1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cảm thụ văn học của học sinh tiểu học Đối với tác phẩm chim sơn ca và bông cúc trắng của tác giả hans christian andersen

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm thụ văn học của học sinh tiểu học Đối với tác phẩm Chim Sơn ca và Bễng Cúc Trắng của tác giả Hans Christian Andersen
Tác giả Hồ Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Lờ Nhật Ký
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Lớ luận và phương phỏp dạy học Giỏo dục Tiểu học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 719,07 KB

Nội dung

Từ xưa tới nay, việc dạy học và việc học bộ môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có vai trò quan trọng, điều đó góp phần nâng cao vốn từ, khả năng sử dụng từ ngữ, đồng thời hoàn thiện tâm hồn và hình thành nhân cách cho học sinh. Mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật xuất hiện trong sách giáo khoa đều có một vai trò, nhiệm vụ riêng, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều giúp học sinh rút ra được bài học cho riêng mình. Văn học nước ngoài dành cho thiếu nhi là một trong những mảng văn học mà ngày nay có sự phong phú và đa dạng với nhiều nên văn học trên thế giới, tuy nhiên có những tác phẩm kinh điển cho tuổi nhỏ vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, khi song hành với nhiều thế hệ, từ cha mẹ tới con cái. Trải qua hơn 2 lần thay sách thì có những tác phẩm không còn phù hợp với thế hệ mới và được thay thế bằng những tác phẩm mới, gần gũi với cuộc sống thực tại hơn, tuy nhiên vẫn có những tác phẩm khó có thể thay thế, tiêu biểu là tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc trắng của tác giả Hans Christian Andersen. Vậy tác phẩm này có gì đặc biệt và học sinh cảm thụ tác phẩm này như thế nào? Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Cảm thụ văn học của học sinh tiểu học trong tác phẩm Chim sơn ca và bông cúc trắng của tác giả Hans Christian Andersen”

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

*******************

TIỂU LUẬN CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ĐỐI VỚI TÁC PHẨM CHIM SƠN CA VÀ BÔNG

CÚC TRẮNG CỦA TÁC GIẢ HANS CHRISTIAN

ANDERSEN

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Nhật Ký Học viên thực hiện : Hồ Thị Hồng Nhung

Lớp : Lí luận và phương pháp dạy học

Giáo dục Tiểu học K25A

Quy Nhơn, tháng 12 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 2

MỤC LỤC 2

1 Đặt vấn đề 2

1.1 Lí do nghiên cứu 2

1.2 Khái niệm cảm thụ văn học 3

1.2.1 Cảm thụ văn học là gì? 3

1.2.2 Cảm thụ văn học và cách tiếp nhận văn học dưới góc độ lứa tuổi thiếu nhi 4

2 Nội dung nghiên cứu 5

2.1 Vài nét về tác giả Hans Christian Andersen và tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc trắng 2.1.1 Vài nét về tác giả Hans Christian Andersen 5

2.1.2 Tác phẩm Chim sơn ca và bông cúc trắng 6

2.2 Những nội dung chủ yếu của tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc trắng để hình thành cho học sinh cảm thụ văn học 2.2.1 Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm 7

2.2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi 8

3 Kết luận 10

Trang 3

1 Đặt vấn đề

1.1 Lí do nghiên cứu

Từ xưa tới nay, việc dạy học và việc học bộ môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học có vai trò quan trọng, điều đó góp phần nâng cao vốn từ, khả năng sử dụng từ ngữ, đồng thời hoàn thiện tâm hồn và hình thành nhân cách cho học sinh Mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật xuất hiện trong sách giáo khoa đều

có một vai trò, nhiệm vụ riêng, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều giúp học sinh rút ra được bài học cho riêng mình

Văn học nước ngoài dành cho thiếu nhi là một trong những mảng văn học

mà ngày nay có sự phong phú và đa dạng với nhiều nên văn học trên thế giới, tuy nhiên có những tác phẩm kinh điển cho tuổi nhỏ vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, khi song hành với nhiều thế hệ, từ cha mẹ tới con cái Trải qua hơn 2 lần thay sách thì có những tác phẩm không còn phù hợp với thế

hệ mới và được thay thế bằng những tác phẩm mới, gần gũi với cuộc sống thực tại hơn, tuy nhiên vẫn có những tác phẩm khó có thể thay thế, tiêu biểu là tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc trắng của tác giả Hans Christian Andersen Vậy tác phẩm này có gì đặc biệt và học sinh cảm thụ tác phẩm này như thế

nào? Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Cảm thụ văn học của học sinh tiểu học

trong tác phẩm Chim sơn ca và bông cúc trắng của tác giả Hans Christian Andersen”

1.2 Khái niệm cảm thụ văn học

1.2.1 Cảm thụ văn học là gì?

“Cảm thụ văn học là một quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương” (Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1999)

Trang 4

Cảm thụ văn học là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc

Mục đích của cảm thụ văn học: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của văn chương, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả

1.2.2 Cảm thụ văn học và cách tiếp nhận văn học dưới góc độ lứa tuổi thiếu nhi.

- Tiếp nhận văn học là hoạt động “thưởng thức”, “phê bình” văn học của người đọc Nó góp phần làm thoả mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ của con người trong cuộc sống Nó giúp hoạt động sáng tạo nghệ thuật trở nên có ý nghĩa, có mục đích và những giá trị chân chính của tác phẩm được bảo tồn, được phát triển phong phú

- Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trị nỗi bậc, những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học, hay một bộ phận của tác phẩm, thậm chí chỉ là một từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong câu văn, câu thơ Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình Các em được cảm nhận các sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, thông qua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác, tìm hiểu mội dung, ý nghĩa cũng như nghệ thuật của tác phẩm

Việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học Một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được các giá trị nhân văn, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của các em Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học nhằm giúp các em có những nhận thức ban đầu về văn học và cuộc sống, biết cách đọc các tác phẩm nghệ thuật, nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật, hình thành một số kỷ năng đơn giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ngữ liệu dạy học các phân môn tiếng Việt đa phần là các văn bản có giá trị nghệ thuật, cần được khám phá cả nội dung tư tưởng và vẻ đẹp ngôn từ Việc rèn luyện, trau dồi để nâng cao trình độ cảm thụ văn học không những giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của

Trang 5

văn chương mà còn giúp các em học tốt môn Tiếng Việt, nói và viết Tiếng Việt ngày càng trong sáng, sinh động hơn

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Vài nét về tác giả Hans Christian Andersen và tác phẩm Chim Sơn

ca và bông cúc trắng

2.1.1 Vài nét về tác giả Hans Christian Andersen.

Hans Christian Andersen (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875; tiếng

Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan

Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C.Andersen

Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và

sự mê tín của mẹ ông Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông

Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá Năm 14 tuổi,

Andersen chuyển tới Copenhagen (tiếng Đan Mạch: København) tìm việc làm diễn

viên trong các nhà hát Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng Một

Sự nghiệp văn học: Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc

kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp

nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành

Trang 6

Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens Sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ

tích Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại

Ý Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích

nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Chú vịt con xấu xí"

2.1.2 Tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc trắng.

Tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc trắng là một câu chuyện đượm buồn kể kể

về một bông hoa cúc trắng đáng thương và chú chim sơn ca tội nghiệp bị bắt giam

sự vô tâm của con người cầm tù, tước đoạt đi sự sống Câu chuyện bắt đầu từ một khu vườn, cạnh đường cái của một thôn giã, khi bông cúc trắng đang vươn mình, yêu đời, đón những tia nắng đầu tiên xung quanh là những bông hoa hồng, thược dược, uất kim hương đang đua sắc khoe hương Nhưng Chim Sơn ca lại chọn cúc trắng, bông hoa êm ái, trắng muốt lại có tim vàng, chim hôn hoa rồi bay lên bầu trời xanh thẳm, làm hoa thổn thức Cùng lúc ấy, bông cúc tỏ ra xót thương đến uất kim hương khi bị một cô gái cầm dao đến cắt đi, đang đẹp đẽ, lộng lẫy kiêu sa như vậy mà phút chốc lìa đời, đó là sự yêu thích cái đẹp đến say mê, tưởng chừng như

mù quáng- bệnh “Đan Thiềm”

Đến lượt Chim sơn ca đang đắm mình với bầu trời xanh- nơi mà nó thuộc về thì

bị lũ con nít bắt nhốt vào lồng Chim bị giam cầm trong lòng sắt, uất hận mà hát

Lũ trẻ lại cắt bông hoa cúc trắng bằng chính con dao đã cắt uất kim hương Sơn ca gặp lại Cúc trắng như được thêm sự an ủi để sống tiếp, nhưng chẳng được bảo lâu, Sơn ca lìa đời vì đói khát, mặc nhiên không đụng vào Cúc trắng, Cúc trắng héo hon

vì xót thương

Giống như rất nhiều câu chuyện cổ tích khác của Andersen, Chim sơn ca và bông cúc trắng mang một kết thúc đượm buồn man mác, nhưng luôn để lại trong lòng người đọc một cảm giác gì đó sâu lắng và trầm tư Và tất nhiên trong mỗi câu chuyện đó đều là những bài học ý nghĩa dành cho các em thiếu nhi Trước hết, chúng ta không nên tỏ thái độ vênh váo, kiêu kỳ, ngạo mạn và coi thường đối với người khác, nếu không sẽ có ngày giống như cây uất kim hương, bị cô gái trong

Trang 7

truyện cầm chiếc dao to, sắc và sáng loáng cắt từng bông một Qua hình ảnh chim sơn ca và bông cúc trắng, câu chuyện đã cho thấy sự thờ ơ và vô cảm của xã hội đối với những con người nghèo khổ, bất hạnh Người ta có thể sẵn sàng cắt hay nhổ cái cây bé nhỏ đi rồi quẳng nó vào đám bụi đường cái mà không cần phải suy nghĩ, mặc cho nó đã tha thiết yêu thương con chim non Chú chim sơn ca bị bỏ mặc và phải chết vì đói khát trong chiếc lồng sắt đã nói lên một thực tế trong xã hội: khi có thì không biết nâng niu, đến khi mất rồi mới thấy thương tiếc và quý trọng Bài học cụ thể nhất trong trường hợp này đó là tình cảm của con cái dành cho cha mẹ Lúc cha mẹ còn sống thì rất ít khi hỏi han, quan tâm, chăm sóc, chỉ đến khi cha mẹ khuất núi thì mới khóc thương, ma chay, cúng lễ bằng những nghi thức rất vinh dự Vì thế, chúng ta nên tranh thủ lúc cha mẹ vẫn còn khỏe mạnh, hãy dành thời gian nhiều hơn quan tâm đến cha mẹ, ở bên gia đình và những người thân yêu của mình Và cuối cùng, đặc biệt nhất chính là tình bạn đẹp của Chim sơn

ca và bông cúc trắng, trân trọng nhau đến giây phút cuối cùng

Trang 8

(Khi đưa vào sách giáo khoa đã lược bỏ đi phần đầu của câu chuyện)

2.2 Những nội dung chủ yếu của tác phẩm Chim Sơn ca và bông cúc

trắng để hình thành cho học sinh cảm thụ văn học.

2.2.1 Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm

Trong những câu chuyện của Andersen ban đọc thấy rằng không chỉ là nơi nhà văn thỏa sức sáng tạo ra những câu của trí tưởng tượng, có trong đó một phần cuộc sông của tác giả Mà qua những câu chuyện của ông còn thấy được chiều sâu tâm hồn, chất triết lí, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Hầu hết nhà văn đều xây dựng hình tượng nhân vật là đồ vật, con vật nhỏ bé có tiếng nói riêng, có suy nghĩ

Trang 9

như con người Ngôn ngữ vừa gần gũi, quen thuộc, vừa mang tính triết lý Hình tượng nhân vật và nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm

Đến với truyện Bông cúc trắng thấy được nhà văn dự đoán trước số phận Tình bạn thật đẹp của cúc trắng và chim sơn ca Suy nghĩ của chim sơn ca thể hiện qua ngôn ngữ sâu sắc của nó Chim sơn ca thường tới hót quanh cúc trắng cho đến một ngày nó bị người ta bắt nhốt vào một chiếc lồng treo trên cánh của sổ, nó vẫn hốt nhưng bằng một giọng buồn thảm “chim cất tiếng hót ca ngợi cuộc sống tự do đầy hạnh phúc, vẻ đẹp của những cánh đồng xanh tươi và những cuộc du ngoạn của nó hồi trước, trên những khoảng trời cao” Cúc trắng bị cắt và cùng đám cỏ đặt vào lồng chim sơn ca đang bị cầm tù Con chim đáng thương đập cánh vào nan lồng sắt, tham vãn một cách sầu thảm cho số phận tù đầy của mình Họng chim sơn ca khô bỏng, người sốt dữ dội mà người ta đi vắng không để lại một giọt nước “Thế là tôi phải chết, phải xa vầng thái dương sáng chói, xa cây cỏ xanh tươi và xa tất cả cảnh đẹp kì diệu của tạo hóa” nó dự đoán trước được cái chết sẽ đến Đến sáng hôm sau thấy chim chết các cậu nhỏ lệ xót thương, đào hố chôn chim, xác chim được đặt vào một chiếc hộp đẹp màu đỏ và được chôn cất hết sức long trọng Rồi các cậu lại đem rắc cánh hoa hồng lên trên nấm mộ Thật tội nghiệp cho chim “khi chim còn sống và ca hát, người ta đã quên, để mặc nó chết vì đói khát trong lồng, chết rồi người ta mới khóc thương, ban cho những nghi lễ đầy vinh dự” Còn mảnh

cỏ cùng bông cúc trắng bị người ta quẳng lẫn vào đám bụi, chẳng ai nghĩ đến kẻ đã tha thiết yêu thương con chim non Đã là chim sơn ca nên được tự do bay nhảy với bầu trời, hoa lá Chứ đem bắt nhốt thì dù nó có hót cũng không hay được bằng khi

nó còn tự do Con người cũng vậy phải được ở đúng nơi, đúng vị trí thì mọi giá trị mới được phát huy, dù có ở nơi tốt mà không được tự do thì cũng vô nghĩa phải chăng cuộc đời cũng vậy Khi con người ta còn sống không được đánh giá đúng giá trị của mình, đến khi không còn nữa người ta mới tiếc thương thì tất cả đã quá muộn

2.2.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi.

Văn học không thể thiếu nhân vật Trong bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng phải có nhân vật văn học Bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là một quan hệ với đối với đời sống,

nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương cuộc đời Nhân vật văn học là một hình tượng văn học ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra Những con người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình, nội tâm, tính cách Cũng có con người thiết nét đó nhưng có tiếng nói, giọng điệu, cảm xúc, nỗi niềm Hay khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm Chức

Trang 10

năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật

là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Tính cách đó được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật, là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan Do đó, chức năng của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử

Trong truyện của mình nhà văn Andersen xây dựng nhiều nhân vật có số phận

bi kịch, bất hạnh trong tình yêu Họ phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn, trải qua nhiều khó khăn thử thách nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch Nhà văn không né tránh khi để cho nhân vật phải chết Trong Chim sơn ca và bông cúc trắng, sơn ca-một chú chim yêu đời, yêu thiên nhiên, thích tự do và ca hát, bị cầm tù, tước đi sự

tự do, chết dần, chết mòn rồi lìa đời Bông cúc trắng, giữa một vườn hoa nào hồng nào uất kim hương đọ sắc thì mình hoa vẫn mang một vẻ đẹp riêng biệt và tinh khiết, trong trẻo; trắng muốt có tim màu vàng, sống tự do tự tại vươn mình đón nắng và rất cảm phục tiếng hót của sơn ca Một nhân vật có một tình yêu với cái đẹp, có tình thương, cảm thương khi thấy uất kim hương bị cô gái cắt đi, đau lòng khi thấy sơn ca bị bắt và nhốt trong lồng sắt, cảm thương, đồng cảm khi gặp lại sơn

ca trong lồng sắt, đau đớn thương xót khi sơn ca lìa đời Đời sống tình cảm nhân vật được người nghệ sĩ tài hoa xây dựng rất phong phú, với mỗi hoàn cảnh đều có một tình cảm, cảm xúc riêng biệt Andersen vô cùng cảm thông với nỗi bất hạnh khi mất đi người thân yêu Bởi có nỗi bất hạnh nào đau khổ bằng sự chia cách, khi mất đi người mà mình yêu quá, thân thương Tuy phiên bản Sơn ca và bông cúc trăng trong sách giáo khoa đã lược bỏ đi rất nhiều, nhưng chi tiết “Sơn ca lìa đời vì đối khát, tuyệt nhiên không đụng đến bông hoa, bông hoa lả đi vì thương sót sơn ca.” vẫn được giữ trọn vẹn, vì đó là chi tiết đắt giá, là sự đau khổ tột cùng khi những con vật, bông hoa, ngọn cỏ được nhân cách hóa, biết đa sầu, đa cảm Truyện của Andersen thường không kết thúc trong khúc khải hoàn hoặc sự viên mãn, rằng

từ đó trở đi, những nhân vật ấy sẽ được hạnh phúc mãi mãi Ông đã làm ngược lại; cái đạt được không phải là phần thưởng tuyệt đối cho đức hạnh hoặc tài năng, hoặc

sự khốn khó Cái đạt được vẫn nằm trong chiếc bóng khổng lồ của định mệnh Và nỗi buồn vẫn tràn ngập, đó là thương hiệu của hầu khắp các tác phẩm của ông, để khi mỗi lần nhắc lại thì trong sâu thẳm con tim mỗi độc giả vẫn có một nỗi buồn man mác, nỗi lòng phải thốt lên hai chữ “Giá như…”

Nhưng tại sao truyện của Andersen đầy bi kịch nhưng lại hợp với thiếu nhi? Theo tôi, đó chính là hồn nhiên- một nét đăng trưng khu biệt của tiếp nhận văn học của lứa tuổi thiếu nhi Với người lớn, thời gian và cuộc sống đã “tôi” cho bản thân một bản lĩnh cứng rắn, nhưng cũng dần mất đi sự nhạy cảm và rung động trước

Ngày đăng: 27/07/2024, 22:03

w