1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 qua rèn kĩ năng Đọc hiểu trong môn tiếng việt

25 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, ở giai đoạn mà Việt Nam phát triển nhanh về tất cả mọi mặt của đất nước như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,…. Khi mà sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 đang đạt đến trình độ thăng hoa biểu hiện là đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế phát triển ra ngoài khu vực, y tế phát triển thì giáo dục cũng có bước chuyển mình to lớn. Trong điều kiện hện nay, một nước phát triển không chỉ bền vững và hùng mạnh về kinh tế mà xã hội phải đạt đến trình độ phát triển bền vững tương xứng. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TIỂU LUẬN

Đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHOHỌC SINH LỚP 3 QUA RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

TRONG MÔN TIẾNG VIỆT

Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Thị Thanh Hoa

Học viên thực hiện : Hồ Thị Hồng Nhung

Học phần : Phát triển năng lực tạo lập và

tiếp nhận văn bản

Lớp : Lí luận và phương pháp dạy học

Giáo dục Tiểu học K25A

Quy Nhơn, tháng 3 năm 2023

Trang 2

A MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

3.Tác dụng, ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu 10

4.Thực tiễn dạy đọc hiểu trong chương trình lớp 3 dưới cơ sở 11

Chương II: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 qua rèn kĩ năng đọc hiểu trong môn Tiếng Việt 13

1.Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để hiểu ý chính hoặc lựa chọn thông tin 132.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 15

3.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ trong bài 17

4.Các kiểu dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung 20

5.Nhóm bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản215.1.Nhóm bài tập làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản 21

5.2.Nhóm bài tập phản hồi 22

KẾT LUẬN 25

Như vậy, qua đề tài ta có thể thấy được tầm quan trọng của phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trong việc rèn kĩ năng đọc thầm Đề tài mang tính mới, tính sáng tạo và có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót Rất mong quý giảng viên và các bạn học viên lớp Lý luận và phương pháp dạy học tiểu học K25 góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân trọng cảm ơn! 25

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, ở giai đoạn mà Việt Nam phát triển nhanhvề tất cả mọi mặt của đất nước như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,… Khi mà sựnghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt làcuộc cách mạng 4.0 đang đạt đến trình độ thăng hoa biểu hiện là đời sống nhân dânđược cải thiện, kinh tế phát triển ra ngoài khu vực, y tế phát triển thì giáo dục cũngcó bước chuyển mình to lớn Trong điều kiện hện nay, một nước phát triển khôngchỉ bền vững và hùng mạnh về kinh tế mà xã hội phải đạt đến trình độ phát triểnbền vững tương xứng Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xãhội

Trong những năm trở lại đây, với xu thế đổi mới trong công nghệ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhạy bén với thời cuộc thì giáo dục đã thay đổi để đáp ứng được với điều đó Đó là chuyển đổi từ dạy học truyền thống sang dạy học hiện đại Với mục tiêu cụ thể là phát triển năng lực và phẩm chất người học, thông qua việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bằng cách sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giáo dục, nền giáo dục Việt Nam đã và đang thay đổi đối vối tất cả các cấp học từ tiểu học đến THPT

Tiểu học là bậc học quan trọng trong hệ thống dạy học quốc gia, đây là bậchọc nên tảng cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản nhưng quan trọng cho các em tự tinđể học các bậc học tiếp theo Trong bậc học tiểu học, cùng với môn Toán thì TiếngViệt là hai môn học quan trọng Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018,

Trang 4

môn Tiếng Việt có hai năng lực cơ bản nhưng quan trọng là năng lực ngôn ngữ vànăng lực văn học Trong đó, năng lực ngôn ngữ là năng lực quan trọng, rèn chohọc sinh bốn kĩ năng đọc, nói, nghe, viết tiếng Việt Trong môn Tiếng Việt họcsinh được tiếp xúc khá nhiều với các dạng văn bản, ngoài mục đích là rèn đọc viết,việc tiếp xúc nhiều văn bản thì còn rèn cho học sinh khả năng đọc hiểu Làm thểnào để phán triển năng lực ngôn ngữ qua kĩ năng đọc hiểu trong môn Tiếng Việt,

đó là vấn đề mà tôi quan tâm, đau đáu Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Pháttriển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trongmôn Tiếng Việt”

2 Lịch sử vấn đề

Rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho học sinh đã xuất hiện và nghiên cứu rồi, tuy nhiên việc phát triển năng lực ngôn ngữ ch học sinh lớp 3 rèn kĩ năng đọc hiểu trong môn Tiếng Việt là đề tài mới mẻ, có tính mới và sáng tạo.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình dạy học Tiếng Việt lớp 3, phương pháp dạy học đọc hiểu để phát triển cho học sinh năng lực ngôn ngữ.

1.2 Phạm vi nghiên cứu

Chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 3- Bộ sách Cánh diều

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm tòi, thu thập, phân tích, tổng hợp và kháiquát những nguồn tài liệu liên quan tới đề tài, làm cơ sở cho việc nghiên cứu.Tham khảo một số tài liệu tìm tỏi trên internet, … Hệ thống các nội dung kiến thức

Trang 5

về lí luận dạy học hiện đại Nghiên cứu tìm ra phương pháp đưa dạy học hiện đạivào thực tiễn tại cơ sở.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm chuyên gia: Trò chuyện, tham khảo ý kiếncủa một số giáo viên đang thực dạy tại trường, xin ý kiến, chỉ dẫn để hỗ trợ choviệc nghiên cứu, tìm hiểu.

- Hương pháp tìm tòi, nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu.

5 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luậngồm 2 chương chính

Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương II: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 qua rèn kĩ năngđọc hiểu trong môn Tiếng Việt

NỘI DUNGChương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn1.Năng lực ngôn ngữ

1.1 Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu và quy tắc để truyền đạt ý nghĩa giữa các cánhân, cộng đồng hoặc quốc gia Ngôn ngữ có thể phản ánh tư duy, giai cấp và vănhóa của một nhóm người Ngôn ngữ cũng là phương tiện để tạo ra và bảo tồn kiếnthức, truyền thống và nhân văn của một dân tộc Ngôn ngữ bao gồm những yếu tốcơ bản như từ vựng, ngữ pháp, phát âm, ngữ điệu, ngữ nghĩa, cách sử dụng ngônngữ và các thủ tục liên quan đến việc truyền đạt thông tin giữa các cá nhân hoặcnhóm người Trên toàn thế giới, có hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau được sử dụngtrong đời sống hàng ngày, từ đó tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa rực rỡ.

Trang 6

1.2 Vị trí của năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ là khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và thể hiện ýnghĩa của bản thân một cách chính xác, sáng tạo và hiệu quả Nó bao gồm tất cảcác kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đọc vàviết Tuy nhiên, năng lực ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là biết nhiều từ, mà cònphải biết cách kết hợp chúng để tạo ra các ý tưởng mới mẻ và thú vị Năng lựcngôn ngữ được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc hìnhthành và phát triển của con người.

Năng lực ngôn ngữ thể hiện trước hết ở hoạt động động đọc Ở cấp tiểu học:học sinh biết đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chínhcủa văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàmẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc theo các yêu cầu về kĩ thuật đọc vàkĩ năng đọc hiểu.Ở cấp trung học cơ sở: học sinh biết vận dụng kiến thức tiếngViệt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu vănbản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩncủa văn bản; nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểmnổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bảnkhác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn,cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần Ởcấp trung học phổ thông: học sinh biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thứcvề bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thờikì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầuđọc hiểu); biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểuđạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu vănbản; giúp học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảmquan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân.

Trang 7

Đối với hoạt động viết, ở cấp tiểu học: yêu cầu học sinh viết đúng chính tả, từvựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; bước đầu viết được bài vănngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản; viết được vănbản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, nhữngcâu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc;giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh; viếtđoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bàithơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về mộtvấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tựthuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ; bước đầu biết viết theo quy trình;bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).Ở cấp trung học cơ sở: họcsinh viết được bài văn tự sự, miêu tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghịluận, thuyết minh, nhật dụng; viết đúng quy trình, biết cách tìm tài liệu để đáp ứngyêu cầu viết văn bản; có hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ và biết cách trích dẫn vănbản.Ở cấp trung học phổ thông: học sinh viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận vàthuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; Viết đượcvăn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghịluận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn vềnhững vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc vàkiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn;văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báocáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn; bàiviết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đốivới những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ,cách sống mang đậm cá tính.

Trang 8

Đối với hoạt động nói và nghe, ở cấp tiểu học: học sinh trình bày dễ hiểu cácý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lạiđược một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi nhữngcảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biếtthuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản Nghe hiểu với thái độ phùhợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biếtcách phản hồi những gì đã nghe Ở cấp trung học cơ sở: học sinh trình bày dễ hiểucác ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngônngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyệnđã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ý tưởng củamình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đãnghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mụcđích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ, đểtrình bày vấn đề một cách hiệu quả; học sinh thực hành nghe hiểu với thái độ phùhợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằngchứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cáchphản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.Ở cấp trung học phổ thông: học sinhbiết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độcầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giáđược nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủkiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sứcthuyết phục; nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hànhmột cuộc tranh luận.

Như vậy, năng lực ngôn ngữ là một năng lực tổng hợp trên cơ sở những biểuhiện của bốn yếu tố đọc, viết, nghe, nói cấu thành Các yếu tố đó có mối quan hệ

Trang 9

chặt chẽ, thúc đẩy và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên tính toàn diện năng lựcđặc thù của môn Ngữ văn.

2.Kỹ năng đọc hiểu trong môn Tiếng Việt lớp 32.1.Kĩ năng đọc hiểu:

Đọc hiểu là một cách đọc phân tích, đọc hiểu là một hoạt động có tính chất quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian:

– Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn ngữ văn bản, gồm:

+ Kĩ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ chìa khóa) trong văn bản.

+ Kĩ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng.+ Kĩ năng nhận ra các đoạn của văn bản.

+ Kĩ năng nhận ra đề tài văn bản, gồm: Kĩ năng quan sát tên bài, chú ý dựa vào tên bài, các hình vẽ minh họa, sơ đồ để phỏn đoán về nội dung văn bản và kĩ năng phán đoán nội dung bài học dựa vào kiến thức vốn có về chủ đề.

– Kĩ năng làm rõ nghĩa, gồm:

+ Kĩ năng làm rõ nghĩa từ: bằng ngữ cảnh, bằng trực quan, bằng đồng nghĩa…+ Kĩ năng làm rõ nội dung thông báo của câu.

+ Kĩ năng làm rõ đoạn.

+ Kĩ năng làm rõ ý chính của văn bản

+ Kĩ năng làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản, kĩ năng nhận biết những ấn của ý tác giả.

– Kĩ năng hồi đáp bao gồm:

Trang 10

+ Kĩ năng đánh giá tính đúng đắn của nội dung văn bản.+ Kĩ năng đánh giá tính đầy đủ của văn bản.

+ Kĩ năng đánh giá nguyên nhân, hiệu quả của văn bản.+ Kĩ năng đánh giá tính cập nhật của nội dung văn bản.

+ Kĩ năng đánh giá tính hấp dẫn, thuyết phục của nội dung văn bản.+ Kĩ năng liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản.

3.Tác dụng, ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu

Như ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kíhiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khảnăng thông hiểu những gì được đọc Đọc thành tiếng không thể tách rời với việchiểu những gì được đọc.

Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinhmới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của ngườikhác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các mônkhác trong nhà trường.

Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọcrộng đề tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen,hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên Các tài liệu dạy học củanước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc ” Đọc là hiểu nghĩa chữin” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ trẻ đang học đọc, xemviệc hiểu những gì được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên động cơ đọccho học sinh.

Ngay ở giai đoạn đầu lớp 1, khi mục đích chính của của dạy học là dạy kĩ thuậtđọc, chú trọng mặt phân giải âm thanh của tiếng, cũng vẫn phải chú ý đến việcchọn ngữ liệu để đọc âm, vần, thanh sao cho việc dạy chữ gắn với việc dạy nghĩa.

Trang 11

Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc đưa những ví dụ ghép âm, vần tạo thành những âmtiết không có nghĩa, hoặc không dùng phổ biến.

Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản,chiếm lĩnh được văn bản Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí thông tin Chính vìvậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy Tập đọc nói riêng, trong dạy học ởTiểu học nói chung.

Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian:

– Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn ngữ của văn bản tức là nhận đủ các tín hiệu ngôn ngữ mà người viết dùng để tạo ra văn bản.– Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuối tín hiệu ngôn ngữ (nội dung của văn bản và ý đồ tác động của người viết đến người đọc )

– Hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu trong văn bản.

4.Thực tiễn dạy đọc hiểu trong chương trình lớp 3 dưới cơ sở4.1.Thực tiễn dạy học dưới cơ sở.

Thông thường, trong chương trình dạy học môn Tiếng Việt thì bắt đầu từ tuần27 của lớp 1 bắt đầu học các bài đọc Trong quá trình học dạy đọc có phần đọchiểu đơn giản Sang tới lớp 2, 3 thì phần đọc hiểu là một trong 2 kiến thức cơ bảnnhưng quan trọng không thể thiếu trong dạy học bài đọc, với hệ thống câu hỏi từđơn giản tới phức tạp giúp các em dần hiểu nội dung bài đọc, qua đó giáo dục cácem các phẩm chất cần có của một người công dân tốt Vì vậy, việc dạy học đọchiểu có nhiều thách thức.

Nếu như ở lớp 2, các em luyện đọc theo đơn vị từ, rồi đến câu, đoạn và cuốicùng là cả bài, thì ở lớp 3 sẽ bỏ phần luyện đọc câu, tức là theo tứ tự từ luyện đọc

Trang 12

từ, đoạn và cả bài cho nên đặc thù các bài đọc lớp 3 sẽ có nhiều đoạn Vì vậy cácem mỗi lần luyện đọc sẽ tiếp nhận lượng văn bản nhiều hơn Trên thực tế, quá trìnhdạy học dưới cơ sở tại trường tôi là ở vùng sâu vùng xa, học sinh 100% là học sinhngười đồng bào dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ, cácem phải sử dụng song song 2 thứ tiếng nên việc học tiếng Việt sẽ gặp nhiều khókhăn Bởi các em đa phần đọc chậm và phát âm không chính xác, không hiểu rõđược nội dung đoạn văn.

Các nguyên nhân của tình trạng này cũng phần nào giống như ở mức độ tiểu họcnhư tôi đề cập ở trên Tuy nhiên, ở mức độ lớp 3 còn có nhiều yếu tố đặc thù hơn,chẳng hạn như:

Học sinh mới bắt đầu tiếp cận với tiếng Việt chuẩn và cần thời gian để quen thuộcvới các từ vựng, thành ngữ, câu đơn giản Việc giáo viên phải tiếp nhận nhiều họcsinh cùng một lúc, dẫn đến khó khăn trong việc chăm sóc và rèn luyện kỹ năng đọchiểu cho các em một cách tổng quát Để giải quyết các thách thức trên và cải thiệntình hình rèn luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Việt của học sinh lớp 3, giáo viên có thểthực hiện những giải pháp sau:

Tổ chức kiểm tra năng lực tiếng Việt của học sinh ở mức độ cá nhân, từ đó đưa racác kế hoạch phát triển đọc hiểu phù hợp với từng em.

Áp dụng các phương pháp giảng dạy đọc hiểu bài văn đa dạng, kết hợp giữa hoạtđộng cá nhân, nhóm và lớp.

Tạo điều kiện cho học sinh được đọc và thực hành kỹ năng đọc hiểu nhiều, thôngqua việc sử dụng tài liệu đa dạng, cập nhật và phù hợp với độ tuổi, trình độ của họcsinh.

Kết hợp giữa giảng dạy và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu với các hoạt động phát triểntư duy, giao tiếp và sáng tạo của học sinh.

Ngày đăng: 27/07/2024, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w