1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo bài tập nhóm học phần cơ sở văn hóa việt nam phong tục tang ma của người việt từ truyền thống đến hiện nay

18 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong tục tang ma của người Việt từ truyền thống đến hiện nay
Tác giả Nguyễn Bảo Hoàng, Trương Thị Hà Vy, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Hà Vi, Dương Lê Ny, Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Phạm Thị Tú Trinh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 71,13 KB

Nội dung

Phong tục tang ma là một trong những phong tục quan trọng của người Việt từ truyền thống đến hiện nay.. Nó không chỉ là một khía cạnh đặc trưng của văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò q

Trang 1

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN NAY

Người hướng dẫn: Phạm Thị Tú Trinh

Người thực hiện:

Nguyễn Bảo Hoàng Trương Thị Hà Vy Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Hà Vi Dương Lê Ny Nguyễn Thị Phương Thảo

Đà Nẵng, 2023

Trang 2

Phong tục tang ma là một trong những phong tục quan trọng của người Việt từ truyền thống đến hiện nay Nó không chỉ là một khía cạnh đặc trưng của văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền bá giá trị truyền thống của người Việt qua các thế hệ Việc nghiên cứu về đề tài này giúp ta hiểu sâu hơn về phong tục tang ma, điều mà không phải ai cũng biết nhiều về nó Tang ma phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống Nghiên cứu về tang lễ giúp ta hiểu hơn về vũ trụ, nhân sinh quan, các quy tắc ứng xử trong cuộcsống,…Ngoài giá trị đạo đức, tập quán tang ma cũng mang nhiều ý nghĩa và giá trị to lớn khác Trong đó có các giá trị về bảo tồn văn hóa truyền thống, giá trị vềvăn học, nghệ thuật, tác dụng cố kết cộng đồng.

Chính về thế nên phong tục tang ma luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu chú trọng và đặc biệt là nghiên cứu về phong tục tang ma của người Việt Tang ma là một trong những yếu tố của tín ngưỡng, phong tục người Việt, do đó nó cũng chịu ảnh hưởng phần nào của việc giao lưu, tiếp biến văn hóa nhưng vẫn mang đậm truyền thống dân tộc Trong xã hội ngày nay, phụ nữ mang thai vẫn thường bị cấm thăm tang, tránh xem xét tang lễ hay gắn bó với tang rơi vào những khía cạnh tiêu cực Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu về phong tục tang ma, chúng ta không thể hiểu được những ý nghĩa sâu xa, các nghi lễ, và các quy tắc xã hội mà nó mang lại Việc nắm vững kiến thức về phong tục này không chỉ giúp chúng ta hiểu và tôn trọng truyền thống và tâm linh của người Việt, mà còn giúp định hình lại nhận thức và suy nghĩ về cuộc sống và cái chết Cùng với sự phát triển của xã hội và ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, phong tục tang ma đang dần thay đổi Một số truyền thống và quy tắc đã được thay đổi hoặc bỏ qua,trong khi một số khác đang tồn tại và được duy trì Việc tìm hiểu về sự thay đổi này có thể giúp chúng ta thấy sự phát triển và sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam Ngoài ra, hiểu rõ những thay đổi và sự tiếp thu có thể giúp người Việt địnhhình lại ý thức và cách sống đúng với thời đại hiện tại Nghiên cứu về phong tục tang ma giúp ta nhìn nhận và đánh giá lại những giá trị thật sự của người Việt Việc tôn trọng và duy trì truyền thống gia đình là điều quan trọng trong đời sống ngày nay Phong tục tang ma không chỉ là một sự thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ đối với người đã khuất, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết và sự gắn kết trong gia đình và cộng đồng Hiểu rõ hơn về phong tục này sẽ giúp chúng ta đánh giá cao giá trị gia đình và tôn trọng những người thân yêu xung quanh Việc nghiên cứu về phong tục tang ma của người Việt từ truyền thống đến hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu, tôn trọng và duy trì truyền thống văn hóa dân

Trang 3

tộc Nghiên cứu này cũng giúp chúng ta nhìn nhận lại giá trị gia đình và tạo ra những ý thức thích hợp về sống và chết.

Từ những lí do trên, nhóm tôi chọn vấn đề “Phong tục tang ma của người Việt từ truyền thống đến hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG TỤC TANG MA

CỦA NGƯỜI VIỆT

1.1 Khái niệm về phong tục tang ma

Trong cuộc sống của mỗi người , con người sinh ra , lớn lên , học hành , thi cử, dựng vợ gả chồng , sinh con đẻ cái , tạo lập công danh sự nghiệp , dù có hiện hách đến đâu , cuối cùng cũng theo quy luật tự nhiên : sinh , lão , bênh ,tử và đều trở về với cát bụi , để lại bao niềm tiếc thương cho người ở lại Vậy nên đề bày tỏ niềm thương xót của người ở lại dành cho người đã mất người Việt đã lập nên “ phong tục tang ma ” được duy trì và lưu truyền đến ngày nay

1.1.1 Khái niệm phong tục

“Phong” : là nề nếp đã lan truyền rộng rãi “Tục”: là thói quen lâu đời Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất

1.1.2 Khái niệm tang ma

Tang là sự đau buồn khi có người thân mới chết Lễ là nghi thức người chết Tang ma hay còn gọi là đám tang, tang lễ là phong tục tiễn đưa của người sống thực hiện với người vừa mất Tang ma là một trong những phong tục quan trọng của người Việt được truyền giữ bao đời nay Tang là sự đau buồn khi có người thân mới chết , là lễ chôn cất người chết ( an táng , mai táng ) là dấu hiệu ( áo ,mũ , khăn ) để bày tỏ lòng thương tiếc người chết Tang chế là phép tắc quy định việc đưa đám và để tang Tang lễ ( lễ tang ) là nghi lễ chôn cất người chết Từ đó có những từ : tang phục , tang sự , tang gia , tang chủ ,đám tang , để tang , bịt khăn tang , đeo băng tang , tống tang , hộ tang ,

1.1.3 Phong tục tang ma của người Việt là gì

Phong tục tang ma của người Việt được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết.Phong tục tang ma đã có từ rất lâu đời trong đời sống của dân tộc Việt và còn được giữ gìn cho đến ngày nay Phong tục tang ma của người Việt gồm nhiều quy trình, nghi thức khác nhau, được chuẩn bị kỹ càng, thậm chí từ trước khi người thân qua đời Trong việc tang ma , người Việt bị giằng kéo giữa hai thái cực : Một mặt là quan niệm cho rằng chết là về nơi “ thế

Trang 4

giới bên kia ” nên tang ma được xem như việc tiễn đưa , mặt khác chết dẫn đến chia biệt ( tử biệt ) nên việc tang ma là việc sót thương

1.2 Sự hình thành và phát triển phong tục tang ma của người Việt

1.2.1 Lịch sử hình thành phong tục tang ma

Phong tục tang ma của người Việt đã hình thành dựa trên một số yếu tố chính như tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và lịch sử Về mặt tôn giáo và tín ngưỡng: Tôngiáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phong tục tang ma của người Việt Đặc biệt là tín ngưỡng dân gian và Phật giáo, hai yếu tố này có ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức và quan niệm về tang lễ Tín ngưỡng dân gian được coi là nền tảng của phong tục tang ma, tín ngưỡng dân gian tập trung vào việc tôn vinh linh hồn và duy trì liên kết với người đã khuất Các buổi cúng bái linh hồn và cáchoạt động tâm linh khác được thực hiện để giúp linh hồn đi vào cuộc sống sau cái chết Về yếu tố Phật giáo: Với sự lan truyền của Phật giáo vào Việt Nam, các quan niệm và phong tục của Phật giáo đã ảnh hưởng đáng kể đến phong tục tang ma Các buổi cầu siêu, cúng bái Phật và các nghi lễ khác đóng vai trò quan trọng trong việc tôn vinh linh hồn và giúp cho người chết tiếp tục cuộc sống sau cái chết Trong mặt văn hóa, phong tục tang ma của người Việt được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua đó hình thành và phát triển theo văn hóa dân gian Những câu chuyện, truyền thống và quy ước đã được truyền lại qua thời gian, tạo nên một khung cảnh rõ ràng về cách thức tổ chức tang lễ và cúng bái linh hồn Lịch sử và yếu tố địa phương cũng có ảnh hưởng đến phong tục tang ma của người Việt Với nền văn minh đã kéo dài hàng nghìn năm, người Việt đã tiếp xúc và hấp thụ những tư tưởng và phong tục từ các nền văn minh khác nhau,đặc biệt là Trung Quốc Sự tương tác và trao đổi này đã ảnh hưởng đến cách thứctổ chức tang lễ và mang lại sự đa dạng cho phong tục tang ma người Việt Phongtục tang ma là một phần quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam, được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử, qua quá trình tương tác giữa tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và lịch sử Nó phản ánh lòng kính trọng và tôn trọng đối với người chết, cũng như niềm tin vào cuộc sống sau cái chết trong tâm linh của người Việt

1.2.2 Quá trình phát triển phong tục tang ma

Quá trình phát triển của phong tục tang ma người Việt có thể được chia thành bốn giai đoạn chính: thời kỳ tiền sử, thời kì Trung đại, thời kì phong kiến và thờikì hiện đại Trong thời kỳ tiền sử, người Việt thường theo các phong tục tôn giáovà tín ngưỡng của mình để tang lễ cho người chết Các nghi lễ tang ma thường kết hợp giữa việc chôn cất và tế lễ cúng bái linh hồn của người đã khuất Bước vào thời kỳ Trung đại, khi văn minh Trung Quốc lan rộng vào Việt Nam, nền văn hóa Trung Hoa đã có sự ảnh hưởng lớn đến phong tục tang ma Người Việt học theo các quy tắc của văn minh Trung Hoa để tổ chức tang lễ, xây dựng mồ mả và thực hiện các nghi thức tưởng nhớ người đã khuất Các nghi lễ như đốt và

Trang 5

gửi giấy phép, đặt bia mộ và tổ chức những buổi cúng bái linh hồn trở nên phổ biến.Ở thời kỳ phong kiến, các quan niệm Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tang ma Theo đạo Phật, linh hồn của người chết cần được giải thoát từ chuỗi luân hồi và tiến tới cõi Bất Diệt Do đó, việc tổ chức tang lễ, đốt hương và cầu siêu cho người đã khuất trở thành một phần quan trọng trong tôn giáo này Các buổi cúng bái linh hồn, truyền thống truyền miệng và việc đặt bia mộ trở nên phổ biến rộng rãi Với sự phát triển của xã hội công nghiệp và quan niệm hiện đại, phong tục tang ma của người Việt đã thay đổi và tiến bộ Ngày nay, người Việt thường tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ hoặc nhà riêng, sử dụng các dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp và có xu hướng tôn trọng ý muốn của người chết Các hoạt động như truy điệu, chôn cất, tưởng nhớ và cúnggiỗ vẫn được duy trì để tôn vinh linh hồn người đã khuất Tổng quan, qua các giai đoạn lịch sử, phong tục tang ma người Việt đã trải qua sự biến đổi và tác động từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng và đóngvai trò quan trọng trong việc tôn vinh và tưởng nhớ người đã khuất.

1.3 Vai trò của phong tục tang ma

Phong tục tang ma là một phần quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam Nó có vai trò quan trọng trong việc tưởng nhớ và tri ân đến những người đã qua đời, cũng như giúp gia đình và cộng đồng xác lập mối liên kết với tổ tiên Trước hết, phong tục tang ma giúp tôn vinh và tưởng nhớ người đã qua đời, bày tỏ lòng tri ân và thành kính đối với tổ tiên và người thân yêu đã mất Nó là cách để duy trì sự liên kết giữa người sống và người đã khuất, và ghi nhớ đóng góp và di sản của họ trong cuộc sống Phong tục tang ma còn gắn kết gia đình và xã hội người Việt thông qua việc chia sẻ nỗi đau và tạo dựng mối quan hệ tương thân tương ái Các hoạt động như tổ chức tang lễ, cúng giỗ và lễ hội tang ma không chỉ là nhiệm vụ cá nhân mà còn là cơ hội cho gia đình và cộng đồng tạo dựng sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau Hơn nữa, phong tục tang ma góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc Tổ chức nghi lễ tang ma theo cách truyền thống giúp duy trì và truyền đạt các giá trị văn hóa, quan niệm tín ngưỡng, triết lý và kinh nghiệm cuộc sống từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngoài ra, phong tục tang ma còn cung cấp cho người thân và gia đình của người đã khuất một cách để xoa dịu nỗi đau và giảm bớt sự cô đơn Nó tạo ra một không gian để thể hiện và chia sẻ cảm xúc buồn và giúp người tham gia tiếp tục cuộc sống sau mất mát Như vậy, phong tục tang macó vai trò quan trọng trong việc tôn kính tổ tiên, gắn kết gia đình và cộng đồng, xoa dịu nỗi buồn sau khi mất đi người thân, và duy trì các giá trị văn hóa của người Việt Nam

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM PHONG TỤC TANG MA NGƯỜI VIỆT

2.1 Quan niệm về tang ma/cái chết

Trang 6

Cái chết và tang ma là một phần quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam Người Việt có quan niệm rằng sau khi chết, linh hồn sẽ tiếp tụcsống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của những người còn sống Người Việt thường coi cái chết là một sự chuyển đổi từ cuộc sống này sang cuộc sống sau Họ tin rằng sau khi chết, linh hồn sẽ đi vào một thế giới khác, được gọi là "thế giới bên kia" hoặc "cõi âm" Ở đó, linh hồn sẽ tiếp tục cuộc sống và có thể giao tiếp với người sống thông qua các nghi lễ tưởng nhớ và thờ cúng Tang ma là khái niệm về linh hồn của người đã chết, nhưng vẫn còn ở lại với người sống Người Việt tin rằng tang ma có thể gây ra các sự kiện không bình thường trong cuộc sống hàng ngày, như bệnh tật, tai nạn, hay sự rối loạn trong gia đình Vì vậy, việc thờ cúng và tưởng nhớ tổ tiên là rất quan trọng trong văn hóa người Việt.

2.2 Công tác chuẩn bị cho một đám tang

2.2.1 Cáo phó

Theo phong tục truyền thống về Tang Lễ của người Việt Nam chúng ta, thì việc thông báo tin người thân ra đi cho bà con, bạn bè, đồng nghiệp, v.v là điều bắt buộc phải làm ngay từ đầu Và việc chuẩn bị Cáo Phó chính là giúp gia đình dễ dàng thông báo tin tức cho mọi người biết và đến viếng đám tang của người quá cố

Cáo Phó chính là 1 văn bản thông báo mọi thông tin liên quan đến Tang sự của người quá cố.Và Cáo phó thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyềnthông hoặc gọi điện thoại báo tin Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan

2.2.2 Thiết linh sàng, linh toạ

Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên, ngày sinh tháng mất và chức tước hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang gọi là bộ tam sự, rượu, ba chung trà, ba chén cơm (chén ở giữa múc đầy, để 1 đôi đũa để cho người chết đó ăn; 2 chén2 bên múc lưng chừng, để 1 chiếc đũa có nơi nói là để cho 2 vị thần ở 2 bên vai vác (Tả mạng thần quan và Hữu mạng thần quan) ăn, hoặc có nơi nói là để cho vong linh cô hồn xung quanh đến ăn chung, chỉ để 1 chiếc đũa ngụ ý để họ ăn chậm và ít, không ăn nhanh bằng vong trên ban thờ, nếu không thì vong hồn người mới mất không ăn được nhiều mà thành ra đói, rồi lại "ma cũ ăn hiếp ma mới"), thức ăn người đó lúc còn sống thích (có thể cúng chay), bình hoa (thường là hoa trắng) và mâm ngũ quả

Trang 7

2.2.3 Trang phục

Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục Con trai, đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ) Con dâu, áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang Con gái, tương tự như con dâu nhưng khi đưa tang thì phải che mặt Cháu nội, đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng Con rể, anh em trai, mặc áo thụng trắng Chị em gái, quấn vặn khăn trắng với tóc

2.2.4 Nhà tang lễ

Nhà tang lễ là nơi cung cấp các dịch vụ tang lễ và mai táng, đồng thời cũng là nơi để quan tài và tổ chức các nghi lễ tưởng nhớ Các nhà tang lễ ở Việt Nam thường được trang bị đầy đủ các phòng lễ, phòng hỏa táng, phòng bảo quản xác, phòng tiếp đón và các tiện ích khác Nhà tang lễ cũng có nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình để hỗ trợ gia đình trong quá trình tổ chức tang lễ và mai táng Tuy nhiên, việc sử dụng nhà tang lễ hay tổ chức tang lễ còn phụ thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng của từng gia đình và vùng miền trong Việt Nam Có những gia đình vẫn ưu tiên tổ chức tang lễ tại nhà riêng hoặc các địa điểm tôn giáo, trong khi những gia đình khác lại lựa chọn sử dụng nhà tang lễ để tiện lợi và tránh gánh nặng về việc tổ chức tang lễ

2.3 Các nghi lễ trong tang ma

2.3.1 Phúng điếu

Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đèn, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình Mong phụ giúpgia đình phần nào nỗi mất mát đau thương Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc ngườicòn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái Ngày nay có một số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó

2.3.2 Khâm liệm và nhập quan

Trang 8

Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm Ai theo đạo Phật thì có mền Quang Minh để đắp, trên đó có danh hiệu Phật, chú Vãng Sanh, chú Thất Phật Diệt Tội, các bài kinh, câu kệ; thường được may bằng vải tốt, vải lụa màu vàng, đỏ, thêu chỉ ánh kim Tránh may khăn liệm bằng da thú, sợ kiếp sau người chết đó đầu thai thành thú vật Sau khi liệm xong,những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan đối với thi hài nam giới thì nâng lên 7 lần còn đối với nữ nâng lên 9 lần tượng trưng cho số vía Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa hoa, là đũa vót ra chothành hình hoa (gai góc) Chắc chắn đôi đũa đó không thể nào dùng để ăn được! Theo quan niệm của người xưa, đũa đó để phòng chống tà ma, những vong hồn muốn đến phá hoại, lôi kéo linh hồn người chết đi đến nói này, nơi kia để rồi "lạchồn" mà không quay về nhà được Và trên đó còn để quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh, quan tài phảiquay đầu ra ngoài.

2.3.3 Điếu văn

Điếu văn là một loại văn bản được viết để tưởng nhớ, tôn kính, bày tỏ lòng tiếc thương đến những người đã mất Nó thường được sử dụng trong các buổi tang lễ hoặc kỷ niệm ngày giỗ của người quen, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người có đóng góp lớn trong xã hội Viết một điếu văn, người viết thường diễn đạt những ký ức và cảm xúc đối với người đã mất Thông thường, điếu văn được chia thành ba phần chính: phần mở đầu, phần trung tâm và phần kết thúc Khi đến lễ truy điệu người quá cố, người ta hay đọc một văn bản để tỏ lòng thương tiếc cũng như ôn lại kỷ niệm lúc sinh thời và thông tin của người đã mất cho bạn bè gần xa, bà con lối xóm đến để chia buồn cùng gia đình

2.3.4 Mặc niệm

Mặc niệm tức là tưởng nhớ người đã mất trong tư thế nghiêm trang, lặng lẽ Một phút mặc niệm là một khoảng thời gian chiêm nghiệm im lặng, cầu nguyện, suy tư hoặc thiền định

2.3.5 Thổi kèn giải

Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống (gọi là nhạc hiếu) Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn ghi ta, đờn ca tài tử, cải lương,

2.3.6 Âm nhạc

Mang một ý nghĩa sâu sắc trong một chương trình đám tang, giúp người ở lại thểhiện tình cảm yêu thương Sự xót thương vô bờ bến của người ở lại tiễn đưa người quá cố về cõi vĩnh hằng trong thanh thản và nhẹ nhàng Âm nhạc trong tang lễ cũng giảm bớt không khí tang thóc, đau thương trong khoảng thời gian đám tang diễn ra Gồm những nhạc cụ như trống, kèn,

Trang 9

2.4 Di quan

2.4.1 Nghi thức bái quan

Đây là một nghi lễ trang nghiêm tiễn biệt người quá cố trước khi mang thi thể ra khỏi nhà Sau bao nhiêu năm, phong tục bái quan người mất vẫn được giữ gìn vàtiếp nối từ thế hệ người Việt này sang thế hệ người Việt khác Nghi thức này thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà và tiễn biệt ông bà sang thế giới bên kia

2.4.3 Động quan

Lễ động quan hiểu đơn giản là việc di chuyển, khiêng quan tài của người mất đến nơi an táng cuối cùng (hỏa táng hoặc địa táng) Việc động quan này thường do đội ngũ an táng hay các thanh niên trong làng (ở nông thôn) thực hiện Sau khi thực hiện xong, linh cữu của người mất sẽ được hạ huyệt, chôn cất hoặc hỏa táng tùy vào phương pháp an táng mà gia chủ lựa chọn

Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan

2.5 Chôn cất

2.5.1 Địa táng

Sau khi hoàn thành các thủ tục, nghi lễ , bỏ hết các đồ dùng cùng với người chết sau đó đưa xuống một huyệt mộ được đào trước đó tại khu vực quy định theo từng địa phương Trong quá trình chôn cất, gia đình và người thân sẽ thực hiện các nghi lễ và đặt những vật dụng kỷ niệm vào trong quan tài Sau khi đưa quan tài xuống huyệt mộ vào đúng thời gian quy định, người cả trong gia đình sẽlà người đầu tiên lấp đất vào huyệt mộ Sau khi lấp đầy và kín bao phủ hết quan tài, những con cháu khác sẽ tiếp tục thực hiện phong tục chôn cất người chết nàycho đến khi hoàn thành Địa táng là phương pháp được sử dụng rộng rãi tại tất cảcác miền của Việt Nam Sau khoảng 3 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình, họ sẽ tiến hành cải táng bằng cách đào lên và đưa xương cốt của người chết về lăng để tiếp tục thờ cúng

2.5.2 Hoả táng

Hỏa táng là việc sử dụng nhiệt độ cao từ lửa, dầu hoặc điện để thiêu cháy hoàn toàn thi thể phần da, thịt của người đã chết Sau một vài tiếng, thi thể chỉ

Trang 10

còn lại tro cốt Tro cốt này sẽ được lấy về thờ tại lăng mộ hoặc chùa, tuỳ theo yêu cầu.

Phong tục này được đánh giá là văn minh, hiện đại và ít gây hệ lụy xấu Chi phí thực hiện cũng không tốn kém bằng phong tục địa táng Ngoài ra, phong tục này cũng tiết kiệm thời gian và công sức hơn Mặc dù vậy, hỏa táng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại nhiều khu vực

2.5.3 Huyền táng

Huyền táng, còn được gọi là táng treo, là một phương pháp chôn cất người chết không phổ biến như địa táng nhưng đã xuất hiện rất nhiều trong quá khứ Theo phương pháp này, thi thể người chết được để lộ thiên, hoặc được đặt trên một tấm phên hoặc trong quan tài hình thuyền

Có nhiều cách để đặt quan tài như đặt trên một cây to hoặc treo lủng lẳng trên cành cây, đặt dưới mái đá hay trong hang đá, dùng những đoạn gỗ to để ghim vào vách núi hoặc cắm vào những hốc đá trên lưng chừng núi Hiện nay, nhiều ditích về huyền táng này vẫn còn tồn tại ở các dân tộc thiểu số miền núi và trung du Tuy nhiên, táng treo không còn được áp dụng nữa bởi nó gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh

2.5.4 Thủy táng

Hiện nay, thủy táng được hiểu là hình thức thả trực tiếp xác người chết xuống sông, biển, hồ… Tuy nhiên, do gây ô nhiễm môi trường nên hình thức nàyhiện không còn được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, trong những trường hợp bất đắc dĩ, thủy táng vẫn được sử dụng, liên quan đến điều kiện và môi trường sống cũng như ý nghĩa tâm linh của những cư dân sử dụng hình thức này Thủy táng không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở những cư dân ven biển, trên các đảo nhỏ ở vùng Đông Nam Á (bao gồm cả vùng thuộc văn hóa Đông Nam Á cổ đại) Hình thức này cũng được miêu tả trong tác phẩm văn học “Mùa hoa cải bên sông” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, và được chuyển thể thành phim “Lời nguyền của dòng sông” do đạo diễn Khải Hưng đạo diễn Phim miêu tả hình ảnh thủy táng người vợ của lão chài họ Phạm Hình ảnh thủy táng cũng xuất hiện trong bộ phim “Mùa len trâu” do đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh thực hiện, với hình ảnh thủy táng người cha của Kìm giữa đồng nước mênh mông Bộ phimnày cũng có hình ảnh tục táng treo trên cây, khi nước xuống mới đem chôn, mặc dù điều này không đúng hoàn toàn Điều này cho thấy cách thức mai táng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên

2.5.5 Thuyền táng (tượng táng)

Thiền táng (hay còn gọi là Tượng táng) là một loại hình mai táng rất hiếm và chỉ được thực hiện tại Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là trong giới Phật tử

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w