1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại lớp lớn 3 Trường Mẫu giáo Anh Đào, xã Tam Thái

23 45 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 23,56 MB

Nội dung

Môi trường giáo dục thân thiện là nơi mà ở đó trẻ được chăm sóc, giáo dục trong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu sử dụng để giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ. Xây dựng Môi trường giáo dục thân thiện nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện cho trẻ.

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Cấp cơ sở huyện

Tên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp lớn 3 Trường Mẫu giáo Anh Đào, xã Tam Thái, huyện

1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non Lĩnh vực Phát triển

tình cảm xã hội - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ

2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày

07/9/2020 trong năm học 2020 - 2021

3 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện tại trường mầm non là điều hếtsức quan trọng và cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ởtrường mầm non Môi trường giáo dục thân thiện là tất cả những gì trẻ em đượctôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái, lớn lên một cách vui tươi,lành mạnh, an toàn, đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, mỗitrẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những

kỹ năng cần thiết cho cuộc sống

Môi trường giáo dục thân thiện là nơi mà ở đó trẻ được chăm sóc, giáo dụctrong điều kiện đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu sử dụng đểgiảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, bảo đảm tínhkhoa học, chính xác, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ Xây dựngMôi trường giáo dục thân thiện nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của côngtác giáo dục toàn diện cho trẻ

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Giáo dục không chỉ chuẩn bị chocuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ, thì việc chung tay xâydựng môi trường sống và học tập thân thiện trong trường mầm non cho trẻ làtrách nhiệm của toàn đội ngũ giáo dục trong nhà trường, của gia đình trẻ và cộngđồng xã hội Sự tham gia của trẻ chính là chủ thể của quá trình giáo dục

Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường có sống lành mạnh, an toàn,tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa ở trẻ, tạo lập nên sự bình đẳnggiới, thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam, nữ Môitrường giáo dục thân thiện giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rènluyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn Là nơi

Trang 2

huy động có hiệu quả sự tham gia trong toàn thể nhà trường của trẻ và cô giáo,cha mẹ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địaphương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường Bêncạnh đó môi trường giáo dục thân thiện cần có cơ sở vật chất đảm bảo để trẻđược hoạt động, được vui chơi.

Là một giáo viên Mầm non, tôi cũng đã nhận thấy xây dựng môi trườnggiáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáodục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ,… Mặtkhác, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ còn giúp trẻ nhận biết thếgiới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người Có thể nói xây dựng môitrường giáo dục thân thiện cho trẻ là tiền đề vững chắc để khi bước vào ngưỡngcửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc với môi trường mới thì trẻ không phảingạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc Vì vậy tôi chọn đề tài sáng

kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp lớn 3 Trường Mẫu giáo Anh Đào, xã Tam Thái, huyện ”.

3.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết :

Năm học 2020 - 2021 này tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo Lớn vớitổng số học sinh 35 cháu, có những thuận lợi và khó khăn sau:

a) Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện

- Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,sinh hoạt chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vàodạy và học, làm đồ dùng đồ chơi để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ

- Ngôi trường chúng tôi được xây dựng quy mô, rộng rãi, khang trang,thoáng mát

- Cơ sở vật chất trong và ngoài lớp học đảm bảo

- Bản thân tôi ham học hỏi ở đồng nghiệp và nghiên cứu tài liệu, trênmạng Internet để tham khảo tích luỹ thêm vốn kiến thức

- Yêu nghề, mến trẻ, luôn quan tâm đến lớp, chăm lo đến các cháu

- Có uy tín với phụ huynh

- Trẻ cùng một độ tuổi mẫu giáo lớn nên cũng là một phần thuận lợi choviệc tổ chức các hoạt động

b) Khó khăn:

- Đối với phụ huynh:

+ Lớp tôi phần lớn phụ huynh làm nông và công nhân nên ít có thời gian

và điều kiện quan tâm đến con em mình

Trang 3

+ Một số phụ huynh chưa hiểu rõ về việc chăm sóc, giáo dục con ở độituổi mẫu giáo.

- Đối với giáo viên:

+ Có vốn kiến thức và hiểu biết về xây dựng môi trường giáo dục thânthiện cho trẻ nhưng chưa thật phong phú

Qua những thuận lợi và khó khăn đã nêu, tôi nhận thấy việc xây dựng mộtmôi trường giúp trẻ tự tin, năng động và sáng tạo để thỏa sức khám phá, học tập

và vui chơi là vô cùng cần thiết

3.2 Nội dung cải tiến, khắc phục:

“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đó mục tiêu mà các trường mầmnon hướng tới trong việc tổ chức môi trường học đường trở nên nền nếp, thânthiện, lành mạnh; ở đó, học sinh được học tập, rèn luyện, trải nghiệm và vui chơi

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho mộtnền giáo dục tốt” Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáodục các cháu trở thành người công dân có ích Vì vậy, trường mầm non cần phảigiáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngàytheo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nề nếp, muốn thực hiện đượcđiều đó trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, thực hiện đúng kỷcương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm

Tiếc rằng, dù đã được chăm chút xây dựng, chấn chỉnh, nhưng bậc họcmầm non còn một số bất cập xảy ra, trên mạng xã hội vẫn còn tình trạng giáoviên, bảo mẫu bạo hành trẻ bằng những cách xâm hại thể chất và tinh thần, vi phạmpháp luật về quyền trẻ em không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp; Giáo viên bịphụ huynh không được coi trọng, xúc phạm danh dự, hành hung gây thương tích,…Những vụ việc đó gây bất an trong ngành giáo dục của toàn xã hội

Là một người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng về yêu cầu,nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt độngtrong nhà trường, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để có thể xây dựng mộtmôi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh cho trẻ Với sáng kiến này tôi muốngóp phần xây dựng môi trường thật sự thân thiện với trẻ tại đơn vị mình đangcông tác Để đạt được kết quả nêu trên, tôi đã áp dụng những biện pháp sau:

Trang 4

- Biện pháp 1: Cùng với giáo viên trong lớp, tổ chuyên môn xây dựng kếhoạch thực hiện môi trường giáo dục thân thiện.

- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thânthiện hướng đến mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc

- Biện pháp 3: Xây dựng các mối quan hệ gần gũi, hợp tác, tích cực giữa

giáo viên với trẻ

- Biện pháp 4: Xây dựng mối quan hệ hợp tác vui vẻ, thân thiện giữa trẻ với trẻ

- Biện pháp 5: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ thông qua các hoạt động

- Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể 3.3 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Để áp dụng sáng kiến cần các điều kiện sau:

- Có đủ cơ sở vật chất, phòng học sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm vềmùa đông, đồ dùng đồ chơi đủ cho trẻ hoạt động trong lớp

- Môi trường bên ngoài: sân vườn rộng rãi, các khu vui chơi đảm bảo đểtrẻ trải nghiệm

- Giáo viên giảng dạy có trình độ trên chuẩn và có kinh nghiệm giảng dạy

- Trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường, có nề nếp vui chơi, học tập

- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của trẻ

- Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp lý luận: Tôi đã sưu tầm và nghiên cứu một số tài liệu sau:

Tài liệu tham khảo Nhà xuất

bản

Năm sản

Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi

trường giáo dục trong các cơ sở giáo

dục mầm non hiện chương trình

GDMN (5- 6 tuổi)

NXBGD Việt Nam 06/2018

TS Nguyễn Bá Minh (Chủ biên)

giáo viên mầm non (2018 - 2019).

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho

giáo viên mầm non (2020 - 2021).

NXBGD Việt Nam

2018

2021

TS Nguyễn Thị Thu Hà ( Viện khoa học GD Việt Nam)

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam)

Trang 5

+ Phương pháp thực tiễn: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp Thamquan học hỏi ở đơn vị trường bạn trong huyện.

+ Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ

+ Phương pháp trực quan, minh hoạ

3.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:

* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.

Sau đây là một số biện pháp mà bản thân đã đúc kết được trong quá trìnhnghiên cứu và áp dụng có hiệu quả đối với trẻ:

Biện pháp 1: Cùng với giáo viên trong lớp, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường giáo dục thân thiện.

Bản thân tôi luôn tự học tập bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ của mình Qua nhiều cuộc họp trong tổ lên kế hoạch xây dựng thựchiện môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường

Luôn tìm tòi tài liệu tham khảo, học hỏi các bạn đồng nghiệp, trường bạnqua các buổi chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi học bồi dưỡngchuyên môn do phòng giáo dục tổ chức để ứng dụng vào trong giảng dạy

Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tôi luôn chủđộng sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới vận dụng phương pháp giáo dục phùhợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo hứng thú chotrẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi Giáo dục trẻ các hành vi

văn minh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử,… (Hình ảnh minh họa 01)

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện hướng đến mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc.

Trẻ em mầm non đang ở độ tuổi nhạy cảm, thích khám phá, tìm hiểu vềmôi trường xung quanh đặc biệt là trường, lớp học của mình Vì vậy cần tạo chotrẻ hoạt động, học tập trong điều kiện tốt nhất có thể để trẻ phát triển tốt khảnăng tư duy của mình Ham thích đến trường, đến lớp học để chơi, khám phá từcác môi trường thân thiện mà nhà trường xây dựng nên Một ngôi trường hạnhphúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêuthương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới, phù hợp, giúptruyền cảm hứng học tập để phát triển toàn diện Nhận thức được tầm quan trọng

đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “Trường học hạnh phúc” với những giá trị cốt lõi để thực hiện tốt chủ đề “Dạy người” hình thành ở trẻ

những tình cảm đẹp đẽ, tình yêu thương đối với trường lớp, cô giáo bạn bè vànhững kỹ năng cần thiết trong quá trình ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh

Trang 6

Môi trường của trẻ ở trường bao gồm: Môi trường bên ngoài lớp học, môitrường bên trong lớp học và môi trường xã hội.

a) Về môi trường ngoài lớp học.

Tăng cường công tác tham mưu để cải tạo, tu sửa các phòng học, phònglàm việc, bếp ăn, sân chơi,… đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định.Phối kết hợp với phụ huynh, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để tạodựng khung cảnh sư phạm nhà trường thoáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện, cởi mở

Bản thân đã tham mưu, phối hợp cùng tập thể nhà trường đồng thời kêugọi công lao động từ phụ huynh học sinh từng bước khắc phục khó khăn để xâydựng được môi trường “Xanh- sạch - đẹp” cho trẻ

Cải tạo lại sân vườn: Sơn sửa lại đồ dùng đồ chơi trong khu phát triển vậnđộng; tham gia vẽ các trò chơi gần gũi trên sân trường; Cải tạo vườn rau đã có

và xây dựng thêm vườn rau ở sân trường mới; làm đẹp các khu vực trong nhàtrường bằng việc vẽ những hình ảnh phù hợp trên ghế đá, gốc cây, khu cổ tích,sân bóng đá mini,… Bên cạnh đó còn có khu “Chợ quê”, “Vườn rau sạch củabé”, “Khu vui chơi với cát và nước”… với những trò chơi hấp dẫn giúp trẻ khámphá xã hội, tự tin trong giao tiếp, đoàn kết với bạn bè, và nhận ra giá trị của bản thân

Riêng ở phí trước sân trường, đường vào dãy lớp Bé và Nhỡ còn mộtkhoản đất trống chưa tạo ra cảnh quan môi trường, bản thân đã tham mưa với tổlớn, với nhà trường xây dựng bồn hoa và trồng những loại hoa nhiều màu sắc

tạo nên sân trường thêm rực rỡ hơn (Hình ảnh minh họa 02, 03 và 04)

b) Môi trường trong lớp học:

Một lớp học hạnh phúc quan trọng nhất là không khí trong lớp học điều

đó sẽ ảnh hưởng tới thái độ và động cơ học tập của trẻ Cần đảm bảo môi trườnggiao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ

và giữa trẻ với môi trường xung quanh Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻphải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hộicho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình

Các góc chơi trong lớp sẽ phân chia thành các khu vực chơi hợp lý vàtrang trí tên góc cũng như hình ảnh trang trí rực rỡ màu sắc, ngộ nghĩnh, hấp dẫntrẻ Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp phong phú về chủng loại, đặc biệt lànhững nguyên vật liệu mở và các phương tiện để trẻ được sáng tạo

Ngoài ra, tôi cũng đã xây dựng một thư viện tại lớp học nhằm giúp vănhóa đọc trở thành thói quen hằng ngày cho trẻ Thư viện trong lớp học tuy cóquy mô nhỏ nhưng xinh xắn, được bài trí và sắp xếp riêng, phù hợp và tiện lợicho trẻ sử dụng Nguồn sách truyện có được là nhờ sự quyên góp từ các bậc cha

mẹ trẻ (Hình ảnh minh họa số 05, 06 và 07)

Trang 7

Riêng bản thân đã học hỏi, sưu tầm nguyên vật liệu để tự làm nên nhữngquyển sách vải được đặt ở góc thư viện trong lớp, với hình thức và nội dungphong phú, bổ ích với trẻ Những quyển sách này được tôi làm theo hướng mở.Trẻ có thể tự tháo lắp nội dung để sắp xếp lại hoặc tự sáng tạo theo cách của trẻ.Được nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao Quan trọng hơn là trẻ rất hứngthú khi được tự mình khám phá, trải nghiệm, tự sáng tạo ra những câu chuyện,

bài thơ và kể cho nhau nghe về ý tưởng của mình.

Quan tâm, hướng dẫn trẻ cách sử dụng sách có hiệu quả, khuyến khích trẻ

tự chủ động lấy sách, tranh, truyện để xem; Vận động cha mẹ trẻ đọc sách chotrẻ nghe trong các giờ trả trẻ và đón trẻ; Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ sách vàgiữ gìn góc thư viện của lớp.,

Môi trường trong lớp học gần gũi, thân thiện, ấm áp khiến cho mối quan

hệ giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ trở nên gắn kết hơn, giúp trẻ tự tin với những khả

năng của chính mình

c) Môi trường xã hội:

Môi trường tâm lý xã hội bao gồm các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợlẫn nhau, cần tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an toàn cho trẻ

Tôi luôn chú trọng đến việc tạo một bầu không khí bình yên nhất cho trẻ

Để mọi trẻ đều cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và được đối xử công bằng.Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn sẻ chia, gần gũi, biết cách lắng nghe trẻ, chia sẻcảm xúc kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởng… khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ýnghĩ và tự tin diễn đạt trước đám đông, động viên trẻ tự tin vào bản thân bằngcác câu nói “Con sắp làm được rồi”, “Không sao đâu”, “Làm lại đi nào”… kiênnhẫn đối với trẻ, không thúc ép tránh việc trẻ căng thẳng, tôn trọng sự khác biệt,tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ lẫnnhau Không can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết.Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động có chủ đích Không hù dọa, chêbai, trách mắng hay đánh trẻ… Từ mỗi tình huống xảy ra mục đích cuối cùng tôiđều giáo dục trẻ những tình cảm và thái độ tích cực đối với sự phát triển nhâncách của trẻ

Trẻ chính là chủ thể, sự tham gia tích cực, năng động, sáng tạo của trẻchính là kết quả của quá trình giáo dục Chính vì thế việc chung tay xây dựngmôi trường sống và học tập thân thiện trong cho trẻ là trách nhiệm của toàn độingũ trong nhà trường, của gia đình trẻ và cộng đồng xã hội Góp phần xây dựngmột môi trường thật sự hạnh phúc đối với trẻ

Biện pháp 3: Xây dựng các mối quan hệ gần gũi, hợp tác, tích cực giữa giáo viên với trẻ.

Trang 8

a) Tạo môi trường giao tiếp tích cực, kích thích hướng thú và tạo cơ hội

để trẻ hợp tác với giáo viên.

Là ngành đặc thù, nhiều vất vả và nhiều vất vả khó khăn, khi trẻ ở độ tuổinày chưa được hình thành tư duy logic thì những hành động bản năng, khi khóckhi cười, đi vệ sinh cũng ít có trẻ sớm nhận thức về sự tự chủ, rồi cả chuyệnnhững bé biếng ăn, lười ngủ, hay quấy khóc… cần lắm những tình cảm chânthành, sự kiên nhẫn, biết kiềm chế trong giáo tiếp giữa cô dành cho trẻ

Tinh thần của người giáo viên mầm non phải thật cao Giai đoạn này cũng

là giai đoạn đầu của sự phát triển tính cách xã hội của trẻ Trẻ còn nhỏ nhưng đãkhông còn trong khuôn khổ gia đình mà vượt khuôn khổ xã hội Các cô cũng sẽ

là những người dạy dỗ định hướng những suy nghĩa, tính cách tốt cho trẻ Trẻ đihọc và học cách hòa nhập cộng đồng, những cách ứng xử đúng đắn trong giaotiếp như nhường nhịn sẻ chia với bạn bè …

Giáo viên cần quan tâm đến mọi trẻ, sự khác biệt của trẻ về nền tảng vănhóa, tính cách, năng lực,… đều được tôn trọng trong quá trình học tập Việc thểhiện sự công bằng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thỏa mái, tích cực hơn Đồng thời,

sự công bằng trong việc đối xử của người lớn đối với trẻ cũng làm mối quan hệgiữa người lớn với trẻ trở nên gần gũi và thân thiện hơn, làm cho trẻ cảm thấyđược sống trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái, thú vị mà ở đó mỗi trẻ đều làmột cá nhân đặc biệt không giống nhau nhưng đều được yêu thương, quan tâm,tôn trọng

Giao tiếp với trẻ chính là cách cô hiểu trẻ nhiều hơn, tùy từng trẻ với tínhcách khác nhau mà cô sẽ nương theo để hướng thêm những điều tích cực vàgiảm đi những tiêu cực trong trẻ

Trò chuyện nhiều với trẻ, lắng nghe những câu chuyện của trẻ, hỏi han trẻthật nhiều Điều đó khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ đang nhận được sự quan tâm.Trong việc dạy học, nên sử dụng hiểu quả tối đa của đồ chơi và các hình ảnhminh họa Khi giao tiếp với trẻ cần nói chậm rãi, rõ ràng, không nói ngọng,không nói trống không Giáo viên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, điệubộ,… giúp trẻ hiểu về ngôn ngữ lời nói và cảm nhận tình cảm gần gũi giữa giáoviên với trẻ để trẻ noi theo, tạo thói quen giao tiếp hiệu quả

Động viên và khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ có những việc làm, hành vi,

thái độ tích cực, luôn lắng nghe và cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi của trẻ (Hình ảnh minh họa số 08).

Ví dụ:

Trong giờ hoạt động góc cùng trẻ chơi, giao lưu với trẻ giữa các vai chơitạo sự gần gũi giữa cô và trẻ

Trang 9

b Đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất cho trẻ:

An toàn trong cơ sở giáo dục được coi là mức độ mà trẻ được bảo vệ vềthể chất, tinh thần, không bị sợ hãi hay bất kì một tổn hại nào Môi trường giáodục an toàn đảm bảo cho tất cả trẻ em được bảo vệ (tránh khỏi bạo lực thể chất,lạm dụng tình dục, lạm dụng tình cảm và bỏ mặc), từ đó trẻ trẻ tự do và tự tinphát triển Nơi đó có cơ sở vật chất đầy đủ và bố trí hợp lý với không gian antoàn Nơi trẻ cảm thấy được bảo vệ, che chở

Giáo viên luôn dùng lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm đối với trẻ Tuyệtđối không đe dọa, bỏ mặc, đánh trẻ hay có những hành vi xâm phạm thân thể, kỳthị trẻ

Giáo viên luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, giáotiếp nhẹ nhàng, ân cần, tạo được niềm tin và cảm giác an toàn ở cô giáo, trẻ và

cha mẹ (Hình ảnh minh họa số 09)

Tránh các yếu tố gây hoảng sợ cho trẻ như phòng quá tối, âm thanh quá to,…

Sự kết hợp và phối hợp các hoạt động giữa các trẻ trong nhóm chơi đã tạo

ra những mối quan hệ xã hội hết sức độc đáo và điển hình Vì vậy, khi tham giavào các hoạt động chung, bằng hoạt động giao tiếp của mình, trẻ tích cực chiếmlĩnh các mối quan hệ xã hội Đối với trẻ, chơi là nhu cầu của một cơ thể đangphát triển, khi chơi, trẻ trở nên cao hơn chính mình và chúng có thể làm đượcnhiều việc mà trong thực tế không làm được Khi tham gia trò chơi do được thỏamãn nhu cầu nên mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần trẻ thỏa mái, phấnkhởi đó là những yếu tố quan trong để tăng cường sức khỏe cho trẻ Khi trẻcùng được chơi với nhau trong nhóm trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau Trong khi chơi, trẻbiết thỏa thuận với nhau để phân vai chơi, hành động chơi, biết lắng nghe ý kiếncủa nhau, biết chia sẻ Có thể nói rằng, chơi trong nhóm bạn bè là nhu cầu bức

Trang 10

thiết của trẻ và trò chơi cũng là nội dung chủ yếu để tập hợp trẻ thành nhóm.Phần lớn các nét tính cách của trẻ được nhen nhóm trong nhóm bạn bè Đây làđiều quan trọng đối với trẻ.

Giáo viên nên hướng dẫn trẻ thiết lập và vun đắp được các mối quan hệthân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp bằng cách tạo cơ hội để trẻ được làmviệc theo nhóm, thông qua đó trẻ học được từ bạn để có thể thử làm những việc

mà trẻ không dám làm trước cả lớp, tự bản thân mỗi trẻ luôn cố gắng nhiều hơn,hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ Đồng thời, trẻ học còn được một số kĩnăng giao tiếp xã hội để làm việc tốt trong nhóm Tạo điều kiện để trẻ tham giavào các hoạt động nhóm, chơi vui vẻ, hòa thuận với bạn Tổ chức các tròchơi/Hoạt động theo nhóm nhỏ Khuyến khích trẻ tham gia vào các khu vực chơinhư bán hàng, xây dựng, lắp ghép, Có thể giao nhiệm vụ cho một nhóm 2-3 trẻyêu cầu thực hiện cùng nhau như: Chăm sóc cho búp bê, cùng nhau nấu ăn, trong góc phân vai

Tổ chức, thiết kế các trò chơi để giáo viên cùng chơi với trẻ, trẻ với trẻchơi với nhau như: chi chi chành chành, lộn cầu vồng,

Khuyến khích trẻ giúp đỡ và quan tâm bạn, chơi vui vẻ, hòa thuận với

bạn Động viên và khen ngợi trẻ khi trẻ làm tốt (Hình ảnh minh họa số 10 và 11)

Biện pháp 5: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ thông qua các hoạt động.

a) Hoạt động học: Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường hướng tới việclôi cuốn sự tham gia và hợp tác của tất cả trẻ trong nhóm vào quá trình học Vìvậy, thông qua dạy học tích cực mà xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa

cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ…

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp,giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ, nghiên cứu thực tế… nhằm hìnhthành và nâng cao kĩ năng học tập, tinh thần hợp tác của trẻ

Nội dung giáo dục được thể hiện thông qua các hoạt động học như: Khámphá khoa học, hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc, làm quen văn học vàgắn vào từng đề tài cụ thể và tùy theo chủ đề Mỗi chủ đề có đều có thể lồng

ghép nội dung xây dựng về môi trường giáo dục thân thiện vào đó (Hình ảnh minh họa số 12)

Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, giáo viên trò chơi dân gianthông qua các buổi chơi các hoạt động hàng ngày của trẻ Cùng với Nhà trường

tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm học giúp trẻ có điều kiện để học tập,

để thể hiện năng lực cá nhân trong hoạt động tập thể

Trang 11

+ Cụ thể:

Tổ chức ngày hội ngày lễ như: Ngày hội đến trường, Tết trung thu; ngàynhà giáo Việt nam 20 - 11; Biết ơn chú bộ đội (22/12), Hội chợ Xuân

Tham gia hội thi “Bé Vui Khỏe” Cấp trường

b) Hoạt động vui chơi:

- Tổ chức các trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao… về bảo

vệ môi trường góp phần tạo nên một môi trường xanh - sạch và thân thiện

- Ngoài ra để kiểm tra cũng như khắc sâu thêm ý thức về môi trường môitrường thân thiện của mỗi trẻ trong lớp Tôi nghiên cứu xây dựng góc thư việntrong lớp để trẻ chọn truyện và kể cho trẻ nghe những câu chuyện và tổ chứccho trẻ xem tranh, truyện để trẻ học hỏi thêm giúp trẻ cảm nhận được sự thânthiện, gần gũi giữa cô giáo, bạn và bản thân của trẻ Ngoài ra trong giờ hoạtđộng ngoài trời tôi cũng cho trẻ tham quan đọc sách ở góc thư viện, góc bé vui

chơi cát, sỏi, nước, để trẻ cảm thấy thích thú hơn trong giờ hoạt động (Hình ảnh minh họa số 13)

c) Hoạt động lao động, vệ sinh:

Trong mọi hoạt động cô giáo là tấm gương để trẻ noi theo, nên với việcdọn dẹp cho môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ - gọn gàng là điều giúp trẻ nhậnthấy mình cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp Cô vàtrẻ cùng tham quan và chăm sóc vườn rau, bồn hoa trong sân như nhổ cỏ, lượmrác, tưới nước cho cây, của nhà trường tạo cho trẻ tâm thế ham lao động

Ngoài ra giáo viên luôn nhắc nhở trẻ phải có thói quen vứt rác vào sọtrác, khi thấy một vỏ nilon hay rác ở trong và ngoài lớp học, trên sân trường, cần

có ý thức tự giác đem bỏ vào thùng rác (Hình ảnh minh họa số 14)

d) Hoạt động ăn, ngủ:

Tổ chức các bữa tiệc làm tăng hứng thú ở trẻ Trong giờ ăn trẻ phải cóthói quen ăn uống luôn sạch sẽ, gọn gàng, không rơi vãi, và có hành vi vănminh trong ăn uống như không nói chuyện trong khi ăn Sau khi ăn có thói quendọn dẹp gọn gàng ghế vào nơi quy định, đó cũng chính là ý thức tạo ra môitrường thân thiện cho trẻ khi ở trường

Ngoài ra cùng với Ban giám hiệu nhà trường cũng đã tổ chức các bữa tiệccho trẻ giao lưu với các lớp như: tiệc buffer tại trường vào cuối học kì I,…

Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể

Gia đình trẻ và cộng đồng có vai trò là những người tham gia vào xâydựng và giám sát môi trường giáo dục trong cơ sở giáo dục Gia đình của trẻ vàcác lực lượng có liên quan trong cộng đồng cần có nhận thức được quyền vàtrách nhiệm của mình trong các hoạt động của cơ sở và có sự tham gia phù hợp,

Ngày đăng: 10/11/2021, 15:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w