LỜI CẢM ƠNTiểu luận Triết học với đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người - Xây dựng và phát triển con người trong văn kiện đại hội XII của Đản
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀCON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI - XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG VĂN KIỆN ĐẠIHỘI XII CỦA ĐẢNG
Môn: Triết học Mác-LêninLớp 22CLC01-Nhóm 10
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2023
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
LÊ NGUYỄN GIA BẢO – 22127029
ĐINH NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG – 22127146
ĐỖ LƯƠNG NHẬT MINH – 22127262
NGUYỄN GIA NGUYỄN – 22127301
NGUYỄN QUỐC THẮNG – 22127385
VÕ LÊ VIỆT TÚ – 22127435
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG UYÊN – 22127446
ĐOÀN NGUYỄN PHÚC NGUYÊN – 20127257
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận Triết học với đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người - Xây dựng và phát triển con người trong văn kiện đại hội XII của Đảng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của nhóm em nhờ sự giúp đỡ của thầy Qua bài tiểu luận này, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến thầy đã hỗ trợ chúng em trong suốt thời gian học tập – làm việc vừa qua.
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Ngô Tuấn Phương – giảng viên môn Triết học Mác-Lênin, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình chuẩn bị bài thuyết trình và tiểu luận.
Trong quá trình làm bài tập, mặc dù chúng em đã rất cố gắng và nỗ lực, song những khiếm khuyết là điều không thể tránh khỏi Nhóm em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy để có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức bản thân, phục vụ tốt hơn trong công tác viết bài luận sau này.
Trân trọng!
Tập thể sinh viên Nhóm 10
Trang 4MỤC LỤC BÌA
THÀNH VIÊN NHÓMLỜI CẢM Ơ
1 CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 11.1 Con người là thực thể sinh học 11.2 Con người là thực thể xã hội 21.3 Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử và sản phẩmcủa chính bản thân con người 31.4 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội 42 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG VĂN KIỆN ĐẠIHỘI XII CỦA ĐẢNG 52.1 Xây dựng con người toàn diện là một trong những nhiệm vụ tổng quát5 năm 2016-2020 52.2 Xây dựng con người được đề cập tại 4 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm củanhiệm kỳ Đại hội XII 62.3 Gắn mục tiêu nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa với xây dựng conngười 62.4 Vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được đặt lênhàng đầu trong các nhiệm vụ về văn hóa 7TỔNG KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61 CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI1.1 Con người là thực thể sinh học
Dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác – Lênin coi con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, tức là kết quả của quá trình vận động vật chất từ vô sinh lên hữu sinh, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao, rồi lên “động vật có lý tính” – con người.
Con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển Dù đã tiêu giảm trong quá trình tiến hóa nhưng con người vẫn có lông, xương cụt, răng khôn,… là dấu vết tiền sử chứng tỏ con người cũng là một loài động vật Những thuộc tính, đặc điểm sinh học, quá trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của con người.
Con người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa và các quá trình sinh học của giới tự nhiên Con người chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường như nhiệt độ, thời tiết hay thảm họa thiên nhiên,… Con người sống bằng những sản phẩm từ giới tự nhiên Con người cần và phải tìm kiếm thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở,… từ giới tự nhiên để sinh tồn và cải tạo cuộc sống Con người được sinh ra từ giới tự nhiên, “tất cả xương thịt, máu mủ, …” đều thuộc về giới tự nhiên và khi chết đi thì trả về với giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên.
Con người dần tiến hóa, tiêu giảm các cơ quan không cần thiết để phù hợp hơn với hoạt động sống và sinh hoạt, dần tách biệt về sinh học với các con vật như có thể di chuyển bằng hai chi sau (chân) và thành thạo cầm nắm bằng hai chi trước (tay) Điểm đặc biệt của con người so với các con vật khác là con người không chỉ chấp nhận và thụ động sinh tồn trong giới tự nhiên mà con người còn có thể biến đối giới tự nhiên và biến đổi chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan.
1
Trang 7Con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên và tuần hoàn sinh ra – chết đi trong giới tự nhiên Vì phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên nên con người phải quan tâm đến giới tự nhiên để sinh tồn và cải tạo cuộc sống Vì sống bằng những sản phẩm tự nhiên nên con người phải tìm hiểu về giới tự nhiên để khai thác phục vụ cho cuộc sống con người Như thế, con người có quan hệ, thống nhất với giới tự nhiên, con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó và hòa hợp với giới tự nhiên để có thể tồn tại và phát triển.
1.2 Con người là thực thể xã hội
Con người có quan hệ, thống nhất với giới tự nhiên Tuy nhiên, con người lại không đồng nhất với các sinh vật khác trong giới tự nhiên Con người có tư cách “người” xét trong các mối quan hệ cộng đồng xã hội như gia định, quốc gia, dân tộc, Con người có bản tính xã hội và đây chính là đặc điểm đặc thù của con người, tách biệt so với các dạng sự sống khác trong tự nhiên.
Con người không chỉ tiến hoá về cấu tạo cơ thể mà còn phát minh, cải tiến các công cụ lao động từ thô sơ, đơn giản đến các thiết bị hiện đại, phức tạp để vượt trên các giới hạn sinh học, từ đó đáp ứng các nhu cầu thực tiễn Nhân tố lao động sản xuất là nhân tố cơ bản có trong bản tính xã hội của con người Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội” Lao động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội
Song song đó, con người hình thành ý thức và hệ thống ngôn ngữ phục vụ công cuộc sinh tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội Bởi, sự tồn tại và phát triển của con người luôn chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội, xã hội biến đổi thì con người cũng biến đổi Ngược
2
Trang 8lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại có thể là tiền đề cho sự phát triển của xã hội Con người luôn biết thích nghi, trau dồi học hỏi để đáp ứng những nhu cầu có tính “xã hội” mang đặc trưng con người Từ đó, con người là thực thể xã hội và chính bản tính xã hội đã tách biệt loài người với toàn bộ các dạng sự sống khác.
1.3 Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử vàsản phẩm của chính bản thân con người
Lịch sử ảnh hưởng đến con người qua nhiều khía cạnh như các giá trị và quan niệm, văn hóa và nghệ thuật, các chính sách kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến tư duy và tri thức của con người Tư duy của con người, được hình thành thông qua quá trình giáo dục và truyền thông, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến lịch sử trong khi những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và văn hóa đã được truyền lại qua các thế hệ và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con người và của nhân loại Con người chịu tác động đa chiều bởi lịch sử và là sản phẩm của lịch sử.
Con người chủ động ghi nhận và tìm hiểu lịch sử Con người đã tạo ra sự kiện, hiện tượng lịch sử, quan tâm và phát triển các nền văn hóa, xã hội Con người kế thừa và tìm kiếm tri thức dựa vào nền tảng khoa học, thông qua các nghiên cứu từ các thế hệ trước Kiến thức của con người được hình thành từ kinh nghiệm lịch sử, dần hoàn thiện, khách quan hơn và được truyền đạt qua các thế hệ nối tiếp Con người không thụ động tham gia vào lịch sử như con vật mà chính là chủ thể của lịch sử.
Tuy nhiên, con người cũng là sản phẩm của chính bản thân mình Con người có thể tự hình thành, tự phát triển và tự thay đổi thông qua việc học hỏi, phát triển bản thân và tham gia vào cộng đồng Qua đó, con người có thể tác động đến sự phát triển của chính bản thân mình và cộng đồng, xã hội thông qua các hành động.
Con người và lịch sử có một mối quan hệ tương đối hai chiều Con người ảnh hưởng tới lịch sử thông qua các quyết định và hành động của mình, nhưng
3
Trang 9cũng bị ảnh hưởng bởi lịch sử, thông qua di sản văn hóa, môi trường sống và những thay đổi xã hội Mối quan hệ này có tác động đến con người ở nhiều mức độ, từ việc xác định văn hóa và giá trị của một xã hội đến việc tác động đến chính quyền và chính trị của một quốc gia.
1.4 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Xét về mặt sinh học, con người có những đặc điểm riêng biệt so với các loài động vật khác Tuy nhiên, bản chất của con người không chỉ đơn thuần là những yếu tố sinh học, mà còn được hình thành và phát triển trong một môi trường xã hội.
Yếu tố sinh học trong mỗi con người không thể tồn tại độc lập với yếu tố xã hội Những yếu tố này hoà quyện với nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội Khả năng giao tiếp của con người là một yếu tố sinh học cơ bản Nhưng để có thể giao tiếp hiệu quả với nhau, con người cần học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội, bao gồm ngôn ngữ, thói quen tương tác và các quy tắc xã hội Bản tính tự nhiên của con người đã được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến trong quá trình hình thành các quy tắc và phong tục xã hội Chính vì thế, con người chỉ có thể thể hiện được bản chất tự nhiên và xã hội của mình trong một môi trường xã hội, nơi mà họ có thể tương tác với nhau và xây dựng các mối quan hệ xã hội Vì vậy, bản chất con người không thể được định nghĩa hoàn toàn bởi yếu tố sinh học, mà phải được xác định bởi tất cả các yếu tố xã hội mà con người tương tác Các yếu tố này hoà quyện với nhau và ảnh hưởng đến sự phát triển của con người Vì vậy, chỉ trong môi trường xã hội, con người mới có thể thể hiện được cả hai bản chất tự nhiên và xã hội Tự nhiên và xã hội là một thể thống nhất với nhau và được tồn tại trong bản chất của con người Con người khai thác các tài nguyên từ giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu và xây dựng xã hội, trong khi đó, sự thay đổi của xã hội không ngừng tác động và biến đổi giới tự nhiên.
Tóm lại, con người là một mắt xích quan trọng giữa tự nhiên và xã hội Cả ba thành phần: Con người – Tự nhiên – Xã hội luôn tương tác với nhau tạo nên một
4
Trang 10sự tổng hòa toàn diện Mối quan hệ của cả ba thành phần cấu thành nên bản chất con người Trong các quan hệ xã hội cụ thể, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó, bản chất người của con người mới được phát triển Thế nên, bản chất của con người chính là sự tổng hòa xã hội.
2 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG VĂNKIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG
2.1 Xây dựng con người toàn diện là một trong những nhiệm vụtổng quát 5 năm 2016-2020
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng Trong đó đặc trưng nổi bật nhất là: “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”.
Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân dân đối với đất nước, và phát triển con người toàn diện phải trở thành mục tiêu của chiến lược phát triển, là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước Sự phát triển toàn diện của con người là quá trình lâu dài, cần thực hiện kiên trì với nhiều giải pháp đồng bộ.
Việc xây dựng các đặc điểm, yếu tố tích cực cho cá nhân, cộng đồng, cần đẩy mạnh việc đấu tranh phê phán các biểu hiện chưa lành mạnh, sai trái của các cá nhân, nhóm người để góp phần định hướng những chuẩn mực về lối sống, đạo đức, ý thức… Đặc biệt là phải đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong hệ thống chính trị, tổ chức đảng, trong cán bộ, đảng viên,… để mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ sự nêu gương trong việc thực hiện các giải pháp phát triển con người toàn diện.
5
Trang 112.2 Xây dựng con người được đề cập tại 4 trong 6 nhiệm vụtrọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII
Vấn đề con người, xây dựng và phát triển con người đã được Đảng ta chú trọng hơn bao giờ hết, điều đó đã được thể hiện qua 4 trên 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII, bao gồm:
- Nhiệm vụ 1 đề cập đến việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 3 nêu lên việc thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
- Nhiệm vụ 5 nêu lên vấn đề thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Nhiệm vụ 6 đề cao việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Việc cụ thể hóa những yêu cầu trong xây dựng và phát triển con người, trong đó có phát triển năng lực cho con người đã thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Đảng trước những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
2.3 Gắn mục tiêu nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa với xâydựng con người
6
Trang 12Tại Đại hội XII, Đảng ta đã có một bước phát triển trong tư duy lý luận về lĩnh vực văn hóa sau 30 năm đổi mới Tại các văn kiện Đại hội trước, vấn đề văn hóa luôn được Đảng ta đề cao, chú trọng và quan tâm, song, nó chưa được gắn liền với vấn đề con người.
Ở Đại hội lần thứ XII, quan điểm về việc xây dựng, phát triển văn hóa phải gắn liền với việc xây dựng, phát triển con người đã được Đảng tiếp tục khẳng định dựa trên Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014 ở Hội nghị Trung ương 9 khóa XI Chủ trương được đề ra ở Đại hội XII là “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người”, và đây là một chủ trương đúng đắn về lý luận và thực tiễn của Đảng.
Con người là chủ thể sáng tạo và là sản phẩm của văn hóa mà mình tạo ra Văn hóa và con người không thể tách rời và việc phát triển văn hóa cần đi đôi với phát triển con người Văn hóa là của con người, do con người, vì con người Do đó, việc xây dựng và phát triển văn hóa phải luôn được liên kết với việc xây dựng và phát triển con người, người là trung tâm của chiến lược phát triển.
2.4 Vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diệnđược đặt lên hàng đầu trong các nhiệm vụ về văn hóa
Đại hội XII xác định rõ mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đặt nó vào hàng đầu của các nhiệm vụ văn hóa Đảng ta đã xác định các nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người.”
Xây dựng hệ giá trị văn hóa phải hướng đến bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức con người phù hợp thời kỳ mới, trong đó đức, trí, thể, mỹ là nội dung trọng tâm, cốt lõi để góp phần hoàn thiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia
Các hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam phải vừa phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa phải phù hợp với những giá trị văn hóa của thời đại nhằm xây dựng con người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất và năng lực, vừa phải mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn; vừa có khả năng đảm nhiệm những trọng trách mới trong quá trình công
7