1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24 36 tháng tuổi trong trường mầm non

36 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non
Tác giả Nguyễn Thị Thắm
Trường học Trường Mầm non Chu Minh
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Với đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” tôi đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp sau: + Biện pháp 1:Xây dựng nội

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”

2 Bộ môn (lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng

xã hội và thẩm mĩ

3 Tác giả

Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm Giới tính: Nữ

Ngày /tháng / năm sinh: 02 / 10/ 1991 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạmChức vụ ,đơn vị công tác: Giáo viên khối nhà trẻ

Giáo viên đứng lớp D3 - Trường Mầm non Chu Minh

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm non Chu Minh – Xã Chu Minh – Huyện Ba Vì – TP Hà nội

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Lớp: D3 -Trường Mầm non Chu Minh –

Xã Chu Minh – Huyện Ba Vì – TP Hà Nội

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vất chất, học sinh trongtrường

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/ 2022 đến tháng 2/2023

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Thắm

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD & ĐT (Đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN

Tên Sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”

Chuyên môn đào tạo của tác giả (t/g): Đại học sư phạm

Chuyên môn t/g được phân công năm học 2022-2024:

+ Giáo viên chủ nhiệm Lớp D3

1.Thời gian, đối tượng, điều kiện:

- Bắt đầu triển khai nghiên cứu: tháng 8 năm 2022

- Khảo sát (KS) đầu vào: tháng 9 năm 2022

+ Đối tượng KS: Trẻ 24- 36 tháng tuối + Số lượng KS: 15 trẻ

+ Nội dung khảo sát: Về khả năng thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ của từng trẻ đầu năm học

- Khảo sát đầu ra: tháng 2 năm 2023

+ Đối tượng KS: Trẻ 24-36 tháng tuổi + Số lượng KS: 17 trẻ

+ Nội dung khảo sát: Về khả năng thực hiện môt số kỹ năng tự phục vụ của từng trẻ sau khi đã áp dụng sáng kiến

- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu?

tự lập để sau này trẻ tự tin khi vào đời Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quýtrọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kĩnăng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nềntảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kĩnăng sống hòa nhập với môi trường xung quanh

3 Các tồn tại trước khi có SK, nguyên nhân:

- Đa số phụ huynh học sinh làm việc hộ con, yêu chiều con, chưa nhậnthức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân Đa sốphụ huynh vấn muốn tự tay phục vụ con mình, luôn đáp ứng những nhu cầu đòihỏi cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà

Trang 3

- Đa số trẻ chưa có nề nếp kĩ năng trong học tập và tự phục vụ Tuy cùng độtuổi nhưng khả năng tiếp nhận kiến thức và thực hành kĩ năng tự phục vụ khôngđồng đều.

5 Hiệu quả mang lại:

15/15 trẻ đã nắm được một số kĩ năng tự phục vụ bản thân, trẻ nhớ cách

tự làm các công việc đơn giản, vừa sức, phù hợp với lứa tuổi như: Cất dép, cất

ba lô lên giá, lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, tự đi vệ sinh khi cónhu cầu, tự đi lên đi xuống cầu thang, tự cài và cởi dép, xúc cơm ăn, lấy gối khi

đi ngủ và cất gối sau khi ngủ dậy…

Trang 4

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong xã hội phát triển, ngày nay mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, màthường thì bố mẹ ngày xưa đã từng sống vất vả nên muốn cho con sung sướnghơn mình, vì vậy thường làm giúp con mọi việc Thế là các em không nhữngkhông phải làm việc nhà, mà còn không phải làm cả việc tự phục vụ bản thânnhư mặc quần áo, thậm chí tự xúc cơm ăn Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống pháttriển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử… Trẻ được sống trong môitrường quá bao bọc của ông bà cha mẹ khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tựlập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh Đa số trẻ quá được cưngchiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỉ lại và chỉ biết trôngchờ người khác phục vụ

Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

* Điều kiện: + Có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng giảng dạy môi trường

hoạt động phong phú

+ Giáo viên, học sinh hứng thú tích cực tham gia

* Thời gian: Tôi đã áp dụng sáng kiến từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023.

* Đối tượng: Áp dụng trên trẻ 24 – 36 tháng lớp tôi chủ nhiệm và áp dụng được

cho tất cả các trường mầm non

3 Nội dung sáng kiến.

Với đề tài“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ

24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” tôi đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp sau:

+ Biện pháp 1:Xây dựng nội dung các tiêu chí cần đạt về kiến thức, kĩnăng lao động tự phục vụ cho trẻ

+ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tựphục vụ cho trẻ phù hợp trong năm học 2022 - 2023

Trang 5

+ Biện pháp 3: Tạo môi trường lớp học thuận lợi để rèn kĩ năng tự phục

* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Trên thực tế trong trường đã có những

biện pháp được đưa ra và áp dụng xong chưa triệt để, chưa mang lại kết quả nhưmong đợi Xong với những biện pháp tôi đưa ra sáng tạo, mới mẻ nhưng đảm bảo với lợi ích của hoạt động phù hợp với lứa tuổi, trẻ hứng thú tham gia

* Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Tôi xin khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và phát

triển rộng rãi ở tất cả các trường mầm non Với điều kiện của từng trường và tùyvào khả năng của giáo viên mà áp dụng có sự chênh lệch phù hợp

Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi đã trình bày chi tiết cách áp dụng sáng kíến giúp giáo viên dễ dàng thực hiện việc thu hút trẻ 24 – 36 tháng vào hoạt động

* Chỉ ra lợi ích thiết thực của sáng kiến:

Áp dụng sáng kiến:“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non ” sẽ mang lại những lợi

ích sau:

- Giúp giáo viên nắm chắc phương pháp, lựa chọn nội dung phù hợp, tổchức linh hoạt sáng tạo các hoạt động giáo dục cho trẻ 24 – 36 tháng

- Giúp trẻ có kỹ năng tốt, trẻ nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, tự tin

- Tăng cường nhận thức của phụ huynh, cộng đồng về vấn đề giáo dục rèn

kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non, từ đó nâng cao ý thức tráchnhiệm cho phụ huynh, cộng đồng cùng chăm sóc giáo dục trẻ

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

Trang 6

Áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non’’ một cách đồng bộ, linh hoạt

đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Giáo viên nângcao kỹ năng, nghệ thuật giảng dạy

Trẻ đã hứng thú tham gia các hoạt động không chỉ tiếp thu lĩnh hội các

kỹ năng vận động một cách nhẹ nhàng thích thú, mà qua đó còn giúp trẻ có kỹnăng tự phục vụ tốt

100% trẻ đến lớp đảm bảo phát triển toàn diện cả về giáo dục và sức khỏe

5 Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

- SGD: Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề về các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ

- Nhà trường: Có những hình thức động viên, thi đua khen thưởng đốivới giáo viên dạy trẻ kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ đạt kết quả cao

Trang 7

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc Đảng và nhà nước ta luôn coitrọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ em

Bác Hồ kính yêu đã nói:

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan

Đúng như vậy trẻ em như một cây non Cây non được sự chăm sóc tậntình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt.Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng việc chăm sóc - giáo dục trẻ,đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Muốn thực hiện được nhiệm vụ nàythì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc đầu tiên của trẻ, cha mẹ là nhữngngười thầy đầu tiên và quan trọng nhất Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, làngười mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm thế nào hình thành cho trẻ bước đầu cómột đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt

Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 - 36tháng tôi hiểu rằng việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết Kỹnăng tự phục vụ giúp cho trẻ hoà nhập, chủ động, sáng tạo, tự tin, vững vàngtrước mọi khó khăn thử thách trong con đường phía trước

Hướng dẫn, tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bảnthân là một trong những nhiệm vụ thiết yếu để hình thành nhân cách, giúp trẻphát triển toàn diện

Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giaotiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh Tập những

kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sốngcho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu Nếucác con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động

và tự lập trong cuộc sống hiện đại

Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất

cả các đồng nghiệp nói chung Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy

Trang 8

nghĩ và thực hiện “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phuc vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi’’

2 Cơ sở lý luận của đề tài

“Những đứa trẻ thành công không chỉ học hoàn toàn trong sách vở, mà còn cần học kiến thức thực tế ngoài đời và kĩ năng tự chăm sóc bản thân” Làm

sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống? Đó là cáiđích mà người lớn chúng ta hướng tới Hãy bắt đầu cho trẻ làm quen với cuộcsống từ những việc nhỏ nhất hàng ngày để trẻ quen dần với việc lao động tựphục vụ bản thân mình mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn Là một giáoviên tôi cần phải cung cấp những kiến thức về rèn trẻ kĩ năng tự phục vụ bảnthân ngay từ lứa tuổi này

Vậy kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng tự phục vụ là gì?

Kinh nghiệm là trải nghiệm của một người về một sự việc nào đó, mà qua

đó họ rút ra được những bài học, những cách thức thực hiện phù hợp nhất Kiến thức là những hiểu biết mà bản thân ta thu thập được thông qua quátrình học tập

Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục mộthay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)nhằm tạo ra kết quả mong đợi Kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụngkiến thức vào thực tiễn Cũng giống như việc người lớn dạy một đứa trẻ làm một

số việc đơn giản phục vụ bản thân và đứa trẻ đó sẽ tự làm khi nhìn người lớnlàm, nghe người lớn nói để rồi tự mình làm mà không cần có sự giúp đỡ củangười lớn Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hànhđộng nhất định nào đó

Kĩ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân

về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống haycông việc phục vụ cho chính mình, ví dụ như: Tự cầm thìa xúc cơm, lấy nướcuống, tự đi giầy và cởi giầy dép cất lên giá, tự cất ba lô đúng nơi qui định, tự bêghế về bàn để học bài và ăn cơm…

Trang 9

Kĩ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vicủa con người Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho trẻrất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội lành mạnh về trítuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làmchủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chínhmình, cũng như cho cộng đồng.

Thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến việc trẻ lười biếng, thụ động và khókhăn khi tham gia vào hoạt động của tập thể Vì thế, muốn trẻ nên người chúng

ta cần rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất đặc biệt làvới trẻ lứa tuổi nhà trẻ, độ tuổi mà trẻ bắt đầu bước chân vào trường mầm non Dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non cần có sự bồi đắp giáo dục củangười lớn là những bậc phụ huynh, cô giáo góp phần hình thành và tạo nhâncách cho trẻ mai sau Tự phục vụ là một trong những kĩ năng hết sức quan trọngcủa trẻ mầm non nó không những hình thành tính tự lập mà còn giúp trẻ tự tinhơn trong cuộc sống Giáo dục cho trẻ kĩ năng tự phục vụ cho trẻ không phải làcái gì xa vời mà hãy bắt đầu cho trẻ làm quen với những việc nhỏ hàng ngàynhư: Cầm thìa xúc cơm, cầm cốc uống nước, biết nhặt đồ chơi sau khi chơi,nhận biết đồ dùng cá nhân….Đó là những kĩ năng sớm, những kĩ năng mà chúng

ta học không cần ghi nhớ và tự động thực hiện hàng ngày

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ đầu năm học tôi đãnghiên cứu và đưa ra nội dung cụ thể, phương thức thực hiện có hiệu quả giúptrẻ có những kiến thức và kỹ năng lao động tự phục vụ một cách thành thạonhất Có như vậy, trẻ mới có kỹ năng tự chăm sóc bản thân, mạnh dạn tự tin, sẵnsàng tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi khác

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non”.

3 Thực trạng vấn đề:

3.1 Đặc điểm tình hình chung:

- Trường có 6 điểm trường Có tổng số 15 lớp với tổng số cháu là 315cháu Trong đó có 05 lớp nhà trẻ và 10 lớp mẫu giáo

Trang 10

- Năm học 2022-2023 tôi được Ban giám hiệu phân công tôi là giáo viênphụ trách lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng có 15 trẻ

- Lớp tôi có 02 giáo viên Trong đó: 2 giáo viên có trình độ đại học sưphạm

3.2 Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng và trang thiết bị củalớp; có nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến vấn đề giáo dục kĩ năng laođộng tự phục vụ cho trẻ mầm non Nhà trường có tổ chức kiến tập các tiết họclao động tự phục vụ tại các lớp

- Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, hamhọc hỏi, trau dồi kiến thức, nắm vững phương pháp dạy học, có kinh nghiệmtrong việc tổ chức và rèn kĩ năng tự phục vụ

- Đa số trẻ nhanh nhẹn, ham học hỏi, thích tham gia các hoạt động tại lớp

cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà

- Đa số trẻ chưa có nề nếp kĩ năng trong học tập và tự phục vụ Tuy cùng độtuổi nhưng khả năng tiếp nhận kiến thức và thực hành kĩ năng tự phục vụ khôngđồng đều

Trong năm học 2022 - 2023, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo

sát trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tại lớp tôi phụ trách về khả năng thực hiện một số

kĩ năng tự phục vụ của trẻ

Bảng khảo sát một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ

Tháng 9/2022

Trang 11

Các kỹ năng tự phục vụ Đạt Chưa đạt

Số trẻ TL% Số trẻ TL%

10 Biết tự đi lên, xuống cầu thang, bậc cửa 8 47 7 53 Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy việc cung cấp kiến thức và rèn

kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy nhà trẻ 24 -36tháng là rất cần thiết Vậy làm thế nào để có thể có một phương pháp hướng dẫntrẻ những kĩ năng tự phục vụ tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào? Qua tìm hiểu

kế hoạch nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục, của nhà trường và các nhu cầu

xã hội qua các phương tiện truyền thông, tư liệu nuôi dạy trẻ và trên thực tế tôinhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với

sự phát triển của trẻ

Xuất phát từ thực tế, thuận lợi, khó khăn của trường, lớp bản thân tôi đãnhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.Tôi xin trình bày một số biện pháp trong việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng

tự phục vụ bản thân cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non

Trang 12

dựng nội dung các tiêu chí cần đạt về kiến thức, kĩ năng tự phục vụ đơn giản,phù hợp với lứa tuổi rất quan trọng, sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nộidung trọng tâm để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Tôi đã xác định xây dựng nội dung, mục tiêu hướng dẫn trẻ phát triển một

số kĩ năng nhằm hỗ trợ giúp trẻ phát triển toàn diện và có khả năng thích ứngtrong mọi hoàn cảnh thực tế Có rất nhiều kĩ năng tự phục vụ để cung cấp kiếnthức và kĩ năng tự phục vụ nhưng do độ tuổi của trẻ nhà trẻ còn quá nhỏ nên tôi

đã lựa chọn các kĩ năng tự phục vụ.Từ đó, tôi đã vạch ra các tiêu chí trẻ cần đạtđược về kiến thức và kĩ năng theo từng nội dung như sau:

Hướng dẫn trẻ phát triển

kĩ năng tự chăm sóc bản

thân

Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ

Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi

sinh cá nhân như:

+ Đi vệ sinh khi có nhu cầu

+Biết gọi cô thay quần áo

+ Các mối nguy hiểmtrong nhà như: gas, bàn

ủi, điện, nước nóng, daokéo

+ Các mối nguy hiểmngoài xã hội: Quấy rối,bắt cóc, bắt nạt, trộmcắp, cướp, lạc đường

+ Các mối nguy hiểmbất ngờ: Cháy nổ, chócắn, ong đốt, ngộ độc…

+ Các mối nguy hiểmngoài môi trường: sôngnước

- Kĩ năng thích nghi các loại thức ăn:

+ Ăn được nhiều loạithức ăn theo thực đơn củatrường

+ Uống sữa và ăn sữachua

- Kĩ năng thích nghi với môi trường:

+ Chơi ngoài trời với cát,nước

- Kĩ năng thích nghi với đám đông:

+ Tập xếp hàng khi chơihoạt động ngoài trời, khirửa tay

+ Biết bỏ rác vào thùngrác đúng nơi quy định

Trang 13

+ Tưới cây, lau lá cây

+ Cất ghế sau khi ăn

xong…

+ Biết nói xin lỗi và cámơn

Kết quả: Từ việc xây dựng nội dung các tiêu chí cần đạt về kiến thức, kĩ năng

lao động tự phục vụ cho trẻ mà tôi đã dễ dàng trong việc xây dựng ngân hànggiáo dục của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi Cho nên ngân hàng giáo giáo dục độtuổi nhà trẻ rất nhiều nội dung kiến thức cho tôi lựa chọn để dạy trẻ các kĩ năng

tự phục vụ Tôi không còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cụthể về việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong năm họcnữa

4.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp trong năm học 2022 - 2023

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tìnhcảm, xã hội , trí tuệ, hoàn cảnh gia đình,tâm lý, do đó mỗi đứa trẻ có hứng thú,cách học và tốc độ tiếp thu khác nhau Vì vậy trước khi dạy trẻ các kĩ năng tựphục vụ đơn giản tôi đã cùng giáo viên trong lớp trao đổi và đưa ra các nội dungcần dạy và rèn luyện cho trẻ phù hợp Sau khi đã thống nhất nội dung, tôi cùnggiáo viên trong lớp xây dựng những nội dung cụ thể để dạy trẻ những kĩ năng tựphục vụ đơn giản, vừa sức với trẻ Nội dung dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đượcxây dựng xuất phát trên quan điểm giáo dục tích hợp, giáo dục lấy trẻ làm trungtâm Các kĩ năng được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ bảnthân trẻ đến gia đình, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, ngoài ra cũng dựavào sự nhận thức và thể chất của từng cá nhân trẻ Qua đó tạo điều kiện cho trẻđược hoạt động tích cực, trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, tích

Trang 14

cực tham gia các hoạt động cô đưa ra, trẻ được thực hành, trải nghiệm những kĩnăng tự phục vụ đơn giản, vừa sức với lứa tuổi của trẻ

Do đó người giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch cung cấp kiến thức vàrèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp Vì kế hoạch là kim chỉ nam dẫn đườngcho giáo viên và trẻ thực hiện đạt được chủ đích của mình.Xác định được tầmquan trọng của việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, tôi và giáo viên cùng lớp đãđưa ra kế hoạch cụ thể để cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ theotừng tháng trong năm học 2022 - 2023 nh sau:ư sau:

8/2018

- Hướng dẫn và rèn kĩ năng

nhận biết kí hiệu tủ cá nhân,

kí hiệu cốc uống nước

- Biết chào hỏi lễphép

- Biết ăn các loạithức ăn theo thựcđơn của trường

- Mạnh dạn khi ởchỗ đông người

- Rèn trẻ thóiquen mời trướckhi ăn và xin cơmkhi ăn hết

12/2018 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết đi - Biết nhờ người - Biết nói lời cám

Trang 15

lên và xuống cầu thang giúp đỡ khi bị lạc

- Biết nói lời xinlỗi khi có lỗi

năng lao động nhặt lá cây vệ

sinh vườn cây

- Không cho người lạ bế

- Hướng dẫn và rèn trẻ biết chờ đợi xếp hàng chờ đến lượt rửa tay, lau mặt

- Hướng dẫn vàrèn trẻ biết vứtrác đúng nơi quiđịnh

- Che miệng khi ho

Kết quả: Nhờ việc xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng tháng như trên,

trẻ lớp tôi dần được làm quen với các kỹ năng mới đồng thời được củng cố luôn

kỹ năng cũ ở tuần, tháng tiếp theo Nội dung ấy cứ nối tiếp nhau theo một chuỗi

Trang 16

thời gian Với các kỹ năng đó, tôi có thể đưa vào tiết hoạt động chiều hoặc nếu

kỹ năng ôn luyện, tôi sẽ tổ chức lồng hoạt động ôn luyện vào trò chơi để kíchthích tính tích cực, tự giác ở trẻ Cùng với sự sắp xếp thời gian khoa học trên, tôitin chắc trẻ lớp tôi sẽ có những kỹ năng tương đối thành thạo và ổn định dần trởthành thói quen nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày

Như vậy, giáo viên lên kế hoạch cụ thể về nội dung cung cấp kiến thức vàrèn trẻ kĩ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi và theo sát quá trình phát triểnnhận thức và thể chất của trẻ trong năm học sẽ mang lại hiệu quả cao trên trẻ.Trẻ sẽ dần dần từng bước tiếp nhận và thực hành các kĩ năng tự phục vụ mà côđưa ra một cách chủ động và hào hứng

4.3 Biện pháp 3: Tạo môi trường lớp học thuận lợi để rèn kĩ năng tự phục vụ của trẻ

Lứa tuổi mầm non “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức Vì vậy việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trongmôi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức,thẩm mỹ, lao động Việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học rất quan trọngbởi qua các môi trường giáo dục này sẽ kích thích, thu hút trẻ tham gia tìm tòi,khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân của mình, tích cực tìm hiểu các chức năng

sử dụng của đồ dùng, đồ chơi và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, hợp tác hoặc tựgiải quyết các nhiệm vụ

Khi xây dựng các góc chơi tôi luôn nghĩ trẻ sẽ học được kĩ năng tự phục vụ

gì tại các góc chơi? Tôi phải sắp xếp các góc chơi như nào?Đồ dùng, đồ chơicủa từng góc ra sao? Cho nên tôi luôn chú tâm vào việc sắp xếp các góc chơi,các đồ dùng đồ chơi tại các góc

- Cách sắp xếp các góc chơi, đồ chơi tại từng góc: Vị trí các góc chơi phảihợp lý, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động Đồ chơi được sắp xếpgọn gàng, khoa học Môi trường sạch sẽ giúp trẻ có thói quen thường xuyên dọndẹp, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định Việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơitrong lớp khoa học đẹp mắt không chỉ đảm bảo về nguyên tắc an toàn, vệ sinh

mà nó còn là môi trường cho trẻ học tập tính gọn gàng ngăn nắp, tính khoa học

- Đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức pháttriển của trẻ, gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, luôn thay đổi để tạo sựhấp dẫn mới lạ đối với trẻ

Trang 17

Đặc biệt, tôi cũng đã chú ý đến góc “Thực hành cuộc sống”, trang trí để làmnổi bật góc bằng cách tạo ra các đồ dùng, đồ chơi trong góc cho phong phú, đadạng, đồ dùng an toàn và đảm bảo thẩm mĩ

Để giúp trẻ nhớ lại những kĩ năng đã được học, những kĩ năng trẻ đang học

và sắp được học thì tôi còn chia bảng các kĩ năng tự phục vụ thành 03 phần, tôi

đã chụp ảnh, in các kĩ năng và dán vào từng phần đó, để trẻ nhìn và nhớ lại các

kĩ năng đó

Bên cạnh đó, tôi thấy lớp học mầm non là môi trường thuận lợi để hìnhthành các kĩ năng xã hội cho trẻ: đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòađồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trườngxung quanh Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mìnhđối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh Mọi cử chỉ,lời nói việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo.Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết,hợp tác chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau Chính vì vậy tại góc chơi “ Thựchành cuộc sống” tôi đã gắn hình ảnh mặt cười cho hành vi đúng, hình ảnh mặtmếu cho hành vi sai Để khi chơi trẻ nhìn vào và cũng phần nào học hỏi nhữngđiều hay, những thói quen tốt để học theo

Đặc biệt đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, trẻ chưathể đọc được chữ mà trẻ chỉ nhìn hình ảnh mà làm theo, học hỏi Chính vì vậytôi đã tháo bỏ các nội quy của từng góc chơi xuống mà thay vào đó tôi đã làmmột bảng nội quy góc chơi chung cho tất cả các góc Tôi tìm hình ảnh và gắn lênnội quy để trẻ nhìn và hiểu Sở dĩ tôi đặt nội quy góc chơi ở góc “ Thực hànhcuộc sống” vì chính góc chơi này tạo ra những kĩ năng tự phục vụ, những kĩnăng giao tiếp để trẻ học hỏi, trẻ chơi và trẻ trải nghiệm Tạo cho trẻ một thóiquen mỗi khi chơi là phải biết tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, khi chơiphải biết đoàn kết, nhường nhịn nhau khi chơi…Những nội dung trong nội quygóc chơi mà tôi đưa ra cũng chính là những kĩ năng tự phục vụ đơn giản mà trẻcần phải biết và học.

Trang 18

* Kết quả đạt được: Môi trường học tập lớp tôi được thay đổi thường xuyên

theo các sự kiện trong tháng, tạo sự mới mẻ cho trẻ Trẻ rất hứng thú tham giavào các hoạt động do cô tổ chức Việc tạo một môi trường học tập gọn gàng,ngăn nắp, khoa học giúp trẻ đã có những thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong việc cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi học và sau khi chơi xong

Tại các góc chơi trẻ đã hình thành dần một số kĩ năng tự phục vụ như:

- Lau miệng cho búp bê

- Cầm cốc uống nước

- Thay quần áo cho búp bê

- Chải tóc cho búp bê

- Góc chơi với hình và màu - Trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi

quy định

- Trẻ biết đi rửa tay khi bị màu đổ ratay, lau tay khi dính hồ

- Góc vận động: - Trẻ biết lấy và cất dụng cụ: bóng,

vòng vào nơi quy định

- Trẻ biết trèo và xuống bậc thang

- Góc hoạt động với đồ vật - Trẻ biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w