1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận vệ sinh dinh dưỡng trong trường tiểu học

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vệ sinh dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là đối với lứa tuổi tiểu học vì từ 6 tuổi trẻ bắt đầu thay đổi môi trường học mới mẻ, môi trường ấy sẽ theo các em 12 năm và tăng dần về lượng và chất. Lượng là khối lượng kiến thức nhiều và có sự nâng cấp về lớp học, bậc học. Chất là ở mỗi lớp học, cấp học sẽ có những đòi hỏi mà thể chất của các em phải đảm bảo để đáp ứng những yêu cầu. Từ tâm lý thụ động trong sự chăm sóc của cha mẹ ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ dần trở nên chủ động hơn, khám phá mọi thứ xung quanh nhiều hơn. Vì thế, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, học tập cũng như vui chơi. Hơn thể nữa, trẻ em thường bị đe dọa bởi những bệnh liên quan tới dinh dưỡng, nếu không có chế độ ăn hợp lí thì cơ thể của các em sẽ dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, vui chơi, học tập của các em. Chính vì lí do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục sức khỏe và vệ sinh học đường trong trường tiểu học để tìm hiểu kĩ hơn về vệ sinh dinh dưỡng học đường nơi tôi đang công tác, một số bệnh lí dinh dưỡng học sinh thường mắc và đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Học phần: Giáo dục sức khỏe và vệ sinh học đường

trong trường tiểu học

Lớp : Lí luận và phương pháp dạy học

Giáo dục Tiểu học K25A

Quy Nhơn, tháng 01 năm 2024

I.Lý do chọn đề tài

Trang 2

1 Lý do nghiên cứu

Vệ sinh dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em,đặc biệt là đối với lứa tuổi tiểu học vì từ 6 tuổi trẻ bắt đầu thay đổi môi trường họcmới mẻ, môi trường ấy sẽ theo các em 12 năm và tăng dần về lượng và chất.Lượng là khối lượng kiến thức nhiều và có sự nâng cấp về lớp học, bậc học Chấtlà ở mỗi lớp học, cấp học sẽ có những đòi hỏi mà thể chất của các em phải đảmbảo để đáp ứng những yêu cầu Từ tâm lý thụ động trong sự chăm sóc của cha mẹở giai đoạn mẫu giáo, trẻ dần trở nên chủ động hơn, khám phá mọi thứ xung quanhnhiều hơn Vì thế, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ đểđáp ứng nhu cầu tăng trưởng, học tập cũng như vui chơi Hơn thể nữa, trẻ emthường bị đe dọa bởi những bệnh liên quan tới dinh dưỡng, nếu không có chế độ ănhợp lí thì cơ thể của các em sẽ dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sinhhoạt, vui chơi, học tập của các em Chính vì lí do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài

Giáo dục sức khỏe và vệ sinh học đường trong trường tiểu học để tìm hiểu kĩ

hơn về vệ sinh dinh dưỡng học đường nơi tôi đang công tác, một số bệnh lí dinhdưỡng học sinh thường mắc và đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp.

2 Khái quát về vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong trường tiểuhọc

Dinh dưỡng là gì?

Theo GS Nguyễn Văn Lê, Sinh lí vệ sinh trẻ em, NXB Giáo dục, 1996; Dinh

dưỡng theo nghĩa thông thường là nuôi nẫng, cung cấp cho cơ thể những chất cầnthiết cho sự pháp triển thể chất và tinh thần của con người

Theo khoa học dinh dưỡng nghiên cứu nhu cầu của cơ thể, sự chuyển hóa cácthức ăn, đề xuất những chế độ ăn hợp lí để bảo vệ, tăng cường sức khỏe góp phầntrị bệnh.

Trang 3

Dinh dưỡng được dùng để chỉ các hoạt động ăn uống, vận chuyển, hấp thu cácdưỡng chất trong cơ thể và quá trình bài tiết chất thải Ngoài ra dinh dưỡng cònbao gồm các dưỡng chất được chúng ta tiêu thụ và dung nạp vào cơ thể hàng ngày.Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sự phát triển thể lực, trí lực, tầm vóc và khảnăng học tập của trẻ Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ của trẻ là ăn đủ 8 nhóm thựcphẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối và hợp lýtrong từng bữa ăn, từng ngày Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các nhóm tuổi,thậm chí là mỗi cá thể cũng sẽ khác nhau.

Vì vậy, ở mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ các yếu tố: đủ chất, đủ nhu cầu và đảm bảoan toàn vệ sinh thực phẩm Thực hiện chế độ dinh dưỡng học đường hợp lý là việclàm rất cần thiết, không chỉ góp phần vào sự phát triển thể chất, tinh thần một cáchhiệu quả mà còn góp phần không nhỏ nâng cao sức đề kháng, phòng, chống một sốbệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm, bệnh theo mùa cho trẻ em.

II.Nội dung nghiên cứu

1 Vệ sinh dinh dưỡng ở trường tiểu học

1.1 Chế độ dinh dưỡng của học sinh tiểu họca Chất bột (Gluxit)

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước hết phải đảm bảo trẻ có đủ năng lượng, nghĩalà trẻ cần được ăn no Năng lượng được cung cấp chủ yếu qua cơm và các sảnphẩm chế biến từ gạo như bún, bánh, phở… Thỉnh thoảng nên cho trẻ ăn thêm ngô,khoai, sắn là những thực phẩm trong nhóm ngũ cốc vừa cung cấp chất bột (chonăng lượng) vừa là nguồn chất xơ tốt Gluxit có trong thực phẩm có nguồn gốcđộng vật chỉ có nhiều trong sữa.

b Chất đạm (Protein)

Trang 4

Protein là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể; có vai trò quan trọng trong việcxây dựng và tái tạo tất cả các mô cơ thể; tham gia vào các hoạt động điều hòachuyển hóa và tiêu hóa, sản xuất kháng thể và tạo cảm giác ngon miệng.

Lượng chất đạm trong khẩu phần của trẻ cần nhiều hơn người lớn, nhu cầu đạm ởlứa tuổi này cần 3-3,5g/kg thể trọng (trung bình khoảng 30-50g/ngày/trẻ) Nên chotrẻ ăn đa dạng các thức ăn giàu đạm, cả thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt(lợn, bò, gà, vịt, ngan…), cá, cá biển, trứng, sữa (sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành),tôm, cua; và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì có thể gây gánh nặng chotrẻ nhất là khi trẻ uống thiếu nước Các sản phẩm chuyển hóa trung gian của lượngđạm dư thừa sẽ gây độc hại cho cơ thể.

c Chất béo (Lipid)

Dầu mỡ không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn cung cấp năng lượng cao vàgiúp hấp thu các vitamin A, D, E, K – những vitamin cần thiết cho sự phát triểncủa trẻ Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, như thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, váng sữa, lòngđỏ trứng… hay dầu thực vật, lạc, vừng…

d Vitamin và chất khoáng

Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có hàm lượng trong cơ thể không cao nhưng tácdụng mạnh và đặc hiệu Thiếu vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa quantrọng.

Mọi vitamin đều cần cho trẻ, đặc biệt về nhu cầu vitamin A và vitamin C Nhu cầuvitamin A của trẻ lứa tuổi nhi đồng như người lớn từ 400-500 mg/ngày Vitamin Acó trong thức ăn động vật (thịt, trứng, cá, tôm, gan, tim…); tiền vitamin A(caroten) có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, đỏ, da cam Khi vào cơ thểcaroten có thể được chuyển thành Vitamin A, nhưng trẻ em có nhược điểm là hấpthu caroten rất thấp nhất là khi bữa ăn có quá ít dầu mỡ.

Trang 5

Vitamin C cần thiết cho sự tạo máu, tăng cường hệ miễn dịch Nhu cầu vitamin Cở độ tuổi này cần từ 55-60mg/ngày và phải được cung cấp đủ hàng ngày Cần chotrẻ thường xuyên ăn nhiều loại rau, quả theo mùa.

Chất khoáng cần cho sự tạo xương, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lýcủa các bộ phận trong cơ thể Hàng ngày trẻ 6-10 tuổi cần 400-500 mg canxi,nguồn cung cấp canxi không thiếu nhưng cần tỉ lệ thích hợp giữa canxi và photphomới giúp canxi được hấp thu tốt, tỉ lệ Ca/P tốt nhất là 1,5-2 Để đạt được tỉ lệcanxi/P thích hợp, bữa ăn của trẻ cần có sữa, tôm, cua, cá thường xuyên.

Ưu tiên cho trẻ nguồn thức ăn động vật (thịt, cá, tôm, trứng…) nhằm đảm bảo cungcấp đủ lượng sắt cho cơ thể Sắt trong nguồn thức ăn này có hàm lượng cao và dễhấp thu.

1.2 Chế độ ăn của học sinh tiểu học

Ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tìnhtrạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thànhphố lớn Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu haybuồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.

Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:6 tuổi: Năng lượng 1600; Chất đạm 36g

7– 9 tuổi: Năng lượng 1800; Chất đạm 40g

10– 12 tuổi: Năng lượng 2100– 2200; Chất đạm 50g

Chú ý: Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì cóthể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cáhoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà Nếu ăn các loại bún,miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.

1.3 Chế biến thức ăn của trẻ tiểu học

Trang 6

Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

- Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc mộtsố trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đườnghuyết trong giờ học).

- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chấtdinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

- Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn- Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.

- Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng Ðến bữa ăn nênchia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.

- Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1lít.

- Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đạitiện.

- Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.

1.4 Tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Trang 7

2 Một số bệnh lý trẻ em thường mắc phải liên quan tới dinh dưỡng

Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, vận độngkhông khoa học, trẻ ở độ tuổi tiểu học thường gặp phải các bệnh lý dinh dưỡngnhư:

Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởngcủa trẻ em tuổi học đường Trẻ tiểu học thường thiếu vitamin A, D, sắt, kẽm vàmột số vi chất khác Hệ quả là trẻ dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như thiếu

Trang 8

máu, biếng ăn, rối loạn về chuyển hóa chất dinh dưỡng, chậm phát triển chiềucao…

Trẻ em bị còi xương thường do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc phốt pho.Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cũng dễ còixương Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây nên tình trạng còixương vì vitamin D là chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi, phốtpho hiệu quả.

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chấtđạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bìnhthường Trẻ suy dinh dưỡng thường do các nguyên nhân như chế độ ăn uống khôngđủ chất, biếng ăn thường xuyên, bị ốm kéo dài…

Một trong những vấn đề dinh dưỡng ngày càng trở nên phổ biến ở độ tuổi tiểu họclà tình trạng thừa cân – béo phì, đặc biệt tại các thành phố lớn Nguyên nhân xuấtphát từ việc trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị, dẫnđến thừa năng lượng Lượng calo dư thừa tích trữ dưới da tạo thành mỡ thừa, khiếntrẻ thừa cân Bệnh lý này gây nên hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho trẻ như dậy thìsớm, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh lý thườnggặp ở trẻ tiểu học Trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống hợp với lứa tuổi sẽ pháttriển cân đối, khỏe mạnh và không bị đe dọa bởi những bệnh lý nguy hiểm trên.

Trang 9

e Bênh sún răng, viêm nha chu

Sún răng khác với sâu răng Sún răng là bệnh mà trẻ em 3 tuổi hay mắc làm tiêu dần răng sữa của trẻ em Răng cửa hàm trên thường bị nhiều nhất Bắt đầu có một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài của răn cửa và hàm trên, răng dần dần mủn ra và tiêuđi, không làm đau nhức gì cả.

Bệnh nha chu là các đường tiếp giáp giữa chân răng và lợi của hai hàm răng, cả mặt trong và mặt ngoài Nha chu bị viêm là do nó chịu tác động xấu từ các độc tố mà vi khuẩn gây ra Viêm nha chu dẫn đến hư men răng, ngà răng, sâu răng khi chúng lớn lên Để giữ được bộ răng lành lặn thì các em cần:

- Hạn chế ăn kẹo hay ăn vặt luôn miệng

- Đánh răng đúng phương pháp ngày 2 lần Nếu có dấu hiệu bị viêm nha chu thì phải đi bệnh viện nhờ bác sĩ chữa.

3 Thực trạng vệ sinh dinh dưỡng ở lớp 2B1 trường TH Lê Văn Tám, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

3.1 Thực trạng vệ sinh dinh dưỡng của các em

Năm học 2023- 2024, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B1, tổng số học sinh là30 em Trong đó, có 5 em người Kinh và 25 em là người dân tộc thiểu số, chủ yếulà người Jrai Trường thuộc xã vùng III, đặc biệt khó khăn, phần lớn là người dântộc thiểu số, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân làm nông là chính, trình độdân trí thấp Trong quá trình dạy học 19 tuần, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề về vệsinh dinh dưỡng cụ thể như sau:

Về vấn đề chất lượng các em ăn hằng ngày, theo chương trình Giáo dục phổ thông2018, thực hiện dạy học 7 buổi/ tuần, thêm vào đó trường có thêm 2 buổi phụ đạotăng cường Tiếng Việt thêm cho các em, tổng là 9 buổi/ tuần, nhận thấy thời gian

Trang 10

các em ở trên trường với cô giáo nhiều nên có thể quan sát, nắm bắt được nhữngđồ ăn các em mang theo đến trường.

Buổi sáng các em thường ăn xôi, bánh mì, đồ ăn vặt, nước ngọt mua ở cổng trườngmang vào lớp ăn Với tập quán của học sinh người dân tộc thiểu số là ăn bốc bằngtay rất mất vệ sinh, và thức ăn mua không đảm bảo vệ sinh.

Đến buổi trưa, vì bố mẹ đi làm nương rẫy cả ngày nên cho con em tiền tự mua ănbuổi trưa tương tự như buổi sáng, hoặc có một số em mải chơi, nhịn đói ở lạitrường chờ học buổi chiều Dưới đây là hình ảnh một số buổi trưa cô giáo và họcsinh ở lại ăn mì tôm.

Trang 11

Không những vậy, đồ ăn vặt các em mua là đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ,không hạn sử dụng, nhiều phẩm màu, muối và hương liệu, bao bì sặc sỡ Nếukhông là đồ Trung Quốc thì sẽ là hàng nhái, hàng giả Khi ăn những sản phẩm nàyảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các em.

Bảng số liệu cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI của học sinh lớp 2B1 được đo vào tháng 10/2023.

Trang 12

STTHọ và tênChiều caoCân nặngBMIGhi chú

1 Nguyễn Văn Bảo 1.2 22 15.3 SK Tốt

2 Ksor Bi 1.1 17.2 14.2 SK Tốt

3 Kpuih Cân 1.1 16.5 13.6 Thiếu cân

4 Rơ Mah Đại 1.1 18 14.9 SK Tốt

5 Kpuih H' Hy 1.1 16.5 13.6 Thiếu cân

6 Rơ Lan H' Khuyết 1.2 17.8 12.4 Thiếu cân

7 Rơ Lan Lưng 1.2 18.5 12.8 Thiếu cân

16 Rơ Mah H' Ran 1.1 16.5 13.6 Thiếu cân

17 Rơ Châm Sa 1.3 41 24.3 Béo phì

18 Rơ Mah Sang 1.1 18 14.9 SK Tốt

19 Rơ Mah Táo 1.3 22 13.0 Thiếu cân

20 Trương Đắc Tâm 1.1 18 14.9 SK Tốt

21 Rơ Lan Thang 1.1 17 14.0 SK Tốt

22 Lê Văn Thái 1.1 16.5 13.6 Thiếu cân

23 Rơ Mah Tiên 1.2 20.5 14.2 SK Tốt

24 Nguyễn Thị Thanh Trà 1.1 16 13.2 Thiếu cân

25 Siu Trời 1.2 20.5 14.2 SK Tốt

26 Siu Truân 1.2 20.5 14.2 SK Tốt

27 Kpuih H' Vang 1.1 17 14.0 SK Tốt

28 Siu Khe Vin 1.2 23.5 16.3 SK Tốt

29 Rơ Mah Vương 1.1 16 13.2 Thiếu cân

30 Rơ Mah Xiết 1.2 20 13.9 Thiếu cân

Dựa vào bảng cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI có tới 11 em thiếu cân và 1 em bịbéo phì, chiếm 40% tổng số học sinh toàn lớp

Như vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vệ sinh dinh dưỡng của các em?

3.2 Nguyên nhân

Trang 13

Thứ nhất, về trình độ dân trí thấp, bố mẹ đa phần là người dân tộc thiểu số, hiểu biết về dinh dưỡng và vệ sinh dinh dưỡng hầu như không có, rất chiều con, con muốn gì được nấy

Thứ hai, về y tế tại địa phương chưa có sự tuyên truyền vai trò quan trọng của vệ sinh dinh dưỡng học đường dẫn đến người dân thiếu nhận thức về việc nuôi dạy con nói chung và vệ sinh dinh dưỡng nói riêng.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và địa phương về vấn đề dinh dưỡng của trẻ.

4 Đề xuất biện pháp khắc phục trong thời gian tới

Về vấn đề đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng, bản thân tôi qua quá trình công tác và chủnhiệm lớp, tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ vệ sinhdinh dưỡng của các em, vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để bảo vệ vệsinh dinh dưỡng học đường

Cần có sự quan tâm phối hợp giữa các cấp chính quyền, đặc biệt là y tế và giáodục, tuyên truyền người dân về vai trò quan trọng của dinh dưỡng học đường, ýthức nuôi dạy con và vệ sinh dinh dưỡng cho còn phát triển khỏe mạnh và toàndiện Đối với giáo viên cần có sự quan tâm nhắc nhở, phối hợp thông báo với giađình về những vấn đề liên quan tới sức khỏe của các em trong thồi gian học ởtrường, đặc biệt là về thể trạng

Cần có những đợt khám sàng lọc miễn phí một số bệnh như tim bẩm sinh, suy dinhdưỡng, cận thị để nhanh chóng nắm bắt được tình hình sức khỏe của các em và đưara các giải pháp phù hợp với từng em để các em phát triển toàn diện.

III.Kết luận

Trang 14

Tóm lại, qua bài tiểu luận ta thấy được vai trò quan trọng của dinh dưỡng và vệsinh dinh dưỡng đối với học sinh tiểu học Việc có kiến thức về vê sinh dinh dưỡngsẽ giúp cho bố mẹ, người thân, thầy cô có thể biết được thể trạng của từng em một,biết được các em cần những chất gì để phát triển thể chất lẫn trí tuệ, nếu gặp mộtsố bênh lí thì can thiệp sớm để đảm bảo sức khỏe cho các em Bài tiểu luận nàyviết trong thời gian ngắn, nên còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý từGiảng viên hướng dẫn và các bạn học viên lớp Lý luận và phương pháp dạy họctiểu học K25A+B để bài được hoàn thành hơn Xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 27/07/2024, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w