Sáng kiến kinh nghiệm môn tập đọc lớp 2 một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong môn tiếng việt

11 1 0
Sáng kiến kinh nghiệm môn tập đọc lớp 2 một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong môn tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí chọn đề tài Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông Thành quả giáo dục tiểu học có tác dụng bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi người Những đức tính trung thực, công bằng, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và những kĩ bản nghe, nói, đọc viết, tính toán nếu không được hình thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ khó có hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao Để đạt được những mục tiêu trên, môn Tiếng Việt đã đóng một vai trò rất quan trọng việc hình thành nhân cách, phẩm chất của người Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh tri thức về ngôn ngữ học, trang bị cho học sinh công cụ để học tập tất cả các môn học khác nhà trường Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học các phân môn được thiết kế có một mối quan hệ mật thiết, bổ trợ nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập, để giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lí và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hóa, tính cách người Việc giáo dục lời nói giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” “ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để đánh giá một người, chúng ta cần phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ: “ Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời” Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực Với trẻ em, lứa tuổi hình thành nhân cách, từ các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng Ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo 1/22 dục trẻ em từ những ngày đầu bước chân tới trường Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn” Dạy Tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng Chính vì vậy từ đầu năm học ………tôi được phân công giảng dạy lớp 2B Sau nhận lớp và tổ chức dạy học cho học sinh nhận thấy: Việc tổ chức luyện nói cho học sinh học Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn và kết quả học tập chưa cao Giáo viên thường đưa ra, giáo viên gợi ý, đa phần học sinh nhắc lại các câu mẫu của giáo viên chỉ có một số rất ít nói được theo cách riêng của mình Trên thực tế dạy học Tiếng Việt và đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016/TT- BGDĐT, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn việc tổ chức hoạt động luyện nói giờ học Tiếng Việt cho học sinh lớp Các em chưa mạnh dạn, tự tin nói hoặc chưa thể diễn đạt được nội dung cần nói (do vốn kĩ ngôn ngữ còn ít) Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt, phát huy quan điểm dạy học Tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp cần phải có những biện pháp cụ thể để tổ chức hoạt động luyện nói cho học sinh giờ học Tiếng Việt Chính vì vậy, chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ nói cho học sinh lớp môn Tiếng Việt” để trao đổi với các bạn đồng nghiệp giúp cho công tác giảng dạy nhà trường ngày một tốt 1.2 Mục đích nghiên cứu Trước hết, bản thân tìm những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp, tiếp đó là rèn cho học sinh những kĩ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm giao tiếp, cũng sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân Trước những vấn đề mà các em phải tự bộc lộ qua những lời nói, lời phát biểu, trả lời các câu hỏi theo nội dung bài học, khả giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp rèn kĩ nói cho học sinh lớp môn Tiếng Việt 2/22 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xây dựng sở lí thuyết: Sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu nói về vấn đề dạy học Tiếng Việt, nghiên cứu các bài viết, công trình nghiên cứu tập san, tạp chí, có liên quan đến đề tài để làm sở cho việc điều tra thực trạng Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin bằng các câu hỏi phỏng vấn: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy khối - Học sinh khối Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: 3/22 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của skkn Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc đất nước Việt Nam Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi người Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học ngoài việc cung cấp kiến thức Tiếng Việt và thái độ, tình yêu Tiếng Việt còn phải giúp học sinh giao tiếp tốt môi trường hoạt động lứa tuổi Vì thế việc sử dụng từ ngữ đúng, nắm rõ vào hoạt động giao tiếp qua đó bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt Ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói là trao đổi thông tin, đóng vai trò biểu hiện tình cảm, qua lời nói thể hiện văn hoá, tính nết của người Do vậy cần phải giáo dục, rèn luyện lời nói của các em từ nhỏ, từ các lớp đầu cấp Tiểu học để sau này các em có thói quen cư xử đúng mực, lịch sự giao tiếp Ông cha ta thường răn dạy cháu qua câu ca dao, tục ngữ như: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”; “ Lời nói khơng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau” Hay câu: “ Chim khơn kêu tiếng rảnh rang, Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Ngoài ra, việc giao tiếp ứng xử khéo léo cũng giúp ta thành công nhiều lĩnh vực và công việc 2.2 Thực trạng 2.2.1 Về giáo viên: Trong nhiều năm qua thấy đa số giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho học sinh và có sự đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy bước đầu có hiệu quả Tuy nhiên, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn dạy Qũy thời gian dành cho các phân môn của Tiếng Việt còn hạn chế Qua thực tế thấy việc rèn cho học sinh thực hiện đúng về nghi thức lời nói cũng viết đoạn văn tốt chưa được giáo viên chú tâm nhiều Một số giáo viên chưa nắm rõ ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra, phương pháp 4/22 dạy học còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách giáo viên, hầu ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh Giáo viên chưa quan tâm đến sửa câu, cách dùng từ đặt câu Từ đó dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, ít sáng tạo Bên cạnh đó giáo viên chưa tập chung tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí, môi trường sống của học sinh, chưa thật sự thông cảm với những khó khăn mà học sinh gặp phải nên tiến hành hỏi đáp chỉ yêu cầu những học sinh nói hay hoặc hay trả lời Không mấy quan tâm đến những học sinh ít nói, nghèo nàn về ngôn ngữ, vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất nhiều thời gian Vấn đề này vô tình giáo viên đã làm cho những học sinh rụt rè ngày càng trở nên nhút nhát 2.2.2 Về học sinh: ` Những năm gần được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp Trong quá trình dạy Tiếng Việt, nhận thấy đa số học sinh có hứng thú giờ học, song chủ yếu tập chung vào các bài tập đọc, bài làm miệng với các yêu cầu học sinh cần diễn đạt bằng lời nói thấy học sinh còn lúng túng Mặc dù học sinh đã có vốn từ vựng nhất định và nắm được một số quy tắc giao tiếp trước đến trường Tiểu học các em còn mắc nhiều lỗi phát âm (thanh điệu, phụ âm đầu, phần vần, âm cuối) Lỗi dùng từ, cách thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ thể hiện lời nói Ngôn ngữ của học sinh mang bản sắc địa phương, nhiều em còn bỡ ngỡ, lúng túng thực hiện hoạt động nói Đặc biệt là nói theo chủ đề, nói về một nội dung nhất định Các em gặp khó khăn lựa chọn từ ngữ, sắp xếp từ ngữ đó thành câu và sắp xếp các ý cần nói Vì vậy, các em chưa chủ động nói mà chỉ nói được hỏi (trả lời câu hỏi) Học sinh lớp chưa có vốn từ phong phú, chưa sử dụng từ linh hoạt, việc nắm nghĩa của từ còn hạn chế Việc vận dụng từ ngữ để đặt câu, tạo đoạn còn chưa linh hoạt, các ý cần nói chưa có sự chọn lọc và sắp xếp theo một trật tự từ lô gíc hợp lí Vì vậy, các em thường nói tự do, nói không đủ câu, đủ ý, diễn đạt chưa mạch lạc, thường ngắc ngứ, lúng túng, bế tắc trình bày một vấn đề khó, cần huy 5/22 động vốn từ lớn Các em nói tự theo suy nghĩ của mình, không chú ý tới cách thức nói, nghi thức nói và nội dung, mục đích của mình Hơn nữa tâm lý của các em học sinh lớp thường nhút nhát, không tự tin, sợ sệt giao tiếp với bạn bè, thầy cô, trước những nơi đông người Điều đó dẫn đến hiệu quả giao tiếp bị hạn chế Trước tình hình đó vào đầu tháng năm học ………tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng để tìm biện pháp khắc phục những tồn tại * Kết khảo sát phần luyện nói môn Tiếng Việt: Sĩ Lớp Số HS nói đúng, Học sinh nói HS hiểu nợi Học nói hay (nói có trôi trảy, rõ dung câu hỏi không đủ kèm theo ngữ ràng, diễn đạt trả lời đủ ý, diễn đạt điệu, có cử chỉ, được nợi dung còn điệu bộ) 2B ngượng cịn ngùng sinh nói câu, ngắc ngứ, lúng túng SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL 16,6 26.7 30 TL(%) 30 26,7 Qua khảo sát cho thấy số học sinh nói đúng, nói hay, nói trôi chảy chưa nhiều mà số học sinh diễn đạt câu còn ngắc ngứ, lúng túng còn cao Từ thực tế giảng dạy, để khắc phục tình trạng xin trình bày một số biện pháp cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của học sinh giờ học Tiếng Việt 2.3 Các biện pháp thực Biện pháp 1: Phân nhóm học sinh Ở biện pháp này sử dụng phương pháp quan sát, thu thập thông tin, đã xử lí những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp với những biện pháp thực hiện sau: Tôi tiến hành phân chia học sinh theo các nhóm: 6/22 Nhóm 1: Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, giao tiếp biết thể hiện lời nói biểu cảm, lịch sự Những học sinh này phân làm nhóm trưởng của các nhóm lớp, những nhân vật nòng cốt các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh rèn luyện kĩ nói lớp Những em này là người dẫn chương trình các giờ luyện nói Nhóm 2: Nhóm học sinh có lời nói tương đới rõ ràng, trôi chảy, lịch sự chưa thể hiện được lời nói tình cảm giao tiếp Nhóm 3: Nhóm học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp, khả giao tiếp còn lúng túng, ít sử dụng lời nói lịch sự, tình cảm giao tiếp, nói cộc lốc, chưa diễn đạt trọn ý, trọn câu Ví dụ: Trong tiết kể chuyện: Chuyện bốn mùa (Tiếng Việt, tập - Trang 6) - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: + Phân vai theo từng nhân vật - Người dẫn chuyện: Chọn học sinh nhóm - Các nhân vật: Xuân, Hạ, Thu, Đông chọn học sinh ở nhóm hoặc nhóm - Giáo viên gọi từng nhóm lên thực hiện nhiệm vụ của mình Biện pháp 2: Giúp học sinh luyện nói thơng qua hệ thống tập Với biện pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “nói” tất cả các tiết học Tiếng Việt Chính vì vậy khả giao tiếp của các em ngày càng được hoàn thiện Việc “nói” cho trơi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả học tập của học sinh Chính vì vậy đã xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ nói cho học sinh dựa hệ thống nguyên tắc Khi xây dưng hệ thống bài tập cần phải đảm bảo tính hệ thống Bài tập được xây dựng theo hướng chú ý khai thác phát huy vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm giao tiếp đã có của học sinh Nội dung bài tập được xây dựng thể hiện yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, tức là hệ thống bài tập được xây dựng 7/22 và sử dụng dựa lí luận dạy học hiện đại - dạy học hướng vào hoạt động của người học Để tham gia vào hoạt động giao tiếp tốt thì học sinh cần phải nghe, nói tốt Trong giao tiếp cần rèn luyện kĩ nói phát âm chuẩn, nói các tình huống giao tiếp cụ thể, nói dựa theo câu hỏi định hướng hoặc trả lời câu hỏi, nói theo nội dung bài học Trường hợp 1: Loại tập luyện phát âm theo chuẩn Ở phần này, giáo viên chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các từ tiếng khó cần rèn đọc phần luyện đọc ở tiết1 Lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn để rèn cho các em trước hết phải phát âm đúng, chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh, tự tin phát biểu hay đưa những ý kiến riêng của bản thân, lời nói giờ luyện nói mới có thể tự nhiên, sáng Cụ thể lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm thật đúng và chính xác Điều quan trọng ở chính là bản thân giáo viên phải là người phát âm chuẩn và chính xác Đa số học sinh lớp 2B làm chủ nhiệm các em thường phát âm sai ch/ tr, x/s, r/d, các nguyên âm đôi, phát âm sai hỏi, ngã Do đó phần yêu cầu luyện đọc từ khó ở tất cả các bài tập đọc quan tâm lựa chọn những từ ngữ có âm đầu ch/tr, x/s, r/ d, các nguyên âm đôi và từ ngữ có chứa hỏi, ngã để học sinh luyện đọc nhiều Bên cạnh đó, tùy theo nội dung của bài học giáo viên đưa những trò chơi giúp hoạt động vừa học vừa vui chơi thoải mái Ví dụ: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Thi đọc nhanh và đúng câu có âm đầu, vần, dễ lẫn Giáo viên tự nghĩ hoặc sưu tầm một số câu thơ, câu văn có những âm đầu, vần, dễ đọc, viết lẫn lộn (do cách phát âm của địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy “ làm đề bài” thi đọc nhóm Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm và đứng lên đọc to bài trước lớp, cả lớp nghe và đại diện một số học sinh đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: đọc nhanh, phát âm đúng Giáo viên nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt 8/22 Ví dụ minh họa: Đọc phân biệt các âm đầu dễ lẫn: a Phân biệt ch/ tr Quê hương cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng thềm b Phân biệt x/s Nhìn lên bầu trời đầy sáng, anh bộ đội biên phòng lại xôn xao nhớ đến những người thân ở quê c Đọc phân biệt các tiếng có dễ lẫn( hỏi, ngã) Kẽo cà kẽo kẹt Bé Giang ngủ rời Tóc bay phơ phất Vương vương nụ cười Trường hợp 2: Loại tập tình Đây là loại bài tập để luyện tập các nghi thức lời nói và phát triển ngôn ngữ nói Trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt đã tạo điều kiện cho học sinh được thực hành rất nhiều loại bài tập này Trong các phần luyện nói ở các bài học Tập đọc-kể chuyện và Tập làm văn, Luyện từ và câu học sinh được chơi đóng vai, đóng kịch kể lại theo từng chủ điểm của bài học, học sinh được tham gia chơi đóng vai ông bà, cha mẹ và các cháu nhỏ, người bán hàng, người mua hàng để luyện tập các nghi thức của lời nói (chào hỏi gặp mặt, chia tay, nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu đề nghị một việc gì đó ) Hoạt động này là một cách luyện tập phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa chơi vừa học, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự Để giờ luyện nói đạt kết quả tốt, giáo viên cần dành thời gian nghiên cứu nội dung bài luyện nói để đưa những câu hỏi dẫn dắt cho phù hợp với nội dung bài cũng phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình Ngoài ra, giáo viên nên lưu ý 9/22 thái độ của học sinh nói với từng đối tượng là lớn mình, bằng mình hay nhỏ mình thì có những đại từ xưng hô khác và những cử chỉ thể hiện khác, tùy tình huống vui hay buồn Khi nói lưu ý học sinh nên thể hiện cử chỉ tình cảm để câu nói thể hiện sự lễ phép, lịch sự Mặt khác giáo viên không chỉ dạy cho học sinh thực hành giao tiếp tiết học mà còn phải giáo dục các em mọi lúc, mọi nơi cuộc sống hàng ngày với một thời gian dài Điều quan trọng nữa là giáo viên cần cho các em nắm rõ tình huống vì nói các em hay lầm lẫn giữa lời đáp và lời nói Ví dụ: Em nói thế nào bạn xin lỗi em vì bạn đã làm bẩn áo em Các em có thể bị lầm và nói là: - Xin lỗi bạn tớ lỡ làm bẩn áo bạn Nguyên nhân là các em chưa đọc kĩ đề, sự suy xét của các em còn non nớt Bởi vậy, giáo viên cần tập cho các em đọc kĩ đề bài Đặt mình vào tình huống của đề bài, cùng sắm vai theo tình huống đó Có vậy các em mới không bị lầm lẫn Và em có thể đáp lại lời xin lỗi của bạn là: "Không đâu, tớ nhờ mẹ tớ giặt mà." Với dạng bài nói và đáp lời khẳng định, phủ định có lẽ tương đối dễ với các em, các em chỉ cần nói có hoặc khơng Tuy nhiên, giáo viên cần giải thích cho các em thuật ngữ khẳng định, phủ định Vì nếu không giải thích, các em chỉ làm theo mẫu sách giáo khoa thì không thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh Còn nếu ta giải thích thì vừa gặp dạng bài tập này các em sẽ nói, đáp tốt Bởi vậy giáo viên cần cho các em thực hành sắm vai và cần lưu ý tình cảm thể hiện qua thái độ Ví dụ: Khi đáp lời khẳng định thì thể hiện sự vui mừng, đáp lời phủ định thể hiện sự tiếc nuối Có thế thì người nghe mới hiểu được tình cảm của 10/22 Khi hướng dẫn học sinh thực hành về các nghi thức lời nói phải kết hợp cả cử chỉ, thái độ, tình cảm Chính vì vậy quá trình giảng dạy THÔNG TIN HỎI ĐÁP: -Bạn nhiều thắc mắc ḿn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm mẻ khác của Trung tâm Best4Team Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 email: best4team.com@gmail.com để hỗ trợ nhé! 11/22

Ngày đăng: 31/10/2023, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan