Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - - - - - - BÀI TẬP NHĨM MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: Phân tích quan điểm của Hồ Ch
lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - - - - - - BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con người và xây dựng con người Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế HỌ VÀ TÊN - MÃ SỐ SINH VIÊN: STT MSSV Họ, tên lót Tên 1 2056110270 Phương Ái Thư Trần Hiền Nhi 2 2056110084 Huỳnh Gia Bảo Ngọc Phan Nguyễn Trí Hải 3 2056110014 Nguyễn Thị Ngọc Duyên Lê Thủy Trúc 4 2156110212 Anh Võ Lan Vy 5 2156110207 Huỳnh Thanh 6 2157050118 7 2157050056 8 1956110276 Thành phố Hồ Chí Minh Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC I GIỚI THIỆU .2 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh 2 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh .2 II PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI 2 1 Vai trò của con người .2 a Con người là mục tiêu của cách mạng 2 b Con người là động lực của cách mạng 3 2 Xây dựng con người 4 a Nội dung xây dựng con người .4 b Phương pháp xây dựng con người .4 c Ý nghĩa của việc xây dựng con người 5 III ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI 6 IV QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI .10 1 Xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người là gì? Thời kỳ hội nhập quốc tế là thời kỳ như thế nào? 10 2 Nêu rõ đóng góp, quan điểm riêng của mình và cách thức thực hiện các giá trị và quan điểm của Hồ Chí Minh trong cuộc sống hàng ngày 11 3 Những thách thức và cơ hội về việc xây dựng nhân cách trong thời kỳ hội nhập 12 V KẾT LUẬN 14 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 I GIỚI THIỆU 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Người sinh ra trong gia đình: bố là nhà nho yêu nước; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh Khái niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam II PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI 1 Vai trò của con người a Con người là mục tiêu của cách mạng Con người là chiến lược đầu tiên trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh Mục tiêu này được cụ thể hóa trong ba giai đoạn cách mạng (giải phóng dân tộc - xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - tiến dần lên xã hội chủ nghĩa) nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc Con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộc Việt Nam Phạm vi thế giới là giải phóng các dân tộc thuộc địa 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế độ bóc lột người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững, văn hóa tiên tiến, mọi người là chủ và làm chủ xã hội, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, một xã hội văn minh, tiến bộ Xã hội đó phát triển cao nhất là xã hội cộng sản, giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác; xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền tảng kinh tế - xã hội đẻ ra sự bóc lột giai cấp; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp, các điều kiện dẫn đến sự phân chia xã hội thành giai cấp và xác lập một xã hội không có giai cấp Con người trong giải phóng xã hội là các giai cấp cần lao, trước hết là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Phạm vi thế giới là giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động các nước Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con người; xóa bỏ các điều kiện xã hội làm tha hóa con người, làm cho mọi người được hưởng tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân, phát triển toàn diện theo đúng bản chất tốt đẹp của con người Con người trong giải phóng con người là cá nhân mỗi con người Phạm vi thế giới là giải phóng loài người Các “giải phóng” đó kết hợp chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc đã có một phần giải phóng xã hội và giải phóng con người; đồng thời nối tiếp nhau, giải phóng dân tộc mở đường cho giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người b Con người là động lực của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Người nhấn mạnh “mọi việc đều do người làm ra”; “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân” “Ý dân là ý trời” “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá trị văn hóa Nói đến nhân dân là nói đến lực lượng, trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin, đó chính là gốc, động lực cách mạng 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 2 Xây dựng con người a Nội dung xây dựng con người Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên” Đó là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau: - Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” - Cần kiệm xây dựng đất nước, hãng hái bảo vệ Tổ quốc - Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng - Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; bồi dưỡng về năng lực trí tuệ, trình độ lý luận chính trị, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe b Phương pháp xây dựng con người Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng Hồ Chí Minh thường nói đến “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ” (làm những việc có lợi cho nước, cho dân) Văn hóa phương Đông cho thấy “một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Hồ Chí Minh thường nhắc lại những điều ấy trong khi bàn biện pháp xây dựng con người Người nói rằng “lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau” là rất cần thiết và bổ ích Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo Người, các cháu mẫu giáo, tiểu học như tờ giấy trắng Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ thì đỏ Nói như vậy để thấy giáo dục rất quan trọng trong việc xây dựng con người Chú trọng vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng Thông qua các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”, “Người tốt việc tốt” Đặc biệt phải 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 dựa vào quần chúng theo quan điểm “dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” c Ý nghĩa của việc xây dựng con người Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Hồ Chí Minh nêu hai quan điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây dựng con người “Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người” “Trồng người” là công việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục “Trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng Nhiệm vụ “trồng người” phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa “Trồng người” phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước Công việc “trồng người” là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội kết hợp với tính tích cực, chủ động của từng người “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội Không phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa; cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội “Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu trước hết cần có những con người với những nét tiêu biểu của xã hội xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa Đó là những con người đi trước, làm gương lôi cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến” 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 III ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và xây dựng con người là một trong những lý tưởng vĩ đại của dân tộc Việt Nam Trong tư tưởng của Bác, con người không chỉ là người lao động, mà còn là nguồn lực quan trọng nhất, là động lực mạnh mẽ của sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia Bác Hồ trò chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm ngày 19/5/1955 (Nguồn: quanlynhanuoc.vn/2020/01/09/) Bác Hồ đã thấu hiểu sâu sắc rằng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải xây dựng con người Bác không chỉ nhấn mạnh vào việc giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, mà còn đặt ra yêu cầu cao cả về đạo đức và phẩm chất con người Hồ Chủ tịch khẳng định rằng "trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian", điều này chứng tỏ niềm tin của Bác vào sức mạnh lớn lao của những con người tiên tiến, đầy lòng yêu nước và lòng trung hiếu Theo quan điểm của Hồ Chủ tịch, việc xây dựng con người không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của Nhà nước, Đảng và chính phủ, mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội Mỗi người dân, từ người lao động đến người lãnh đạo, đều có trách nhiệm 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 hình thành và phát triển bản thân, không chỉ trong lĩnh vực học vấn và chuyên môn nghề nghiệp, mà còn trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước (Nguồn: Hội đồng lý luận 16/10/2020) Bản thân tôi cảm thấy tự hào về tư tưởng và triết lý sống của Bác Hồ Quan điểm của Bác không chỉ là nguồn động viên mạnh mẽ cho cuộc sống của chúng ta, mà còn là hướng dẫn cho sự phát triển của đất nước Bác Hồ đã chứng minh rằng với lòng trung hiếu, lòng yêu nước mãnh liệt và lòng dũng cảm, con người có thể vượt qua mọi thử thách, xây dựng một xã hội công bằng và giàu mạnh Trong tư tưởng và triết lý của Bác Hồ, chúng ta đã thấy được sự kỳ diệu của lòng nhân ái và lòng trung hiếu Bác Hồ đã dẫn dắt bằng lời nói, bằng ví dụ thực tiễn Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm quan trọng của việc làm người tốt, việc học hỏi và không ngừng hoàn thiện bản thân Tôi tin rằng nếu chúng ta theo đuổi và hành động theo tư tưởng của Bác Hồ, chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội đầy lòng yêu thương và sự công bằng, nơi mà mỗi người đều có cơ hội để phát triển như nhau và góp phần tạo nên sự thịnh vượng cho đất nước *Mở rộng: So sánh tư tưởng HCM đối với các học giả khác về việc xây dựng nhân cách con người 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh vào việc xây dựng cá nhân mà còn xây dựng một nhân cách xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm với cộng đồng, yêu nước và lòng trung hiếu đối với quê hương Bác nhấn mạnh vào việc xây dựng con người với ý thức làm chủ, lòng yêu nước và lòng trung hiếu đối với quê hương Karl Marx: Con người trong xã hội có điều kiện bình đẳng Karl Marx đặt nặng vấn đề về bình đẳng xã hội và xã hội chủ nghĩa Ông cho rằng con người sẽ phát triển tối đa khi không còn sự phân chia giai cấp, là khi mọi người đều được đối xử công bằng và bình đẳng trong xã hội Karl Marx và Friedrich Engels, "Chủ nghĩa Cộng sản." (Nguồn: truongchinhtrihatinh.gov.vn 23/02/2023) Jean-Jacques Rousseau (nhà triết học người Pháp): Con người tự nhiên và xã hội Rousseau cho rằng con người trong trạng thái tự nhiên là tốt nhất, nhưng xã hội và văn hóa đã làm cho con người mất đi sự thuần khiết và tự do Ông đề xuất việc xây dựng một xã hội dựa trên ý thức và quyền lực của cộng đồng 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Jean-Jacques Rousseau, "The Social Contract." (Nguồn: dslamvien.com 2021/06) Mahatma Gandhi: Con người và chủ quan trách nhiệm Gandhi nhấn mạnh vào việc phát triển nhân cách thông qua chủ quan trách nhiệm và tính tự giác cá nhân Ông đề xuất việc xây dựng một xã hội dựa trên lòng trung hiếu, tình thương và lòng khoan dung Mahatma Gandhi, "The Story of My Experiments with Truth." (Nguồn: britannica 28/9/2023) 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Đại Thừa Phật Pháp: Sự giác ngộ và nhân quả Đại Thừa Phật Pháp cho rằng việc xây dựng nhân cách con người đòi hỏi sự giác ngộ về sự thực và nhân quả Nhân quả là nguyên nhân và hậu quả, ý bảo rằng hành động thiện lành và lòng từ bi sẽ tạo ra hạnh phúc và bình an Thích Nhất Hạnh, "The Heart of the Buddha's Teaching." (Nguồn: Pinterest) (Những quan điểm này chỉ là một số điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa tư tưởng của Hồ Chí Minh và các học giả khác Sự đa dạng trong các quan điểm này là nguồn cảm hứng không ngừng cho việc nghiên cứu và phát triển về xây dựng nhân cách con người trong xã hội đương đại.) IV QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 1 Xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người là gì? Thời kỳ hội nhập quốc tế là thời kỳ như thế nào? Xây dựng: làm nên, tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng Hoàn thiện: tốt và đầy đủ đến mức thấy không cần phải làm gì thêm nữa Nhân cách: tư cách và phẩm chất con người => Xây dựng nhân cách con người là quá trình nuôi dưỡng, hình thành đạo đức ;bồi dưỡng, sử dụng đúng và phát huy được năng lực của mỗi con người và tạo điều kiện để con người tham gia các hoạt động xã hội vì con người 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Theo từ điển tiếng Việt, hội nhập là tham gia vào một cộng đồng, cùng làm việc và phát triển với cộng đồng đó, thường nói về mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc Nói cách khác, hội nhập hay hội nhập quốc tế là quá trình liên kết các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau Thông qua việc tham gia các tổ chức, thể chế, cơ chế và hoạt động hợp tác quốc tế Mục đích của tích hợp là tạo cho mỗi chủ thể đó cơ hội phát triển bản thân, từ đó hình thành một lực lượng tập thể để giải quyết những vấn đề chung cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội 2 Nêu rõ đóng góp, quan điểm riêng của mình và cách thức thực hiện các giá trị và quan điểm của Hồ Chí Minh trong cuộc sống hàng ngày Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa, đạo đức, con người còn nhiều khuyết điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “So với những thành quả trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng chưa đủ tầm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu, khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục, tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng Do đó, phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng văn hóa, đạo đức, con người để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến lược “trồng người” hay xây dựng con người, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất Để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn diện, con đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên tất cả các lĩnh vực, “phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa” Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại Thanh niên Việt 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Nam phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất để xoá bỏ nghèo đói và tụt hậu, để rút ngắn khoảng cách với những quốc gia phát triển Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh niên đã và đang xứng đáng với lời dạy đó của Người Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế, trong học tập, sản xuất và kinh doanh,… đã chứng minh vai trò và năng lực của các thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước Tuy nhiên, tuổi trẻ ngày nay cần phải làm được nhiều hơn thế, cần phải tiếp tục phấn đấu và rèn luyện Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta còn tụt hậu, có khoảng cách quá xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Nhiệm vụ của thanh niên là phải góp phần thu hẹp, san bằng khoảng cách đó Sự nghiệp chấn hưng đất nước, đưa nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ của những cường quốc lớn đòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay phải phấn đấu, nỗ lực cống hiến nhiều hơn nữa Họ phải tự giác rèn luyện, trở thành những con người có ý chí bền vững, có lòng dũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp kém, những thói hư tật xấu, mà mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá mang lại 3 Những thách thức và cơ hội về việc xây dựng nhân cách trong thời kỳ hội nhập Con người là chủ thể thể hiện các chuẩn mực chung, tuân theo hệ thống pháp luật và các giá trị đạo đức truyền thống Nhân cách con người có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế, sự phát triển bao giờ cũng nằm trong sự tác động của các mặt của sự phát triển mang lại Mối quan hệ qua lại giữa phát triển bỏ qua nhân cách con người có tác động nguy hiểm đến sự phát triển của xã hội loài người và cho nền kinh tế của mỗi quốc gia Thực tế một số nước khi phát triển kinh tế đã không chú trọng đến tác động của nhân cách con người đã gây ra hệ lụy vô cùng tiêu cực đạo đức kinh doanh, đạo đức thực thi công vụ bị ảnh hưởng nhiều nên việc chú trọng đến các yếu tố này là việc rất quan trọng Vì vậy, nhân cách trong hội nhập và phát triển kinh tế là điều vô cùng cần thiết trong mọi góc độ của công việc Ngày nay, nhiệm vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế là vấn đề của mỗi quốc gia Việt Nam cũng vậy cần lấy phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam đặt lên hàng đầu coi đó là lợi thế so sánh để hội nhập và phát triển, chỉ có điều đó chúng ta mới có một nhận diện riêng có của người Việt Nam trên trường quốc tế Cần nhìn nhận vấn đề trên cả một bề dày văn hóa, lịch sử xã hội của dân tộc trong suốt thời gian lịch sử đã qua Trong kinh tế để mang đến sự phát triển không 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 đánh đổi sự phát triển lấy sự mờ nhạt về văn hóa, sự phát triển quên nhân cách đó là sự phát triển đặc thù sâu xa Hội nhập bằng nhân cách là mang cái hồn cốt và bản sắc của mình mà không vay mượn, sao bản của bất kỳ một nền văn hóa nào để thể hiện Cần xây dựng nhân cách con người trong phát triển bao hàm đầy đủ nét truyền thống có đưa vào nét hiện đại hội nhập để tạo nên sự hội nhập và phát triển kinh tế nhân văn bền vững Sự kết hợp tinh hoa truyền thống và nét đương đại là yêu cầu lớn trong giai đoạn hiện nay của sự phát triển Sự hình thành của con người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau chịu nhiều tác động của các đặc tính kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời điểm tuy nhiên một đặc tính đặc trưng bất diệt là bất kỳ một thời đại nào, quốc gia nào đều phải thể hiện một nét con người một hệ nhân cách tiêu biểu của quốc gia với những nét cao thượng hài hòa của nhân cách con người, xã hội nào thì nhân cách đó, tổ chức nào thì văn hóa nhân cách đó Hiện nay nước ta đang phát triển sâu, rộng về mọi mặt, trong đó kinh tế là cốt lõi là căn bản cho sự phát triển Trong phát triển kinh tế nếu vì những lợi ích mà quên đi thể hiện nhân cách thì đó là phát triển kinh tế không bền vững chỉ phát triển tức thời và không lâu dài dẫn đến không thành công mất uy tín trên trường quốc tế khó có thể hội nhập lâu dài được Việc nhân cách bị đẩy xa khỏi ý thức con người trong phát triển kinh tế dẫn đến các lĩnh vực trong phát triển kinh tế bị tác động tiêu cực đơn cử như có thể nền kinh tế không an toàn Đối với nước ta là một nước xuất khẩu lớn về nông nghiệp, lương thực, thủy sản, cà phê, ca cao, hạt tiêu, rau quả nếu không có nhân cách trong kinh doanh thì vấn đề thực phẩm không an toàn, các sản phẩm xuất khẩu không an toàn sẽ dẫn đến hệ hụy vô cùng to lớn Vì vậy, việc luôn gắn nhân cách con người, trách nhiệm của con người trong phát triển kinh tế là điều tối cần thiết Cần xây dựng khung tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh văn hóa doanh nghiệp trên nền tảng các giá trị nhân văn của con người là rất cần thiết Do đó, trong thời gian tới, việc hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam cần nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu để phát triển Phải luôn phát huy các giá trị văn hóa cao đẹp, cao thượng của Việt Nam, lấy đó làm nhân tố hội nhập thể hiện trong con người kinh doanh con người làm kinh tế phát triển kinh tế Con người Việt Nam luôn có đặc trưng là con người chịu thương chịu khó với tinh thần dân tộc, tương thân tương 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 ái, luôn khắc phục khó khăn trong mọi hoàn cảnh Luôn phát huy tinh thần hợp tác, đoàn kết, biết hòa hợp gắn kết mọi nền văn hóa với nhau để cùng phát triển Phải đổi mới tư duy, cập nhật kiến thức mới để hội nhập quốc tế, phải biết chấp nhận những kiến thức mới trên cơ sở có chọn lọc dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống quốc gia, hiểu và hội nhập mọi vấn đề quốc tế nhưng không để trống nền tảng văn hóa quốc gia Nhân cách con người trong hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế hướng đến bền vững là đích đến của nền kinh tế Việt Nam, trên quan điểm hội nhập kinh tế bền vững và mang các yếu tố văn hóa nhân cách vào làm nét đặc thù Mỗi con người trong tổ chức, doanh nghiệp cần ý thức được vấn đề đó để tiếp tục hoàn thiện các hệ nhân cách trong kinh doanh, trong hoạch định chính sách, trong thực thi công vụ để mang lại nét đặc trưng của Việt Nam trong hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế V KẾT LUẬN Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện,cả đức, trí, thể, mỹ; phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Như Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” hay lời của Khổng Tử: “ Học không biết chán, dạy người không biết mỏi” Theo HCM: “trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, “ việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học” 14 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H, 2008, từ trang 242 đến trang 248 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017) Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lai, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước 4 Học viện Chính trị Quốc gia (2000) Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5 Nguyễn Mạnh Quân (2007) Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 6 Dương Thị Liễu (2013), Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 7 Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 15 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)