+ Sử dụng đồ dùng trực quan về chủng loại thì trong giờ dạy cô giáo phải sử dụng các đồ dùng như tranh, ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi vật thật... Mặc khác mỗi loại đồ dùng, đồ chơi có ư
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Tên sáng kiến:
Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
2 Mô tả bản chất của sáng kiến
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người
Độ tuổi trẻ 3-4 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm Những thế giới khách quan xung quanh thật bao
la, rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ
tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ
Như chúng ta đã biết nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu
đó ngày càng lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ
Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, môi trường xã hội, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông ) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng
Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so
Trang 2sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh, chính là
cơ sở khoa học sau này của trẻ
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học và thực tiễn công tác trong trường mẫu giáo, bản thân đã nghiên cứu và áp
dụng đề tài “Biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám
phá khoa học tại lớp” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới
trẻ đạt nhiều hiệu quả
2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp
Giải pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan
Trong giờ học phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, đó là những đồ dùng phong phú về chủng loại, có hình thức màu sắc đẹp, có tính thẩm mỹ, an toàn, khoa học, phù hợp với trẻ
+ Sử dụng đồ dùng trực quan về chủng loại thì trong giờ dạy cô giáo phải
sử dụng các đồ dùng như tranh, ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi vật thật bởi vì trẻ ở lứa tuổi mầm non luôn thích cái mới lạ, nếu trong giờ học cô chỉ sử dụng một loại đồ dùng hoặc tranh ảnh, hoặc đồ chơi, mô hình sẽ gây nhàm chán cho trẻ Mặc khác mỗi loại đồ dùng, đồ chơi có ưu và nhược điểm riêng, như sử dụng tranh ảnh thì đẹp nhưng không sinh động, không thể hiện hết được đặc điểm của sự vật hiện tượng Thế nhưng khi sử dụng vật thật thì trẻ có thể nắm được đầy đủ, chính xác các đặc điểm của đối tượng, đồng thời khi sử dụng vật thật thì trẻ sẽ thấy gần gũi hơn, quen thuộc hơn, tiết dạy sẽ sinh động và hấp dẫn trẻ hơn là sử dụng tranh, ảnh Tuy nhiên ở các tiết dạy không thể có tất cả các vật thật để phục vụ cho cô và trẻ, bên cạnh đó nhiều vật thật không thể cho trẻ chơi trò chơi được nên giáo viên phải biết lựa chọn nhiều đồ dùng trực quan đưa vào tiết dạy và phải phù hợp với nội dung tiết dạy của mình sao cho vừa có thể giúp cô truyền tải được kiến thức của mình và giúp trẻ hứng thú hơn, tập trung chú ý quan sát vào đối tượng hơn để nắm bắt được kiến thức của cô một cách nhanh chóng, dễ dàng và dễ nhớ hơn
Việc sử dụng đồ dùng trực quan ở các tiết dạy phải phù hợp với từng nội dung tiết dạy Đối với đồ dùng trực quan là đồ chơi thì cô có thể đưa vào các tiết dạy như: đồ chơi của bé, quả, rau, con vật qua những đồ chơi làm từ đôi bàn tay khéo léo của cô trông giống thực tế thì trẻ có thể quan sát đồ chơi và chơi cùng với đồ chơi
Trang 3Như khi cho trẻ làm quen con cá thì giáo viên phải chuẩn bị một con cá còn sống đang bơi trong bễ để trẻ quan sát Khi trẻ được quan sát con cá thật thì trẻ sẽ cảm thấy gẫn gũi hơn, sinh động hơn, đáng yêu hơn là khi quan sát qua tranh Trẻ có thể nhìn thấy con cá bơi qua lại, nó nghiêng đầu, vẫy đuôi cho nên với tính chất động của con cá sẽ lôi cuốn trẻ quan sát, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ khi quan sát đối tượng
Ở tiết tìm hiểu về quả cam cô có thể sử dụng quả cam thật để dạy cho trẻ Khi sử dụng quả cam thật cho trẻ quán sát, khám phá quả cam bằng các giác quan của mình như khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác để quan sát và giúp trẻ nhận biết một cách rõ ràng bằng các câu hỏi:
- Đây là quả gì? Quả cam có màu gì?
- Quả cam có hình dạng như thế nào?
- Hãy sờ võ quả cam xem như thế nào?
- Hãy đưa lên mũi ngửi xem có mùi gì?
- Cho trẻ nếm xem quả cam có vị gì?
=> Từ đó giúp trẻ nắm được kiến thức mà giáo viên truyền đạt
Việc sử dụng các bài dạy điện tử cũng là sử dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy đồng thời cũng là biện pháp đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Thông qua những cảnh quay, những đoạn phim thì sẽ là sự thay đổi mới lạ đối với trẻ Những hình ảnh có thể tĩnh như ảnh chụp và cũng có thể động như cảnh quay đã diễn tả lại mọi hoạt động của sự vật, hiện tượng, màu sắc nét của hình ảnh sẽ lôi cuốn trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia quan sát, tìm hiểu về đối tượng
Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách sáng tạo, trong một tiết dạy tôi không sử dụng một đồ dùng trực quan từ đầu đến cuối mà tôi luôn phối hợp sử dụng nhiều đồ dùng trực quan sao cho phù hợp theo từng phần giúp trẻ đỡ nhàm chán hơn Như trong tiết dạy cho trẻ làm quen về xe đạp thì tôi kết hợp sử dụng nhiều đồ dùng trực quan như đồ chơi, vật thật, tranh, màn hình sao cho phù hợp với từng phần như phần đầu giới thiệu, có thể cho trẻ đi xem mô hình cửa hàng xe, tiếp theo phần cung cấp kiến thức cho trẻ xem xe thật, phần chơi trò chơi cho trẻ chơi với hình ảnh xe đạp và sử dụng màn hình chiếu sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy và giáo án tôi thiết kế
Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi thích cái đẹp nên khi sử dụng đồ dùng trực quan tôi lựa chọn đồ dùng đẹp có màu sắc rực rỡ để gây hấp dẫn cho trẻ Như khi sử dụng khi vật thật để dạy tôi chọn những vật tươi ngon, đẹp, có màu sắc tươi tắn, có kích thước vừa phải, không nguy hiểm cho trẻ Khi lựa chon tranh
Trang 4ảnh thì bức tranh phải rõ ràng, đường nét, màu sắc rực rỡ, còn đối với việc lựa chọn con vật thì tôi chọn những con vật nào đáng yêu, sạch sẽ, trẻ sẽ có cảm tình, thích thú và trẻ sẽ say mê khám phá đối tượng một cách tĩ mỹ hơn
Giải pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên
Giờ hoạt động ngoài trời là giờ trẻ tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tự nhiên Cô cho trẻ quan sát bầu trời và đặt câu hỏi: Bầu trời hôm nay như thế nào? Thời tiết hôm nay có gì khác so với hôm qua?
Hoặc cho trẻ thăm quan vườn rau, trẻ được sờ, nhìn trực tiếp, biết được đặt điểm của cây rau về màu sắc, thân, lá…
Từ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thức mà giáo viên cần cung cấp
Trường tôi còn xây dựng lịch hoạt động tự chọn cho từng lớp vào thời gian cụ thể Trẻ lớp tôi rất thích những hoạt động đó Mỗi lần tổ chức tôi lại suy nghĩ, tìm tòi ra những hoạt động khác nhau với mục đích cung cấp kiến thức khác nhau làm cho trẻ không chán
Như tháng 9 hoạt động có mục đích là: Vật chìm vật nổi, các góc chơi khác như: Gánh nước tưới cây…
+ Hoạt động cát sỏi, bóng rỗ: Tháng 3 hoạt động có mục đích là: Cát đổi màu cho trẻ làm tranh cát với cát đã được nhuộm màu thì trẻ sẽ biết thêm được tác dụng của cát không phải chỉ dùng làm nguyên vật liệu xây nhà Các góc chơi khác: ô tô chở cá đến cho các bạn khác sàng cát, đồ hình con vật, ô ăn quan, nhặt sỏi to, sỏi nhỏ xếp hình quả, hoa
Tháng tiếp theo tôi lại tổ chức hoạt động có mục đích với các góc chơi khác: Xây lâu đài cát, nhặt sỏi xếp theo ý thích
+ Hoạt động chăm sóc cây: Lần đầu tổ chức sẽ cho trẻ tìm hiểu về cây mình cần chăm sóc, sau đó cho trẻ tưới nước, nhổ cỏ cho cây
Giải pháp 3: Hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm
Ngày nay khoa học đã có nhiều tiến bộ quan trọng vì vậy đối trẻ việc trang bị cho mình những kiến thức về lĩnh vực tự nhiên và con người là rất cần thiết Không phải thí nghiệm nào cũng trở thành một phát minh tuy nhiên không
có phát minh nào là không có thí nghiệm Những thí nghiệm nhỏ, đơn giản dễ tiến hành nhưng lại đêm lại hiệu quả cao vì đem lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó trẻ sẽ có những suy nghĩ cho riêng mình và các em sẽ muốn tìm hiểu ra những bí ẩn trong cuộc sống Dưới đây là những thí nghiệm tôi đã tiến hành và kết quả thu lại là rất tốt, trẻ tích cực tham gia và rất hứng thú
+ Thí nghiệm 1: Nến cháy nhờ khí gì?
Trang 5* Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết được không khí ở xung quanh chúng ta
- Trẻ nhận biết được nến cháy nhờ có không khí xung quanh
* Chuẩn bị: Diêm, nến, 2 cốc thủy tinh, 2 cái dĩa
* Tiến hành
- Bước 1 cho trẻ quan sát và gọi tên các đò dùng của cô đã chuẩn bị
- Hỏi trẻ gắn nến vào dĩa bằng cách nào?
- Sau đó cô châm lửa cho nến cháy
- Bước 2: cô úp 1 cốc lên 1 dĩa có nến đang cháy
- Cô hỏi trẻ: chuyện gì sẽ xẩy ra với nến ở dĩa được úp cốc vào? còn với dĩa không úp cốc thì sao?
- Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: nến ở dĩa không có cốc úp vào sẽ tiếp tục cháy còn nến ở dĩa được úp cốc sẽ cháy 1 lúc rồi tắt
- Giải thích: nến cháy được là nhờ khí oxi, vì vậy khi đĩa được úp cái cốc lên, lượng oxi trong cốc cháy hết thì nến sẽ tắt Còn đĩa không có cốc đặt trên vẫn được cung cấp oxi nên vẫn cháy
Qua thí nghiệm này trẻ biết được không khí rất quan trọng, không khí giúp duy trì sự cháy
+ Thí nghiệm 2: Vật chìm vật nỗi
* Mục đích:
- Giúp trẻ thỏa mãn nhu cần tìm tòi và khám phá
- Giúp trẻ phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo nghiên cứu tìm ra cái mới tích lũy các kiến thức
- Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiện tượng
* Chuẩn bị: các mẫu vật thí nghiệm như sỏi, miếng nhựa, xốp, muỗng, tô, bảng thí nghiệm……
* Tiến hành: cho trẻ làm thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân, trẻ cho lần lượt từng đồ vật vào chậu nước và quan sát xem vật nào nỗi, vật nào chìm sâu
đó tôi ghi kết quả vào bảng
- Kết quả:
Vật chìm: sỏi, muỗng, tô
Vật nỗi: miếng nhựa, xốp,
Trang 6+ Thí nghiệm 3: Các lớp chất lỏng.
* Mục đích:
- Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau: dầu ăn, nước, siro
- Nhận biết lớp siro nặng hơn nên hìm xuống dưới Lớp dầu nhẹ hơn siro
và nước nên nỗi lên trên cùng, còn lớp nước ở giữa
- Rèn luyện khả năng phán đoán và tư duy cho trẻ
* Chuẩn bị: các mẫu vật thí nghiệm như dầu ăn, nước, chai siro, ly thủy tinh, các thẻ màu đỏ, trắng, vàng
* Tiến hành:
+ Bước 1 cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chất lỏng: dầu ăn, nước và siro Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: miếng nhựa đỏ, trắng, vàng
+ Bước 2 cho trẻ chọn chất lỏng thứ nhất đổ vào ly trước Và chọn miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng
+ Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 đổ vào ly Và cho trẻ tự đoán nó sẽ đứng ở chỗ nào trong cái ly Chọn thẻ nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng Cô cho trẻ quan sát lớp chất lỏng thứ 2 nó đứng ở vị trí nào trong cái ly
có đúng như dự đoán của trẻ trước đó không
+ Làm tương tự với chất lỏng thứ 3
+ Cho trẻ quan sát các lớp chất lỏng trong ly và rút ra kết luận: (Lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu ăn nên ở giữa Lớp trên cùng là lớp dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn lớp nước và siro)
Qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật, hiện tượng và môi trường xung quanh bằng thí nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt, đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quán sát đối tượng, trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn, linh hoạt và tích lũy nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn, khả năng diễn đạt tốt hơn
Giải pháp 4: Sử dụng ca dao, đồng dao, câu đố
Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung phù hợp với trẻ Đồng dao có lịch sử lâu đời hình thành và phát triển cùng với gia đình và xã hội Qua những bài đồng dao giúp trẻ có những cảm xúc đẹp, giáo dục trẻ trở thành người có ích cho tương lai, qua đôi mắt của trẻ thơ như “ anh dưa chuột”, “cô đậu nành”
Trang 7- Ở chủ đề động vật: tôi dạy trẻ làm quen con gà mái thì tôi đưa bài đồng giao
“ Gà cục tác” ngắn gọn nhưng trẻ biết được đặc điểm rõ nét về con gà, trẻ thuộc nhanh, đưa hình ảnh con gà sinh động
Con gà cục tác, cục te Hay đỗ đầu hè, hay chạy rông rông
Má gà thì đỏ hồng hồng Cái mõ thì nhọn, cái mồng thì tươi Cái chân hay đạp, hay bươi Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay
- Tôi còn sử dụng câu đố để kích thích tư duy, khả năng phán đoán cho trẻ, làm phong phú vốn từ
Giúp trẻ nhận biết con cua cô đặt câu đố:
“ Con gì tám cẳng hai càng Đầu thì không có , bò ngang cả đời”
Trẻ đoán ngay được đó là con cua, nhưng trong đầu trẻ biếu tượng về con cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang
Giúp trẻ nhận biết về con cá, tôi dùng câu đố:
“ Con gì có vẫy có vây Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ”
Trẻ trả lời đó là con cá nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể:
có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng
Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cua và con cá có điểm gì giống nhau, và khác nhau Sau đó trẻ thực hiện phân nhóm
- Ở chủ đề thực vật: tôi sử dụng bài đồng dao “Họ nhà rau” để cung cấp thêm kiến thức cho trẻ về đặc điểm các loại rau khác nhau Trẻ rất dễ nhớ và hứng thú đọc, qua đó phát triển ngôn ngữ trẻ mạnh lạc hơn
HỌ RAU Rềnh rềnh ràng ràng
Đi chợ mua hàng Tìm các loại rau
Vị ngọt hàng đầu
Là mớ rau ngót
Có thêm tí bọt
Là nắm rau đay Mát ruột mới hay
Là mớ rau má Nấu với tôm cá
Là rau cải xanh
Trang 8Nấu canh rất lành
Là rau láo nháo Vậy với việc sử dụng các câu đố, ca dao, đồng dao, các bài vè trẻ dần dần
sẽ khắc sâu hơn về đặc điểm của các con vật, cây cối
Giải pháp 5: Sử dụng trò chơi
Phương châm của trẻ mầm non là “ học bằng chơi, chơi mà học” nên trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cô phải thường xuyên sử dụng trò chơi trong tiết học nhằm mục đích ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ Qua những trò chơi trẻ vừa được ôn luyện vừa củng cố kiến thức, vừa thỏa mãn nhu cầu chơi cho nên giáo viên phải thường xuyên đưa trò chơi vào các phần của tiết dạy, có thể là phần giới thiệu bài, phần cuối ôn luyện kiến thức, với tính chất vui nhộn của trò chơi trẻ có thể vận động chân, tay, chạy nhảy qua lại ở các trò chơi động và yếu tố thi đua với nhau ở các trò chơi tĩnh đã lôi cuốn trẻ thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ tham gia tích cực vào trò chơi
Khi đưa trò chơi vào tiết dạy cô phải chú ý đưa xen kẽ cả trò chơi động, trò chơi tĩnh vào để thay đổi không khí và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, có rất nhiều trò chơi đã đưa vào cho trẻ chơi như xem ai nhanh hơn, gieo hạt, cái túi thần kỳ Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng có, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt động thực tiễn Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu sau đây là những trò chơi tôi đã
tổ chức và đạt kết quả tốt
- Trò chơi 1: “Trồng rau đúng luống”
+ Chuẩn bị: một số loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, 2 luống cây
+ Cách chơi: chia trẻ làm hai đội, nhiệm vụ của mỗi đội phải chọn loại rau
cô yêu cầu trồng đúng luống rau mà cô đã quy định Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào trồng được nhiều luống rau đúng yêu cầu hơn đội đó chiến thắng
+ Luật chơi: chơi theo luật tiếp sức.Loại rau rồng sai luống sẽ không được tính
- Trò chơi 2: “Thợ sửa xe giỏi”
+ Cách chơi: cô đưa ra những bức tranh về phương tiện giao thông nhưng còn thiếu một số bộ phận (bánh xe, cửa xe, ), cô chuẩn bị sẵn một số bộ phận của phương tiện giao thông Cô cho trẻ quan sát tranh để trẻ quan sát xem phương tiện giao thông đó thiếu bộ phận gì và chọn bộ phận đó gắn vào đúng vị trí
- Trò chơi 3: ghép hình con mèo
Trang 9+ Chuẩn bị: Các chi tiết về con mèo như đầu, mình, đuôi, chân, nơi hoạt động, thức ăn 2 bản gắn, bàn để chi tiết
+ Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, khi có hiệu lệnh chơi lần lượt từng trẻ của mỡi đội sẽ vượt qua chướng ngại vật lên tìm chi tiết của con đội mình gắn lên bảng Kết thúc trò chơi đội nào gắn hoàn thiện bức tranh sẽ giành chiến thắng
+ Luật chơi: chơi theo luật tiếp sức, đội nào ghép được nhiều thành chiến thắng Ngoài ra tôi thường xuyên xây dựng các trò chơi mới phù hợp cho từng đề tài để tạo sự hứng thú cho trẻ trong mỗi tiết học
Giải pháp 6: Biện pháp dùng lời nói cử chỉ nét mặt
Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ thích sự nhẹ nhàng tình cảm nên trong quá trình dạy trẻ cô phải luôn có thái độ quý mến, gần gũi với trẻ không được quát mắng trẻ Cô luôn đối xử công bằng với tất cả trẻ trong lớp, luôn thể hiện sự dịu dàng với trẻ Trong khi dạy trẻ cô phải có lời nói nhẹ nhàng, tình cảm Cường độ giọng nói của cô phải vừa phải, không nói quá to hoặc quá nhỏ Nếu nói quá nhỏ thì trẻ sẽ không nghe, còn nếu nói quá to thì trẻ tưởng cô la mắng trẻ nên trẻ sợ
Lời nói của cô phải diễn cảm kết hợp với cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ để thể hiện đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, nói phải có ngữ điệu, ngắt, nghĩ đúng chỗ
Khi sử dụng lời nói trong phần trò chơi như đội nào nhanh hơn, ai thông minh hơn, chung sức… cô phải nói với giọng vui tươi, sôi nỗi, thể hiện sự vui nhộn của trò chơi để tạo không khí vui vẻ trong quá trình chơi của trẻ từ đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách tích cực Khi cô nói trong phần truyền đạt, cung cấp kiến thức thì cô phải nói chậm rãi nhưng rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu thì trẻ mới nắm được kiến thức mà cô muốn truyền đạt
Trong quá trình dạy cô cũng phải thường xuyên sử dụng những câu nói có tính chất động viên khích lệ trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động như: chúng mình cùng thi đua xem ai nhanh hơn, ai thông minh hơn…
Trong quá trình dạy, cô phải biết xử lý tình huống thật khéo léo, vì trẻ ở lứa tuổi này hay sợ sệt, nhút nhác, nên khi trẻ làm tốt một việc gì đó, hay trả lời đúng câu hỏi của cô thì cô phải khen trẻ kịp thời Còn đối với trẻ làm sai gì thì
cô không nên la mắng trẻ mà cô phải nhẹ nhàng động viên trẻ, gợi ý cho trẻ để trẻ có thể làm tốt hơn
Với những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, nói diễn cảm, thể hiện đúng nội dung, đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với ánh mắt điệu bộ, thái độ của cô sẽ lôi cuốn trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào khám phá đối tượng từ đó trẻ
sẽ nắm bắt được kiến thức mà cô truyền đạt, đồng thời thường xuyên khen ngợi,
Trang 10tuyên dương động viên kịp thời khi trẻ học tốt để giúp trẻ vui vẻ, hào hứng khi tham gia hoạt động
Giải pháp 7: Biện pháp kết hơp giữa cô giáo và phụ huynh đạt kết quả cao
- Do tình hình dịch ở địa phương phức tạp nhiều trẻ không được đến lớp thường xuyên nên tôi tìm cách phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ học ở nhà như:
- Tôi hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm sau đó tôi tự quay video và gửi lên nhóm lớp Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ trẻ thực hiện làm thí nghiệm ở nhà và quay lại phản hồi cho tôi
- Hoặc giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh những gì trẻ vừa học ở lớp Nhờ phụ huynh về nhà trao đổi, đặt câu hỏi để trẻ có thể hệ thống và trả lời
từ đó giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn
Như hôm nay trên lớp cho trẻ học bài thơ “ Yêu mẹ” đến giờ trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh nhờ phụ huynh về nhà cho trẻ đọc lại bài thơ sau đó phụ huynh có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến bài thơ cho trẻ trả lời để trẻ có thể nhớ và hiểu rõ bài thơ
Như cháu Kiệt cháu Kha rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe Cháu Long, cháu Nhật Huy rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển truyện, tranh về con vật, cây cỏ phù hợp với lứa tuổi để trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
Năm học 2023 - 2024 bản thân được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo
Bé Từ thực trạng của lớp được phân công đầu năm, tôi rút ra được những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường lớp tôi đã được đầu tư cơ sở vật chất như phòng học thoáng mát và có đầy đủ ánh sáng cho trẻ, mua sắm đồ dùng trang thiết bị rất đầy đủ
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu cho giáo viên trong
tổ học tập và trao đổi kinh nghiệm với nhau qua các buổi thao giảng, dự giờ của trường và hướng dẫn khi giáo viên chưa hiểu rõ về cách tổ chức hoạt động khám phá khoa học
- Trẻ được phân chia đúng theo độ tuổi và đảm bảo số lượng trẻ theo quy định