1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh chủ đề 9 vận dụng tư tưởng hồ chí minh về con người vào xây dựng con người việt nam hiện nay

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mở đầuTư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là hành trình của một nhà lãnh đạocách mạng, mà còn là một cảm hứng vĩ đại về việc xây dựng con người Việt Nam mới,một người có trách nh

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chủ đề 9: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhvề con người vào xây dựng con người Việt

Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: ThS.NCS Kiều Thị Yến

Hà Nội, 26 - 4 - 2024

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm

1: ĐÀO THANH XUYÊN (NHÓM TRƯỞNG) 25A40516922: NGUYỄN THỊ THUÝ HÀ 25A40523413: NGUYỄN QUANG HUY 25A40415134: CAO ĐỨC ANH 25A40113535: DALAMOUK HEUANGSY 25A40133766: HÀ VĂN THÀNH 25A40512747: TRẦN THÀNH VINH 24A75120118: NGHIÊM ANH TÚ 25A40109979: NGUYỄN THỊ AN CHÂU 25A4011328

Trang 3

MỤC LỤC

1CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người 4

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người 6

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng trồng người 6

1.3.1 Ý nghĩa của việc xây dựng con người 6

1.3.2 Nội dung xây dựng con người 7

1.3.3 Phương pháp xây dựng con người 8

2GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI82.1 Giá trị lý luận 8

2.1.1 Về trí tuệ, văn hóa và đạo đức, sức khỏe thể chất 8

2.1.2 Về giáo dục và đào tạo 11

Trang 4

Mở đầu

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là hành trình của một nhà lãnh đạocách mạng, mà còn là một cảm hứng vĩ đại về việc xây dựng con người Việt Nam mới,một người có trách nhiệm với xã hội, với đất nước, và với bản thân mình Trong quátrình lãnh đạo cách mạng và xây dựng đất nước, Người đã không chỉ đặt ra một chiếnlược chiến đấu chính trị và quân sự, mà còn tập trung vào việc phát triển con người - lànguồn lực quan trọng nhất, là hạt giống để xây dựng và phát triển đất nước Con ngườivừa là sản phẩm của lịch sử, đồng thời lại sáng tạo ra lịch sử, thúc đẩy xã hội phát triển.Hồ Chí Minh sớm khẳng định con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thànhcông của sự nghiệp cách mạng.

Việc xây dựng con người mới không chỉ là một mục tiêu phấn đấu của một thờikỳ lịch sử, mà còn là một quá trình liên tục, không ngừng phát triển và hoàn thiện Conngười là trung tâm của mọi hoạt động, là nguồn lực quyết định quá trình phát triển kinhtế - xã hội Chính vì vậy, việc đầu tư vào việc nâng cao phẩm chất con người, đẩy mạnhgiáo dục, đạo đức, trí tuệ và sức khỏe là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọigiai đoạn phát triển của đất nước Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ ràng vai trò quan trọngcủa việc xây dựng con người trong quá trình xây dựng và bảo vệ cộng sản Việc nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam không chỉ là việc khám phávà hiểu rõ về một giai đoạn lịch sử cụ thể, mà còn là việc học hỏi và rút ra những kinhnghiệm quý báu cho quá trình phát triển hiện tại và tương lai của đất nước.

Tiểu luận này sẽ phân tích những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềviệc xây dựng con người Việt Nam mới, từ đó đóng góp vào sự hiểu biết và nhận thứcsâu sắc hơn về hành trình phát triển của dân tộc Việt Nam và cách thức tiếp tục thực hiệnnhững lý tưởng cao cả mà Người đã khơi dậy.

Trang 5

NỘI DUNG

DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI

1.1Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người

Tư tưởng của Hồ Chí Minh đại diện cho một bước tiến mới trong chủ nghĩa Mác Lênin, được áp dụng sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xãhội tại Việt Nam Trong đó, trọng tâm của tư tưởng đó là sự kết hợp giữa độc lập dân tộcvà giải quyết các vấn đề xã hội, cũng như giải phóng con người Tập trung vào con ngườilà yếu tố then chốt, được đặt ở vị trí hàng đầu và là trục chính trong toàn bộ tư tưởngcủa Người Tư duy này nhấn mạnh vào lòng tin vào dân, dựa vào nhân dân, tổ chức vàtận dụng sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân, cũng như việc phát triển và khai thác tốiđa tiềm năng của mỗi người dân và cộng đồng Đây là tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã ápdụng và phát triển trong quá trình chiến đấu cho độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.Đồng thời, tư tưởng này cũng là nội dung chủ yếu của quan điểm về con người của chủtịch Hồ Chí Minh.

-Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể.

Hồ Chí Minh xem con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực, vàcác hoạt động của nó Theo Người con người luôn có xu hướng vươn lên cái chân- thiện-mỹ, mặc dù “ có thế này, có thế khác” Đối với Hồ Chí Minh, con người tồn tại khôngchỉ là cá nhân mà còn là thành viên của gia đình và của cộng đồng, tạo nên một cuộcsống hài hòa và đa dạng Ông đã đề xuất một định nghĩa về con người: "Từ ’người’ có ýnghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè Ý nghĩa rộng hơn là cả cộng đồng dântộc Rộng hơn nữa là toàn bộ nhân loại." Quan điểm này thể hiện rõ ràng trong việc HồChí Minh không bao giờ nhìn nhận con người một cách trừu tượng Khi thảo luận vềchính sách xã hội hay ở mọi tình huống, ông luôn quan tâm đến nhu cầu và lợi ích củacon người với tư cách là những nhu cầu chính đáng Theo quan điểm của ông về việcthực hiện một xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ phải thực sự là dân chủ,không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi cá nhân cụ thể được bảo đảm quyền vànghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật Con người, với tư cách là các cá nhân,không tồn tại độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng dân tộc vàvới toàn bộ loài người trên thế giới.

Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng con người là một thực thể hòa nhập giữa nhu

Trang 6

cầu sinh học và nhu cầu xã hội Để tồn tại, con người cần có những điều cơ bản nhưthức ăn, quần áo, chỗ ở và phương tiện đi lại Tuy nhiên, cuộc sống con người khôngchỉ dừng lại ở mặt vật chất mà còn bao gồm những nhu cầu tinh thần, văn hóa là nhữngđặc điểm riêng biệt của loài người Việc thỏa mãn cả hai loại nhu cầu vật chất và tinhthần phụ thuộc hoàn toàn vào cách tổ chức xã hội, vào hình thức kinh tế - xã hội mà conngười đang sống trong đó Do đó, chăm sóc và đảm bảo cái ăn, cái mặc, cái ở cho nhândân luôn là ưu tiên hàng đầu trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Người nhấn mạnh tráchnghiệm của Đảng đối với nhân dân "1.Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3.Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân có học hành Cái mục đích chúng ta đi đến làbốn điều đó i đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tựdo độc lập".

Con người cụ thể, lịch sử

Hồ Chí Minh đặt con người vào một bối cảnh cụ thể để nhìn nhận và đánh giá.Theo Hồ Chí Minh con người là người lao động, từ công nhân, nông dân, trí thức đến bộđội, là chủ thể tạo ra xã hội mới Ông coi họ chính là những người sáng tạo lịch sử, nhândân là chủ thể của nó, là chân lý cụ thể, được ông củng cố và nâng cao thành triết lý nhânsinh Triết lý này đã được thể hiện và chứng minh trong lịch sử hiện đại của dân tộc, khiphải đối đầu với các đế quốc lớn Mặc dù lực lượng yếu ớt, nhưng Hồ Chí Minh vẫn tintưởng vào sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, và họ đã biến nhược điểmthành mạnh mẽ, để cuối cùng đạt được thắng lợi, giải phóng dân tộc.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân dân Việt Nam, những con ngườilao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; làdân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những“người nô lệ mất nước” và “người cùng khổ” Logic phát triển tư tưởng của Người làxuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với chủ nghĩaquốc tế chân chính Theo logic phát triển tư tưởng ấy, khái niệm “con người” của Hồ ChíMinh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng” Người nhận thức một cáchsâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóngdân tộc.

Bản chất con người mang tính xã hội

Để tồn tại, con người phải tham gia vào quá trình lao động sản xuất Trong quátrình này, họ không chỉ học hỏi về tự nhiên và xã hội mà còn xây dựng và củng cố cácmối quan hệ giữa con người với nhau Khi nói về con người trong xã hội, không thểkhông đề cập đến các giai cấp tồn tại trong đó Các mối quan hệ xã hội bao gồm quanhệ gia đình, họ tộc, quan hệ cộng đồng, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc và quốc gia,cũng như quan hệ với nhân loại Nếu xét về tính chất các quan hệ xã hội thì có quan hệ

Trang 7

sản xuất và các quan hệ khác, như quan hệ chính trị, đạo đức, quan hệ tôn giáo,

Con người sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải sáng tạo một cách tuỳ tiện theoý của mình mà phải dựa vào những yếu tố của cha ông để lại Con người vừa kế thừanhững giá trị của thế hệ trước và phát huy những giá trị tốt đẹp cùng với đó là tạo ranhững giá trị tốt đẹp hơn.

1.2Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cáchmạng Theo Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giớikhông gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Người cho rằng: “việc dễ mấykhông có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy dân liệu cũng xong”.

Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, là yếu tố quyết địnhsự thành công của cách mạng Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lòng yêu nước và sự đoàn kếtcủa nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng “Lòng yêu nước và sựđoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi.

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chămsóc, phát huy nguồn lực con người.

Con người là mục tiêu của cách mạng: Hồ Chí Minh xác định rõ trách nhiệm củaNgười cũng là của Đảng và Chính phủ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được họchành” Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóngdân tộc, giành độc lập dân tộc Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêuăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn Mọi chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người.

Con người là động lực của cách mạng: Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sứcmạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng Con người là động lực trước hết là ởgiai cấp công nhân và nông dân Tuy nhiên, không phải mọi người đều trở thành độnglực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức Họ phải có trí tuệ và bảnlĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàngngàn năm của dân tộc Việt Nam.

1.3Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng trồng người

1.3.1Ý nghĩa của việc xây dựng con người

Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách,vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách

Trang 8

mạng nên cần quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo và rèn luyện con người Xâydựng con người là một trọng tâm, bộ phần hợp thành của chiến lược phát triển đất nước,có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Mụctiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài,nhưng cũng rất cấp bách và “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" HCMnêu 2 quan điểm về sự cần thiết xây dựng con người:

• Vì lợi ích trăm năm “trồng người” “Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ,vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục.Việc này phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xãhội và phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng Muốnxây dựng CNXH, trước hết cần phải có những con người XHCN Điều này có nghĩangay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người mới, con người xã hội chủnghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội Công việc này là một quá trình lâu dài, khôngngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đìnhvà bản thân của mỗi người Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hộichủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau.

• Hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xãhội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ Việc xây dựng con người phải đặtra từ đầu và quan tâm suốt quá trình “Trước hết cần phải có những con người xãhội chủ nghĩa” cần được hiểu trước hết cần có những con người với những nét tiêubiểu của xã hội xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hộichủ nghĩa Đó là những con người đi trước, làm gương lôi cuốn người khác theocon đường xã hội chủ nghĩa.

1.3.2Nội dung xây dựng con người

Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người vừa “hồng” vừa “chuyên” Theo tưtưởng của Bác, “hồng” là người sống có lý tưởng cách mạng, có phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống trong sáng; không ngại khó khăn, gian khô, phấn đấu và sẵn sàng hysinh vì độc lập dân tộc và CNXH; là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cáchmạng” “Chuyên” là người có trí tuệ, năng lực chuyên môn; trình độ chính trị, văn hóa,khoa học, kỹ thuật và quân sự Trong mối quan hệ biện chứng giữa “hồng” và “chuyên”,thì Bác coi “hồng” tức đạo đức cách mạng là gốc Người cho rằng: “cũng như sông cónguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thìcây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân” Từ quan niệm về “hồng” và "chuyên’ Hồ Chí Minhyêu cầu việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng XHCN

Trang 9

cần phải chú trọng toàn diện các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa, kỹthuật, lao động và sản xuất Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫnđức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất là quan trọng”.

1.3.3Phương pháp xây dựng con người

Để xây dựng con người cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục, đào tạo là biệnpháp quan trọng bậc nhất Ngay những ngày đầu thành lập nước, ngày 15/9/1945, Chủtịch Hồ Chí Minh đã gửi bức thư tới các cháu học sinh nhân ngày khai trường, gửi gắmtình cảm, sự tin yêu và hy vọng vào thế hệ tương lai của đất nước “Non sông Việt Namcó trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vaivới các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các em” Không chỉ đối với học sinh, sinh viên theo Bác việc giáo dục phải đượcthực hiện ngay từ khi các em còn là “mầm non”, khi các em mới chỉ là trang giấy trắng.Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp với việc nêu gương, nhất là ngườiđứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng Kết quả thực hiện trách nhiệm nêu gương phụ thuộcrất lớn vào phương thức thực hiện, trong đó, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cánbộ lãnh đạo, quản lý là một phương thức hữu hiệu Bên cạnh việc chấp hành các quychế, quy định của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, đơn vị, mỗi người phải tự nguyện, tựgiác tu dưỡng rèn luyện, làm gương để các thế hệ sau noi theo.

Xây dựng con người là công việc “trăm năm" không thể nóng vội trong một sớmmột chiều", không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tuỳ tiện, đến đâu hay đếnđó Hồ Chí Minh cho rằng, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.Lênin cũng từng khuyên nhủ con người không ngừng học tập và rèn luyện thông quanhiều tác phẩm của mình, ông viết: “ Học, học nữa, học mãi”.

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

2.1Giá trị lý luận

2.1.1Về trí tuệ, văn hóa và đạo đức, sức khỏe thể chất

Trên cơ sở tiếp thu lý luận về phát triển con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, kếthừa kinh nghiệm phong phú của các nước tiên tiến trên thế giới và sự thấu hiểu về lịchsử, văn hóa, truyền thống và đặc điểm con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chorằng: Con người Việt Nam phải phát triển toàn diện bao gồm tư tưởng chính trị, đạo đức,thể chất, trí tuệ, để trở thành một thể thống nhất và tạo nên những phẩm chất, yếu tố cần

Trang 10

thiết về năng lực để con người Việt Nam ta có thể làm chủ được các quá trình phát triểncủa xã hội Mỗi con người là một tế bào của xã hội, mỗi gia đình là hạt nhân Muốn mộtxã hội phát triển thịnh vượng thì mỗi tế bào phải khỏe mạnh, mỗi hạt nhân phải hạnhphúc, văn minh.

Mặc dù lãnh đạo đất nước ở một giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sangchế độ mới, đất nước phải gồng mình chống thù trong giặc ngoài và con người Việt Namtrong giai đoạn đó còn vô vàn những điều bất cập hạn chế về chế độ dinh dưỡng, chămsóc y tế, lối sinh hoạt, dân trí thấp, nhiều người chưa biết chữ, xã hội còn nhiều tập tụclạc hậu nhưng với chính sách đúng đắn về phát triển con người, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đặt những nền tảng lý luận, yêu cầu cấp thiết và những chương trình thiết thựcđể từng bước xây dựng con người mới làm cơ sở cho các thế hệ sau này tiếp tục pháthuy Đến ngày nay, có thể thấy con người Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước chăm lovà đã có sự phát triển vượt bậc, từ thể chất, trí tuệ, khoa học kỹ thuật, thẩm mỹ văn hóa.Tuy vậy, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ con người Việt Nam vẫn còn những hạn chếnhất định, nhất là người dân ở những vùng sâu, xa nơi điều kiện sinh hoạt còn nhiềukhó khăn Vì vậy, cần có sự vận dụng một cách sáng tạo lý luận Tư tưởng Hồ Chí Minhphù hợp với hoàn cảnh đất nước, địa phương, các tầng lớp lao động trong xã hội để khắcphục những tồn tại và tiếp tục có những chương trình hành động phù hợp hướng tới đạtđược những mục tiêu phát triển con người của đất nước và của thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng từng cá nhân con người phải chủ động tự trau dồi,phát triển bản thân Người đã nói “Ta xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràngnhư nhà kiến trúc Định xây dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi cát,tre gỗ mà xây nên” Trong bài “Gửi các em học sinh” của Hồ Chí Minh, Người đãnhìn nhận con người một cách toàn diện ở các mặt đức, trí, thể, mỹ và yêu cầu nền giáodục, phát triển con người theo những tiêu chí này Tư tưởng này được Người tiếp tụcđược củng cố và khẳng định trong “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi” tại kỳ họpthứ 11, Quốc hội khóa 1 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Người đã viết rõ “Nhànước chủ trương đặc biệt giáo dục thanh niên về Đức dục, Trí dục, Thể dục” Mục tiêuphát triển con người toàn diện thì không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể đềuphải có chương trình và hành động cụ thể Để phát triển con người Việt Nam giàu tríthức, bắt kịp với trình độ thì giáo dục là hết sức quan trọng Từ những ngày đầu thànhlập nước, người đã thực hiện các chương trình Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ Ngườiluôn quan tâm, chăm lo cho các thế hệ học sinh, coi học sinh là mầm non tương lai củaĐất nước Thế hệ mầm non hôm nay được đào tạo toàn diện văn-thể-mỹ-đức-dục sẽ lànền tảng để đất nước phát triển Bản thân người là một tấm gương về học tập, rèn luyệnngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất Thể lực với sức khỏe tốt là tiền đề, cơ sởvà là điều kiện tối thiểu để sinh ra những phẩm chất, năng lực khác của con người Việt

Ngày đăng: 13/06/2024, 14:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w