1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Các Yếu Tố Cấu Thành Văn Hoá Mặc Của Vùng Châu Thổ Bắc Bộ Việt Nam.pdf

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐỀ CƯƠNGCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAMĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CẤUTHÀNH VĂN HOÁ MẶC CỦA VÙNG CHÂU THỔ

BẮC BỘ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Huyền NgânLớp học phần: 2243ENTI0111

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 3

1 Văn hóa mặc thời hiện đại của vùng châu thổ Bắc Bộ 22

2 Ảnh hưởng của văn hóa mặc vùng châu thổ Bắc Bộ thời kì hiện đại 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam Từ trung tâm này, văn hóa Việt Nam lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt Văn hóa Bắc Bộ là sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa khu vực và nhân loại Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trung của văn hóa Việt, nhưng lại có những nét riêng độc đáo của vùng, ấn tượng sâu sắc trong các nền văn hóa lâu đời phải kể đến nền văn hóa mặc của đồng bào châu thổ Bắc Bộ.

Trang 5

Cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ Vào thời Hùng Vương, sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc ngày càng đẹp hơn Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu Trang phục lễ hội có sự khác biệt hơn, đàn bà sẽ mặc áo dài mớ ba, mớ bảy; đàn ông mặc quần tráng, áo dài the, chít khăn đen Ngày nay, trang phục của người dân vùng châu thổ Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá nhiều

Giới thiệu các yếu tố cấu thành đặc điểm nền văn hóa.

1 Đặc điểm tự nhiên.1.1 Lịch sử hình thành.

1.1.1 Lịch sử hình thành vùng Bắc Bộ.

Bắc Bộ Việt Nam là nơi ghi dấu ấn lịch sử xưa nhất của dân tộc Việt Nam Có Đền thờ các vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ, thành Cổ Loa của An Dương Vương ở Đông Anh, Hà Nội Vào thời kỳ Bắc thuộc, nơi này được mang các tên như quận Giao Chỉ, rồi Giao Châu.

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là vùng đất Đàng Ngoài do Chúa Trịnh kiểm soát, kéo dài cho tới sông Gianh, đèo Ngang Đàng Ngoài còn được gọi là Bắc Hà vì

Trang 6

nằm phía bắc sông Gianh, còn Đàng Trong, còn gọi là Nam Hà, do Chúa Nguyễn kiểm soát.

Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra năm 1834 để chỉ phần đất từ Ninh Bình trở ra phía bắc của Việt Nam.

Ngày 25 tháng 8 năm 1883, nhà Nguyễn ký Hòa ước Quý Mùi, 1883 đầu hàng thực dân Pháp Theo Hiệp ước này, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ) Cũng theo đó Bắc Kỳ được tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra.

Ngày 20 tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật đã đổi tên Bắc Kỳ thành Bắc Bộ Ngày 27 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ số 11 cử Phan Kế Toại làm Khâm sai đại thần Bắc Bộ Phủ Thống sứ Bắc Kỳ cũ cũng được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Bộ.

Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Việt Minh thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ nhằm giành chính quyền về tay mình.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Bắc Bộ là một cấp hành chính chỉ trong một thời gian không dài.

Năm 1949, khi chính quyền Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã lập dinh Thủ hiến Bắc phần để thay mặt Quốc trưởng cai trị miền Bắc Đến sau 1954, khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc Việt Nam, dinh Thủ hiến Bắc phần bị bãi bỏ.

1.1.2 Lịch sử hình thành văn hóa vùng Bắc Bộ.

Dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi, sức lao động và trí sáng tạo, người Việt cổ đã phát triển nền văn hóa và đạt đến thời đại văn minh vào khoảng thế kỷ VII -VI trước công nguyên Nền văn minh đó được mệnh danh là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tồn tại xuyên suốt khoảng 5 thế kỷ Họ lấy nghề trồng lúa nước là chủ yếu và có những phong tục tập quán vô cùng đặc sắc Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng

Trang 7

hàng ngày tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, và do tính phức tạp của một số ngành nghề, trong xã hội thời đó đã nảy sinh sự phân công lao động (nghề luyện kim, đúc đồng ngày càng phát triển).

Thông qua các di vật tìm được ở các di chỉ sau Phùng Nguyên như Đồng Đậu, Gò Mun rồi tiếp đến Thiệu Dương, Đông Sơn, chúng ta hiểu rằng hồi ấy đã có hàng loạt công cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng Trong số này, đáng chú ý nhất là hàng loạt lưỡi cày đồng với nhiều hình dáng khác nhau: cánh bướm, hình thoi, v.v… Cũng với hình con bò trang trí trên mặt trống đồng, sự xuất hiện của lưỡi cày chứng tỏ rằng, người đương thời đã chuyển từ nghề nông dùng cuốc sang nghề nông dùng cày Nguồn sử liệu cổ Trung Quốc Giao Châu ngoại vực kỷ thừa nhận: “Giao chỉ (tức là Bắc Việt Nam) khi chưa đặt thành quận, huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn lấy ruộng mà ăn”.

Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày của người dân ở đây Tất nhiên, để có được những vụ mùa vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng mối quan hệ làng với làng Cũng từ đây, nảy sinh những sinh hoạt văn hoá, phản ánh mối quan hệ giữa các cộng đồng người với tự nhiên, giữa người với người ở các cộng đồng nông nghiệp.

Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu chăn tằm, nuôi gà, lợn, chó, trâu bò v.v… cũng ngày càng phát triển Lương thực thực phẩm tăng lên và ngày thêm đa dạng Đời sống của người dân cũng được đảm bảo hơn, vui tươi, ổn định hơn Như trên đã nói, các nghề thủ công như luyện kim và sau này là rèn sắt, làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu con người Số lượng đồ đồng tăng lên so với nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên,liềm, dao; các nhạc cụ bằng đồng như chiêng, trống, và tượng đồng, v.v Số lượng đồ gồm cũng phong phú: bát, đĩa, bình, nồi, võ, chõ v.v Sự phát triển của

Trang 8

kinh tế nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của nghề luyện kim đồng thau đã tạo nên cái nền cần thiết và cơ bản cho sự chuyển biến của xã hội từ trạng thái nguyên thuỷ sang thời đại văn minh Tuy nhiên, cũng cần thấy thêm rằng, mặc dù còn nhiều hạn chế, bấy giờ đã có sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các vùng, nhất là công cụ bằng đồng, các bát đĩa, bình gốm Giao lưu là sợi dây nối liền các làng, các vùng, tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị Tất cả những đặc điểm trên sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hoá Bắc Bộ.

1.2 Vị trí địa lí.

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông Được bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km Chiều ngang Đông - Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành vị trí để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông Nam Á; đây là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện cho dân cư có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam Đây được coi là cái nôi của Văn hóa – Lịch sử dân tộc Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ lag khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã Như vậy thì có thể xác định vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Vùng văn hóa có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng

Trang 9

quân sự Việc xét Thanh – Nghệ - Tĩnh vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là dựa trên những căn cứ về văn hóa và lịch sử.

1.3 Địa hình.

Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, địa hình thấp và bằng phẳng; dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam; từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng; địa hình cao thấp không đều; tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh); có núi Thiên Thai nhưng vẫn là vùng trũng như Hà Nam; Nam Định; là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn; núi Đọi…

1.4 Khí hậu.

Khí hậu vùng đồng bằng Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ rệt hè, đông, diễn biến khá điều hòa và sự tương phản mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng, ẩm Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà

Vùng đồng bằng bắc bộ chịu ảnh hưởng của thời tiết gió Tây khô nóng Thời tiết mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên Sự khô hạn trong mùa khô và sự gián đoạn mưa thời kỳ đầu mùa hè thường dẫn đến sự khô hạn đáng kể Mùa xuân có tiết mưa phùn

Do có sự xâm nhập của gió mùa đông bắc tạo nên một một mùa đông lạnh tới sớm và kết thúc muộn Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, trời lạnh, khô, có mưa phùn Nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cận nhiệt đới và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

1.5 Cảnh quan.1.5.1 Các yếu tố vật lí.

Trang 10

Về t huỷ văn:

Với điều kiện khí hậu tương đối điều hoà và đồng đều; địa hình trũng, thấp và khá bằng phẳng nên sông ngòi ở đây rất phát triển, mật độ sông suối khá cao (0,7 - 1 km/km vuông) với hai hệ thống chính là sông Hồng và sông Thái Bình.

Các sông ở Đồng Bằng Bắc Bộ phần lớn là các đoạn hạ lưu nên có tốc độ chảy rất nhỏ (0,02 - 0,05 km/h) Sông chảy êm đềm, uốn khúc mạnh, nhiều chi lưu Các con sông lớn có lượng nước và lưu lượng dòng chảy lớn.

Hàng năm hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra biển lượng nước khoảng 136 tỷ mét khối, trong đó sông Hồng chiếm đa số với 126,3 tỷ mét khối và sông Thái Bình khoảng 9.7 tỷ Sông Hồng có độ đục rất lớn, tới 1000 g/m3.

Giữa hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có sự liên thông do hai chi lưu quan trọng của sông Hồng là sông Đuống và sông Luộc đã san sẻ tới 1/3 lượng nước của sông Hồng cho sông Thái Bình

Ngoài 2 hệ thống sông nói trên, trong vùng còn có các hồ tự nhiên, nguồn nước ngầm phong phú như: nước khoáng Tiên Lãng (Hải Phòng), nước khoáng Vitan (Thái Bình),

Các con sông ở đây ít có giá trị về thuỷ điện nhưng lại có giá trị về giao thông đường thuỷ Các tàu bè có thể đi lại dễ dàng trong vùng với các cảng sông lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

Về hải văn:

Khu Đồng Bằng Bắc Bộ tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông và Đông Nam, có đường bờ biển dài khoảng 400 km bị chia cắt mạnh tạo nhiều vũng, vịnh, nhiều cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng, có ngư trường lớn là Ngư trường Vịnh Bắc Bộ, bể dầu mỏ, khí đốt như Bể Sông Hồng thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải

Trang 11

sản Bên cạnh đó trong vùng còn có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều đảo có cảnh quan đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển.

Về thổ nhưỡng:

Đồng bằng Bắc Bộ có lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật phong phú song chủ yếu do con người tạo nên.

Ở đây chủ yếu là đất phù sa thời kỳ đệ Tứ, ngoại trừ những vùng núi sót Tuy nhiên có sự khác biệt giữa đất phù sa trong đê và ngoài đê Đất phù sa trong đê chiếm diện tích rất lớn, vào khoảng 1.100.000 ha và là đất trồng lúa chính của đồng bằng Các lớp phủ nguyên sinh ở đất này hầu như không còn mà chỉ còn tìm thấy ở trên các khu vực núi cao hiểm trở hoặc ở các bãi bồi ven biển Đất phù sa sông Hồng được đánh giá là loại đất tốt nhất ở nước ta với thành phần thịt nhẹ có độ phì tự nhiên, hàm lượng kim loại kiềm và kim thủ cao, có phản ứng trung tính, độ no bazơ cao rất thích hợp với các loại cây trồng Đất phù sa sông Hồng cũng phát triển rộng rãi nhất ở Hà Nội, Hà Nam, Tây Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc Đất phù sa sông Thái Bình tập trung ở Hải Phòng, Hải Dương đang ngày càng bị chua nghèo

Đất phù sa ngoài đê với diện tích 130.000 ha, hằng năm được bồi đắp phù sa do nước lũ mang lại nên đất tốt, phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất hoa màu, cây công nghiệp, cây lương thực Đất phù sa có hệ số sử dụng lớn từ ba đến bốn vụ trên năm, năng suất tương đối cao.

1.5.2 Các yếu tố tạm thời.

Do địa hình thấp nên khu không có cảnh quan đai cao Thực vật tự nhiên trong đồng bằng bị tàn phá gần hết,chỉ còn cỏ dại mọc trên bờ ruộng bãi hoang Thay vào đó thực vật cây trồng phong phú hơn nhiều, gồm nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp Cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất, còn lại là cây công nghiệp ngắn ngày Một số cây công nghiệp được trồng tập trung,

Trang 12

Động vật hoang dại cũng không còn nhiều, ở dưới đồng bằng tiếp giáp với miền núi còn tồn tại một số loài như mèo rừng, cầy giông, chuột đồng, thú lớn vắng mặt hoàn toàn, phổ biến là các loại chim ăn ngũ cốc, các loài gặm nhấm mà nhiều nhất là chuột Ngược lại, động vật dưới nước tương đối đa dạng như cá, tôm, cua, ốc, sò,

Thông qua 4 đợt khảo sát đã xác định được khoảng 4,499 loài sinh vật sống ở Vịnh Bắc bộ Trong số này thực vật ngập mặn có 60 loài, rong biển 330 loài, cỏ biển 6 loài, thực vật phù du 318 loài, động vật phut du 236 loài, động vật đáy 2.092 loài, san hô 199 loài, cá biển 1.198 loài, chim biển 22 loài, thú biển và bò sát 38 loài.

2 Đặc điểm xã hội.

Việt Nam hiện có 2 vùng văn hoá lịch sử truyền thống lâu đời và phát triển cao là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Nam Bộ Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng rộng lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc với chủ yếu là người Việt có trình độ phát triển cao, được coi là đất gốc, quê hương của dân tộc Việt, văn hóa Việt.

2.1 Dân cư.

Dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng, dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ Bắc Bộ gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng Đôi khi 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc.

Cư dân sống lâu đời trên mảnh đất cổ, do sức ép về gia tăng dân số nên đã có thời điểm rơi vào tình trạng thiếu đói lương thực Họ sớm đi vào thâm canh nhất là nghề trồng lúa nước, là đặc thù của một vùng đồng bằng thấp (có độ cao từ 0,4 - 12m) Từ sự bắt đầu công cuộc đắp đê ngăn lũ, lấn biển và Nam tiến mở rộng diện tích sản xuất Với sau lưng là "rừng thiêng nước độc" còn phía trước là "biển cả bao la", họ bao gồm các cộng đồng nhỏ dân cư chủ yếu từ miền núi tiến xuống Bản chất thuần nông "xa rừng, nhạt biển", đã nhanh có biểu hiện rõ nét trong cuộc sống mới Một thiết chế xã hội dần được hình thành, được tổ chức chặt chẽ và có thể xem là đặc sản văn hoá vùng miền

Trang 13

nông thôn tại đồng bằng Bắc Bộ ngày nay Văn hoá được ứng dụng từ mỗi cơ sở thực địa, địa bàn cư trú Trong các cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú Văn hoá thể hiện mối ứng xử bình đẳng với thiên nhiên, với xã hội và bản thân của mỗi cư dân.

Người Việt Nam có điểm chung về cuộc sống hệ luỵ "gia đình, làng, nước" Nói đến vùng Bắc Bộ thì yếu tố văn hoá này còn rất sâu đậm trong ý thức hệ của người dân, đặc biệt là khái niệm về dấu ấn quê hương xứ sở như văn hoá cổ làng xã, ngành nghề từ địa phương, đất đai và thờ cúng tổ tiên Cách tổ chức làng xã theo kiểu các gia đình liền kề, xung quanh làng có hàng tre bao bọc, có cây đa cổng làng, có nơi thờ tự chung, có lễ hội dân gian và mùa vụ Ngoài ra, người dân Bắc Bộ vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, như lề thói, khuôn phép, thứ bậc, tôn ti trong gia tộc và ngoài làng xã vẫn được xem trọng trong đời sống thường ngày của họ.

Vươn dậy từ công cuộc khai sinh lập địa có lịch sử khởi nguồn đầy khó khăn gian khổ, trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển để có được nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú như ngày nay, những người dân Bắc Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung không thể không tự hào.

2.2 Phân bố dân cư.

Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất, có tới 22.543.607 người (khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 20.187.293, đồng bằng sông Cửu Long 17.273.630 người) Và 3 tỉnh có số dân thấp nhất là Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn đều dưới con số 500 ngàn người.

Khu vực đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc nhất (khoảng 1.060 người/km²) Dân số khu vực thành thị chiếm 29,2% dân số toàn Bắc Bộ và có tốc độ gia tăng ở mức cao, bình quân có thêm 3,4%/năm (tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm) Trong khi đó ở khu vực Trung du miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn nhân lực khai thác và có mật độ dân số

Trang 14

thấp hơn rất nhiều, chỉ 132 người/km2) Điều đó đã tạo ra nạn nhân mãn cho vùng đồng bằng Sông Hồng dưới áp lực của sự gia tăng dân số Theo cuộc điều tra mức sống dân cư năm trong hai năm (1997 và 1998) ở riêng khu vực đồng bằng sông Hồng, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao nhất nước (bằng 116), nghĩa là cứ có 100 con gái thì tương ứng với 116 con trai Tuy nhiên, tỷ số giới tính có sự thay đổi theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ số giới tính là 98,3; tại vùng trung du và miền núi phía bắc là 99,1.

Tại khu vực đông dân như đồng bằng Sông Hồng và các khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm đều có mật độ dân số rất cao Tuy tạo được những mặt tác động tích cực, là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, là thế mạnh để thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài Nhưng mặt khác đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ Khi dân số đông mà kinh tế chậm phát triển thì sẽ hạn chế trong việc thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đến mỗi người dân lao động Đồng thời các nhu cầu phúc lợi xã hội cũng bị hạn hẹp theo Ngoài ra, ở những nơi tập trung đông dân cư sinh sống dễ dẫn đến tình trạng môi trường bị gia tăng tác động, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh

Công tác phân bổ dân cư không đồng đều do cả khách quan lẫn chủ quan gây nên sự không hợp lý trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lao động, gia tăng chênh lệch kinh tế, xã hội đối với các khu vực trong vùng, làm suy giảm hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển chung của toàn xã hội Ba thành phố lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định Thành phố Hà Nội đã hơn 1000 năm tuổi, Nam Định hơn 750 năm còn Hải Phòng hơn 100 năm.

2.3 Tổ chức xã hội.

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã, nơi tụ cư lâu đời nhất của người Việt (Kinh) Trong quá trình chinh phục tự nhiên và chống xâm lược, người dân ở đây đã sống quần tụ thành làng Xét về hình thức,

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w