Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ lứa tuổi mầm non là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non, phải tạo ra một môi trường vui tươi, an toàn, lành mạnh và hấp dẫn trẻ, nơi trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, giáo dục, được đảm bảo các điều kiện vui chơi lành mạnh, được phát biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập, chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động trông chờ vào người lớn, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có và qua đó hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh Tên đề tài sáng kiến:
Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi ở trường mẫu giáo Tây Hồ
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủđầu tư tạo ra sáng kiến)1: ………
Đây là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương của Bác Hồ dành cho trẻ
em, những mầm non tương lai của đất nước Sinh thời Bác Hồ luôn dành nhiềutình thương yêu cho trẻ em, Bác luôn căn dặn trẻ em chính là những mầm nontương lai mỗi quốc gia, dân tộc Công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em cầnđặc biệt quan tâm để những mầm xanh ấy vươn lên vững chãi
Với quan điểm “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ
đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau” Vì vậy, việc xây dựng
môi trường giáo dục thân thiện trong mối quan hệ giữa cán bộ giáo viên với trẻ,giữa trẻ với trẻ, giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng là hành vi thân thiện,đồng thời phát huy vai trò tích cực của trẻ thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tựtin, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và tự rèn luyện
1 Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
2 Công nghệ thông tin, công tác quản lý giáo dục, bộ môn học, … ;
Trang 2Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ lứa tuổi mầm non lànhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non, phải tạo ra một môi trường vuitươi, an toàn, lành mạnh và hấp dẫn trẻ, nơi trẻ được đối xử công bằng, đượcquan tâm, chăm sóc, giáo dục, được đảm bảo các điều kiện vui chơi lành mạnh,được phát biểu ý kiến của mình và tích cực tham gia vào quá trình học tập, chủđộng vào quá trình phát triển thay vì thụ động trông chờ vào người lớn, phát huytối ưu những tiềm năng sẵn có và qua đó hình thành các kỹ năng cần thiết chocuộc sống
Nhưng hiện nay, việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện chỉ mangtính hình thức, giáo viên còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổchức các hoạt động giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Đa phần trẻ ítđược khám phá, trải nghiệm, cô hướng dẫn trẻ làm theo một cách rập khuôn,chưa phát huy được khả năng sáng tạo và óc phán đoán ở trẻ vì chưa có môitrường thân thiện cho trẻ trải nghiệm
Chính vì vậy, việc tạo môi trường giáo dục thân thiện trong trường mầmnon là vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng Trên cơ sở kế hoạch thực hiện
chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non thân thiện, học sinh tích cực” của
phòng giáo dục và đào tạo huyện Phú Ninh phát động Năm học 2019-2020trường Mẫu giáo Tây Hồ đã có nhiều giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp
và tổ chức các hoạt động giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất tạo môi trường phù hợpvới phương châm của bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo: “Chơi mà học, học bằngchơi”
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây
dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo Tây Hồ” để làm đề tài nghiên cứu.
Qua tìm hiểu và phân tích một số biện pháp cũ được áp dụng tại trườngnhững năm qua trong việc tạo môi trường thân thiện cho trẻ, tôi nhận thấy một
số ưu nhược điểm như sau:
Trang 3Ưu điểm:
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường vàcác bậc phụ huynh nên trường lớp được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết
bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ
+ Môi trường bên ngoài lớp học được bố trí xanh-sạch-đẹp, sân trường cónhiều cây xanh bóng mát, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp khoa học, thẩm mỹ tạođiều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
+ Khuôn viên trường đã nhân rộng mô hình: “Vườn rau sạch cho bé” giúptrẻ có không gian vui chơi, hoạt động ngoài trời, tạo điều kiện cho trẻ được trảinghiệm làm quen với thế giới thực vật sinh động
+ 100% trẻ tại trường có thể lực tốt thích nghi với các hoạt động
+ Giáo viên tự thiết kế nội dung hoạt động cho trẻ theo chương trình giáodục mầm non Do đó giáo viên có thể chủ động sáng tạo trong quá trình tổ chứchoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ
Nhược điểm:
+ Không gian ngoài trời được thiết kế qui hoạch nhưng việc bố trí các khuhoạt động cho trẻ chưa hợp lí, chưa có nhiều nguyên vật liệu mở Trẻ chưa cónhiều cơ hội lựa chọn học liệu, trò chơi, hoạt động để có thể tích cực chủ độngsáng tạo
+ Một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào cáchoạt động tập thể, trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lên ý tưởng, nêuquan điểm cá nhân, vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn hẹp,chưa chủ động tham gia trải nghiệm vào các hoạt động
+ Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế Trẻ dễ dàng cuốn hútvào các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng phân tán tư tưởng, tự rút ra khỏi tròchơi nếu trẻ không còn hứng thú
+ Việc đánh giá các kĩ năng của trẻ trong hoạt động và rút kinh nghiệmcho hoạt động lần sau không được giáo viên chú ý và đưa vào để sử dụng biệnpháp này
Trang 44.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểmcủa giải pháp đã biết:
* Đối với vấn đề cần giải quyết là vấn đề cũ: Nêu vấn đề cũ (kể cả các tài liệu công bố) và nêu cách thức, phương pháp giải quyết vấn đề và chứng minh tính mới của cách thức, phương pháp giải quyết điểm khác nhau so với phương pháp, giải pháp cũ)
* Đối với vấn đề cần giải quyết là mới: Nêu cụ thể nội dung giải pháp, chứng minh vấn đề nêu là là mới không trùng lặp hoặc tương tự với vấn đề đã được công bố hoặc công khai trên bất cứ phương tiện thông tin nào; nêu cách thức giải quyết, phương pháp giải quyết vấn đề
Trong thực tế những năm qua, trường tôi cũng đã thực hiện xây dựng môitrường lớp học của mình sao cho trẻ vừa cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện,vừa kích thích trẻ hoạt động Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn chưa thực
sự khoa học, môi trường đó vẫn mang tính chất hình thức, cũ kĩ, được lặp đi lặplại hằng ngày gây cảm giác gò bó, chưa thực sự đảm bảo các yếu tố thân thiện đểlôi cuốn trẻ hoạt động tích cực Qua tìm hiểu một số biện pháp cũ đã áp dụng đểxây dựng môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tại trường và để bản thân nắm
rõ được tình hình, khả năng của trẻ, tôi tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thuđược kết quả:
Bảng 1: Khảo sát đánh giá trẻ dựa vào các tiêu chí
14/33 42,4% 19/33 57,6%
Qua phân tích khảo sát đánh giá trẻ đầu năm, tôi nhận thấy những biệnpháp cũ của giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cho trẻ, kết
Trang 5quả trên trẻ còn chưa cao, trẻ chưa tích cực tham gia và phát huy được hết khảnăng của mình vào hoạt động, tỉ lệ trẻ chưa thực hiện được các kỹ năng còn khácao, trẻ còn khá thụ động, chưa thật sự tích cực.
Từ kết quả trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp để xâydựng môi trường thân thiện cho trẻ một cách hiệu quả Để làm tốt điều này bảnthân tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện đề tài:
Biện pháp 1: Tạo bầu không khí thân thiện cho trẻ khi đến lớp.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện cho trẻ hoạt động.
Biện pháp 3: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện cho trẻ.
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong công tác xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ.
Bản thân tôi nhận thấy những biện pháp của tôi mang nhiều tính mới,được cải tiến, sáng tạo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
+ Biện pháp phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi mầm non, phù hợp vớichương trình giáo dục mầm non hiện nay
+ Biện pháp tôi đề xuất dựa trên cơ sở kế hoạch chung của trường, lớpnhằm đảm bảo hoạt động của trẻ
+ Biện pháp của tôi có nhiều thay đổi mới lạ, hấp dẫn, phát huy tính tíchcực nhận thức cho trẻ trong hoạt động, sự an toàn và thân thiện của môi trường
là yếu tố tích cực, tác động thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ đến quá trình học tập vàphát triển của trẻ, nhất là khi trẻ có cảm giác an toàn, vui vẻ, được tôn trọng,được quan tâm chia sẻ, giúp đỡ và dìu dắt
+ Trẻ được hoạt động bằng nhiều cách khác nhau bao gồm trải nghiệm,khám phá, quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng phù hợp với khả năng,hứng thú và nhu cầu của trẻ
+ Cung cấp môi trường giáo dục thuận lợi, tăng cường chơi mà học, họcbằng chơi, tương tác giữa trẻ với trẻ, trẻ với người lớn từ đó giúp trẻ thỏa mãnnhu cầu hoạt động của trẻ, giúp trẻ phát triển về mọi mặt, tạo cho trẻ sự nhanh
Trang 6nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời giúp trẻ tự tin và mạnh dạntrong cuộc sống.
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giảipháp:
- Tổng số trẻ lớp Lớn 4 là: 33 trẻ Trong đó: 16 nam và 17 nữ
- Trường lớp được xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất, bố trí hợp lý vớikhông gian an toàn có sân chơi rộng và nhiều cây xanh bóng mát để trẻ tham giatích cực vào các hoạt động
- Được sự quan tâm, phối hợp với phụ huynh trong công tác nuôi dưỡngchăm sóc giáo dục trẻ, đây là một lợi thế tạo điều kiện thuận lợi trong công tácthực hiện sáng kiến của tôi
- Sự phối hợp giữa nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh là điều kiện tốt
nhất để tôi thực hiện hiệu quả sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng môi
trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo Tây Hồ”.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
(nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên):
* Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Khi nhắc đến môi trường thân thiện cho trẻ, chúng ta hình dung ngay đếnmột khung cảnh trẻ chạy nhảy nô đùa khắp nơi tràn đầy tiếng cười trong môitrường xanh, sạch đẹp và hạnh phúc Ngoài ra, điều đó còn thể hiện ở sự độngviên khuyến khích trẻ, trẻ được đối xử công bằng, được chăm sóc giáo dục antoàn, lành mạnh, giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môitrường giáo dục với sự yêu thương và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêugiáo dục của nhà trường
Trường học thân thiện phải là trường học thực hiện bình đẳng về quyềnlợi học tập cho trẻ, không phân biệt đối xử, kỳ thị trẻ, không phân biệt bất kỳ sựkhác nhau nào về tình trạnh kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, vănhóa, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán kể cả trẻ em khuyết tật có ý chítha thiết và có khả năng học tập
Trang 7Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục đối với sự phát triển của trẻ và để cùng với nhà trường xây dựng môi
trường thân thiện ở trường học mẫu giáo, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Một số
biện pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo Tây Hồ” để làm đề tài nghiên cứu.
Cụ thể bằng các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tạo bầu không khí thân thiện cho trẻ khi đến lớp.
Việc tạo bầu không khí thân thiện cho trẻ khi đến lớp, nó ảnh hưởng mạnh
mẽ đến việc hình thành nhân cách, thái độ, tình cảm, hành vi của trẻ cũng nhưhiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Sự quan tâm của giáo viên với trẻ sẽkhơi dậy động cơ tốt đẹp, tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo và trẻ sẽ có
cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình
Khi đến trường mẫu giáo một môi trường rất xa lạ đối với trẻ, tất cả đềumới mẻ khiến cho trẻ thấy bỡ ngỡ, thấy lo lắng, trẻ luôn mong muốn mình cóđược cảm giác an toàn, trẻ cần được vỗ về, được tôn trọng, yêu thương và chămsóc đặc biệt của cô giáo Chính vì vậy để giúp trẻ có được cảm giác an toàn, gầngũi, thân thiện như sống trong gia đình bé nhỏ của mình, để trẻ yên tâm tìm tòi,học hỏi những tri thức, những vốn sống ban đầu cho mình, thì trước hết cô phảitạo được cảm giác an toàn, bầu không khí thân thiện cởi mở giữa cô và trẻ ngay
từ những ngày đầu tiên đến trường
Đối với một số trẻ lần đầu tiên đến trường, thường ôm chặt lấy ba mẹkhông chịu rời, tôi không vội vàng tách trẻ ra khỏi vòng tay phụ huynh ngay màđến chào hỏi phụ huynh, trò chuyện, mỉm cười với trẻ để làm quen trẻ tránh chotrẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi, để từ đó dễ dàng tìm kiếm những biệnpháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, giữa
cô và trẻ, từ đó trẻ sẽ hòa nhập với cô và các bạn trong lớp
Trong giờ đón trẻ, tôi luôn tỏ thái độ rất ân cần niềm nở, ánh mắt trìumến và những cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói dịu dàng với phụ huynh và trẻ, tuy nóchỉ là những việc làm rất nhỏ nhưng sẽ tạo cho cả phụ huynh và trẻ sự yên tâm
Trang 8và tin tưởng rất lớn Với cách đón trẻ như vậy, trẻ rất thích gần cô để được cô âuyếm dù chỉ bằng một nụ cười, một cái chạm tay trẻ cũng thấy an tâm.
Trong suốt thời gian ở trường tôi luôn thể hiện tình thương yêu, sự chămsóc chu đáo cho trẻ, luôn bên cạnh vỗ về, động viên, an ủi trẻ, tạo cho tất cả trẻđều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng Công bằng là nềntảng cho việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, tránh sự thiên vị giữa trẻ với trẻ, giúptrẻ có niềm tin và yêu thích tới trường
Tôi luôn tôn trọng ý kiến và giữ lời hứa với trẻ, tạo tâm lý tin cậy, mongmuốn chia sẻ, gần gũi giữa cô và trẻ Tạo cho tất cả trẻ có cơ hội tham gia vàocác hoạt động với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ, biết cách lắng nghetrẻ, luôn gọi tên trẻ khi giao tiếp Để trẻ có cảm giác trường học như là ngôi nhàcủa mình, tôi luôn tìm cách tạo ra một bầu không khí đầm ấm của một gia đình,tạo ra sự gần gũi, thân thương giữa cô và trò, tôi làm việc bằng cả cái tâm, bằng
cả tấm lòng, mong muốn làm những điều tốt nhất cho trẻ, dù có bất cứ tìnhhuống như thế nào cũng phải kiên nhẫn, yêu thương tuyệt đối không đánh mắngtrẻ, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển
Trong hoạt động học, tôi luôn tạo cho trẻ có được cảm giác thoải mái theo
phương châm: “Chơi mà học, học bằng chơi” không quá gò ép, áp đặt tạo cảm
giác sợ hãi cho trẻ Tôi hỗ trợ trẻ bằng cách: Đặt ra những câu hỏi mang tính tưduy, lắng nghe trẻ, chỉ dẫn và đưa ra những gợi ý, khuyến khích động viên trẻ tự
do lựa chọn các hoạt động, trẻ được tự đề xướng và được khuyến khích chia sẽ ýtưởng của mình tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạocủa trẻ
Trong hoạt động vui chơi, tôi chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáodục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm vàsáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Khuyến khích trẻ mở rộng vàphát triển các trò chơi tưởng tượng, sáng tạo Đồng thời tôi sử dụng các tìnhhuống có vấn đề và cách thức nảy sinh trong quá trình chơi để khuyến khích trẻthảo luận và tìm cách giải quyết Tôi tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ
Trang 9làm trung tâm, để trẻ tự thực hiện vai chơi của mình, cô quan sát khơi gợi ýtưởng chơi cho trẻ và thúc đẩy sự mạnh dạn, tự nhiên trong giao tiếp của trẻ.
Tôi rất cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ Nên đánh giá sự tiến bộ của trẻ
so với bản thân, tránh việc so sánh trẻ với nhau Luôn nhìn nhận khen ngợi bất
cứ sự tiến bộ nào dù là nhỏ nhất của trẻ
Chăm sóc bữa ăn: Tôi luôn vui vẻ, tạo bầu không khí thoải mái cho trẻ
trong khi ăn Động viên trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệsinh văn minh trong ăn uống Tôi chú ý chăm sóc và quan tâm hơn đối vớinhững trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy
Ví dụ: Khi cháu có biểu hiện bất thường “bỏ bữa, nôn” tôi sẽ hỏi thăm
tình hình của cháu và liên hệ với phụ huynh để tìm biện pháp giải quyết kịp thời
Chăm sóc giấc ngủ: Để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ đúng giờ và ngủ sâu
giấc tôi mở nhạc không lời những bài hát ru, dân ca êm dịu cho trẻ nghe, vớinhững trẻ khó ngủ, ngủ ít tôi gần gũi vỗ về trẻ giúp trẻ dễ ngủ hơn Đối vớinhững trẻ ngày đầu đến lớp còn sợ sệt tôi đặc biệt quan tâm đến trẻ trong giờngủ, bằng những cử chỉ nhẹ nhàng ôm ấp vỗ về trẻ, tạo cho trẻ có được cảm giác
an toàn khi ở trong vòng tay của cô Trong giờ ngủ tôi quan sát theo dõi kịp thời
xử lý những tình huống có thể xảy ra
Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy đây là một biện pháp vô cùng quantrọng nó đã tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn, gần gũi, thân thiện như sốngtrong gia đình nhỏ bé của mình
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện cho trẻ hoạt động.
Xây dụng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện cho trẻ theoquan điểm lấy trẻ làm trung tâm bao gồm môi trường vật chất và môi trường xãhội Môi trường vật chất bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoàilớp học Môi trường xã hội được tạo nên bởi mối quan hệ và tương tác giữa giáoviên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn xung quanh
Về môi trường bên trong lớp học:
Trang 10Ở môi trường bên trong lớp học, tôi bố trí lớp học đảm bảo về thẩm mỹ và
an toàn, tạo điều kiện để hình thành những hành vi đúng cho trẻ đối với môitrường trong sinh hoạt hằng ngày Các góc cần hoạt động yên tĩnh tôi bố trí xacác góc hoạt động ồn ào Các góc hoạt động tôi bố trí có lối đi cho trẻ di chuyểnthuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi
Tôi trang trí lớp học nhiều màu sắc ngộ nghĩnh để bắt mắt trẻ và mangtính giáo dục cao, lớp học của tôi được trang trí một cách sáng tạo theo hướng
mở linh hoạt phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi và từng nội dung chơi để trẻđược khám phá cái mới, cái lạ, thỏa mãn tính tò mò ở trẻ Khi trẻ hoạt động ởgóc chơi mở, từ một góc mở tôi đã trang trí sẵn, trẻ có thể thay đổi chủ đề chơi,nội dung chơi, thay đổi hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt và sángtạo
Ví dụ: Ở góc toán, tôi trang trí các bảng mê ca gắn lên tường với những
con vật nghộ nghĩnh, phía dưới tôi làm rất nhiều hộp thẻ số, con vật, hoa…để trẻ
tự đếm và gắn các chữ số hay xếp tương ứng…
Tôi phối hợp nhiều cách đảm bảo việc tạo ra và trang trí các khu vực hoạtđộng sao cho hài hòa, tạo cảm xúc tốt cho trẻ, sắp xếp các góc chơi có thể dichuyển hoặc sắp xếp lại dễ dàng để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú củatrẻ
Ví dụ: Để thay đổi góc phân vai từ trò chơi khám bệnh sang trò chơi cô
thợ may, tôi thay đổi linh hoạt bằng cách di chuyển một số giá để đồ mà khôngcần tốn nhiều thời gian
Nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò khôngnhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồdùng, đồ chơi bán sẵn rất đẹp mắt nhưng không phải đồ chơi nào cũng tốt vớisức khỏe trẻ mà giá thành lại cao, tốn kém, tính giáo dục thấp Với mong muốncho trẻ có cơ hội được khám phá những cái mới lạ, cho trẻ được tự trải nghiệmvới chính những đồ chơi của mình theo hướng mở tôi đã tận dụng nguyên vậtliệu, phế liệu từ thiên nhiên có sẵn ở địa phương để tạo ra các đồ dùng đồ chơiđẹp mắt, sáng tạo phục vụ cho việc học và chơi ở các góc của trẻ, các loại đồ