1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi khám phá khoa học

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá khoa học
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2015-2016
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 720,5 KB

Nội dung

ở giai đoạn này giáo viên không nhất thiếtphải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻsuy nghĩ nhiều hơn về những gì trẻ nhìn thấy và đang làm, kích t

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHÂT: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm: 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

1 Cơ sở lý luận: 4

2 Khảo sát thực trạng: 4

3 Những biện pháp thực hiện: 7

4 Những biện pháp thực hiện cụ thể: 7

4.1 Xây dựng kế hoạch: 7

4.2 Tạo Môi trường cho trẻ khám phá khoa học: 7

4.3.Tổ chức các thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học: 9

4.4 Thường xuyên cho trẻ khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi và phối kết hợp với phụ huynh được tốt: 13

4.5 Ứng dụng Công nghệ thông tin cho trẻ khám phá khoa học: 14

Đồ dùng chung 16

Đồ dùng của cô 16

Đồ dùng của trẻ 16

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17

1 Kết luận: 17

2 Đề xuất, khuyến nghị: 17

Trang 2

PHẦN THỨ NHÂT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên ở giai đoạn này giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì trẻ nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc

Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò, khám phá thế giới là: quan sát so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận…Giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận…cho thích hợp với tình huống của hoạt dộng cụ thể

Thực tế ở lớp mẫu giáo lớn do tôi phụ trách, việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học gặp nhiều khó khăn Đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ hoạt động còn nghèo nàn, giáo viên còn ngại tổ chức các thí nghiệm cho trẻ, các tiết học chủ yếu là sử dụng tranh ảnh vì vậy trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học

Sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khám phá khoa học của khối 5 tuổi, tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ

Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí

nghiệm Chính vì vậy, năm học 2015-2016 tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá khoa học ”

2 Mục đích nghiên cứu

Qua tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hứng thú với các hoạt động khám phá khoa học tôi đã đưa ra một số biện pháp để khơi dậy trong trẻ sự ham học hỏi khám phá thế giới xung quanh

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá khoa học

Trang 3

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non

5 Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết

- Tìm tài liệu

- Phân tích tổng quát hóa cơ sở lý luận

- Phương pháp thực nghiệm khảo sát

* Nhóm thu nhập xứ lý thông tin thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trao đổi, trò chuyện

- Phương pháp thực hành qua các tình huống

- Phương pháp phối hợp

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại lớp 5-6 tuổi A2 trường mầm non

Thời gian thực hiện đề tài: Năm học 2015-2016 (Từ tháng 09/2015đến tháng 05 năm 2016)

Trang 4

PHẦN THỨ HAI:

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

Cho trẻ làm quen với các hoạt động khám phá khoa học là một việc rất quan trọng đối với trẻ mầm non Tại sao tôi lại nói là quan trọng, bởi lẽ các hoạt động này giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản nhất, chính xác nhất về các sự vật hiện tượng xung quanh, bởi lứa tuổi Mầm Non chưa được trải nghiệm cuộc sống thực tế như người lớn Chính vì chưa được trải nghiệm trực tiếp trong thực tế nên thế giới bên ngoài với các sự vật hiện tượng đối với trẻ vẫn còn mới lạ nhiều lắm

Nhưng những bài học trên lớp khô khan và thiếu hấp dẫn khiến cho sự tò

mò, háo hức để khám phá điều mới của trẻ bị hạn chế Vì thế giáo viên phải linh hoạt trong hoạt động dạy để khiến giờ học đó thành giờ chơi giúp trẻ hứng thú hơn

Có thể nói phương châm “học mà chơi, chơi mà học” sẽ rất có hiệu quả, nếu chúng ta biết lồng ghép các biện pháp vào trong phương pháp dạy học cho trẻ Nó không chỉ giúp trẻ cảm thấy hứng thú đối với hoạt động khám phá khoa học mà thông qua đó trẻ tiếp thu được các tri thức ở thế giới xung quanh

“Hoạt động khám phá khoa học” là một trong những hoạt động quan trọng trong trường mầm non thông qua hoạt này nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là khả năng tư duy, tìm tòi sang tạo Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 Tôi nhận thấy chất lượng các giờ dạy còn kém Vì vậy mà tôi nghĩ cần phải đưa ra

“Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi khám phá khoa học ” và

Tôi hi vọng rằng những biện pháp đó sẽ góp phần nào giúp các con học tốt hơn

2 Khảo sát thực trạng:

* Đặc điểm tình hình nhà trường:

* Thuận lợi

* Về phía giáo viên

Được ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, luôn học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy

Bản thân rất tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, năng lực chuyên môn vững, nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động, chịu khó sưu tầm và cải tiến đồ dùng, đồ chơi phục vụ các môn học phù hợp với thực trạng địa phương

và tạo hứng thú cho trẻ khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp học

Trang 5

* Về phía trẻ

Trẻ cùng một độ tuổi, ngoan ngoãn ham học, đi học chuyên cần

* Về phía phụ huynh

Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành học mầm non

*Về cơ sở vật chất

Đã đủ điều kiện để thực hiện đề tài này Tạo môi trường để trẻ thực hiện các nội dung trong chương trình độ tuổi

* Khó khăn

Ngoài những mặt thuận lợi trên đề tài cũng gặp một số khó khăn đó là:

* Về phía giáo viên

Quá trình tổ chức giáo viên còn chưa linh hoạt trong hướng dẫn trẻ hoạt động

Chưa chú ý đến việc lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm để tìm tòi ra những cái mới giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí thông minh, khả năng tư duy Nên chưa tạo hứng thú thích khám phá tìm hiểu về những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ

Khả năng tận dụng môi trường xung quanh để cho vào bài dạy còn hạn chế

* Về phía trẻ

1/4 số trẻ trong lớp chưa học qua chương trình 3-4 tuổi nên kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế

Trẻ còn nhút nhát tích cực hoạt động

Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác

*Đồ dùng giảng dạy

Giáo viên: Đồ dùng sáng tạo chưa phong phú, tranh ảnh phục vụ ngoài giờ học để ôn bài còn chưa hấp dẫn

Tạo môi trường học tập cho hoạt động còn chưa phong phú

Trẻ: Đồ dùng học tập của trẻ còn đơn giản, đôi khi còn thiếu

*Đối với phụ huynh

Đã quan tâm phối hợp dạy trẻ nhưng chưa thường xuyên và đồng đều

*Cơ sở vật chất

Số trẻ đông, điều đó ảnh hưởng đến môi trường của trẻ

Trang 6

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài

* Đối với cô:

* Đối với trẻ là 35 cháu:

* Đồ dùng:

1

Đồ dùng chung

2

Đồ dùng của cô

- Mô hình các con vật( động

vật sống trong rừng, dưới

nước, vật nuôi, côn trùng

3

Đồ dùng của trẻ

3 Những biện pháp thực hiện:

Biện pháp 1: xây dựng kế hoạch

Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học

Biện pháp 3: Tổ chức các thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học

Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ khám phá khoa học ở mọi lúc mọi nơi và phối kết hợp với phụ huynh để thực hiện tốt

Trang 7

Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin.

4 Những biện pháp thực hiện cụ thể:

4.1 Xây dựng kế hoạch:

Việc xây dựng kế hoạch trong các hoạt động là một trong những việc rất quan trọng,nó đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng giáo dục.Chính vì vậy ngay từ đầu năm Tôi cùng các chị em đồng nghiệp trong tổ 5 tuổi đã họp và trao đổi thống nhất để xây dựng kế hoạch,lựa chọn các bài dạy phù hớp với chủ điểm,phù hợp với tùng nhánh.Sau khi đã thống nhất song nộp lên cho ban giám hiệu xem,kiểm tra và phê duyệt Cụ thể như sau:

- Ở chủ điểm “Cây xanh” Tôi xây dựng kế hoạch như sau:

Nhánh 1: “Cây xanh và môi trường sống” Tôi chọn bài “Tìm hiểu về môi trường để cho cây phát triển”

Nhánh 2: “ Sự phát triển của cây” Tôi chọn bài “Tìm hiểu về sự phát triển của cây từ hạt”

Với mỗi chủ đề khác nhau Tôi lại xây dựng kế hoạch cụ thể.Khi kế hoạch

đã được ban giám hiệu phê duyệt Tôi tiến hành soạn giáo án chi tiết Những giáo

án này để được ban giám hiệu nhà trường duyệt trước một tuần trược khi tiến hành dạy

Từ việc thực hiện kế hoạch rõ ràng cụ thế theo các chủ đề sẽ giúp cho giáo viên dạy tốt hơn

4.2 Tạo Môi trường cho trẻ khám phá khoa học:

- Kính phóng đại ( chẳng hạn kính lúp), cân, nam châm, gương

- Các con vật nuôi: chim, thỏ…

- Bể cá

- Cây, các hạt giống và bình gieo hạt

- Các bộ sưu tập của trẻ lá, hoa, côn trùng

- Vỏ trai, sò

- Tranh ảnh về các con vật, lá, hoa, quả …

- Thước hoặc thước dây để đo

- Sách về các hoạt động dành cho trẻ nhỏ

- Bảng theo dõi thời tiết hàng ngày.

Trang 8

Đồ dùng cho tiết học

- Bàn chơi nước: Chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, đong nước, các vật nổi hoặc chìm trong nước…

Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua tự mày mò, khám phá Nên tôi bày phòng, nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớn thời gian cho trẻ tự học qua chơi Ví dụ: chọn, phân loại các hạt và dùng cân để cân

Ảnh trẻ làm thí nghiệm

Việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng học liệu phục vụ cho hoạt động này là

vô cùng cần thiết Bởi vì: Trẻ được tận mắt nhìn thấy những thí nghiệm mà trẻ

tự làm, thu hút sự chú ý của trẻ tăng thêm sức hấp dẫn giờ học đạt kết quả cao

Trang 9

Qua khảo sát thực tế ở lớp tôi thấy đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều Việc bổ xung cơ sở vật chất làm đồ dùng cũng được tôi thực hiện theo từng giai đoạn và từng bài dạy Đến chủ đề nào tôi lại lên kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm thêm những đồ dùng cần thiết cho trẻ làm thí nghiệm hoặc sưu tầm những đồ phế liệu rửa sạch và cho trẻ trải nghiệm khám phá

4.3.Tổ chức các thí nghiệm cho trẻ khám phá khoa học:

Thí nghiệm 1: Dạy về không khí

Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ: Trò chơi : “ Bịt mũi”

Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được

Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được

Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: Thở được không ?

Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: Thở được không ? Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: Thở được không ?

Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu ? → Không khí ở xung quanh chúng ta

Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta

Tôi tiếp tục đặt tình huống: Thế không khí có bắt được không ? → Có cháu nói được có cháu nói không

Tôi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không ? → Lúc này các cháu đưa

ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí

Trẻ làm thí nghiệm với không khí

Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt

Trang 10

không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi… Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi

Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại

Sau đó tôi giải thích: không khí đang ở trong túi các con đấy ”

Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí…

Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí

Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được…

* Thí nghiệm 2: Vật chìm – Vật nổi

Tôi chuẩn bị một chậu nước cho cháu làm thí nghiệm: Tôi cho trẻ cầm, sờ từng vật như thìa nhựa, thìa I nốc, kéo, đĩa nhựa, đồ chơi, khối xốp… Tôi cho trẻ gọi tên và nói chất liệu của nó

Cho trẻ đoán xem vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm, tôi cho trẻ thả những vật đó vào nước và quan sát

Sau đó tôi yêu cầu trẻ để riêng thành nhóm những vật nổi và những vật chìm trong nước Tôi cho trẻ đưa ra những kết luận của trẻ, từ đó trẻ tự nhận thức được những vật chìm nổi trong nước Trẻ được tự tay sờ, thả vật vào trong nước và tự khám phá tôi thấy trẻ rất hứng thú giờ học sôi nổi không gò bó trẻ

* Thí nghiệm 3: Nam châm hút và không hút

Tôi cho trẻ khám phá theo nhóm, mỗi nhóm 6 trẻ:

Tôi chuẩn bị cho mỗi nhóm một rổ nhựa trong rổ có các vật là hợp chất của sắt( thìa sắt , kéo sắt) và một số vật bằng nhựa ( vòng đeo tay, kéo nhựa, thìa nhựa, nột số đồ chơi bằng nhựa ) 6 viên nam châm

Tôi cho trẻ gọi tên những gì có ở trong rổ Cho trẻ thời gian đủ để trẻ xem xét các thứ cũng như nhìn và cản nhận sự khác biệt giữa chúng với nhau về màu sắt, độ nhẵn, hình dáng, công dụng…

Sau dó cho trẻ xem các nam châm Tôi làm mẫu cho trẻ xem các nam châm này có thể hút dính một số đồ vật trong hộp Rồi tôi đưa cho mỗi trẻ một nam châm và yêu cầu trẻ kiểm tra xem những vật nào nam châm có thể hút được Khi nam châm của cháu Trang và cháu Minh hút được một chiếc thìa I nốc, tôi cho trẻ tự khám phá tại sao nam châm lại dính vào chiếc thìa mà không dính vào chiếc kéo nhựa và đĩa nhựa Có một số trẻ trả lời

Trang 11

Cuối cùng tôi nói cho trẻ biết Nam châm hút được những vật có hợp chất của sắt còn Nhựa, Đồng, Nhôm… thì nam châm không hút được

Trẻ làm thí nghiệm với nam châm

Tôi cho trẻ cả lớp cùng được làm thí nghiệm để phát hiện và trả lời đồ dùng

đó được làm bằng chất liệu gì tôi thấy trẻ rất hứng thú và tích cực trả lời Từ đó với chủ đề nào hay trong hoạt động cả ngày trẻ rất hứng thú khám phá

* Thí nghiệm 4: Sự nảy mầm của hạt

Tôi mang đến lớp 1 gói hạt đậu tôi chia gói đậu đó làm nhiều phần, một phần tôi gói lại treo trong lớp Các phần còn lại tôi cho trẻ gieo vào những hộp khác nhau ( đất trong các hộp đã được làm tơi)

Hàng ngày tôi cho trẻ tưới nước vào tất cả các hộp Và để lại một hộp không tưới nước

Sau 7 ngày những hạt đậu ở các hộp đã nảy mầm và lên cây rất đều, còn những hạt đậu ở hộp không tưới nước chỉ có một số hạt nảy mầm rất ít

Và tôi cho trẻ xem những hạt đậu tôi gói treo trong lớp trẻ thấy chúng vẫn giữ nguyên Từ đó tôi cho trẻ tự đưa ra hiểu biết của mình là hạt có thể nảy mầm thành cây là nhờ có đất và nước

Trang 12

→ Mở rộng: cây trưởng thành, ra hoa, kết quả ….→ tiếp tục cho trẻ khám phá.

Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, tôi cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu

mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm

Chậu tưới nước không thường xuyên Chậu tưới nước thường xuyên

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

w