1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tổ chức tiết học tại thư viện nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 3

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hơn nữa, tiết học thư viện là một tiết học có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh, đặc biệt các em sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn

Trang 1

“TỔ CHỨC TIẾT HỌC TẠI THƯ VIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 3”

1 Lí do chọn biện pháp

Điều 2, Luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 có viết: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”

Theo đó, để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo chúng ta cần phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó có giải pháp đổi mới nội

dung, phương pháp dạy và học theo định hướng “coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh” ở tất cả các cấp

Ở bậc Tiểu học, cùng với các môn học khác thì tiết học thư viện là một trong những tiết học có tầm quan trọng rất lớn Nó góp phần hình thành phát triển nhân cách và năng lực trí tuệ cho học sinh Đây là một điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nếu trước đây, học sinh chỉ đọc sách tại thư viện hay góc thư viện của lớp học, thì giờ đây với mỗi học kì học sinh sẽ có hai tiết học tại thư viện Thông qua tiết học thư viện giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc sách, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh Hơn nữa, tiết học thư viện là một tiết học có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh, đặc biệt các em sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn đề có hiệu quả Đối với học sinh lớp 3, năng lực giải quyết vấn còn hạn chế vì thế giáo viên càng không nên chủ quan, bỏ qua việc rèn năng lực cho học sinh

Thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong phương pháp giảng dạy, truyền thụ tri thức cho học sinh Học sinh vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu các tri thức khoa học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo Nhiều tiết dạy khô khan, thiếu sự tinh tế, dạy dọc chỉ đóng kín trong lớp học Học sinh cơ bản chỉ làm việc trong sách giáo khoa mà chưa “mở rộng” các văn bản có tại thư viện

Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của tiết học thư viện, làm thế nào để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, đó là vấn đề bản thân luôn suy nghĩ trăn trở từ khi nhà trường triển khai tiết học tại thư viện Từ những lí do trên tôi mạnh dạn

lựa chọn biện pháp: “Tổ chức tiết học tại thư viện nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 3” tại trường TH&THCS số 2 Ngư Thủy, huyện

Lệ Thủy

Trang 2

2 Mục đích của biện pháp

- Nhằm thay đổi môi trường học tập của học sinh không bị bó buộc trong không gian lớp học để học sinh có cơ hội được trải nghiệm, khám phá tài liệu tại thư viện nhằm giúp học sinh hình thành năng lực góp phần nâng cao chất lượng dạy học

- Tạo hứng thú cho học sinh, tạo cho học sinh có thói quen đọc sách, văn hóa đọc sách trong và ngoài thư viện

- Kích thích nhu cầu tìm tòi, khám phá tri thức của học sinh, đặt học sinh vào một môi trường học tập mới, có sẵn nguồn thông tin tư liệu Từ đó rèn cho học sinh kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn thông tin cần thiết, phù hợp phục vụ cho hoạt động học tập của mình

- Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng hiện đại, thích nghi, sáng tạo

- Thông qua việc học tại thư viện giáo viên còn bồi dưỡng phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống

3 Cơ sở lí luận 3.1 Cơ sở khoa học

a Tiết học thư viện là gì?

Tiết học thư viện là một phần bắt buộc trong thông tư 16/2022/TT - BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn Thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông trong đó quy định mỗi lớp sẽ phải học 2 tiết trên 1 học kì Vì vậy nhà trường cần xếp lịch theo thời khóa biểu để các lớp xuống học tiết học tại thư viện

b Năng lực giải quyết vần đề là gì?

Là khả năng của học sinh phối hợp vận dụng những kinh nghiệm bản thân, kiến thức, kĩ năng của các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông để giải quyết thành công các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống của các em với thái độ tích cực

c Các bước thực hiện năng lực giải quyết vần đề

Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề dự kiến phát triển ở học sinh gồm 4 thành tố, mỗi thành tố bao gồm một số hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình giải quyết vấn đề Cụ thể là:

- Tìm hiểu, khám phá vấn đề: nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống

cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác

- Thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ

Trang 3

đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành

động

- Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp:

▪ Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận,

xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu

▪ Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế

hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi

3.2 Cơ sở pháp lí

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14ngày 14/06/2019 của Quốc hội

- Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng (Khóa 11) về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo

- TT 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông

- Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học

- Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

3.3 Cơ sở thực tiễn

* Để viết được đề tài này tôi đã tìm đọc những tài liệu sau:

- “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện trường học” của tác

giả Trần Thị Dòn (2008)

- “Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong chương trình giáo dục phổ thông mới” Tạp chí khoa học giáo dục của tác giả

Nguyễn Thị Lan Phương (2014)

- “Báo cáo tổng kết đề tài Phát triển chương trình GDPT theo định hướng phát triển năng lực người học” Đề tài cấp Bộ, mã số B2008-37-52TĐ của tác giả

Lương Việt Thái (2011)

* Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ phân tán, chóng chán nếu như các em không có hứng thú với môn học Đặc biệt, năm học 2023-2024 là năm học thứ tư áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là năm thứ hai đổi mới chương trình đối với lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 4

thức khổng lồ và giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài, tiếp cận với nền văn minh nhân loại Với tinh thần học hỏi, không ngừng nâng cao chuyên môn, tìm hiểu và sáng tạo, mỗi thầy cô cần nghiên cứu, lựa chọn bài dạy phù hợp với không gian thư viện của trường Hiểu được điều đó, tôi đã tìm hiểu chương trình, nội dung các môn học lớp 3 do tôi phụ trách giảng dạy phù hợp dạy tại thư viện trong học kì 1 như sau:

lượng

1 Tiếng Việt 11 Mái nhà yêu thương

Tiết 4,5: Đọc: Trò chuyện cùng mẹ Đọc mở rộng về câu chuyện bài văn, bài thơ về hoạt động của người thân trong gia đình

2 tiết

2 Toán 8 Làm quen với hình phẳng, hình khối

Bài 19 Hình tam giác, hình tứ giác Hình vuông, hình chữ nhật

1 tiết

3 TNXH 14 Cộng đồng địa phương

Bài 11 Di tích lịch sử - văn hoá và cảnh quan thiên nhiên

1 tiết

4 Đạo đức 6 Em yêu tổ quốc Việt Nam

GDĐP: Tìm hiểu về Đội nữ Pháo binh Ngư Thủy qua hình ảnh, video

1 tiết

5 HĐTN 12 Mái trường em yêu

Sinh hoạt lớp: Món quà tặng thầy cô Sinh hoạt Sao

1 tiết

Ở mỗi tiết học, thay vì việc học sinh ngồi học trong không gian lớp học quen thuộc, các em được học trong không gian mở của thư viện Tại đây các em được làm việc nhiều, di chuyển thuận lợi đến các nhóm Đặc biệt là được tiếp cận với kho tàng sách khổng lồ của thư viện Mỗi hoạt động cần thảo luận, trao đổi, tra cứu tư liệu được các em hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả

4.2 Khảo sát năng lực giải quyết vấn đề thông qua tiết học thư viện đối với học sinh lớp 3

Việc dạy học có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề của người học Vì vậy, trước tiên tôi tìm hiểu về mức độ giải quyết vấn đề của học sinh khi học tại thư viện, kết quả thu được như sau:

Trang 5

Bảng 1: Kết quả khảo sát năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 3 thông qua tiết học tại thư viện

Tiêu chí đánh giá

Số lượng

Bên cạnh đó, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy truyền thống mà chưa chú trọng việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại hay chưa kết hợp được các phương pháp đó lại với nhau nên việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề chưa thật sự hiệu quả

Do đó, muốn cho học sinh có năng lực giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có tình huống có vấn đề để học sinh phát hiện và giải quyết Đồng thời giáo viên phải biết cách dẫn dắt học sinh rèn luyện giải quyết vấn đề

4.3 Cách thức tổ chức tiết học tại thư viện

*Trước tiết học: Sự hợp tác, phối kết hợp giữa giáo viên và nhân viên thư

viện có ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là về mặt chuẩn bị giáo án môn học, việc chuẩn bị, bổ sung tài liệu cho học sinh, việc cung cấp các cơ hội phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh và giáo viên Do đó, giáo viên cần báo với nhân viên thư viện trước khi có tiết học tại thư viện để đảm bảo có các

điều kiện cần và đủ cho tiết dạy đạt hiệu quả cao

*Trong tiết học: Cùng với trải nghiệm qua thực tế, học sinh có thể trải

nghiệm qua sách, báo, tài liệu ngay trong trường, lớp

Các bước cơ bản của Tiết học thư viện

1 Thời gian: 35 phút dành cho hoạt động Đọc cá nhân (nếu còn thời gian giáo

viên có thể tổ chức thêm hoạt động mở rộng)

2 Vật liệu hỗ trợ: Sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh

Trang 6

2 Nhắc học sinh về những mã màu phù hợp với các em

3 Nhắc học sinh về cách lật sách đúng (cho đến khi các em đã quen với việc

này)

4 Mời mỗi lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí thoải

mái để ngồi đọc

Lưu ý: Đối với học sinh khối 1-3, ở những tiết Đọc cá nhân đầu tiên, thời gian dành cho hoạt động Đọc cá nhân khoảng 10 phút Giáo viên sẽ tăng thêm thời gian dành cho hoạt động Đọc cá nhân khi học sinh đã quen với hoạt động này vào khoảng học kỳ 2 của năm học

1 Di chuyển xung quanh phòng thư viện để kiểm tra xem học sinh có đang thực

sự đọc sách không

2 Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi nỗ lực của các em

3 Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc

Hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách khác có trình độ đọc thấp hơn nếu cần

4 Quan sát cách học sinh lật sách, hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách

đúng nếu cần

Trang 7

1 Nhắc học sinh mang sách quay trở lại vị trí ngồi ban đầu một cách trật tự 2 Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em đã đọc Giáo viên có thể

chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ:

• Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?

• Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?

• Câu chuyện xảy ra ở đâu?

• Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?

• Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?

• Nếu em là … (nhân vật), em sẽ hành động khác nhân vật như thế nào?

• Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?

• Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?

• Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?

3 Nếu không có hoạt động mở rộng – hướng dẫn học sinh mang sách để vào

đúng rổ trả sách của từng kệ (trong thư viện)

Chẳng hạn, sau khi đọc xong câu chuyện “Cậu bé Tích Chu”, giáo viên tổ

chức cho học sinh chia sẻ các câu hỏi sau:

Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Trong chuyện có mấy nhân vật?

Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào ? Vì sao Tích Chu lại không thương bà? Khi Bà bị ốm Bà gọi Tích Chu thế nào ? Khi bà biến thành chim thái độ Tích Chu ra sao ?

Trang 8

Tích Chu đã nói với bà như thế nào ? Bà trả lời Tích Chu ra sao ?

Trên đường đi tìm bà Tích Chu đã gặp ai ? Bà tiên đã nói gì với Tích Chu ? Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người ?

Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì ? Bạn Tích Chu trong truyện đáng khen hay đáng chê ?

Sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp các em hiểu và nhớ được chi tiết quan trọng trong câu chuyện Ngoài ra các em còn được liên hệ giáo dục phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống thông qua các câu chuyện mà các em đã

được đọc

Liên hệ giáo dục phải sát thực với bài dạy chứ không rập khuôn máy móc,

không chung chung

Ví dụ: Bài “Cậu bé Tích Chu” giáo dục học sinh phải biết yêu thương, quan

tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân yêu trong gia đình

Bài “Ba cô gái” giáo dục các em thấy được bổn phận của con cái phải hiếu

kính, chăm sóc cha mẹ, giống như cô gái út trong câu chuyện đã làm

Tuỳ theo nội dung từng bài giáo viên kết hợp giáo dục hành vi đạo đức cho các em

Ví dụ: Bài “Sự tích cây vú sữa” giáo dục học sinh phải biết gìn giữ, trân

quý những thứ mình đang có, vì có những thứ mất đi rồi không bao giờ có thể lấy lại được

Tạo cơ hội cho học sinh đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài đọc hoặc liên hệ được bài đọc với cuộc sống

*Sau tiết học:

Cho học sinh viết nhật kí sau khi đọc (Ghi chép được vắn tắt ý tưởng, chi

tiết, quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay)

Ví dụ: Ghi lại câu thơ yêu thích sau khi đọc; nêu nhân vật yêu thích và giải

thích lí do vì sao yêu thích; tóm tắt lại nội dung, câu chuyện đã đọc

Trang 9

Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm hoặc cá nhân và có thể tổ chức thi đọc

Học sinh làm sản phẩm lưu tại góc học tập của lớp

Ngoài ra, học sinh có thể mượn sách về nhà đọc và chia sẻ cùng bạn bè, người thân về sự hiểu biết của mình sau khi tiết học đó

Hình ảnh: Học sinh học tại thư viện

4.4 Đa dạng hóa các hình thức hoạt động tại thư viện

Qua việc thực hiện các tiết học thư viện tôi nhận thấy hoạt động mở rộng được học sinh hưởng ứng nhiệt tình, các em mạnh dạn, tự tin thích thể hiện mình Vì thế, khi dạy tiết học tại thư viện tôi đã đa dạng hóa các hình thức hoạt động tại thư viện như: nếu câu chuyện có nhiều đoạn hội thoại giữa các nhân vật tôi chọn một số tình huống để học sinh sắm vai, hoặc câu chuyện có các nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh, tôi chọn hình thức viết- vẽ, câu chuyện cổ tích, thần thoại thì tôi tổ chức cho học sinh thi kể chuyện,… Cách tổ chức hoạt động mở rộng cho học sinh sẽ giúp học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo, hứng thú trong học tập

Ví dụ: Học bài Ba cô gái (TV – Chủ đề Mái nhà yêu thương) học sinh sắm

vai các nhân vật trong truyện: Người dẫn truyện; bà mẹ; sóc đưa thư; 3 người chồng của 3 cô con gái; cô con gái cả; cô con gái hai và cô con gái út

Hình ảnh: Học sinh diễn sắm vai câu chuyện “Ba cô gái”

Trang 10

Hoặc chẳng hạn khi dạy Toán bài 19:“Hình tam giác, hình tứ giác Hình chữ nhật, hình vuông” Để khám phá bài học tôi cho học sinh xây dựng lời thoại của

các nhân vật để tạo hứng thú, dễ dẫn dắt đi vào bài học cho học sinh Từ đó khơi dậy cho các em sự tìm tòi, khám phá bài học một cách tự nhiên nhất

Hình ảnh: Minh họa sách giáo khoa môn Toán lớp 3 (trang 58, Tập 1)

Bên cạnh đó để giúp các em tránh nhàm chán, để tạo một không khí gần gũi, lớp học vui vẻ và cởi mở hơn tôi đã xây dựng thêm các bài tập hoặc trò chơi, giải quyết các vấn đề trong khi học tại thư viện Và hiệu quả mang lại rất cao, các em rất thích thú, phấn khích, tập trung giải quyết nhanh những vấn đề đưa ra một cách nhanh chóng và hiệu quả

Giáo viên sử dụng bài tập hồi đáp/ vận dụng/ liên hệ, kết nối, so sánh, giảm

bớt các bài tập nhận diện (những bài tập này tạo cơ hội lòng ghép yêu cầu viết câu theo các kiểu văn bản mới có ở chương trình giáo dục phổ thông 2018)

Ví dụ: Giáo viên đưa ra một số bài tập minh họa như sau:

Môn Tiếng Việt: Bài: Đọc mở rộng về câu chuyện bài văn, bài thơ về hoạt

động của người thân trong gia đình (Viết đoạn văn hoặc vẽ về ngôi nhà của gia đình em)

Môn Đạo đức: Bài: GDĐP: Tìm hiểu về Đội nữ Pháo binh Ngư Thủy qua

hình ảnh, video (Viết 3-5 câu nói về cảm nghĩ của em với Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy)

Môn TNXH: Bài: Di tích lịch sử - văn hoá và cảnh quan thiên nhiên (Viết hoặc vẽ về một cảnh quan thiên nhiên của quê hương em)

Môn HĐTN: Bài: Món quà tặng thầy cô (Làm thiệp chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11)

Hoặc ví dụ: Khi dạy Toán bài 19:“Hình tam giác, hình tứ giác Hình chữ

nhật, hình vuông” Tôi tạo một trò chơi với tên gọi “Em yêu truyện cổ nước mình”

và tích hợp trò chơi này ở phần khởi động nhằm tạo không khí vui vẻ, sôi động cho học sinh và hứng thú trước giờ học, đồng thời giáo dục các em biết đọc nhiều

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w