1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

văn hóa mặc của người việt truyền thống

24 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa mặc của người Việt truyền thống
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Trần Thị Huyền Trang
Trường học Trường Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Cơ sở văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài thảo luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 6,35 MB

Nội dung

Qua đó, nó sẽ thể hiện nhiềutầng ý nghĩa khác nhau của chủ thể sở hữu và người Việt chúng ta còn có nhiều quanniệm về ăn mặc, phần nào cho thấy tín ngưỡng về văn hóa, bản sắc và tôn giáo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VĂN HÓA MẶC CỦA

NGƯỜI VIỆT TRUYỀN

THỐNG

Trường Kinh tế Quốc dân- Viện Đào tạo Quốc tế.

Bài thảo luận môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Huyền Trang Lớp BBAEi4- Ngành Khởi nghiệp và Phát triển kinh doanh

Trang 2

M ục lục

PHẦN 1 QUAN NIỆM MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT 3

1.1 Mặc để đối phó với thời tiết 3

1.2 Cách mặc của một người thể hiện sự giáo dục của gia đình 3

1.3 Cách mặc của một người thể hiện bản chất, tính cách 3

1.4 Trang phục phải phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau 4

1.5 Trang phục phải kín đáo, không được phô trương cơ thể 4

1.6 Cách mặc thể hiện tầng lớp xã hội 4

PHẦN 2 DẤU ẤN NÔNG NGHIỆP TRONG VĂN HOÁ MẶC 5

2.1 Dấu ấn nông nghiệp trong chất liệu may mặc 5

2.2 Dấu ấn nông nghiệp trong phong cách ăn mặc 5

2.3 Dấu ấn nông nghiệp trong trang phục 5

PHẦN 3 CÁCH MẶC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 6

3.1 Trang phục truyền thống của phụ nữ 6

3.1.1 Thời Hùng Vương với văn hoá Đông Sơn 6

3.1.2 Triều đại nhà Lý 7

3.1.3 Triều đại nhà Trần 7

3.1.4 Triều đại nhà Lê 8

3.1.5 Triều đại nhà Hậu Lê 8

3.1.6 Triều đại nhà Tây Sơn 9

3.1.7 Triều đại nhà Nguyễn 9

3.2 Trang phục hiện đại của phụ nữ 10

3.2.1 Khái niệm trang phục hiện đại của phụ nữ việt nam 10

3.2.2 Vận động người dân Việt Nam thay đổi thói quen ăn mặc 10

3.2.3 Toàn cầu hóa và câu chuyện về trang phục của phụ nữ hiện đại 11

3.3 Trang phục truyền thống của đàn ông 11

3.3.1 Qua các triều đại 11

3.3.2 Thói quen đóng khố của nam giới người Việt 11

3.3.3 Nam giới là bộ phận đầu tiên trong xã hội tiếp cận với quần 12

3.4 Trang phục hiện đại của đàn ông 13

3.4.1 Bối cảnh thế giới và sự ra đời của trang phục hiện đại dành cho nam 13

3.4.2 Áo dài đến âu phục 13

PHẦN 4 CÁCH MẶC CỦA CÁC VÙNG MIỀN 14

4.1 Miền Bắc 14

Trang 3

4.2 Miền Trung 14

4.3 Miền Nam 15

PHẦN 5 DẤU ẤN LỊCH SỬ QUA VĂN HÓA MẶC VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG 15

5.1 Nguồn gốc gắn liền với lịch sử của áo dài 15

5.1.1 Áo giao lĩnh 15

5.1.2 Áo dài tứ thân (thế kỷ 17) 16

5.1.3 Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long) 17

5.1.4 Áo dài Lemur 17

5.1.5 Áo dài Lê Phổ 18

5.1.6 Áo dài Raglan 18

5.1.7 Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay) 19

5.2 Biểu tượng văn hóa 20

5.2.1 Là hơi thở của nền văn hoá Việt 20

5.2.2 Tà áo dài mang đậm triết lý nhân sinh 20

5.2.3 Tà áo dài – bản thu nhỏ của đất nước hình chữ S 21

Trang 4

VĂN HÓA MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT

TRUYỀN THỐNG

PHẦN 1 QUAN NIỆM MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT

Nhiều người cho rằng “cái mặc” chỉ là lớp vỏ quần áo bên ngoài với mục đích che đinhững phần trên cơ thể, không có tác dụng thể hiện vẻ đẹp nội tâm Thế nhưng trên thực

tế, mặc là một trong ba yếu tố cơ bản cần có của con người Qua đó, nó sẽ thể hiện nhiềutầng ý nghĩa khác nhau của chủ thể sở hữu và người Việt chúng ta còn có nhiều quanniệm về ăn mặc, phần nào cho thấy tín ngưỡng về văn hóa, bản sắc và tôn giáo

1.1 Mặc để đối phó với thời tiết

Mặc trước hết có tác dụng ứng phó với môi trường tự nhiên, nó giúp cho con người chịuđựng được với cái nóng, rét, mưa, gió Nhân dân ta nói một cách đơn giản: Được bụng no,còn lo ấm cật Vì vậy, cũng như trong chuyện ăn, quan niệm về mặc của người Việt Nam

là rất thiết thực: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, và Cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh,rét không chết

1.2 Cách mặc của một người thể hiện sự giáo dục của gia đình

Người Việt vốn dĩ theo văn hóa Đông phương mang tính lễ giáo cao và sâu sắc, nên ngay

từ nhỏ con cái đã được giáo dục từ những điều nhỏ nhặt nhất như cách ăn, uống, đi đứngnhư thế nào cho đúng, mặc trang phục như thế nào và ra sao Bởi ngoài việc bảo vệ thânthể và ứng phó với thời tiết thì điều này còn thể hiện tính thẩm mỹ và nét văn hóa của chủthể Họ quan niệm cách ăn mặc phản ánh trình độ văn hóa, nội tâm của người mặc vàcách giáo dục của gia đình Nếu một đứa trẻ ăn nói không lễ phép, ăn mặc lôi thôi, lố lăngkhông phù hợp với lứa tuổi hoặc hoàn cảnh thì sẽ bị đánh giá là đứa trẻ không có giáodục Do vậy ngoài việc hướng dẫn, định hướng con trẻ về văn hóa thì việc ăn mặc như thếnào cho đúng cũng được các gia đình Việt Nam xưa đặc biệt coi trọng

1.3 Cách mặc của một người thể hiện bản chất, tính cách

Người Việt xưa thường hay đánh giá tính cách, đạo đức của một người qua cách ăn mặccủa họ Việc mặc không chỉ để cho bản thân mình mà cũng chính là cách để tôn trọngngười khác, để người khác nhìn vào và tôn trọng mình Ăn mặc nghiêm túc là gọn gàng,sạch sẽ chứ không cứ phải là đồ mới, đồ tốt Người ăn mặc giản dị là người có “chiềusâu” Người thích chưng diện rất nhiều khi là người nông cạn, muốn dùng bề ngoài chegiấu cái yếu của mình Cái mặc thể hiện rõ nét văn hóa Dĩ nhiên, không thể nhìn bề ngoài

Trang 5

mà đánh giá được toàn bộ một con người Nhưng không thể phủ nhận rằng cách ăn mặccủa một người phần nào phản ánh được tính cách và bản chất của người đó.

1.4 Trang phục phải phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau

“Đông the, hè đụp”

“Đi đâu nón cụ quai tơ – Chồng con không có, vất vơ thế này”

Những câu ca dao, tục ngữ trên cho thấy người xưa chú trọng việc ăn mặc nên phải đúngthời tiết, đúng mùa, đúng hoàn cảnh Trang phục, đầu tóc phải thích hợp với địa điểm vàhoàn cảnh Ăn mặc có mục đích, rõ ràng và hợp lý Đi lễ, hội hè thì mặc như thế nào, đilàm đồng mặc ra sao, đi học, ở trong nhà hay ra ngoài đường ăn mặc cũng khác nhau…chứ không thể tùy tiện đồ mặc trong nhà lại đi ra ngoài đường hay thích “đảo lộn” muốnmặc ra sao thì mặc Đặc biệt đến những nơi tôn nghiêm như Đình, Chùa, Nhà thờ… thìcàng phải ăn mặc một cách trang nghiêm và lịch sự, thể hiện là người có văn hóa và giáodục Người xưa đặt nặng vấn đề trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh đến để ăn vận chophù hợp Nếu một người mặc rất đẹp, áo gấm lụa là nhưng lại đặt vào hoàn cảnh khôngphù hợp thì cũng không toát lên vẻ đẹp thật sự của nó

1.5 Trang phục phải kín đáo, không được phô trương cơ thể

Người xưa coi trọng đức hạnh Họ ăn mặc trang phục rộng rãi để không phô trương cơthể Họ quan niệm mặc bó sát người để nổi những bộ phận cơ thể người phụ nữ là khôngđúng đắn, không đoan trang Hơn nữa con người ngày xưa gắn liền với việc làm đồng ángnên trang phục rộng rãi sẽ dễ giúp họ trong việc xắn, vận lên để làm ruộng, cấy lúa…Người phụ nữ có chồng sẽ mặc khác với phụ nữ chưa chồng, hay phụ nữ góa chồng cũngmặc khác với phụ nữ đang có chồng Tuy không phân biệt hay quy định rõ rệt nhưng phụ

nữ xưa ý thức về việc ăn mặc cho đúng với hoàn cảnh của mình nên họ sẽ không chưngdiện quá như thời con gái nếu như đã có chồng hoặc góa chồng Họ luôn ý thức ăn mặckín đáo để giữ đạo đức, phẩm hạnh của người phụ nữ Họ thường mặc những trang phụcđơn giản, không chuộng mốt, màu sắc không lòe loẹt… ấy vậy mà chúng ta vẫn thấy họđẹp một cách sâu sắc và lạ thường

1.6 Cách mặc thể hiện tầng lớp xã hội

Từ trước năm 1945 trang phục của người Việt mang đậm dấu ấn thời kỳ quân chủ truyềnthống, được phân biệt theo tầng lớp xã hội Có những loại vải cao cấp hoặc những màusắc chỉ có Vua chúa, quan lại và những người trong Hoàng cung mới được mặc Dânthường chủ yếu mặc đồ bằng vải gai, vải bông, đay, đũi… và các màu nâu, đen, màu củabùn đất, cây cối Họ mặc áo dài, áo nâu sòng, áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quaithao, nón lá…Quần áo thời xưa chủ yếu được nhuộm từ vỏ thân cây…do đời sống conngười xưa gắn liền với nông nghiệp Nên quan điểm về ăn mặc của người Việt xưa cũng

bị ảnh hưởng và cũng thể hiện tầng lớp xã hội như: nông dân hay trí thức, thương nhân,dân thường hay người của Hoàng tộc Có thể nói trang phục, cách phục sức của con ngườicũng phần nào phản ánh bối cảnh lịch sử mà nó xuất hiện cũng như các quan điểm, nhận

Trang 6

thức, văn hóa của xã hội vào thời đó Các quan điểm và ý thức về cách ăn mặc của ngườiViệt cho đến nay đã có nhiều sự thay đổi Ngày nay, trong việc giáo dục con trẻ, nếungười lớn không chú trọng ngay từ đầu từ việc nhỏ như cách ăn mặc của chúng, thì saunày sẽ rất khó để khuyên bảo, và trẻ sẽ bị cuốn thật nhanh vào ý thức của xã hội hiện đạingày nay Cha mẹ nên hướng con tới những gì gần với quan điểm truyền thống, văn hóatruyền thống, chọn lựa những trang phục vừa hiện đại nhưng vẫn thể hiện nét đẹp riêng vàphù hợp với thuần phong mỹ tục, mỹ cảm dân tộc Việt.

PHẦN 2 DẤU ẤN NÔNG NGHIỆP TRONG VĂN HOÁ MẶC

Việt Nam là một đất nước được biết là có lịch sử lâu đời và nền văn hóa vô cùng độc đáo,

đa dạng và đặc sắc Sự phong phú của văn hóa Việt Nam được thể hiện rõ nét từ phongtục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục Dù trải qua nhiều thời kỳ nhưng trang phục củangười Việt vẫn mang những nét đặc thù riêng Trong đó, dấu ấn của nông nghiệp là mộtkhía cạnh cực kì riêng và đặc sắc trong văn hoá mặc của người Việt

2.1 Dấu ấn nông nghiệp trong chất liệu may mặc

Để ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam sở trường ở việc tậndụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là nhữngchất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng

Trước hết, đó là tơ tằm Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm Từ tơ tằm,nhân dân ta đã dệt nên nhiều loại sản phẩm rất phong phú: tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc,nhiễu, the, đoạn, lĩnh, đũi, địa, nái, sồi, thao, vân, … mỗi loại lại có hàng mấy chục mẫu

mã khác nhau Ngoài tơ tằm, nghề dệt truyền thống của ta còn sử dụng các chất liệu thựcvật đặc thù khác như tơ chuối, tơ đay, gai, sợi bông

Trong khi sở trường của phương Nam ta là các loại vải nguồn gốc thực vật thì ngườiphương Bắc có sở trường dùng da và lông thú là sản phẩm của nghề chăn nuôi làm chấtliệu mặc, thêm vào đó, da (và lông) thú lại rất phù hợp với thời tiết phương Bắc lạnh

Về màu sắc, màu ưa thích là các màu âm tính phù hợp với phong cách truyền thống ưa tếnhị, kín đáo: ở miền Bắc là màu nâu, gụ – màu của đất; Nam Bộ là màu đen, màu củabùn

Qua đó ta thấy được chất liệu và màu sắc đều tận dụng và thích nghi với tự nhên

2.2 Dấu ấn nông nghiệp trong phong cách ăn mặc

-Coi trọng tính bền chắc

-Ưa các gam màu tối: nâu, đen phù hợp với công việc lao động “chân lấm tay bùn”

-Trang phục kín đáo, giản dị

2.3 Dấu ấn nông nghiệp trong trang phục

Trang 7

Trang phục nam giới: Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố Khố làmột mảnh vải dài quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau Khốmặc mát, phù hợp với khí hậu nóng bức, và dễ thao tác trong lao động, Quần lá tọa là mộtsáng tạo rất linh hoạt phù hợp với khí hậu nóng bức của ta, rất thích hợp với lao độngđồng áng đa dạng – nhờ có đũng sâu nên ở mỗi loại ruộng khác nhau (ruộng cạn, ruộngnước, nước nông, nước sâu) người ta có thể điều chỉnh cho ống quần cao hoặc thấp rất dễdàng bằng cách kéo cạp (lưng) quần lên hoặc xuống.

Các trang phục phổ biến của nam giới: Khố, áo bà ba, áo the, quần, khăn đóng, …

Trang phục nữ giới: Để ứng phó với khí hậu nóng bức, phụ nữ khi làm lụng, nhất là trongbóng râm, dù là vào thời Hùng Vương hay là đầu lúc kỉ XX, vẫn thường mặc váy-yếm vớihai tay và lưng để trần Các trang phục phổ biến của nữ giới: yếm, áo cánh, áo dài, váy,quần, khăn, nón, …

Khi lao động và trong những hoạt động bình thường, nam nữ cùng thường mặc áo ngắn

có hai túi phía dưới, có thể xẻ tà hai bên hông hoặc bít tà; ngoài Bắc gọi là áo cánh, trongNam gọi là áo bà ba Trang phục thoáng mát, ứng phó có hiệu quả được với khí hậu nóngbức, phù hợp với công việc đồng áng

PHẦN 3 CÁCH MẶC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Mỗi một thời đại đều để lại những dấu ấn văn hóa đặc trưng độc đáo, điều này còn đượcphản ánh qua cách mặc của từng thời kì Vì vậy, trang phục và yếu tố thời đại có quan hệmật thiết, là tấm gương để phản chiếu bản sắc văn hóa của một dân tộc, một đế chế, mộtquốc gia

3.1 Trang phục truyền thống của phụ nữ

3.1.1 Thời Hùng Vương với văn hoá Đông Sơn

Trang phục Việt thời này luôn đi kèm với họa tiết, hoa văn quen thuộc in trên mặt trốngĐồng Trang sức vòng tay, vòng cổ đến thắt lưng, chân váy đều được điểm xuyết thêmcác họa tiết của trống Đồng

Trang 8

3.1.2 Triều đại nhà Lý

Bước sang triều đại này, nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn chống giặc phương Bắc hàohùng, thế nhưng các vua quan nước Việt đã tạo nên bản sắc riêng của dân tộc mình vớichất liệu trang phục vải dệt hoàn toàn từ Đại Việt, không còn dùng gấm lụa từ phía Bắc.Họa tiết được thể hiện rõ, không còn thô sơ, thay vào đó là những hình vân mây, hoa láuốn lượn được thêu tinh xảo và thẩm mỹ hơn nhiều Chất liệu vải cải tiến, với sự pháttriển trong nghề dệt, tạo nên độ mềm mại và thướt tha cho trang phục

3.1.3 Triều đại nhà Trần

Giai đoạn chiến đấu dường như kéo dài xuyên suốt trong triều đại này, thế nên đã ảnhhưởng đến thẩm mỹ lẫn quan niệm về trang phục (3 lần đánh quân Mông Nguyên) Trangphục thời Trần gợi cho ta cảm giác mạnh mẽ và khí chất, mang đậm khí thế và hào hùngcủa nhà binh

Trang 9

3.1.4 Triều đại nhà Lê

Trang phục thời nhà Lê lại mang đến cho chúng ta cảm giác yểu điệu thục nữ hơnhẳn Với sự “kín cổng cao tường” qua từng lớp vải, sự mềm mại lả lướt của chất vải vàmàu sắc cầu kỳ bắt mắt hơn, trang phục thời Lê chính là thời kỳ thăng hoa của trang phụcphụ nữ Việt Nam Trang phục thời này có nhiều điểm giống với kiểu áo choàng Hanfucủa Trung Quốc vì chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa nước này

3.1.5 Triều đại nhà Hậu Lê

Tiếp nối sự thăng hoa trong trang phục nhà Lê, trang phục thời này xuất hiện với nhiềukiểu dáng rực rỡ mà đa dạng hơn hẳn Với nhiều chất vải lẫn hoa văn trang trí, các phầncủa bộ trang phục cũng không ngừng biến đổi, nhưng vẫn giữ điểm chung là khá kín đáo,

và phần ống tay áo khá rộng

Trang 10

3.1.6 Triều đại nhà Tây Sơn

Nói đến nhà Tây Sơn, người Việt nhớ đến ngay con nhà binh nhà võ Thật vậy, trang phụcvào thời này, cho dù là nữ giới cũng có cảm giác như đang đi đánh trận Trang phục nữthời Tây Sơn mang sự mạnh mẽ, cứng cỏi và khí phách sánh ngang cùng bậc nam nhi,nhưng vẫn giữ lại sự thướt tha phần tà áo và sự nữ tính của những hoa văn được thêu rấtchi tiết cầu kỳ

3.1.7 Triều đại nhà Nguyễn

Trang phục thời Nguyễn được phân định rõ ràng giữa tầng lớp vua quan và thườngdân Vào giai đoạn này đã xuất hiện rất nhiều loại trang phục, một phần được biến tấu từnhững cổ phục đời trước, một phần là sự sáng tạo của người dân thời này Có thể kể đếncác loại trang phục điển hình được biến tấu mới như: áo tấc, áo nhật bình, áo giao lĩnh, áoviên lĩnh, áo đối khâm Đối với vua quan, những trang phục vẫn có sự “pha trộn” giữanhững ảnh hưởng phương cũ và những thay đổi mới Thì trong xã hội, những phục trangtruyền thống như áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao dần trở thành hơithở và là kết tinh văn hóa của cả dân tộc

Trang 11

3.2 Trang phục hiện đại của phụ nữ

3.2.1 Khái niệm trang phục hiện đại của phụ nữ việt nam

Khái niệm trang phục hiện đại ở Việt Nam chỉ được đặt ra khoảng những năm đầu của thế

kỷ 20 Xã hội Việt Nam đang ở trong giai đoạn nửa thuộc địa, nửa phong kiến với nhiềubiến chuyển sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Nhiều bộ âu phục được du nhậpcho phù hợp với lối sống ở đô thị, cùng với đó là một số bộ trang phục truyền thống cũngđược cách tân (bộ quần áo dài tân thời trong những giai đoạn thập niên 30, 40 của thế kỷ20) Cùng với đó là áo cổ tròn, quần âu cũng đã bắt đầu xuất hiện

3.2.2 Vận động người dân Việt Nam thay đổi thói quen ăn mặc

Ngày 20 tháng 3 – 1947, trong tác phẩm Đời sống mới, Hồ Chí Minh, với bút hiệu TânSinh, đã viết bài vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc

áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm

Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thểsẻn được 200 triệu đồng/năm Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới Lúcnày, trang phục trong lao động của người phụ nữ dần thay bằng áo cánh nâu

Kiểu trang phục này gọn gàng, khỏe khoắn, thuận tiện trong lao động sản xuất theophương thức mới và phù hợp với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ Trang phục của người phụ

nữ làm việc trong các cơ quan Nhà nước: áo sơ mi đại cán, tay thẳng, cổ hình cánh nhạnvới chất liệu kaki màu xanh, xám hoặc be hồng Những chiếc nón quai thao, guốc hay vấntóc được thay bằng cặp tóc, buộc khăn trên đầu, đi giày vải hay dép cao su đen…

Trang 12

3.2.3 Toàn cầu hóa và câu chuyện về trang phục của phụ nữ hiện đại

Phải đến những năm cuối thế kỷ 20, trang phục của người phụ nữ chú ý đến vóc dáng củamỗi cá nhân theo hướng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Bối cảnh xã hội đã và đang

mở cửa trên nhiều phương diện, cả về kinh tế lẫn văn hóa nghệ thuật Những chiếc váyhiện đại đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên đường phố và người phụ nữ lựa chọn trang phụctheo quan điểm của cá nhân

Trang phục hiện đại của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn đầu thường có xu hướng đơngiản, thiên về những màu trầm, màu dịu tạo cảm giác nhẹ nhàng, hòa điệu với cảnh quanxung quanh Sau giai đoạn này, đất nước bị cô lập, cấm vận về nhiều mặt nên trang phụccủa người dân nói chung cũng không có nhiều biến chuyển

Chỉ đến khi đất nước đổi mới (1986) sự thay đổi trên nhiều phương diện như việc xuấtkhẩu lao động, giao thương rộng rãi hơn với các nước đã đem đến làn sóng giao lưu vănhóa rộng mở và nhiều kiểu trang phục, lối ăn mặc được nhanh chóng du nhập vào nước ta,tiêu biểu nhất có thể kể đến là sự thay đổi của váy cưới, hay nhiều bộ đồ dạ tiệc theo xuhướng châu Âu Cùng với đó là nhiều thế hệ nhà thiết kế thời trang được đào tạo bài bản

đã mang lại những sắc thái mới khi kết hợp được những yếu tố hiện đại và dân tộc trongnhững bộ trang phục của mình

3.3 Trang phục truyền thống của đàn ông

3.3.1 Qua các triều đại

Trang phục của nam giới phân chia khá rõ theo chức năng, địa vị xã hội của người đó.Điển hình các trang phục cho vua, quan văn, quan võ, lính triều đình, lính thường, sử giađều có cách phát triển và mang những phong cách khác nhau

Tuy nhiên sự phát triển trong phục trang truyền thống của nam giới Việt Nam chỉ thay đổinhiều ở các tầng lớp cao trong xã hội thời đó, song nam giới ở những tầng lớp thấp hơnthường mặc những quần áo giản dị, tông màu trầm hoặc đóng khố cởi trần

3.3.2 Thói quen đóng khố của nam giới người Việt

Bộ vào mùa hạ, khi lao động “hai sương một nắng” trên cánh đồng, nam thường để lưngtrần cho “lộ thiên” hoàn toàn phần trên còn phía thân người dưới, thì đóng khố

Thời xưa, đàn ông Việt thì “cởi trần đóng khố”, thế nhưng, sau đó, cách mặc này lại đượcnâng cấp lên thành cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt cổ truyền Đàn ông đóngkhố đuôi lươn được coi là đẹp nhất trong cách mặc, ngang với đàn bà yếm thắm hởlườn… và nhất định như thế… mới xinh

Sau này, nam giới ít để lưng trần hơn, họ cũng mặc áo ngắn có hai túi phía dưới, lúc xẻ tà,lúc bít tà, với cách gọi của châu thổ sông Hồng là áo cánh, còn ở châu thổ sông CửuLong, người Nam Bộ kêu là áo bà ba

Ngày đăng: 27/07/2024, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w