1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi làm quen với tác phẩm văn học

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi làm quen với tác phẩm văn học
Trường học Trường Mầm Non
Chuyên ngành Làm quen với văn học
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2016
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Môn làm quen với văn học là một môn học không thểnào thiếu được đối với trẻ Mầm Non nhất là các cháu nhà trẻ.Qua những giờ làm quen với văn học các cháu được nghe cô kể chuyện,được nhập

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

“Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi làm quen

với tác phẩm văn học”

II Lý do chọn đề tài:

Ngay từ thủa còn nằm trong nôi chúng ta đã được nghe những tiếng hát ru

ầu ơ của bà của mẹ Qua những lời ca tiếng hát đó, mà trẻ đã cảm nhận được vẻđẹp của thơ ca Việt Nam Môn làm quen với văn học là một môn học không thểnào thiếu được đối với trẻ Mầm Non nhất là các cháu nhà trẻ

Qua những giờ làm quen với văn học các cháu được nghe cô kể chuyện,được nhập vai vào các nhân vật để kể chuyện, được đọc những bài thơ, ca dao,tục ngữ Tôi thấy các cháu vui tươi hẳn lên, đồng thời còn góp phần vào việchình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt ngôn ngữ của trẻphát triển mạch lạc, rõ ràng giúp cho việc học các môn học khác được dễ dànghơn, sự giao tiếp hàng ngày của các cháu có hiệu quả hơn

Thông qua nội dung văn học với những câu truyên, bài thơ hình thành đạođức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng đồng thời giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà, bố

mẹ , yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu Tổ Quốc, tình yêu con người rộng lớn.Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức

kỷ luật tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Dạy trẻ làm quen văn học còn làphương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởngtượng, củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi Qua đây trẻ biết đượcmối quan hệ gắn bó giữa con người với con người, giữa con người với thế giớixung quanh, biết được câu tục ngữ, ca dao mà bao đời cha ông đã để lại cho đờicon đời cháu Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, pháttriển tâm hồn trẻ, truyền cho các cháu vẻ đẹp truyền thống của cha ông, lòngnhân ái thủy chung, tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, tự tin, lạcquan, yêu đời

Chính vì tầm quan trọng đó mà tôi rất băn khoăn không biết làm thế nào

để cho trẻ hứng thú và học tốt môn văn học Nên tôi quyết định chọn và đi sâu

vào nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 24 đến 36

tháng tuổi làm quen với tác phẩm văn học ”

1 Cở sở lý luận:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọingười, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ

và sự tiến bộ của các cháu

Bác nói: “Trẻ thơ như búp trên cành

Biêt ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”

Trang 3

Đúng như vậy Trẻ ở lứa tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quátrình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều

kỳ lạ, thần tiên

Thông qua hoạt động dạy và học dưới các hình thức như: Tạo hình, hoạtđộng với đồ vật, khám phá khoa học Sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo,nhân cách con người, “ Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếuđược đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non nhất là lứa tuổi Nhà Trẻ, vì thông qua hoạtđộng làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật đặc sắc, nghệthuật ngành từ không thể thiếu được trong đời sống con người

Song qua thực tế tôi thấy, đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của trẻ ở độ tuổinày còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa đượchoàn thiện Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, nói chưa đủ câu nên khảnăng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc Trẻ hiếu động khôngchịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kểchuyện Nên tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kểchuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng chotrẻ học tốt môn văn học

Từ đó tôi thấy được sự cần thiết cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là

vô cùng quan trọng, mà ở đây là lứa tuổi 24 đến 36 tháng tuổi Bởi vậy việc lựachọn hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là yếu tố tiền đề cho sựthành công của chuyên đề này

2 Cơ sở thực tiễn:

Như chúng ta đã biết làm quen văn học là bộ môn mà trẻ rất yêu thíchsong nó vẫn là môn học khó đối với trẻ bởi nó đòi hỏi sự ham thích khả năngchú ý quan sát của trẻ

Bởi vậy Nhận thức được tầm quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với

bộ môn văn học sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dụcthẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năngphát âm và cách diễn đạt mạch lạc Song các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thểphát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tácgiả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phongphú, đa dạng Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – Tự tin – độclập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích Mà để dạytrẻ được những nội dung này, nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống và chínhxác, đòi hỏi người giáo viên phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo

Trang 4

hướng tích cực hóa hoạt động, lấy trẻ làm trung tâm trẻ tự mình khám khá nhậnxét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học.

Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này nên tôinắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữuích phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ

Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện

pháp tạo hứng thú cho trẻ 24 đến 36 tháng tuổi làm quen với tác phẩm văn học ”

3 Phạm vi thực hiện - Thời gian thực hiện đề tài: Một năm

- Phạm vi thực hiện đề tài: Lớp Nhà Trẻ 24-36 tháng tuổi A1

- Thời gian thực hiện: Từ 9/2015 đến 5/2016

III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1 Khảo sát thực tế:

Trường Mầm Non chúng tôi nằm vị trí thuộc vùng đồi gò, người dân chủyếu sống bằng nghề nông và chăn nuôi Trường có 2 khu, 1 khu trung tâm và 1khu lẻ mặc dù chưa tập trung về cơ sở vật chất nhưng nhà trường có môi trường

sư phạm xanh - sạch – đẹp - lành mạnh, có các phòng học giành cho cô và trẻthoáng mát, rộng rãi, có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.Các cháu trong độ tuổi Nhà Trẻ ra lớp ngày một đông đạt 95%

- Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vậtchất để cho giáo viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

- Ban giám hiệu nhà trường cùng cán bộ chuyên môn phòng giáo dụcthường xuyên tổ chức các buổi học chuyên đề, các lớp bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên, tổ chức các buổi thi đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho các cô

học tập và rút kinh nghiệm.

Trang 5

Hình ảnh: Cuộc thi đồ dùng, đồ chơi

- Trường học nơi tôi công tác mới được tách ra, phòng học rộng rãithoáng mát thuận lợi cho việc dạy, học của cô và trò Đồng thời tạo điều kiệngắn kết hơn giữa Ban Giám Hiệu nhà trường với giáo viên thêm gần gũi nênviệc cập nhật thông tin nhanh hơn với những thông tin đổi mới qua các lớpchuyên đề trong năm học Vì vậy trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viênkhông ngừng nâng cao

- Ngoài ra còn phải kể đến sự quan tâm nhiệt tình của các bậc phụ huynhđến con em mình đã ủng hộ nguyên vật liệu, ủng hộ tiền để tôi làm và sưu tầm

đồ dùng dạy học, hoạt động vui chơi cho các cháu

b Khó khăn:

* Về cơ sở vật chất:

- Còn thiếu phòng học cho cô và trẻ, thiếu các phòng chức năng cho trẻ

- Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa được hấp dẫn nên cáchoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học còn khô khan

* Về phía giáo viên:

- Tài liệu tham khảo cho giáo viên còn ít chú yếu giáo viên tự sưu tầm, đồdùng trực quan còn ít, chưa đa dạng phong phú, chưa có thẩm mỹ, giá trị sửdụng chưa cao đặc biệt đồ dùng cho trẻ còn ít

- Khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học chưa biết vận dụng tích hợpcác môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu truyện, bài thơ ngoài chươngtrình

* Về phía phụ huynh:

- Đa số phụ huynh là nhân dân lao động nên rất khó khăn trong việc hộ

Trang 6

- Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con, họ cho rằng cáccháu Nhà Trẻ chưa cần phải học mà chủ yếu là chăm sóc Thường cho con nghỉhọc tùy tiện nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp Họ chưanhận thức hết được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc.

- Môi trường gia đình, xã hội thiếu lành mạnh ít nhiều cũng ảnh hưởngđến việc giáo dục trẻ

* Về phía trẻ:

- Số trẻ trong lớp đông trong đó chiếm tới 95% trẻ mới đi học, các cháucòn nhỏ thời gian đầu đến lớp trẻ nhớ mẹ, nhớ gia đình nên trẻ còn khóc nhiềucùng với ngôn ngữ còn hạn chế nên việc dạy trẻ gặp rất nhiều khó khăn

- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này rất hiếu động, khả năng tập trung chú

ý chưa cao, khả năng tri giác và trí tưởng tượng còn chưa phong phú

- Trong lớp khả năng tiếp thu của trẻ còn chưa đồng đều

- Ngôn ngữ giao tiếp của trẻ còn hạn chế, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn

Vì vậy sự hứng thú học tập của trẻ còn chưa cao

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:

Từ những đặc điểm thuận lợi và khó khăn nêu trên Bước vào đầu nămhọc đánh giá chung chất lượng của trẻ, tôi đã kết hợp với Ban Giám Hiệu nhàtrường tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm như sau:

2 Trẻ phát âm rõ lời, mạch lạc 20 4 trẻ

20%

16 trẻ 80%

3 Trẻ biết chơi các trò chơi,

củng cố bài học LQVH

25%

15 trẻ75%

+ Trẻ hứng thú với giờ học LQVH : Đạt 35%, có tới 65% chưa đạt

+ Trẻ phát âm rõ lời, mạch lạc: Đạt 20%, có tới 80% trẻ chưa đạt

+ Trẻ biết chơi các trò chơi, củng cố bài học LQVH: Đạt 25%, có tới 75%chưa đạt

PHẦN THỨ HAI: BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 7

I Các biện pháp thực hiện đề tài:

Để nâng cao chất lượng giúp trẻ hứng thú và học tốt môn làm quen vớitác phẩm văn học mỗi giáo viên ngoài việc nắm chắc các phương pháp giảngdạy của từng loại hoạt động học thì cần phải linh hoạt sáng tạo trong việc tổchức các hoạt động cho trẻ Vì vậy, khi tổ chức hoạt động làm quen văn học chotrẻ, để hoạt động này ở nhóm lớp mình đạt hiệu quả cao, tôi đã tìm ra một sốbiện pháp, hình thức giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen văn học một cáchtích cực như sau:

* Biện pháp 1: Xây dựng môi trường sư phạm đồ dùng trực quan.

* Biện pháp 2: Sắp xếp môi trường.

* Biện pháp 3: Thay đổi hình thức giới thiệu vào bài gây hứng thú cho trẻ.

* Biện pháp 4: Kết hợp với giọng đọc, kể diễn cảm và sử dụng đồ dùng linh hoạt ,thuận tiện.

* Biện pháp 5: Các trò chơi củng cố cho giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

* Biện pháp 6: Khai thác kiến thức của các môn học khác hỗ trợ cho hoạt động làm quen văn học.

* Biện pháp 7: Giúp trẻ làm quen với TPVH thông qua hoạt động ngoài trời

và ở mọi lúc, mọi nơi.

* Biện pháp 8: Động viên, khen ngợi kịp thời

* Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với tác văn học

II Các biện pháp thực hiện từng phần:

1 Xây dựng môi trường sư phạm đồ dùng trực quan đa dạng, phong phú cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Môi trường sư phạm cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trìnhđổi mới nếu có một môi trường hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngônngữ, tham gia vào hoạt động sẽ có hiệu quả cao hơn Vì thế ngay từ đầu năm họctôi đã đi sâu vào tạo môi trường sư phạm đồ dùng trực quan bằng cách đưa hìnhảnh nhân vật của câu truyện, bài thơ nổi bật vào góc văn học, một số góc trong

và ngoài lớp thể hiện trên các mảng tường vẽ, những câu chuyện được thể hiệntrên mảng tường to trẻ dễ nhìn, thảo luận, trò truyện với nhau về câu truyện, bài

thơ đó Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số tranh chuyện ngoài chương trình để trẻ

xem thêm, vận động phụ huynh đóng góp những cuốn sách tranh truyện vào góc

văn học cho trẻ hoạt động hàng ngày.

Trang 8

Hình ảnh: Tranh trên mảng tường

Từ đó trẻ càng thêm yêu thích môn văn học, đưa trẻ vào khu vườn cổ tíchvới những nhân vật đáng yêu, làm cho trẻ quên đi nhớ mẹ, nhớ gia đình củamình ,đồng thời vốn từ của trẻ thêm phát triển, kiến thức thêm mở rộng Ngoàiviệc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh, hình ảnhtrong góc văn học, tôi còn tận dụng những đồ dùng phế liệu qua đời sống sinhhoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh, thẩm mĩ để làm một số đồ dùngtrực quan cho cô và trẻ họat động trong tiết học

Đối với trẻ mẫu giáo nhất là các bé lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, tư duycủa trẻ là trực quan hình tượng trẻ chóng nhớ, mau quên Cho nên trong tiết dạy

đồ dùng trực quan rất cần thiết, mà đồ dùng phải đẹp, hấp dẫn trẻ, có vai trò rấtquan trọng trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ, minh họa cho lời kể,khắc sâu những hình ảnh qua lời kể của cô giáo Chính vì vậy khi cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học chủ yếu tôi làm các con rối tay, rối được bồi bằngtấm bìa cứng phục vụ cho giờ dạy và cho trẻ hoạt động

Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng,

đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ dùng, đồchơi riêng phục vụ cho quá trình giảng dạy, vui chơi của cô vàtrẻ hoặc tôi cho trẻ vào hoạt động chơi ở các góc để trẻ tạo ranhững đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt, vẽ và tô màunhững bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm, gợi mở cho trẻtrí tưởng tượng kể chuyện về câu truyện trẻ đã học

Ví dụ: Tôi dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông,

len vụn, các hột, hạt…khéo léo cắt tỉa, khâu tạo thành những nhân vật rối dẹt,rối que, rối tay,… Để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ như:

Trang 9

- Khi kể chuyện “ Con Cáo” cho trẻ nghe Tôi đã dùng bìa cứng, mút,xốp, giấy màu…cắt tỉa tạo thành những nhân vật như: Mèo hoa, Chó cún, Gàcon, con Cáo… giống y như những con vật trong chuyện kể, để làm rối dẹt diễncho trẻ xem.

- Với câu chuyện “Thỏ ngoan” tôi dùng vải vụn, bông, hột, hạt…Khâunhững nhân vật rối như Thỏ, Cáo, bác Gấu để diễn rối tay cho trẻ xem, trẻ rấtthích thú chỉ và gọi tên nhân vật đó, trẻ tưởng như các nhân vật đó từ trongtruyện bước ra thật gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu

Các con rối được bồi bằng tấm bìa cứng ,tôi tận dụng những tấm bìa cáttông bỏ vẽ ,cắt tạo những con rối dùng giấy trắng dán lên rồi lấy giấy màu haybút dạ trang trí mắt,mũi miệng,trang phục quần áo, tô màu lên khuôn mặt tùytheo tính cách của từng nhân vật trong câu truyện,bài thơ Sau đó tạo khungcảnh sân khấu theo nội dung của từng câu truyện sao cho phù hợp

Ví dụ: Chuyện “Thỏ con không vâng lời”.Chủ đề “Bé và những ngườithân trong gia đình” Tôi dùng những tấm bìa cát tông bỏ, dán giấy trắng lên

vẽ ,cắt dán trang trí khung cảnh sân khấu sao cho phù với từng cảnh trongtruyện,đến cảnh nào tôi đưa khung cảnh đó,phía trước sân khấu tôi trang trí cỏ,cây, hoa tạo cảnh

Hình ảnh: Sân khấu rối

- Thơ “ Cháu chào ông ạ !” Chủ đề “ Bé và những người thân trong giađình” Tôi làm đồ dùng trực quan là những con rối dẹt có trong bài thơ, đằngsau dính gai Khi kể đến nhân vật nào thì tôi đưa và dính nhân vật đó lên

Với những đồ dùng trực quan nhiều thể loại, mỗi câu chuyện là những chất liệukhác nhau nên trẻ rất hứng thú

Trang 10

- Hay chuyện “ Chú vịt xám ” Chủ đề “ Những con vật đáng yêu” Tôilàm những chú vịt bằng những quả bóng trang trí mắt, mỏ, chân bằng nguyênvật liệu dễ kiếm (len, hột, hạt…)

Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: thanh tre, bìa cứng,

gỗ, hộp xốp, đất … để làm thành những con vật xinh xắn, trẻcũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích

Mỗi một câu truyện tôi luôn luôn phải suy nghĩ, phải chuẩn bị đồ dùngdạy học như thế nào, khác với đồ dùng của tiết học trước để cho trẻ lớp tôi chú ýtham gia vào giờ học, với việc chuẩn bị đồ dùng chu đáo trước khi vào giờ dạy,tôi cảm thấy tự tin hơn Trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia vào giờ học

Ngoài ra tôi còn khéo léo cắt tỉa tạo thành những cái mũxinh xắn có gắn những nhân vật mà trẻ yêu thích, tận dụngkhâu thành những con thú nhồi bông ngộ nghĩnh đẹp đẽ để làmphần thưởng khi trẻ hoạt động, vừa động viên khuyến khích trẻ,vừa giúp trẻ tham gia vào các trò chơi

Ví dụ: Cô làm những chiếc mũ thỏ để thưởng cho trẻ chơi

vận động: “ Trời nắng – trời mưa” Sau khi học xong chuyên: “Thỏ con không vâng lời” hay khâu những chú Chó cún, Mèo hoa,

Gà con, Vịt con để làm phần thưởng, quà tặng, đồ chơi cho trẻtrong các tiết kể chuyện làm cho trẻ rất khẩn khởi, hứng thú

Khi được học tiết kể chuyện này trẻ rất thích, trẻ nhà trẻ chỉ có thể hiểuđầy đủ nội dung của tác phẩm khi được nghe cô kể và được nhìn thấy đồ dùngtrực quan minh họa cho lời kể, điều đó sẽ làm cho tác phẩm văn học trở nênsống động hơn, rõ ràng hơn Vì thế đồ dùng minh họa phải thể hiện được mộtcách khái quát nhưng phải đảm bảo tính hệ thống

Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi tạo ra một góc văn học với đầy đủchủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ lớp tôi rất hứngthú, hào hứng khi tham gia vào hoạt động văn học và nhiều trẻ đã biết kể truyệncùng cô mỗi khi tôi kể truyện cho trẻ nghe, trẻ còn biết thể hiện giọng điệu, cửchỉ hành động của từng nhân vật trong câu truyện mà trẻ thích

Trang 11

- Tôi luôn chú ý bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý đểtạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ

- Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loạitruyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôntrưng bày các đồ dùng kể chuyện, như khung sân khấu, sắp đặttranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạtđộng tích cực hơn

Ví dụ: Giờ kể truyện “Đôi bạn nhỏ” tôi sắp xếp các đồ

dùng trong lớp như:

+ Treo tranh gà, vịt ở các góc

+ Sắp xếp mô hình gà, vịt sao cho trẻ dễ nhìn, dễ thấy

- Tôi đã sử dụng môi trường hoạt động một cách linh hoạt vàkhoa học: Như trước giờ hoạt động kể chuyện tôi cho trẻ xem đồvật thật

Trang 12

Ví dụ: Trước khi tôi kể câu chuyện “Cây táo” tôi cho trẻ

quan sát quả táo thật và giới thiệu với trẻ về quả táo nhờ vậytrẻ sẽ khắc sâu hơn, lâu hơn hình ảnh quả táo

- Trong giờ hoạt động kể chuyện: Tôi cho trẻ quan sát mô hìnhcâu chuyện tôi đang kể

Ví dụ: Tôi cho trẻ quan sát mô hình câu chuyện “Thỏ con

không vâng lời”

Từ mô hình này sẽ giúp trẻ nhận ra các nhân vậttrong truyện các tình tiết diễn ra trong câu chuyện Trẻ sẽ nhớtên truyện, tên các nhân vật trong truyện Cũng từ mô hình này

sẽ gúp trẻ nhớ lâu hơn nội dung câu chuyện Do vậy, trẻ biếttập kể lại câu chuyện cùng cô một cách rõ ràng lưu loát

- Sau hoạt động kể chuyện: Tôi treo tranh, hình ảnh các nhânvật có trong câu chuyện trẻ vừa học ở xung quanh lớp

Ví dụ: Khi học song câu chuyện “Vì sao Thỏ bị cụt đuôi”.

Tôi treo tranh, ảnh các nhân vật: Thỏ, Nhím, Ô tô Để trẻ dễdàng nhận ra tên các các con vật trong chuyện mà trẻ vừa học,biết gọi tên các con con vật có trong câu chuyện đó nhờ vậy mà

trẻ sẽ nhớ lâu hơn, khắc sâu hơn câu chuyện trẻ vừa học .

Hình ảnh: Câu chuyện “Vì sao thỏ bị cụt đuôi”

- Kỹ thuật tin học ngày càng gần gũi hơn với đời sống con người, bằngnhững kiến thức tin học đã được học tôi không ngừng học hỏi, làm povverpoint

Trang 13

sưu tầm những bộ phim hoạt hình câu truyện, bài thơ có trong chương trình chotrẻ xem vào mỗi chiều thứ sáu mục đích tạo sự hứng thú cho trẻ đồng thời củng

cố kiến thức đã được học cho trẻ sau mỗi lần trẻ xem xong tôi hỏi trẻ: Các convừa xem xong câu truyện gì ? Trong câu truyện có những ai ?

Việc tạo môi trường lớp học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học làmột việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là một phần quyết định sự thành côngcủa tiết học, cũng là cơ sở vững chắc để tạo cho trẻ đến với những tác phẩm vănhọc một cách nhẹ nhàng, thích thú và đạt kết quả Đòi hỏi cô giáo phải biết tạocảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, đồng thời cũng phải biếthướng lái, dẫn dắt kích thích trí tò mò của trẻ khi tham gia vào hoạt động vănhọc Qua lời kể, đọc của cô giáo trẻ được trả lời, nói lên ý nghĩ của mình, rồiđọc nói theo cô Từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và

đa dạng, ngôn ngữ thêm mạch lạc hơn

3 Thay đổi hình thức giới thiệu vào bài gây hứng thú cho trẻ

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng muốn tạo tâm thế

hứng thú khi đưa trẻ vào hoạt động kể chuyện, hay một hoạt động đọc thơ đòihỏi giáo viên luôn phải tìm tòi, suy nghĩ cách vào bài như thế nào để gây hứngthú cho trẻ tham gia vào hoạt động học một cách tự nguyện, thoải mái Mỗi mộthoạt động học tôi luôn suy nghĩ, và tham khảo nhiều tài liệu để tìm ra nhiều hìnhthức vào bài một cách phong phú, đa dạng mà không gò bó trẻ

Tùy thuộc và nội dung bài dạy mà tôi lựa chọn các cáchgây hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng Tôi có thểdùng rối, tranh, ảnh, bài hát, câu đố, mô hình…

* Sử dụng mô hình :

Ví dụ: Trong chủ đề “Cây và những bông hoa đẹp” tên bài dạy

là kể chuyện “ Cây táo” Tôi sẽ sử dụng mô hình vườn cây ănquả hay một mâm ngũ quả để gây hứng thú và dẫn dắt trẻ vàobài

* Sử dụng bài hát, câu đố, trò chơi:

- Sử dụng bài hát như: Ở chủ đề “Bé thích đi bằng phươngtiện giao thông gì?”, tên bài dạy kể chuyện “ Vì sao Thỏ bị cụtđuôi” Tôi sẽ cho trẻ hát bài “ Lái ô tô” để gây hứng thú giớithiệu vào bài cho trẻ

Trang 14

- Sử dụng câu đố: để gây hứng thú cho trẻ dẫn dắt trẻ vào câutruyện cũng là cách tôi thường làm, để kích thích sự tò mò, suynghĩ của trẻ.

Ví dụ: Ở chủ đề “ Những con vật đáng yêu”, tên bài dạy là

“Vịt con lông vàng” tôi đọc câu đố để cho trẻ đoán tên con vật

Con gì kêu vít, vítTheo mẹ ra bờ ao Chẳng khác mẹ tí nào Cũng lạch bà lạch bạch”

- Sử dung trò chơi: Ví dụ: Ở chủ đề “ Mùa hè”, tên bài dạy

là “Cóc gọi trời mưa” tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Trời mưa”

Ví dụ: Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu”, tên bài dạy kể

truyện “Quả trứng” tôi đã sử dụng rối tay là con gà trống để giớithiệu vào bài

Trang 15

Hình ảnh: Cô sử dụng rối

Ví dụ: Ở chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu của bé”, tên

bài dạy kể truyện “ Cả nhà ăn dưa hấu” tôi đã sử dụng búp bêsách làn hoa quả đến thăm lớp

* Sử dụng các hình ảnh động trên vi tính, máy chiếu:

- Hòa nhập cả nước đưa công nghệ thông tin vào trường học nói chung, bậchọc mầm non nói riêng nhằm nâng cao chất lượng học cho trẻ, tôi đã Copy vàtải âm thanh, hình ảnh các con vật, các phương tiện giao thông… phù hợp vớinội dung câu chuyện mở cho trẻ nghe và xem

Ví dụ: Trong chủ đề “Những con vật đáng yêu”, tên bài dạy kể truyện “Chú

Thỏ tinh khôn” tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ đi thăm quan vườn

bách thú với những hình ảnh động của các con vật trên máy chiếu.

Trang 16

Hình ảnh: Trẻ xem các con vật

Hay trong chủ đề “Phương tiện giao thông”, tên bài dạy đọc thơ “ConTàu” tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ nghe âm thanh và hình ảnh contàu đang chạy

* Sử dụng thủ pháp nghệ thuật:

- Ngoài biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi, đưa công nghệ thông tin vào cáchoạt động học thì việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật là rất cần thiết

Ví dụ: Trong câu chuyện “ Thỏ ngoan” tôi dùng đầu đĩa, ti vi, ghi âm tiếng

gõ cửa, tiếng cô giả giọng nói của bác Gấu, ghi âm tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi

ào ào…bật mở cho trẻ nghe để dẫn dắt vào câu chuyện, cho trẻ xem trẻ rất thíchthú và gọi tên những nhân vật đó

- Khi được xem băng đĩa tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú, chăm chú theo dõitừng nhân vật, tôi thấy trẻ rất hiểu bài và tích cực trả lời các câu hỏi đàm thoạicủa cô đưa ra

- Hay với một câu chuyện có thêm tiếng suối cháy róc rách, còn gì hay hơn khinghe giọng kể, lại được nghe âm thanh thực sự của nó

Ví dụ : Tôi đã dùng tiếng suối chảy có trong đàn oocgan để đưa vào đoạn

đầu của truyện: “ Hai chú dê con ”

- Tôi dùng âm thanh diễn tả sự hồi hộp, với một câu truyện hay bài thơ cụthể, tình tiết cụ thể Sử dụng hợp lý đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang lại hiệu quảđáng kể trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

- Tôi luôn tìm tòi với nhiều hình thức vào bài để trẻ hứng thú, có tâm thếhào hứng, tò mò khi tham gia vào hoạt động kể truyện, hoạt động đọc thơ

Nhiều hình thức giới thiệu vào bài như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thíchthú, và đưa trẻ tham gia vào hoạt động học một cách tự nguyện, thoải mái

Tóm lại: Trong một giờ hoạt động học tlàm quen với tác phẩm văn học

giáo viên phải biết thay đổi lựa chọn hình thức cho phù hợp, linh hoạt và sángtạo, trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động và giờ học sẽ đạt kết quả cao

4 Kết hợp với giọng đọc, kể diễn cảm và Sử dụng đồ dùng linh hoạt, thuận tiện.

* Kết hợp với giọng đọc ,kể diễn cảm:

- Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe, đọc, kể Do vậy khi

muốn trình bày một tác phẩm tôi luôn tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tácphẩm để hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào tác phẩm

- Bởi lẽ đó tôi luôn phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể cố gắng nhập tâmvào tác phẩm để truyền tải tới người nghe tất cả những thông điệp mà tác giả

Trang 17

muốn gửi gắm qua giọng kể diễn cảm, sắc thái khuôn mặt cử chỉ điệu bộ, ánhmắt…

- Muốn gây hứng thú cho trẻ khi học, giáo viên cần phải thuộc chuyện chuẩn

bị giọng kể diễn cảm Để có giọng kể diễn cảm trước tiên phải xác định giọngcủa từng nhân vật

Khi đã tìm hiểu kỹ nội dung, tính cách, ngữ điệu của cácnhân vật trong câu chuyện mà cô sẽ kể thì cô cần tập luyện và

kể thử nhiều lần trước khi kể chuyện cho trẻ nghe Thông quaviệc kể thử, kể lại nhiều lần cô sẽ diễn đạt và thể hiện tính cáchcủa các nhân vật một cách rõ nét

- Khi kể phải kể lưu loát bằng giọng cao - thấp quấn hút trẻvào bài

Ví dụ : Truyện “ Thỏ ngoan ” :

+ Giọng của bác Gấu: kể với giọng ồm ồm, chậm

+ Giọng của Thỏ: nhẹ nhàng, trong trẻo

+ Giọng Cáo: Kể với giọng gắt gỏng

- Cô kể kết hợp giảng giải nội dung câu chuyện: Khi cô kểxong câu chuyện lần 1 để trẻ khắc sâu nội dung câu chuyện côđặt câu hỏi đàm thoại kết hợp giảng giải nội dung câu chuyện

Ví dụ: Trong câu chuyện “Em bé dũng cảm” cô cần có hệ

thống câu hỏi như sau:

+ Ai đến trường tiêm phòng dịch cho các bé?

+ Bạn Huy đã nấp vào đâu?

+ Các bạn nhỏ hỏi cô giáo như thế nào?

+ Cô giáo nói gì với các bạn?

+ Ai là người xung phong vào tiêm đầu tiên?

+ Bạn Minh đã nói gì?

+ Bạn nào vào tiêm thứ hai?

+ Bạn An thấy thế nào?

+ Bạn Lan Chi tiêm có thấy sợ không?

+ Lúc này bạn Huy đã làm gi?

- Khi trẻ đã hiểu được nội dung câu chuyện Cô khuyến khíchtrẻ làm động tác và tập kể lại câu chuyện cùng cô

Ví dụ: Trong câu chuyện “ Dê con thích húc”.

+ Bắt chước động tác của Dê: Trẻ đưa hai ngón tay trỏ lênđầu, người hơi cúi bắt chước động tác húc

Trang 18

+ Bắt chước giọng điệu: Khi kể đến bác gà trống tây Cô nóigiọng trịnh trọng để trẻ bắt chước theo.

- Ngoài ra tôi còn kể cho các bạn, đồng nghiệp nghe xem, tôi bắt chước giọngnói đã được chưa? Nếu chưa được thì tôi nhờ bạn cùng lớp kể mẫu rồi tôi tập kểlại, kết hợp nét mặt điệu bộ Tuy nhiên có những câu chuyện khó tôi phải tập kể

đi, kể lại nhiều lần, có khi nghe băng đài rồi bật đi, bật lại nghe để tự sửa Có lúctôi còn đứng tập kể trước gương kể sửa nét mặt điệu bộ phù hợp với tính cáchcủa nhân

Ví dụ: Khi kể câu chuyện “ Dê con thích húc” giọng người

dẫn chuyện thấp hơn so với giọng các nhân vật trong truyện + Giọng của dê con : Thách thức

+ Giọng của bác gà trống tây: Nghiêm túc, trịnh trọng

+ Giọng của lợn con: Khó chịu

+ Giọng của bác cừu: Mệt mỏi

+ Giọng của chó con: Tinh nghịch, lém lỉnh

+ Hai câu thơ sau đọc với giọng hồn nhiên, trong trẻo

Cô thấy cô cười

Cô khen đoàn kết

+ Hai câu thơ cuối đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chìu mến, vui tươi vàđọc nhấn mạnh vào các từ “ cô cười ” ,“Đoàn kết” Bài thơ đọc theo nhịp : 2:2 Khi tôi kể chuyện, đọc thơ tôi luôn phải xác định ngữ điệu, nhịp điệu, cường

độ của âm thanh, ngôn ngữ, sắc thái khác nhau để trình bày tác phẩm văn học cóhiệu quả Đồng thời chú ý đến nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của mình sao cho phùhợp với từng nội dung của câu truyện,bài thơ hay tôi có thể tập kể truyện, đọcthơ để cho đồng nghiệp góp ý

Cứ như vậy tôi tự rèn luyện giọng đọc, giọng kể cho mình và sau một thờigian tôi nhận thấy bản thân có nhiều tiến bộ về giọng kể, đọc diễn cảm,tôi cảmthấy rất tự tin, thoải mái khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ rất hứngthú khi được nghe cô kể chuyện,đọc thơ đồng thời qua đó tôi thấy ngôn ngữ của

trẻ mạch lạc hơn, giàu vốn từ hơn

Trang 19

Hình ảnh: Cô kể diễn cảm và kể kết hợp tranh

* tiệnSử dụng đồ dùng linh hoạt, thuận :

- Như chúng ta đã biết, trong một tiết dạy văn học, khi đã chuẩn bị đầy đủ

đồ dùng dạy học thì giáo viên nào cũng phải nghĩ đến cách sử dụng đồ dùng saocho linh hoạt và thuận tiện mới hỗ trợ cho giọng đọc, trực quan như thế nào chohiệu quả mới là vấn đề cần bàn Tôi đã suy nghĩ để có nhiều loại đồ dùng khácnhau, tức là đa dạng về thể loại, nhưng phải đơn giản, đẹp, hấp dẫn đến với trẻ,

và dễ sử dụng Cụ thể với từng loại như

Ví dụ : Với câu truyện “Đôi bạn tốt” Tôi làm các con rối ngón tay dài

khoảng 15 cm, rộng 10 cm bằng bìa và tô màu khi kể đến nhân vật nào dínhnhân vật đó và kể

Trước khi vào giờ hoạt động văn học, tôi thường tập sử dụng đồ dùng dạythử, với mục đích xem việc sử dụng đồ dùng này còn gặp khó khăn gì

Ví dụ : “ Vì sao Thỏ bị cụt đuôi ” Tôi làm các nhân vật Thỏ, Nhím, Ô tô

bằng rối que, khi sử dụng những con rối này rất dễ, tôi làm một sân khấu phía

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w