Tiểu học là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, đây là bậc học trang bị những kiến thức, kĩ năng nên tảng để có thể tự tin học tốt các bậc học sau. Trong hệ thống các môn học của bâc học Tiểu học thì Tiếng Việt có vị trí vai trò quan trọng, đây là môn học có hai nhiệm vụ song song, vừa cung cấp kiến thức về văn học, vừa là công cụ giúp các em học sinh học các môn học khác. Tuy nhiên, việc dạy học môn Tiếng Việt theo truyền thống còn nhàm chán, đa phần là cung cấp kiến thức và rèn luyện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nhiệm vụ của văn học đâu phải chỉ cung cấp mỗi kiến thức, mà còn bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi cho các em khả năng cảm thụ văn học, yêu cái đẹp, nhận diện cái tốt, cái xấu,…trau dồi nhân cách tốt. Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình của hệ thống giáo dục, thì việc đổi mới phương pháp được nhìn nhận và thay đổi. Dạy học tích cực là một trong những phương pháp chủ yếu giúp học sinh phát huy được năng lực cá nhân một cách triệt để, giúp các em biết được những năng lực vốn có của mình đồng thời trau dồi những kĩ năng còn chưa tốt để trở thành một người công dân có ích. Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học mà khi đổi mới được liệt kê vào những phương pháp dạy học tích cực, giúp các em phát huy được năng lực của mình. Như vậy qua việc sử dụng trò chơi vào việc dạy học tiếng Việt như thế nào để giúp các em xây dựng, hoàn thiện được tâm hồn, cảm xúc. Chính vì lí do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết lập dạng trò chơi văn học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt nhằm bồi dưỡng tâm hồn, khả năng ứng xử.”
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
*******************
TIỂU LUẬN
Đề tài: THIẾT LẬP DẠNG TRÒ CHƠI VĂN HỌC GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
NHẰM BỒI DƯỠNG TÂM HỒN,
KHẢ NĂNG ỨNG XỬ
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Ngọc Hoa
Học phần: Tổ chức trò chơi văn học trong
dạy học tiểu học Học viên thực hiện : Hồ Thị Hồng Nhung
Lớp : Lí luận và phương pháp dạy học
Giáo dục Tiểu học K25A
Quy Nhơn, tháng 5 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Table of Contents
A MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
5 Cấu trúc tiểu luận 4
B NỘI DUNG 5
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 5
1 Phương pháp dạy học trò chơi học tập và nội dung có thể ứng dụng phương pháp vào dạy học văn học để bồi dưỡng tâm hồn và khả năng ứng xử của học sinh 5
2 Thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt dưới cơ sở 10
Chương II: Thiết kế trò chơi văn học 12
1 Trò chơi khởi động “Giờ ra chơi vui vẻ” 12
2 Trò chơi: “Cùng chăm sóc ông bà” 14
3 Trò chơi “Tập làm phóng viên” 16
4 Kết quả đạt được 17
KẾT LUẬN 19
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một trong lĩnh vực quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển quốc tế Đây là chìa khóa để hướng tới tương lai cho mọi quốc gia, mọi dân tộc Trong những năm gần đây, giáo dục có nhiều bước chuyển mình mới mẻ về cả nội dung và phương pháp dạy học, việc chuyển mình đó được tiến hành từ tất cả các cấp học và mọi loại hình đào tạo
Tiểu học là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, đây là bậc học trang bị những kiến thức, kĩ năng nên tảng để có thể tự tin học tốt các bậc học sau Trong hệ thống các môn học của bâc học Tiểu học thì Tiếng Việt có vị trí vai trò quan trọng, đây là môn học có hai nhiệm vụ song song, vừa cung cấp kiến thức về văn học, vừa là công cụ giúp các em học sinh học các môn học khác Tuy nhiên, việc dạy học môn Tiếng Việt theo truyền thống còn nhàm chán, đa phần là cung cấp kiến thức và rèn luyện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Nhiệm vụ của văn học đâu phải chỉ cung cấp mỗi kiến thức, mà còn bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi cho các
em khả năng cảm thụ văn học, yêu cái đẹp, nhận diện cái tốt, cái xấu,…trau dồi nhân cách tốt Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình của hệ thống giáo dục, thì việc đổi mới phương pháp được nhìn nhận và thay đổi Dạy học tích cực là một trong những phương pháp chủ yếu giúp học sinh phát huy được năng lực cá nhân một cách triệt để, giúp các em biết được những năng lực vốn có của mình đồng thời trau dồi những kĩ năng còn chưa tốt để trở thành một người công dân có ích Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học mà khi đổi mới được liệt kê vào những phương pháp dạy học tích cực, giúp các em phát huy được năng lực của mình Như vậy qua việc sử dụng trò chơi vào việc dạy học tiếng Việt như thế nào để giúp các em xây dựng, hoàn thiện được tâm
hồn, cảm xúc Chính vì lí do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết lập dạng trò chơi
Trang 4văn học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt nhằm bồi dưỡng tâm hồn, khả năng ứng xử.”
2 Lịch sử vấn đề
Dạy học hiện đại với phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học tích cực xuất hiện cách đây nhiều năm nhưng đề tài “Thiết lập dạng trò chơi văn học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt nhằm bồi dưỡng tâm hồn, khả năng ứng xử”
là đề tài mới mẻ, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung dạy học môn Tiếng Việt phù hợp để áp dụng phương pháp trò chơi nhằm giúp bồi dưỡng tâm hồn, và khả năng ứng xử cho học sinh
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 trong bộ sách Cánh diều
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành được đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm tòi, thu thập, phân tích, tổng hợp
và khái quát những nguồn tài liệu liên quan tới đề tài, làm cơ sở cho việc nghiên cứu Tham khảo một số tài liệu tìm tỏi trên internet, … Hệ thống các nội dung kiến thức về lí luận dạy học hiện đại Nghiên cứu tìm ra phương pháp đưa dạy học hiện đại vào thực tiễn tại cơ sở
- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm chuyên gia: Trò chuyện, tham khảo ý
kiến của một số giáo viên đang thực dạy tại trường, xin ý kiến, chỉ dẫn để
hỗ trợ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
Trang 5- Hương pháp tìm tòi, nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu.
5 Cấu trúc tiểu luận.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận gồm 2 chương chính
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương II: Thiết kế trò chơi văn học
B NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1 Phương pháp dạy học trò chơi học tập và nội dung có thể ứng dụng phương pháp vào dạy học văn học để bồi dưỡng tâm hồn và khả năng ứng xử của học sinh
1.1 Phương pháp dạy học trò chơi học tập
a Phương pháp dạy học tích cực:
Trang 6Phương pháp dạy học tích cực gọi tắt là phương pháp dạy học theo quan điểm rằng: “Dạy học phải phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới nhiều hoạt động khác nhau trong học tập, tích cực hóa hoạt động người học
Chú ý, phương pháp này tập trung và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải người học thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực
b Phương pháp dạy học trò chơi học tập
Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc
tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh
Ưu điểm của phương pháp trò chơi học tập:
- Phát triển các giác quan : Trong quá trình tham gia trò chơi, học sinh phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, do đó mà các giác quan trở nên linh hoạt hơn, tư duy trừu tượng phát triển và sử dụng ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn
- Tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới: Từ việc tiếp nhận kiến thức một cách
dễ dàng, thông qua trò chơi, học sinh còn có thể phát hiện ra nhiều vấn đề mới khác so với nhiệm vụ ban đầu Bằng việc vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo để chơi trò chơi, học sinh nhanh chóng phát triển những kiến thức nền tảng thành những kiến thức mới, thú vị hơn
- Tăng khả năng ghi nhớ: Việc sử dụng trò chơi để thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn Từ đó, tạo cho học sinh sự tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức Thông qua trò chơi, học sinh biết
Trang 7cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát các kiến thức một cách thoải mái và thú vị hơn Điều này giúp học sinh có ấn tượng với kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn
- Tạo tâm thế chủ động cho học sinh: Một trong những ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trò chơi đó là luôn tạo tâm thế chủ động cho học sinh Giáo viên chỉ là người đưa ra nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh cách thực tham gia, còn học sinh sẽ là người tham gia, chủ động tìm tòi kiến thức và giải quyết vấn đề Từ đó, luyện tập cho học sinh sự tự tin và sự sẵn sàng, tích cực khi đón nhận những kiến thức mới Nhược điểm của phương pháp dạy học tích cực trò chơi
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời như trên, phương pháp dạy học cùng trò chơi có thể đặt ra một số thử thách đối với giáo viên Và một số nhược điểm của phương pháp này đó là:
- Học sinh có thể dễ bị sa đà vào trò chơi, ít tập trung vào mục đích học tập
- Giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian và nội dung kiến thức cần được truyền tải
Quy trình thực hiện phương pháp dạy tích cực cùng trò chơi: Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cùng trò chơi, giáo viên cần thực hiện theo quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi
- Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn
- Mục đích trò chơi là sẽ giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi,… Từ đó, học sinh xác định được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi
Trang 8- Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong trò chơi
- Các dụng cụ dùng để chơi là gì?
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò chơi, những việc không được làm trong trò chơi
- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng
Bước 3: Thực hiện trò chơi
- Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động tham gia vào trò chơi Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham gia tích vào trò chơi
- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn lúng túng
Bước 4: Nhận xét sau trò chơi
- Giáo viên hoặc trọng tài sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm
- Trọng tài công bố kết quả chơi của tùng đối, cá nhân và trao giải thưởng cho đội,
cá nhân đoạt giải
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trò chơi
- Thực tế là phương pháp dạy học tích cực cùng trò chơi không hề khó Nhưng giáo viên cần đủ bản lĩnh, kỹ năng và chuyên môn để kiểm soát các giờ học Và khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau:
- Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình
Trang 9- Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động tay chân
- Đây là những chia sẻ về phương pháp dạy học tích cực trò chơi – Một trong những phương pháp dạy học được đánh giá cao nhất được các chuyên gia giáo dục
đề xuất Có thể thấy những ưu điểm cũng như cách thức thực hiện khá đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho việc tiếp nhận kiến thức của học sinh Vì vậy, đây có thể
là một gợi ý dành cho các giao viên đang tìm kiếm các phương pháp giảng dạy hiệu quả
- Luật chơi nên đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện Nên đưa ra các hình thức chơi để nhiều học sinh cùng tham gia, từ đó giúp học sinh tăng tương tác và giao tiếp hơn
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm
- Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học, để học sinh vừa hứng thú với giờ học, vừa có thể nắm bắt được kiến thức một cách tập trung
1.2 Vai trò của văn học trong môi trường tiểu học để bồi dưỡng tâm hồn học sinh.
Tiếng Việt của chúng ta vô cùng giàu đẹp, đó là một tài sản vô giá mà cha ông ta từ đời này qua đời khác đã sáng tạo, xây dựng nên Việc giảng dạy bộ môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học được Bộ giáo dục - Đào tạo xác định là “Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá, ngôn ngữ văn hoá thông qua một số sáng tác văn học và một số loại văn bản khác của Việt Nam và thế giới nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, trước những buồn, vui, yêu, ghét của con người”
Trang 10Để thực hiện được mục tiêu đó, nhiệm vụ của người giáo viên là phải hướng dẫn cho học sinh không những nắm bắt được những hình ảnh đẹp mà phải “cảm” được cái “hồn” của bài văn, bài thơ, một tác phẩm Từ đó mở mang thêm tri thức, bồi dưỡng về tâm hồn cho các em, có năng lực cảm thụ văn học tốt, học sinh càng hứng thú trong việc tìm hiểu, làm giàu cho vốn kiến thức của mình để đi đến quá trình sáng tạo, từ đó các em càng thêm yêu quý Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt và xây dựng nhân cách con người xã hội chủ nghĩa
2 Thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt dưới cơ sở.
Trong những năm gần đây việc dạy học Tiếng Việt đã có nhiều thay đổi về phương pháp dạy học, đặc biệt là ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Chất lượng học sinh dần được nâng cao, các em hứng thú hơn trong học tập
Trước hết, đã tăng cường phối hợp với các cấp, ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông ở địa phương; huy động cộng đồng cùng chung tay với ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy học môn Tiếng Việt nói riêng Hàng năm xây dựng kế hoạch, nội dung, triển khai thực hiện và có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả của công tác phối hợp để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo
Thứ hai, các trường tiểu học cần chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh, tập trung vào các hoạt động như: tổ chức giao lưu tiếng Việt; trò chơi mở rộng vốn từ; ngoại khóa vui học tiếng Việt; kể chuyện, thuyết minh, giới thiệu nhân vật văn học; xây dựng cây từ vựng tiếng Việt theo chủ điểm, liên chủ điểm; huy động các nguồn lực mua, quyên góp sách truyện, báo chí xây dựng, bổ sung tủ sách học đường cho các lớp; thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích văn hóa đọc trong trường học Các trường cũng cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của học tiếng Việt, phối hợp xây dựng môi
Trang 11trường tiếng Việt tại gia đình, tạo điều kiện cho con em được tham gia các hoạt động tập thể ở cộng đồng nhằm phát triển ngôn ngữ
Thứ ba, phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà trường cần chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn thực chất, hiệu quả, gắn với hoạt động học tập thực tế của học sinh; tập trung đi sâu phân tích, tìm giải pháp đối với học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học; lấy nhiệm vụ đọc, viết làm nền tảng cho các hoạt động giáo dục khác; tăng cường bồi dưỡng đối với học sinh khá giỏi Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường xây dựng, tổ chức các chuyên đề gắn với đổi mới công tác dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh
Thứ tư, các trường chú trọng đổi mới công tác dạy học, trọng tâm là dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt được quy định theo khung Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Hiệu trưởng các trường tiểu học chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch tuần, chương trình ôn tập kiểm tra bổ sung kiến thức, kế hoạch tăng cường Tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường Các trường kiểm tra phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp Chú trọng dạy âm vần luật chính tả, phát âm chuẩn cho học sinh ngay
từ đầu năm lớp 1 Tăng thời gian dạy phần đọc trong môn Tiếng Việt (trong đó có đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc tìm hiểu bài, đọc từ khó); sử dụng tranh ảnh, ứng dụng công nghệ thông tin khi giảng từ khó, mở rộng vốn từ cho học sinh kết hợp viết chính tả Tập trung sửa lỗi cụ thể cho học sinh Tăng cường thời lượng thực hành luyện tập viết đoạn văn, bài văn, dành nhiều thời gian chấm, chữa bài trực tiếp giữa giáo viên và học sinh; hướng dẫn học sinh cách tự chấm bài, sửa lỗi cho học sinh khác Vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt, hiện đại, gắn với các hoạt
Trang 12động trải nghiệm; sử dụng tranh ảnh; liên tưởng tưởng tượng; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
Thứ năm đổi mới ra đề, chấm kiểm tra theo hướng mở, phù hợp đối tượng trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ nhằm phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh; tôn trọng sự trải nghiệm và sáng tạo của học sinh; tránh ra đề rập khuôn, máy móc, không phù hợp với đối tượng và đặc trưng của vùng miền Thiết kế hướng dẫn chấm mở, tôn trọng cá tính riêng của học sinh Tránh trường hợp hướng dẫn chấm một hướng theo định kiến của người ra đề; chấp nhận cách kể, cách tả khác với suy nghĩ, quan niệm của người chấm sau khi cân nhắc đặc điểm tâm lý học sinh, hợp với yêu cầu của đề bài ở mức độ rộng mở nhất
Bên cạnh đó, các phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường kiểm tra chuyên môn; thành lập tổ cốt cán tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cơ sở; đánh giá hiệu quả thực hiện sau kiểm tra Tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng môn tiếng Việt của học sinh các đơn vị trên địa bàn để chỉ rõ những hạn chế, đề ra giải pháp khắc phục khó khăn của các đơn vị cơ sở Lựa chọn giáo viên có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao để dạy lớp 1 Tăng cường lồng ghép các nội dung theo Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt trong các tiết học chính khóa, các tiết tăng thêm, hoạt động ngoại khóa nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt
Chương II: Thiết kế trò chơi văn học.
1 Trò chơi khởi động “Giờ ra chơi vui vẻ”
Ví dụ: Chủ điểm “Em yêu bạn bè”- Sách Tiếng Việt 2 tập 1- Bộ sách Cánh Diều
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi
- Giới thiệu tên trò chơi: “Giờ ra chơi vui vẻ”