1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong hoạt động đọc của môn tiếng việt cho học sinh lớp 3

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 2

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

6.3 Phương pháp thực nghiệm 3

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

1 Cơ sở lí luận 4

1.1.Khái niệm hứng thú 4

1.2 Vai trò của hứng thú trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt 4

1.3 Tầm quan trọng của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt 4

3.4 Vận dụng những kỹ thuật dạy học mới vào hoạt động đọc 14

3.5 Biện pháp 5: Tạo hứng thú thông qua ứng dụng công nghệ thông tin 174 Kết quả sáng kiến kinh nghiệm 21

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23

1 Kết luận 23

2 Khuyến nghị 23

2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 23

2.2 Đối với trường 24

2.3 Đối với giáo víên: 24

Trang 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lí do chọn đề tài

Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, chiếm thời lượngnhiều nhất trong chương trình học Việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rènluyện các thao tác tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và năng lực hoạtđộng động ngôn ngữ Mà ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy Dạy họcTiếng Việt là dạy học sinh khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhấttrong học tập và cuộc sống.

Trong giai đoạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệnnay, đọc là một kỹ năng quan trọng đối với tất cả học sinh tiểu học nói chung vàhọc sinh lớp 3 nói riêng Hoạt động đọc có vị trí quan trọng hàng đầu trongchương trình Tiếng Việt ở Tiểu học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khidạy Tiếng Việt đã đặt kỹ năng đọc lên hàng đầu trong 4 kỹ năng cần chú trọngtrang bị, đó là: “Đọc, viết, nói và nghe” Hoạt động đọc không những rèn chohọc sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạođiều kiện để các em học tốt các phân môn khác Vì vậy, mỗi học sinh cần rènluyện, hình thành cho bản thân kỹ năng đọc tốt nhằm góp phần đạt kết quả caohơn trong quá trình thu nhận kiến thức ở trường học và con đường khám phá thếgiới xung quanh.

Trong nhiều năm qua, mặc dù chúng ta đã đổi mới phương pháp dạy họcTiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chínhnên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mụcđích giúp học sinh học tốt môn này Việc sử dụng trò chơi học tập đối với mộtsố giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép,miễn cưỡng, chưa linh hoạt Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các tròchơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêucủa bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả Đây cũng là một trongnhững nguyên nhân làm cho học sinh không chủ động, tích cực trong học tậpnên chưa nâng cao được chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng đọcnói riêng.

Trang 3

Trước thực trạng đó, chúng tôi thiết nghĩ, cần phải thay đổi một cách thứcdạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn trong

hoạt động đọc Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Một số biện pháptạo hứng thú học tập trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt cho học sinhlớp 3” mà tôi đã rút ra trong quá trình dạy học

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Dựa vào một số cơ sở thực tiễn trên, tôi đã chọn viết sáng kiến kinhnghiệm này nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức hoạt động đọc, giúp các emhọc sinh có cách học mới, tích cực và chủ động hơn trong giờ học Qua đó, nângcao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện tốt việc dạy và học hoạt động đọctrong môn Tiếng Việt lớp 3.

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình giáo dục phổ thông 2018

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan: khái niệm tạo hứng thú học tậptrong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt lớp 3

- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong hoạt động đọc củamôn Tiếng Việt lớp 3.

5 Phạm vi nghiên cứu

- Lĩnh vực nghiên cứu: Môn Tiếng Việt lớp 3.

- Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Giáo viên dạy lớp 3 và học sinh lớp3A3 – Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh

- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2023- 2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích tổng hợp các tài liệu - Phân loại các tài liệu

Trang 4

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát

- Phương pháp trải nghiệm thực tế.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

6.3 Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

Trang 5

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lí luận

1.1.Khái niệm hứng thú

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách quan trọng của con người.Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gìngười ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú Ngoài ra, hứng thú cònlàm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khảnăng khơi dậy sự sáng tạo.

1.2 Vai trò của hứng thú trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt

Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở tiểu học nói chung và họcsinh lớp 3 nói riêng đã cho thấy nhiều học sinh lớp 3 không có hứng thú tronghoạt động đọc của môn Tiếng Việt Điều này vừa được xem như là một biểuhiện vừa được xem như một nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng hoạt độngđọc của môn Tiếng Việt ở lớp 3 chưa cao

Học sinh chỉ tự giác, tích cực học tập khi thấy hứng thú Hứng thú đượchình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục dẫn dắt, hướng dẫn, tổchức của giáo viên Giáo viên là người có vai trò quyết định việc phát hiện vàhình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh.

Có hứng thú trong học tập mới chăm chỉ và chịu khó học, như vậy mới cóđiều kiện đạt kết quả tốt Hay nói cách khác có hứng thú, say mê với môn TiếngViệt mới có tiền đề để học tốt môn Tiếng Việt Vậy để bồi dưỡng lòng hamthích, say mê môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học phải cho các em thấy cáihay, cái đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt Vì thế, giáo dục học sinh yêu quý tiếngViệt “thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc” là việc làm quan trọng và cầnthiết để giữ gìn, phát triển ngôn ngữ, để làm trong sáng và giàu đẹp tiếng Việt.

1.3 Tầm quan trọng của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt

Tuy nhiên, hiện nay học sinh chưa thật sự tìm được hứng thú khi học mônTiếng Việt Một trong những nguyên nhân làm giảm hứng thú của học sinh làtrong nhiều bài học Tiếng Việt chúng ta nặng về truyền thụ những kiến thức “

Trang 6

khô khan” mà bỏ qua những điều bổ ích thú vị Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ tinhtế và phong phú mà kinh nghiệm sống của các em còn ít ỏi nên chưa thể sử dụngnó một cách hiệu quả nhất Vì thế, người giáo viên cần giúp các em khám phánhững điều kì diệu của tiếng mẹ đẻ thông qua hoạt động đọc Thông qua đọcđúng, đọc hay, học sinh hiểu được nội dung bài đọc, cảm thụ được cái đẹp củabài văn, bài thơ Nó là chìa khóa đưa các em vào kho tàng văn hóa, khoa học,giúp các em nhận ra được những tinh hoa của dân tộc đang được ẩn chứa trongnhững trang sách Mỗi bài đọc là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực, cảnh đẹpđất nước, con người

Chính bởi lẽ đó mà đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy họcnhằm tạo hứng thú học tập trong hoạt động đọc của môn Tiếng Việt cho HS đặcbiệt là học sinh lớp 3 - lứa tuổi còn rất hiếu động - là việc làm hết sức quantrọng, cần thiết của mỗi giáo viên

+ Giáo viên giảng dạy xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp dạyhoạt động đọc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, từ đó lựa chọn nội dung phù hợpvới khả năng tiếp thu của học sinh, đảm bảo sự hài hòa giữa hình thành kiếnthức và rèn luyện kĩ năng tạo hứng thú học tập cho học sinh.

+ Ban giám hiệu triển khai sâu rộng, kịp thời, cụ thể, rõ ràng việc giảngdạy hoạt động đọc tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Tồn tại:

Trang 7

Đầu năm học 2023 – 2024, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú họctập môn Tiếng Việt so với các môn học khác ở lớp 3A3 (47 học sinh) và thuđược kết quả như sau:

Bảng 1: Mức độ hứng thú học tập môn Tiếng Việt so với các môn học khác

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, số học sinh có hứng thú học tập mônTiếng Việt so với các môn học khác còn khá thấp Số học sinh có mức độ thíchchiếm tỉ lệ 59,6% Đó thường là những em có tinh thần, ý thức, thái độ học tậptốt Số học sinh có mức độ bình thường chiếm tỉ lệ 31,9% Ngược lại, số họcsinh có mức độ không thích chiếm tỉ lệ thấp 8,5% và thường rơi vào những emcó ý thức học tập chưa cao.

b Nguyên nhân tồn tại

* Về phía giáo viên:

+ Việc tạo hứng thú trong hoạt động đọc là một nội dung mới mẻ, yêu cầungười giáo viên phải có sự hiểu biết, tìm tòi, nghiên cứu và thật sự đầu tư thì giờdạy mới đạt hiệu quả cao.

+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc tạo hứng thú cho học sinh khidạy hoạt động đọc Các hoạt động khi dạy đọc được lặp đi lặp lại theo một quytrình làm cho giờ dạy trở nên đơn điệu, nhàm chán đối với học sinh Khi chuẩnbị bài vẫn còn phụ thuộc sách giáo viên nên bài dạy còn đơn điệu Ngoài ra, giáoviên chưa linh động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế bàidạy, chưa khai thác hết ý đồ của sách giáo khoa.

Trang 8

* Về phía học sinh:

+ Học sinh lớp 3 vẫn còn nhỏ nên việc cảm thụ văn học của các em vẫncòn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó vốn sống và vốn kiến thức văn học củahọc sinh còn hạn chế Phần lớn các em chưa có thói quen đọc sách đặc biệt làcác tác phẩm văn học Vì vậy các em cũng ít có sự say mê với các tác phẩm vănhọc.

+ Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc thành tiếng, chưa thực sự hiểunội dung văn bản cũng như ý tưởng mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc.

+ Môn Tiếng Việt là môn học đòi hỏi phải có sự kiên trì, cần cù, chịu khólàm bài tập, phải có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc mới có được thành tíchcao trong quá trình học tập và rèn luyện Chính sự đòi hỏi này làm cho một sốem không thích học môn Tiếng Việt.

3 Các biện pháp thực hiện

3.1 Biện pháp 1: Tạo động cơ học tập, tạo môi trường lớp học thân thiện và gần gũi

3.1.1 Mục đích yêu cầu của biện pháp: Để có tiết học vui, trước hết bản

thân tôi và các cô giáo dạy hoạt động đọc trong môn Tiếng Việt ở các nhàtrường phải thật sự thay đổi Bởi chỉ khi chính thầy cô chúng ta hiểu nhu cầu vàtâm sinh lý học sinh, thì từ đó mới thay đổi phương pháp dạy học, tổ chức hìnhthức dạy học cho phù hợp với lứa tuổi Qua đó, giúp các em cảm thấy thíchhọc, yêu môn học, tin tưởng, thấy được việc học hoạt động đọc là cần thiết đốivới quá trình học tập, đối với bản thân.

3.1.2 Cách tiến hành:

- Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để các em yêu thích học tập, saocho các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học là ngôinhà thứ hai của các em Vì vậy tôi muốn xây dựng một lớp học mà ở đó có sựyêu thương, chia sẻ của cả cô và trò Các em sẽ cảm thấy hào hứng khi tham giavào các hoạt động của lớp học Ở đó, các em không còn cảm thấy sợ cô hay phảirăm rắp tuân theo những mệnh lệnh của cô như trước đây nữa Thay vào đó các

Trang 9

em sẽ thấy thoải mái trình bày suy nghĩ hay nói ra những khó khăn mà các emgặp phải để thầy cô có biện pháp giúp đỡ kịp thời

- Để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh với giáo viên chủ nhiệm, thìngay từ khi mới nhận lớp tôi đã tạo cho học sinh có nhiều cơ hội được giới thiệuvề bản thân và nói lên những mong muốn của mình về thầy cô Đây là hoạt độnggiúp cô trò chúng tôi hiểu nhau; đồng thời tôi muốn xây dựng tiết học vui - nơitrường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo lànhững người thân trong gia đình Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng đểphát triển khả năng giao tiếp của học sinh Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tựtin, tích cực, tự lập trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.Trong tuần học đầu tiên, tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình đểqua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn, nhanhnhẹn hay nhút nhát, thụ động, Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ýquan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồimà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp

- Trong các giờ lên lớp của mình, tôi luôn thể hiện sự gắn bó, gần gũi vớihọc sinh thông qua các cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… đem đến cho học sinhcảm giác an toàn, thoải mái trong các giờ học Tôi cũng luôn tạo bầu không khílớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không trách mắng hoặc chê bai học sinh Thayvào đó, tôi thường khen ngợi học sinh mỗi khi các em chú ý lắng nghe và hoànthành bài tốt hay khen ngợi khi học sinh có tiến bộ trong học tập dù là tiến bộnhỏ nhất Trẻ nhỏ, đặc biệt là học sinh thì thường rất thích khen Tôi đã quan sáthọc sinh các lớp mình dạy và thấy mỗi khi các em được khen ngợi, động viênbằng những sticker ngộ nghĩnh, đáng yêu cho những em đọc có tiến bộ, đọc tohoặc trả lời đúng câu hỏi, thậm chí là chú ý lắng nghe bạn đọc và nhận xét đúng.Qua đó, các em phấn chấn hẳn lên, hứng thú và hào hứng tham gia vào bài học.Từ đó các em cũng tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ sâu hơn và biết cách vận dụngbài học để làm bài tập và giải quyết các tình huống tương tự trong cuộc sống.

Đặc biệt, đối với hoạt động đọc trong môn Tiếng Việt là một hoạt động đòihỏi HS phải luôn tự phát triển những năng lực của mình để khám phá thế giới

Trang 10

xung quanh Để tạo lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc trong mỗi tiết họccủa hoạt động đọc, tôi thường có phần khởi động để kích thích học sinh học tậphơn Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên động viên, khen thưởng các em Cuốimỗi tiết học, tôi thường tổng kết và luôn đặt ra câu hỏi “Em có cảm nhận gì vềtiết học ngày hôm nay” Từ câu hỏi này học sinh có thể tự bộc lộ những cảm xúccủa mình dành cho tiết học Đồng thời, cũng giúp giáo viên có thể nhận thứcđược thực trạng của lớp mình, từ đó rút ra kinh nghiệm.

Ngoài ra, không gian lớp học cũng là một yếu tố quan trọng để tăng sựhứng thú của học sinh đối với hoạt động đọc Với mỗi bài đọc đều có nội dungkhác nhau, giáo viên có thể trang trí, vẽ bảng phù hợp với nội dung của bài đọc.Điều đó sẽ thu hút học sinh tìm hiểu bài đọc hơn, hứng thú hơn với hoạt độngđọc.

Ảnh giáo viên trang trí, vẽ bảng phù hợp với nội dung bài đọc

*Ví dụ: Trong bài “Ngày như thế nào là đẹp!” (Sách Kết nối tri thứcvà cuộc sống, trang 62): Ở tiết học này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu nội

dung bài và chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào cáchoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời phát huy mọi năng lựccủa học sinh Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ về một ngày của học sinh Học

Trang 11

sinh chia sẻ những cảm nhận của mình về một ngày đẹp là được học tập, làmviệc tốt và nghỉ ngơi.

3.2 Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học

Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú củahọc sinh với Tiếng Việt ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹpvà khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập – Tiếng Việt Đây cũngchính là ngữ liệu của dạy tiếng.

Từng giờ, từng phút trong giờ Tiếng Việt, người giáo viên đều hướngđến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh Đó có thể là một lời vào bàihấp dẫn bài đọc Hứng thú của học sinh cũng được khơi dậy từ việc chỉ ra vẻđẹp của một từ, cái hay của một tình tiết truyện Ví dụ: “Cóc tuy bé nhỏ, thếmà lại dám lên kiện Trời Vậy hành trình đi lên thiên đình kiện Trời của Cócra sao? Chúng mình hãy cùng nhau đọc bài “Cóc kiện Trời” để trả lời câu hỏiđó nhé Hay tình tiết cô bé Na đã tìm cách mang nắng về cho bà của mìnhtrong bài “Tia nắng bé nhỏ” đã làm xúc động biết bao người

Ngữ liệu bài đọc hấp dẫn phản ánh được nét độc đáo của Tiếng Việt.Không có cách gì tạo ra hứng thú với tiếng mẹ đẻ và văn chương ngoài conđường cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt với những tác phẩm vănchương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực Khi các em có hứngthú với Tiếng Việt, cảm nhận được cái hay của tiếng mẹ đẻ từ đó hoạt độngđọc được nâng cao

3.3 Biện pháp 3: Tạo hứng thú học tập trong hoạt động đọc bằng cáchsử dụng linh hoạt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung bài đọc, hứng thúcủa học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủpháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em Đó là cáchtổ chức dạy học dưới dạng trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức họctập theo nhóm, vận dụng các phương pháp dạy học mới.

a Tổ chức trò chơi học tập:

Trang 12

Tổ chức trò chơi học tập nhằm gây được không khí học tập hào hứng,vui vẻ, thoải mái Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kíchthích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ, kích thích sự phát triển trí tuệ củacác em

Khi tổ chức trò chơi học tập cần liên quan đến nội dung bài đọc hoặc làmột phần của bài đọc Hấp dẫn hơn cả là trò chơi đó được xuyên suốt trongbài, và có nhân vật đồng hành, còn học sinh thì được lần lượt khám phá quacác chặng Trò chơi sẽ cuốn hút trẻ khi có sự giả định từ tên gọi, người thamgia, tình huống đến kết quả chơi VD: Khi tổ chức dạy học bài đọc “Hai BàTrưng”, giáo viên tổ chức trò chơi học tập “Theo dòng lịch sử” đã khai tháctính giả định của trò chơi từ nguồn văn bản liên quan đến lịch sử Khi đó, tròchơi vừa minh họa sinh động kiến thức, kĩ năng và đi theo tiến trình của tiếtdạy, ngoài ra còn tạo ra một không khí lịch sử hào hùng, giúp học sinh cóhứng thú hơn với bài đọc.

Ngoài ra, có thể tổ chức trò chơi học tập hoạt động sắm vai khi dạy hoạtđộng đọc Đây là một trò chơi có rất nhiều lợi thế để dạy đọc Sắm vai trongdạy đọc là nhận một vai trong bài đọc và thể hiện sinh động bài đọc đó Hìnhthức học tập sắm vai tạo được không khí vui vẻ, thích thú trong lớp học nhờnhững chi tiết hài hước, ngộ nghĩnh do những “diễn viên bất đắc dĩ” tạo nên.Hoạt động sắm vai giúp các em sẽ hiểu sâu sắc về nội dung bài đọc vì bảnthân được trải nghiệm, hóa thân vào nhân vật Chính điều đó làm tăng sựhứng thú với hoạt động đọc hơn.

Trong giờ học hoạt động đọc, tôi còn thường tổ chức trò chơi thi đọc tiếpsức ở phần luyện đọc Nếu chỉ đọc nối tiếp câu, đoạn rồi đọc toàn bài, đến lượtbạn nào bạn đó đứng lên đọc sẽ rất nhàm chán Thay vì thế, giáo viên có thể tổchức trò chơi học tập như “thi đọc tiếp sức” Hay phần tìm hiểu bài thay vì đi trảlời lần lượt các câu hỏi, cô hỏi – trò trả lời, giáo viên có thể tổ chức trò chơi họctập như: vượt qua thử thách, rung chuông vàng

Trang 13

Ảnh học sinh tham gia thi đọc tiếp sức

Để giảng dạy hiệu quả các trò chơi học tập ở trên, tôi luôn tìm tòi để mỗitrò chơi nói chung gắn với 1 bài học, một chương cụ thể hoặc có những tri thứccụ thể Học sinh tự giám sát, đánh giá lẫn nhau Ngoài ra, giáo viên phải có nhậnxét, khích lệ học sinh, cũng không để thời gian chơi quá nhiều, ảnh hưởng đếngiờ học Khi áp dụng các trò chơi tôi thường tham khảo, sử dụng các phần mềmtrên Internet, hiệu ứng hình ảnh, tiếng, lồng ghép, … để trò chơi cũng như tiếthọc thêm sinh động, hấp dẫn và hứng thú hơn

Tôi có thể tổ chức trò chơi theo các hình thức khác nhau như: thi đua giữacác đội, thi đua giữa các cá nhân và thi đua giữa các nhóm Từ đó giúp các emtiếp thu bài học một cách tích cực, tự giác

b Tổ chức hoạt động học theo nhóm

Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viênnhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung Có thể tổ chức hoạt động theonhóm trong quá trình luyện đọc như luyện đọc trong nhóm hoặc thảo luận nhómđể trả lời câu hỏi khi tìm hiểu bài Hoạt động học theo nhóm nếu được tổ chứcmột cách khoa học và vận dụng phù hợp, linh hoạt sẽ phát huy tính tích cực,sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ thuật hợp tác của mỗi thành viêntrong nhóm Trong hoạt động đọc, biện pháp này đã tạo nên một môi trườnggiao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻkiến thức, kinh nghiệm của người bạn.

Trang 14

Ảnh học sinh thảo thuận nhóm

c Kích thích tư duy sáng tạo bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy

- Mục đích: Sơ đồ tư duy giúp cho các em phát triển khả năng tư duy, tạocho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi thuyết trình Đồngthời mang đến cho các em niềm hứng thú thông qua biến những kiến thức thànhhình ảnh sống động theo sự sáng tạo của các em

- Cách tiến hành:

+ Bước 1: Giúp HS nắm được chủ đề (hoặc yêu cầu của bài)

+ Bước 2: Giáo viên đưa ra những câu hỏi khơi gợi nhằm giúp học sinhnắm rõ các yêu cầu

+ Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ tìm những cụm từkhóa ngắn gọn có nội dung liên quan đến chủ đề.

+ Bước 4: Giáo viên nhận xét chốt những từ ngữ đó đưa vào các nhánhphù hợp

+ Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những từ liên quan đến từ ngữđó đưa vào nhánh nhỏ hơn

Ví dụ: Tiếng Việt 3, tập 2, Tuần 31, Đọc: Hai Bà Trưng: Học sinh chia sẻ những

hiểu biết và nhưng thông tin mình tìm hiểu được về Hai Bà Trưng dưới dạng sơđồ tư duy.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w