Hiểu được tầm quan trọng của mở rộng vốn từ cho học sinh, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Biện pháp tổ chức trò chơi học tập giúp mở rộng vốn từ trong môn tiếng Việt cho học sinh lớp 3” 2..
Trang 11 Lý do chọn đề tài
Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất Học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ, học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm
Môn tiếng Việt lớp 3 tập trung vào việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ
cơ bản như đọc, viết, nói và nghe Học sinh sẽ được rèn luyện về ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và các kiểu câu
Để học tốt môn Tiếng việt lớp 3, hoạt động mở rộng vốn từ là công việc không thể thiếu Mở rộng vốn từ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và có thể sử dụng từ ngữ phù hợp trong cách diễn đạt ý tưởng của mình Đồng thời,
mở rộng vốn từ giúp các em khám phá thêm nhiều khía cạnh khác nhau của thế giới thông qua từ ngữ, học sinh hiểu và mô tả cụ thể hơn về con người, sự vật,
sự việc xung quanh Ngoài ra, mở rộng vốn từ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày Đây là hoạt động cần thiết để giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và sáng tạo của mình Nó là cơ sở quan trọng cho việc học tốt môn tiếng Việt và cả các môn học khác trong tương lai Hiểu được tầm quan trọng của mở rộng vốn từ cho học sinh, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Biện pháp
tổ chức trò chơi học tập giúp mở rộng vốn từ trong môn tiếng Việt cho học sinh lớp 3”
2 Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất phương pháp tổ chức các trò chơi hiệu quả nhằm tạo hứng thú học tập môn Tiếng Việt và mở rộng vốn từ cho học sinh để hoàn thành tốt mục tiêu dạy học
- Tạo ra môi trường học tập sôi nổi, tích cực, thoải mái, vui vẻ khi học môn Tiếng Việt, đồng thời nâng cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh
- Góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt lớp 3 của các em học sinh, cải thiện chất lượng giáo dục Tiểu học Đồng thời làm đa dạng thêm nguồn tài liệu tham khảo và truyền cảm hứng cũng như những phương pháp giảng dạy hay cho các thầy, cô đảm nhận dạy môn Tiếng Việt trên cả nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cách tổ chức trò chơi giúp học sinh mở rộng vốn
từ trong môn Tiếng việt lớp 3
- Phạm vi nghiên cứu: 48 em học sinh lớp 3A10, Trường tiểu học Vĩnh Quỳnh trong năm học 2023 - 2024
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trang 2- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 3II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
Trò chơi học tập là một hướng tiếp cận giáo dục, ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ Giáo viên có nhiệm vụ kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của học sinh, giúp các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất Đồng thời, qua hoạt động này các em cũng được nâng cao nhiều kĩ năng khác, từ đó góp phần phát triển năng lực của các em Hoạt động chơi mang tính giáo dục khi nó vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương tác xã hội
Hoạt động mở rộng vốn từ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ và tư duy của học sinh lớp 3 Việc mở rộng vốn từ giúp học sinh hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và mở rộng kiến thức của mình
Trong quá trình học, học sinh lớp 3 tiếp xúc với nhiều từ mới và khái niệm phức tạp hơn Hoạt động mở rộng vốn từ giúp các em nắm bắt và sử dụng các từ ngữ này một cách hiệu quả Chẳng hạn, qua các tiết học, học sinh có thể khám phá thêm về các từ mới, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh khác nhau Đồng thời, việc học từ mới cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng của mình, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và viết lách
Bên cạnh đó, việc mở rộng vốn từ cũng giúp học sinh phát triển tư duy logic và sáng tạo Khi học sinh có được nhiều từ vựng và kiến thức, trẻ có thể kết nối các ý tưởng, phân loại và sắp xếp thông tin một cách hiệu quả hơn Điều này cũng tạo điều kiện cho các em để tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề
và sáng tạo ra những ý tưởng mới
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện tốt mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018), việc lồng ghép các trò chơi học tập để mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3 đóng vai trò vô cùng quan trọng và cực kỳ cần thiết Trò chơi học tập không chỉ tạo ra môi trường học tập thú vị mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực và tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh
2 Cơ sở thực tiễn
Ở học sinh tiểu học, tuy vẫn tồn tại một loạt nhu cầu từng là đặc trưng cho lứa tuổi trước như nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận động, nhu cầu về những ấn tượng bên ngoài, song những nhu cầu này đã có những nét mới trong nội dung cũng như cách thức thỏa mãn chúng Chẳng hạn, nội dung các trò chơi đã gắn với hoạt động học tập như viết, vẽ, tính toán, ; sự thỏa mãn nhu cầu vận động thường gắn liền với các trò chơi vận động trong các giờ ra chơi; nhu cầu về ấn tượng bên ngoài được chuyển dần thành nhu cầu nhận thức
Trang 4Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi mang tính giao thoa như trên, một số giáo viên giảng dạy môn Tiếng Việt hiệu quả, nội dung và phương pháp không phù hợp với tâm sinh lí trẻ em, làm cho việc học của các em trở nên nặng nề, quá tải, càng học trẻ càng thấy mệt mỏi, chán nản Bên cạnh đó, giáo án của thầy cô được soạn một cách máy móc, khô khan, chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa
mà không nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức mới bên ngoài để đưa vào bài giảng Điều này gây trở ngại rất lớn đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ cũng như
mở rộng vốn từ của học sinh, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, chương trình giảng dạy bám sát sách giáo khoa hiện hành một cách rập khuôn sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu
Trong quá trình đảm nhận vai trò là giáo viên dạy Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 3 tại trường, cá nhân tôi đã nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1 Thực trạng
Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3A10 với 48 học sinh Trong quá trình giảng dạy, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.1 Thuận lợi
- BGH nhà trường luôn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh
- Sách giáo khoa Tiếng Việt có các câu chuyện thú vị và hình ảnh với màu sắc bắt mắt góp phần tạo hứng thú học tập cho các em
- Đa số phụ huynh quan tâm đế việc học của con
- Tính kết nối giữa trường, giáo viên và phụ huynh được nâng cao nhờ các kênh trao đổi, liên lạc như Enetviet, zalo Điều này góp phần cải thiện hoạt động giảng dạy thông qua sự sẵn sàng đóng góp ý kiến xây dựng của các bậc cha mẹ
- Nhà trường thường tổ chức các đợt chuyên đề, hội giảng nhằm khuyến khích giáo viên chia sẻ phương pháp, hình thức dạy học mới, trau dồi chuyên môn bản thân
2.1.2 Khó khăn
- Phương pháp dạy Tiếng Việt còn đặt nặng lý thuyết, khiến cho tiết học trở nên khô khan, không hiệu quả
- Một số học sinh còn ngại giao tiếp, nhút nhát, chưa tự tin trong học tập, ngại phát biểu ý kiến cũng như đặt câu hỏi khi chưa hiểu bài
- Một số học sinh thường chưa tập trung thực hiện nhiệm vụ khi giáo viên
tổ chức các tiết dạy
2.1.3 Nguyên nhân
Trên thực tế, tâm lý chung của giáo viên khi lên lớp là truyền tải cho hết nội dung, yêu cầu của mỗi tiết học, vừa dạy vừa lo hết giờ, ít tổ chức các trò
Trang 5chơi học tập cho học sinh Bên cạnh đó, đôi khi giáo án được soạn chỉ dựa vào kiến thức sách giáo khoa mà chưa nghiên cứu để lồng ghép thêm các từ ngữ mới phong phú bên ngoài để đưa vào bài giảng Điều này cũng góp phần gây trở ngại đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ cũng như mở rộng vốn từ của học sinh, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, chương trình giảng dạy bám sát sách giáo khoa hiện hành một cách rập khuôn sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu
2.1.4 Thực trạng khảo sát đầu năm học
Để phục vụ tốt cho vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ bằng cách cho học sinh làm một bài kiểm tra năng lực vốn từ trong môn Tiếng Việt lớp 3 Kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát năng lực vốn từ của học sinh lớp 3A10 đầu năm học 2023 - 2024
Số học sinh có vốn từ phong phú, đa dạng 7/48 15%
Số học sinh sử dụng vốn từ trong giao tiếp rõ ràng,
mạch lạc
Kết quả trên đã cho thấy được việc nâng cao chất lượng và mở rộng vốn từ của các em học sinh trong lớp vẫn còn nhiều khó khăn do vốn từ của học sinh chưa phong phú, vận dụng trong giáo tiếp còn chưa mạch lạc, văn phong chưa hấp dẫn Đây là vấn đề khiến tôi trăn trở và cũng là động lực để tôi nghiên cứu một số giải pháp và đã áp dụng vào thực tế
Trong quá trình dạy học, tôi đã không ngừng đổi mới, kết hợp nhiều phương pháp nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh như: tổ chức hoạt động vẽ tranh kết hợp tìm từ, đặt câu; khám phá trải nghiệm để mở rộng vốn từ theo các chủ đề… Trong đó, biện pháp tôi tâm đắc và vận dụng nhiều nhất là “Tổ chức các trò chơi học tập trong giờ học”
3 Mục đích và quy trình tổ chức trò chơi học tập
3.1 Mục đích tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi học tập có thể tổ chức linh hoạt vào các bước của tiết dạy như khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và tổ chức ở mỗi bước lên lớp sẽ có mục đích khác nhau
Trò chơi ở phần khởi động tạo không khí học tập sôi nổi, vui vẻ và mang lại cảm giác hào hứng, thích thú cho học sinh Đồng thời thông qua các trò chơi, giáo viên có thể lồng ghép một phần nội dung của bài học, kích thích sự tò mò cho học sinh, giúp các em có thêm tri thức, trau dồi và phát triển vốn từ
Trang 6Trò chơi trong phần khám phá giúp mở ra một môi trường học tập môn Tiếng Việt mang tinh thần chủ động, tích cực, vui vẻ Thay vì tập trung vào những bài tập rập khuôn, máy móc trong sách, các em học sinh có thể đón nhận kiến thức liên quan đến từ vựng và mở rộng vốn từ một cách tự nhiên nhất Những trò chơi trong phần hình thành kiến thức giúp khả năng ghi nhớ từ vựng của học sinh cũng được nâng cao
Trò chơi ở phần củng cố, vận dụng là một phương pháp ôn tập mới, giúp các em học sinh ôn tập, ghi nhớ vốn từ tốt hơn Thông qua các trò chơi củng cố vốn từ, các em học sinh sẽ có cơ hội vận dụng vốn từ vào trong thực tế, phát huy năng lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bản thân Nhờ vậy mà chất lượng môn học cũng được cải thiện và nâng cao
3.2 Quy trình và một số lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh mở rộng vốn từ.
Để các con có thể làm quen và tập trung hơn trong các tiết dạy, đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế theo quy trình như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn luật chơi/ cách chơi cho học sinh
Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi
Bước 4: Nhận xét, công bố kết quả trò chơi
Tuy việc tổ chức các trò chơi mang lại nhiều lợi ích, tạo hứng thú cho học sinh nhưng cần lưu ý một số nội dung sau:
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi
- Thờii gian chơi mỗi trò từ 2 – 3 phút
- Không làm dụng nhiều trò chơi trong một tiết học
- Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú Cách chơi ngắn gọn, dễ hiểu
- Lệnh chơi phải rõ ràng để học sinh nắm bắt và tham gia chơi
- Nhận xét trò chơi cần kịp thời, đầy đủ, chú ý vào sự tiến bộ của học sinh yếu để khuyến khích, động viên giúp các em tiến bộ
4 Các biện pháp tiến hành
4.1 Biện pháp 1: Sử dụng các trò chơi truyền thống giúp học sinh mở rộng, hệ thống lại vốn từ ngữ theo chủ đề.
4.1.1 Trò chơi Truyền điện
Trò chơi Truyền điện rất phổ biến và có thể sử dụng trong hấu hết các tiết
học, các bước lên lớp, đặc biệt trong môn tiếng Việt với mục đích giúp học sinh
nói, phát hiện được nhiều từ ngữ liên quan đến bài học Lớp trưởng sẽ đóng vai
là người dẫn điện và mở nguồn điện bằng cách nói 1 từ liên quan đến chủ đề cần
mở rộng Sau khi nói xong, lớp trưởng sẽ chỉ và gọi tên bạn bất kỳ trong lớp để nêu nối tiếp một từ ngữ thuộc chủ đề đó Người được gọi tên trong 5 giây phải
Trang 7nhanh chóng suy nghĩ và nói ra được từ ngữ phù hợp Nếu đúng sẽ được truyền điện và nếu sai sẽ trừ một ngôi sao thi đua Trò chơi tiếp tục đến khi cô giáo hô
“ngắt điện” thì dừng lại
4.1.2 Trò chơi “Bé sâu thông minh”
Trò chơi này thường được tổ chức trong phần khám phá, thực hành của tiết Luyện tập giúp mở rộng vốn từ theo các nhóm ví dụ như nhóm từ chỉ màu sắc, nhóm từ chỉ âm thanh, nhóm từ chỉ hương vị…
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 – 6 thành viên Giáo viên sẽ gắn lên “đầu chú sâu” chủ đề cần tìm, học sinh sẽ ghi các từ ngữ theo chủ đề của nhóm lên “thân chú sâu” Kết thúc trò chơi, giáo viên và học sinh sẽ kiểm tra các từ ngữ sai và loại khỏi chú sâu, nhóm nào có chú sâu dài nhất sẽ chiến thắng
4.1.3 Trò chơi “Tìm từ tiếp sức”
Trò chơi này thường được sử dụng trong các tiết Luyện tập 1 giúp nhớ lại
và phân loại từ ngữ theo nhóm đã học
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm Cùng với đó là chia bảng thành các phần riêng biệt tương ứng với 4 nhóm
- Thành viên các nhóm sẽ xếp thành hàng dọc và đứng trước phần bảng của nhóm mình
- Mỗi nhóm sẽ được tôi chuẩn bị trước những chủ đề liên quan đến các từ ngữ chỉ đặc điểm khác nhau Chẳng hạn như: màu sắc, đồ ăn, các loài hoa, các hương vị,…
- Trong vòng 5 phút, các đội phải tiến hành thảo luận, từng thành viên sẽ lần lượt lên bảng viết lại từ ngữ thuộc chủ đề của nhóm mình Sau khi ghi xong
sẽ quay về hàng và đập tay với người tiếp theo Kết thúc 3 phút, nhóm nào ghi được nhiều từ chính xác nhất sẽ dành chiến thắng
4.1.4 Trò chơi “Ai đúng – Ai hay?”
Đây là một trò chơi cá nhân giúp học sinh phát triển vốn từ và mở rộng câu văn thường được sử dụng trong tiết Luyện tập 2 Giáo viên sẽ chuẩn bị một bức tranh hoặc một sự vật và cho học sinh quan sát, đặt câu rồi sau đó nối tiếp thêm từ ngữ vào câu đã đặt theo hiệu lệnh của giáo viên
Ví dụ khi dạy học sinh “Viết đoạn văn về người em yêu quý”, tôi đưa một bức tranh về người mẹ đang dạy con học rồi yêu cầu học sinh đặt câu nêu hoạt động Học sinh đặt “Mẹ dạy em học bài.”
Tôi sẽ đưa các hiệu lệnh như sau:
+ Thêm từ chỉ thời gian HS thêm từ “Mỗi tối, mẹ dạy em học bài.” + Thêm từ chỉ địa điểm HS thêm từ “Mỗi tối, trong căn phòng nhỏ, mẹ dạy em học bài.”
Trang 8+ Thêm từ chỉ đặc điểm HS thêm từ “Mỗi tối, trong căn phòng nhỏ ấm
áp, mẹ dạy em học bài.”
+ Thêm hình ảnh so sánh HS thêm từ “Mỗi tối, trong căn phòng nhỏ
ấm áp, mẹ như cô giáo dạy em học bài”
Qua trò chơi, học sinh có thể ghi nhớ thêm nhiều từ đồng thời tăng khả năng diễn đạt câu văn hay, giàu hình ảnh
4.2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và sử dụng các trò chơi học tập.
4.2.1 Trò chơi sử dụng trên Powerpoint
a Trò chơi “Đố vui có thưởng”: Giáo viên sẽ nghiên cứu và xây dựng bộ
câu đố liên quan đến các chủ đề cần mở rộng vốn từ Đến tiết học, giáo viên chia học sinh thành các nhóm và sẽ lần lượt chiếu các câu đố lên màn hình Nhiệm
vụ của thành viên các nhóm là suy nghĩ và trả lời các câu đố bằng cách giơ hoa giành quyền trả lời Kết thúc bộ câu hỏi, nhóm nào có số câu trả lời đúng nhiều hơn sẽ dành chiến thắng và nhận phần thưởng Phần thưởng mang tính chất tập thể có thể là bánh kẹo, đồ dùng học tập do giáo viên chuẩn bị
Một số câu đố được tôi sưu tầm như:
Câu đố 1:
Hoa gì chỉ nở mùa hè Từng chùm đỏ thắm gọi ve khắp vùng?
(Đáp án: Hoa phượng) Câu đố 2:
Mùa gì nắng nóng Trời cứ chói chang Mây không ngó ngàng Phải mang mũ nón?
(Đáp án: Mùa hè) Câu đố 3:
Hoa gì nở giữa mùa hè Trong đầm thơm mát, lá xòe che ô?
(Đáp án: Hoa sen) Câu đố 4:
Chiều hè tung cánh bay Nghiêng mình theo cơn gió
Bé giữ chặt đầu dây Buông tay, bay đi mất
b Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”:
Trang 9- Giáo viên chuẩn bị trước những hình liên quan đến chủ đề cần mở rộng vốn từ
- Học sinh sẽ được chia thành các nhóm và lần lượt quan sát từng hình ảnh mà giáo viên trình chiếu trên màn hình
- Thành viên của các nhóm sẽ thảo luận và đưa ra câu trả lời đúng với hình ảnh mà giáo viên đưa ra bằng cách giơ cờ giành quyền trả lời
- Kết thúc các hình ảnh, nhóm nào trả lời được nhiều hình ảnh đúng sẽ chiến thắng và nhận thưởng
4.2.2 Sử dụng phần mềm trực tuyến để tạo trò chơi.
a Phần mềm Wordwall
Phần mềm Wordwall là phần mềm trực tuyến giúp tạo các trò chơi cho học sinh theo dạng như nối từ, đố vui, tìm từ, sắp xếp nhóm,…Giáo viên truy cập trang Wordwall.net và chọn các dạng trò chơi, thiết kế nội dung trò chơi, cài đặt thời gian, các mức độ của trò chơi
Ví dụ: Trò chơi “Ai tinh – Ai nhanh?”
Giáo viên thiết kế trò chơi trên phần mềm Wordwall Giáo viên sẽ nhập các từ ngữ thuộc chủ đề cần mở rộng vào bảng nội dung trên phần mềm, sau đó
hệ thống sẽ tạo các từ ngữ thành một bảng gồm các ô chữ Nhiệm vụ của học sinh là quan sát ô chữ và tìm ra các từ ngữ được ẩn giấu trong thời gian ngắn nhất Mỗi học sinh trả lời đúng sẽ được nhận 1 ngôi sao
Sau khi tìm được từ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó
để ghi nhớ lâu hơn
b Phần mềm Baamboozle
Phần mềm Baamboozle cũng là một phần mềm trực tuyến có các trò chơi học tập giúp tăng hứng thú cho học sinh Ở phần mềm này, giáo viên có thể truy cập các trò chơi có sẵn để tăng vốn từ cho học sinh trong các tiết học Đồng thời,
Trang 10giáo viên có thể tự thiết kế các trò chơi phù hợp với đối tượng học ính mình giảng dạy
Ví dụ: Khi dạy bài “Từ trái nghĩa” trong môn tiếng Việt lớp 3, tôi sử dụng
trò chơi trên phần mềm để vận dụng sau tiết dạy Học sinh sẽ lựa chọn các ô bất
kỳ, ô đó sẽ hiện ra từ ngữ và hình ảnh minh họa giúp từ rõ nghĩa hơn, nhiệm vụ của học sinh là nêu ngay từ trái nghĩa tương ứng với từ vừa xuất hiện
Học sinh lựa chọn được ô số bất kỳ
Học sinh tìm từ trái nghĩa với từ đã cho