuổi phải đạt về mục tiêu của độ tuổi, nội dung, phương pháp, đánh giá được sự phát triển của trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế của địa phương.
- Căn cứ nội dung của kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021-
2022, và chương trình tập huấn vào đầu tháng 09/2021.
- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid 19, và thực tế của lớp Lớn E trong năm học 2021-2022
- Căn cứ vào kết quả khảo sát vào đầu năm của lớp
Bản thân tôi đã mạnh dạn chọn lựa đề tài này để nghiên cứu,với mong muốn sẽ tìm ra các giải pháp tốt nhất để giúp cho trẻ hào hứng khi tham gia vào hoạt động làm quen với Toán.
2.Nội dung giải pháp và cách thức thực hiện. a Nội dung, phương pháp
Trong quá trình tổ chức các hoạt động, bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các hình thức tổ chức sinh động, sáng tạo để trẻ tiếp thu các kiến thức một cách hiệu quả nhất Ngay cả khi trẻ chưa thể đến trường vì dịch bệnh, tôi vẫn luôn luôn tìm tòi nghiên cứu để thay đổi cách dạy, cách tiếp cận sao cho phù hợp nhất để các con được tiếp thu những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất trong giai đoạn tiền Tiểu học này.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thường rất say mê toán học Ở độ tuổi này, trẻ có thể dễ dàng so sánh những nhóm đồ vật khác nhau để biết được nhóm nào có số lượng nhiều hơn và sắp xếp các nhóm từ nhỏ nhất đến lớn nhất, nhưng lại gặp khó khăn trong việc chỉ ra con số cụ thể của các nhóm đồ vật đó là bao nhiêu và chúng hơn kém nhau như thế nào Khi đếm, trẻ có thể biết mình đã đếm đến bao nhiêu, nhưng lại không hiểu được rằng con số cuối cùng chính là tổng số Lứa tuổi này cũng chính là lứa tuổi mà trẻ rất say mê với việc thu thập và phân loại các loại đồ vật thời gian nghỉ dịch trẻ vẫn được học tập, được cung cấp kiến thức, kĩ năng , thái độ giúp trẻ phát triển toàn diện theo các lĩnh vực.
Tôi đã chọn và sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp trong chương trình giáo dục mầm non. b.Giải pháp thực hiện
Từ kết quả khảo sát thực tế ở trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động làm quen với toán
Giải pháp 1: Lập nhóm zalo của lớp và xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán gởi lên nhóm Zalo của lớp.
Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu của trẻ Là nơi trẻ vừa học vừa chơi, từ đó lĩnh hội được một khối lượng kiến thức và kỹ năng làm cơ sở cho quá trình học tập trong các bậc học tiếp theo sau này Môi trường cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán bao gồm:
*Môi trường bên trong lớp học:
* Khi trẻ chưa thể đến trường
Dưới sự phân công của nhà trường, giáo viên đã tiến hành trang trí lớp theo đúng chủ đề, sắp xếp các góc học theo đúng hướng dẫn của chuyên môn và gởi hình ảnh lên nhóm zalo của lớp để phụ huynh hợp tác trong chăm sóc giáo dục trẻ.
- Xây dựng góc toán bên trong lớp học theo hướng mở, phù hợp với chủ đề, đồng thời trẻ có thể di chuyển một cách dễ dàng mà không bị va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va vào các đồ vật Ví dụ: Chủ đề động vật, dạy trẻ số lượng 7 Tôi làm hình rời các loại động vật như: 7 con cá, 7 con gà, 7 con mèo và các thẻ số Dùng các hộp giấy để bỏ các thẻ số và thẻ hình các con vật Dùng các bìa cattong nhỏ để làm 7 ô vuông nhỏ Như vậy trẻ dễ dàng lấy các hình và các thẻ số để gắn vào các ô vuông tương ứng như: 7 con cá, 7 con gà, 7 con mèo
Trang trí góc Toán phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ, để trẻ có thể tham gia chơi và học theo sự định hướng của cô.
Hình ảnh một góc Toán được trang trí trong lớp
- Đa dạng các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học toán như: dùng các nắp chai hoặc các viên sỏi cho trẻ học đếm, dùng các mãnh vải vụn cho trẻ cắt, dán tạo thành các hình học khác nhau hay các que tính cho trẻ xếp các hình học Đồng thời sắp xếp chúng một cách gọn gàng, ngăn nắp, bắt mắt tạo cho trẻ sự thích thú tham gia vào hoạt động.
* Khi trẻ quay trở lại trường học: tôi cùng trẻ tham gia vào hoạt động học một cách tích cực và hăng say, khám phá ý nghĩa của các con số, các hình học.
Trẻ học toán cùng cô trong lớp
* Môi trường bên ngoài lớp học: