Vì vậy, để giúp trẻhình thành ý thức và có những kỹ năng xử lý tốt trong các tình huống là rất khókhăn.Bản thân trẻ thì luôn tò mò, hiếu kì, thích khám phá những điều mới lạ trong cuộcsố
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu.
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang rất quan tâm, chútrọng đến vấn đề trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng giaotiếp, kỹ năng ứng xử… có hiệu quả trước những nhu cầu, thách thức của cuộc sốnghàng ngày để trẻ biết tự bảo vệ bản thân mình Việc trang bị những kiến thức, kỹnăng tự bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ tự lập, tự tin, tích lũy được những kinh nghiệmsống hơn, làm chủ cuộc sống của mình và có nhiều kiến thức làm hành trang bướcvào thế giới muôn màu
Song trên thực tế, do điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa vớivới trẻ em càng gặp phải nhiều mối nguy hiểm xung quanh bản thân trẻ Qua cácthông tin đại chúng, truyền thông, chúng ta có thể thấy rất nhiều vụ việc đáng tiếcxảy ra như: Trẻ bị bắt cóc, bị xâm hại cơ thể, bạo lực hay gặp những tai nạn thươngtích mà trẻ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày
Trên thực tế, do phần lớn phụ huynh dành quá nhiều tình yêu thương, nuông chiềutrẻ, bao bọc con quá mức, phụ huynh luôn luôn thay trẻ làm mọi công việc lớn nhỏtrong cuộc sống hàng ngày vì phụ huynh thường có tâm lý sợ con gặp nguy hiểm
Trang 2hoặc sợ con làm hỏng việc, nên những kỹ năng tự chăm sóc hay tự bảo vệ bản thâncủa trẻ khi mới đi học ở trường mầm non còn rất hạn chế.
Đối với bản thân tôi là giáo viên, tôi luôn có tâm lý mong muốn trẻ có kết quảnhanh nên giáo viên thường xuyên dùng mệnh lệnh mà quên đi việc giải thích giúptrẻ hiểu rõ về vấn đề cần giải quyết như thế nào, xử lý ra sao Vì vậy, để giúp trẻhình thành ý thức và có những kỹ năng xử lý tốt trong các tình huống là rất khókhăn
Bản thân trẻ thì luôn tò mò, hiếu kì, thích khám phá những điều mới lạ trong cuộcsống nên trẻ rất dễ dàng gặp phải nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt, bản thân trẻ chưa
có kỹ năng thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm luôn rình rập cóthể xảy ra đối với bản thân trẻ
Bên cạnh đó, do cuộc sống bận rộn, nhiều phụ huynh mải làm ăn kinh tế nên không
có nhiều thời gian để dạy trẻ những kỹ năng cần thiết Phụ huynh thường có tâm lýbảo vệ con, luôn sợ con gặp nguy hiểm nên luôn tìm cách ngăn cấm con, bảo bọccon trước những mối nguy hiểm Chính điều này sẽ biến trẻ trở thành nạn nhân nếunhư bản thân đứa trẻ không được trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân.Bởi vậy, việc trang bị, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân là rấtquan trọng và cần thiết đối với trẻ mầm non
Trang 3
Là một giáo viên mầm non trẻ, nhiệt huyết với nghề, bản thân tôi nhận thức đượcvai trò và tầm quan trọng của việc dạy và rèn trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
trước thực trạng xã hội hiện nay Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Trung Nguyên” giúp trẻ được trang bị những kỹ năng bảo vệ bản thân nhằm
tạo sự tự tin và làm chủ được cuộc sống của mình
2 Tên sáng kiến.
“Một số giải pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Trung Nguyên”
3 Tác giả sáng kiến.
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Loan
- Trường mầm non Trung Nguyên
Xã Trung Nguyên – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0385355669
- Email: thanhloanmntl@gmail.com
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
- Nguyễn Thị Thanh Loan
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết.
Trang 45.1 Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến.
- Áp dụng vào lĩnh vực chuyên môn cụ thể: Kỹ năng sống
5.2 Vấn đề mà sáng kiến giải quyết.
Tổng hợp những kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ, tìm ra những giải phápgiúp giáo viên mầm non dễ dàng rèn và giáo dục trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin, tự lập,nhanh nhẹn, có kỹ năng xử lý khéo léo, phù hợp
6 Ngày sáng kiến được áp dụng.
- Sáng kiến áp dụng từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024
7 Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1 Cơ sở lý luận:
Việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình là mộtviệc làm vô cùng cần thiết, giúp trẻ xử lý tốt những tình huống xảy ra trong cuộcsống hàng ngày Theo Bộ giáo dục và đào tạo thì những kỹ năng tự bảo vệ bảnthân là một trong những nội dung quan trọng trong việc dạy trẻ những kỹ năngsống Đây được coi là nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân cần phải giáo dục trẻtrong các trường mầm non
Vậy, kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
Trang 5Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của bản thân trẻ về những sự việcdiễn ra xung quanh trẻ khi gặp tình huống nguy hiểm Vì vậy, việc dạy và rèn trẻnhững kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ bình tĩnh, biết cách làm thế nào để tránh
xa những mối nguy hiểm đó để trẻ khám phá thế giới muôn màu
Dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ hình thành những thóiquen và các kỹ năng ứng phó với những mối nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong cuộcsống hay khi ở gia đình, trường học và ngoài xã hội Đây là một trong những cơhội tốt nhất nhằm giúp trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng vượt qua những mối nguyhiểm trong cuộc sống xung quanh trẻ
7.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Năm học 2023- 2024 vừa qua, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi A5,với tổng số trẻ là 30 trẻ. Trong quá trình dạy và rèn kỹ năng cho trẻ tại lớp, bảnthân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cũngnhư sự quan tâm đặc biệt của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phươngluôn quan tâm đến công tác giáo dục những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầmnon
Trang 6- Về cơ sở vật chất của trường lớp được trang bị đủ, khang trang, đồ dùng đồ chơi
và trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục cho trẻ khá đầy đủ
- Phụ huynh học sinh luôn tận tình phối hợp với giáo viên trong công tác rèn kỹnăng tự bảo vệ bản thân cho trẻ khi ở nhà cũng như ở trường
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt huyết, nhiệt tình, yêu nghề, có tâmhuyết và luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao về chuyên môn củaBan giám hiệu trong nhà trường và bạn bè đồng nghiệp trong trường
- Bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu về kỹ năng sống cần thiết chotrẻ
* Khó khăn:
- Trường đóng trên địa bàn dân cư đông, hầu hết trẻ có cha mẹ làm nghề nông vàcông nhân nên phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc rèn các kỹnăng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
- Một số trẻ khi ở nhà luôn được bố mẹ nuông chiều quá mức, con thích gì
là được nấy, nên những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ khi gặp những mối nguyhiểm còn rất hạn chế
- Trẻ còn nhút nhát, tự ti, chưa mạnh dạn trong các hoạt động hàng ngày Khả năngtiếp thu của mỗi trẻ là không đồng đều
Trang 7* Khảo sát đầu năm:
Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 30 trẻ lớptôi và thu được kết quả như sau:
Biểu 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Kết quả khảo sát
1 Trẻ có một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân 17/30 57%
2 Trẻ biết cách xử lý các tình huống xảy ra 10/30 33%
3 Trẻ biết phòng tránh một số hành động
Nhìn vào số liệu khảo sát tôi thấy: Số trẻ có một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cònthấp, số trẻ biết cách xử lý các tình huống xảy ra còn cao và nhiều trẻ còn chưa biếtphòng tránh một số hành động nguy hiểm Cụ thể:
- Trẻ có một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
+ Số trẻ có một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân còn thấp chiếm 57%
- Trẻ biết cách xử lý các tình huống xảy ra:
+ Số trẻ biết cách xử lý các tình huống xảy ra là 10/30 trẻ đạt 33%.
Trang 8* Nguyên nhân trẻ chưa biết cách xử lý là do:
+ Trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ bản thân
+ Bố mẹ còn bao bọc con quá mức
+ Bản thân trẻ còn nhút nhát, tính tự lập chưa cao
- Trẻ biết phòng tránh một số hành động nguy hiểm:
+ Số trẻ biết phòng tránh một số hành động nguy hiểm là 13 cháu chiếm 43%
Xuất phát từ thực trạng của vấn đề và các thuận lợi, khó khăn trên, tôi đã trăn trở,suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mộtcách hiệu quả nên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
Giải pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào từng chủ đề:
Trong chương trình giáo dục mầm non, có rất nhiều những nội dung cần thiết đểgiáo dục trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân nên rất khó có thể liệt kê một cáchđầy đủ những kỹ năng trẻ cần phải có trong cuộc sống để lựa chọn đưa vào trongcác chủ đề trong chương trình Dựa vào những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6tuổi và các hoạt động đặc thù của trẻ mầm non “Học mà chơi, chời mà học” Ngoài
ra, tôi căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non và dựa vào tình hình cụ thể của
Trang 9lớp tôi đầu năm, nên tôi đã xây dựng kế hoạch và chọn lựa những kỹ năng tự bảo
vệ bản thân phù hợp với trẻ để đưa vào giáo dục trẻ nhằm đạt hiệu quả cao
+ Chủ đề “Động vật”: Tránh xa một số con vật gây nguy hiểm
Trẻ nhỏ thường rất thích chơi với động vật mà không biết sự nguy hiểm như thếnào nếu bị động vật cắn Vì vậy, tôi thường xuyên giáo dục các con nếu các con bịđộng vật cắn thì hãy bình tĩnh tìm người giúp đỡ, tuyệt đối không được vung tay,
đá chân, hoảng hốt Tôi cho trẻ xem video về cách giữ an toàn khi chăm sóc vậtnuôi và sẽ tổ chức buổi chăm sóc vật nuôi ngoài thực tế để trẻ được trải nghiệm vàcùng cô xử lý các tình huống có thể xảy ra
+ Chủ đề “Phương tiện giao thông”: Căn cứ vào tình hình nhận thức của trẻ lớp tôi,tôi đã xây dựng kế hoạch dạy trẻ biết cách đội, tháo mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe
Trang 10gắn máy; biết chấp hành và thực hiện theo quy định của một số biển báo giaothông…
Một trong những kỹ năng mà tôi nhận thấy rất cần thiết đối với trẻ đó là kỹ năngdạy trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng cách và an toàn khi ngồi trên xe gắn máy Tôimuốn hình thành cho trẻ lớp mình thói quen chấp hành đội mũ bảo hiểm khi thamgia giao thông để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình nên tôi đã lồng luồnmột cách linh hoạt, khéo léo vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ như: Hoạtđộng học, hoạt động chơi
Cụ thể, khi tổ chức hoạt động tạo hình: Để giúp trẻ yêu thích chiếc mũ bảo hiểm vàcoi chiếc mũ bảo hiểm như một người bạn đồng hành với mình mỗi khi tham giagiao thông thì tôi thăm dò ý thích của trẻ, sau đó chuẩn bị những hình ảnh trẻ yêuthích, hướng dẫn trẻ tự trang trí những chiếc mũ bảo hiểm hàng ngày các con đội
khi đến trường theo ý thích của mình. Tôi nhận thấy, đây là biện pháp hữu hiệu
nhất giúp trẻ yêu thích đội mũ bảo hiểm và chấp hành quy định đội mũ bảo hiểmkhi ngồi trên xe gắn máy
Trong khi xây dựng kế hoạch các chủ đề trong năm học, tôi đã lựa chọn những kỹnăng cần thiết để đưa vào trong những hoạt động cụ thể giúp trẻ nhận thức sâu sắchơn các vấn đề và hình thành những kỹ năng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm.Những nội dung mà tôi lựa chọn để đưa vào kế hoạch từng chủ đề phù hợp với độ
Trang 11tuổi, đặc điểm tình hình của lớp và phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình, khôngchồng chéo và được lồng ghép, đan xen linh hoạt vào từng chủ đề xuyên suốt cảnăm học.
Sau khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã học được những kỹ năng cơ
bản nhất để tự bảo vệ bản thân mình tránh khỏi những mối nguy hiểm xung quanhtrẻ Trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được thực hành nên giúp trẻ có những kỹnăng xử lý khéo léo, nhanh nhẹn
Giải pháp 2: Tích hợp, lồng ghép những nội dung rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào trong các hoạt động hàng ngày:
Để trẻ có được những kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì tôi rèn trẻ mọi lúc, mọi nơi vàthông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày như: Hoạt động học, hoạt động vuichơi, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động đón, trả trẻ tôi đã tích hợp, lồng ghép nộidung rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào từng chủ đề, từng bài học cụ thể, qua đógiúp trẻ có kỹ năng thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy
ra đối với bản thân Từ đó, giáo dục cho trẻ ý thức và hình thành kỹ năng ứng phókhi gặp những vấn đề nguy hiểm
Ví dụ: Qua hoạt động nhận thức “Tìm hiểu cơ thể bé yêu” tôi dạy trẻ nhận biết các
bộ phận trên cơ thể Đặc biệt, tôi tích hợp, lồng ghép nội dung “phòng tránh xâmhại” vào trong hoạt động này Giúp trẻ nhận biết “Vùng riêng tư” của mình là
Trang 12những bộ phận như: Miệng, ngực, mông, vùng đồ bơi Tôi cho trẻ xác định vị trí
và giáo dục trẻ không cho ai chạm vào vùng riêng tư của mình Giáo dục trẻ nếu aichạm vào vùng riêng tư thì phải nói ngay cho bố mẹ, người thân hoặc nói cho côgiáo biết để kịp thời ngăn chặn hành vi không tốt của người xấu
(Ảnh: Dạy trẻ tìm hiểu về cơ thể bé)
Đặc biệt, tôi dạy trẻ theo quy tắc 5 ngón tay để trẻ hiểu và khắc sâu những kiếnthức thông qua bài hát “Năm ngón tay xinh” Ví dụ: Ngón cái: Gần mình nhấttượng trưng cho cha mẹ, anh chị em ruột thì được ôm hôn Ngón trỏ: Là thầy cô,bạn bè, họ hàng thì được nắm tay Ngón giữa: Là hàng xóm, bạn bè mẹ cha chỉ bắttay hoặc vẫy chào Ngón áp út: Là người mới quen nên chỉ đứng xa vẫy chào.Ngón út: Là người lạ nên không đến gần mà phải tránh xa
Giải pháp 3: Tổ chức những tình huống giả định giúp rèn trẻ những kỹ năng
tự bảo vệ bản thân:
Xoay quanh cuộc sống của bản thân trẻ thì có rất nhiều tình huống xảy ra, có thể đedọa đến sự an toàn của bản thân trẻ Vì vậy, trẻ cần biết cách xử lý, biết nên làm gì
để phòng tránh những sự nguy hiểm xảy ra đối với mình Nên tôi đã xây dựng và
tổ chức rất nhiều các tình huống cụ thể, chia lớp tôi thành nhiều nhóm nhỏ, tôi gợi
Trang 13mở, hướng dẫn, phân tích, giải thích và cùng trẻ tìm ra những cách giải quyết tốtnhất.
Thông qua mỗi tình huống mà tôi đưa ra, trẻ sẽ được nhập vào từng vai và suy nghĩcách xử lý trong từng tình huống cụ thể Từ đó, giúp bản thân trẻ có những biểutượng về các hành vi, chuẩn mực, giúp làm giàu vốn sống, thêm những kinhnghiệm để trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực và áp dụng vào cuộc sống hàngngày Với những tình huống tôi đưa ra rất phù hợp với thực tế, dễ hiểu, phù hợpvới khả năng, nhận thức của bản thân trẻ
Ví dụ: + Tình huống 1: Tôi xây dựng như sau: Nếu có người lạ mặt cho con bánh,
kẹo và rủ con đi chơi công viên thì con sẽ làm như thế nào? Tôi đặt ra những giảthiết, nếu con từ chối không đi theo nhưng họ vẫn cố tình dúi quà vào tay con và cố
ý lôi kéo con đi thì con sẽ làm thế nào? Với giả thiết này, tôi cho trẻ nhập vào vainhân vật và thể hiện cách xử lý của mình
(Hình ảnh: Không nhận quà và đi theo người lạ)
+ Tình huống 2: Nếu con bị lạc bố mẹ khi đi xem lễ hội, siêu thị hay khuvui chơi Với tình huống này, tôi cho trẻ suy nghĩ, thảo luận, mỗi trẻ sẽ đưa ra cáchgiải quyết của riêng mình Tôi sẽ gợi mở, hướng dẫn cho trẻ bằng các câu hỏi như:
Trang 14Theo con, với tình huống này con làm vậy có được không? Tại sao? Nếu là con,con sẽ làm gì? Sau đó, tôi sẽ giúp trẻ lựa chọn ra phương án tối ưu nhất:
Với tình huống này, tôi dạy trẻ cần phải bình tĩnh, không khóc hay la hét và chạytung tung Mà con hãy đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, vì có thể bố mẹ sẽ quay lạichỗ đó để tìm mình Tôi dạy trẻ hãy tìm đến những người mặc đồng phục như: Bácbảo vệ, cô bán hàng để nhờ các cô, bác giúp đỡ và gọi điện thoại hoặc thông báotrên loa để tìm bố mẹ Tuyệt đối con không được đi theo người lạ dù người đó cóhứa đưa về với bố mẹ, vì rất có thể đó là người xấu lợi dụng và bắt cóc con
Áp dụng giải pháp này, tôi đã tạo ra rất nhiều tình huống cụ thể có thể dễ xảy ratrong cuộc sống hàng ngày Với những tình huống giả định mà tôi đưa vào trongcác hoạt động giáo dục đã giúp trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩcủa mình và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm xử lý những tình huống xảy ra trongcuộc sống của mình
Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh:
Để thực hiện tốt các giải pháp trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, nhà trường hỗtrợ đầy đủ về cơ sở vật chất còn rất cần đến sự phối hợp của các bậc phụ huynh đểcùng nhau giáo dục con em mình những kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sốnghàng ngày