1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 24-36 Tháng Hứng Thú Hđ Tao Hình.doc

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình ở trường mầm non
Tác giả Giáo Viên
Trường học Trường Mầm Non Khánh Thượng B
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Bài báo
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

Hoạt động tạo hình, giúp cho trẻ mầm non không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng phong phú

Trang 1

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề

2 Mục đích nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng nghiên cứu………2

4 Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm……… 2

5 Phương pháp nghiên cứu……… ……2

6 Phạm vi nghiên cứu……… 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

1 Cơ sở lý luận 4

2 Khảo sát thực trạng 3

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường: 3

2 2 Thuận lợi 3

2 3 Khó khăn………

3 Những biện pháp thực hiện………7

3.1 Biện pháp thứ 1: Tạo môi trường, tâm thế tốt để trẻ hoạt động tạo hình 7

3.2 Biện pháp thứ 2: Hình thành nề nếp, thói quen học tập trong giờ học 3.3 Biện pháp thứ 3: Hình thành kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ………7

3.4.Biện pháp thứ 4: Tích lũy vốn kinh nghiệm tạo hình cho trẻ ……… 7

3.5: Biện pháp thứ 5: Sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi8 3.6 Biện pháp thứ 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn giảng 8

3.7 Biện pháp thứ 7: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phối kết hợp với phụ huynh 8

4 Biện pháp thực hiện………

4.1 Tạo môi trường tâm thế tốt để trẻ hoạt động tạo hình……… ….8

4.2 Hình thành nề nếp thói quen trong học tập và trong giờ học… …….8

4.3 Hình thành kỹ năng cho trẻ……… 9

4.4 Tăng cường sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi phong phú hấp dẫn…….……11

4.5 Cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi………12

4.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng………15

4.7 Làm tốt công tác vận động phối hợp với phụ huynh……… 15

5 Kết quả đạt được 16

C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71 1 Kết luận 17

2 Đề xuất khuyến nghị:

Trang 2

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Giáo dục mầm non là ngành học khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốcdân, là nền móng quan trọng để các con phát triển Mầm có phát triển tốt mớiđâm chồi nảy lộc và cho hoa thơm quả ngọt Sự nghiệp giáo dục mầm non cómột vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục đào tạo conngười, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người xã hộimới, xã hội chủ nghĩa Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vôcùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành phát triển nhân cáchtoàn diện cho trẻ sau này Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm nonhiện nay hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật phản ánh xung quanhcuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ Chotrẻ học tạo hình ngay từ tuổi mầm non là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó

là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìmhiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trongthế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻnhững xúc cảm, tình cảm tích cực, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đólàm phát triển óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng Thông qua hoạt độngtạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác vềmàu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu

tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu,khám phá những điều chưa biết về các sự vật hiện tượng

Hoạt động tạo hình, giúp cho trẻ mầm non không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng phong phú và suy nghĩ của bản thân thông qua những sản phẩm do chính tay các con làm ra Trẻ được thỏa thích sáng tạo, vui chơi cùng giấy, màu nước, bút sáp, đất nặn những đồ dùng đó trẻ đều được trực tiếp

sờ và vui chơi cùng nó Tất cả những yếu tố đó được hình thành cho trẻ 3-4 tuổi,sản phẩm các con tạo ra nó vô cùng ngây ngô, trong sáng như đúng lứa tuổi của các con, những ẩn chứa bên trong là cả một quá trình tích lũy, ghi nhớ đầy sáng

Trang 3

tạo, khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh.

Mặt khác đối với trẻ mầm non hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy

đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em

về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: Tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức

và óc sáng tạo Chính vì vậy hoạt động tạo hình bậc học mầm non giữ vai trò quan trọng đặt nền móng cho các bậc học sau này

Là một giáo viên mầm non dạy trẻ lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi Tôi thấy khi cho trẻ tham gia học tạo hình, trẻ rất thích thể hiện những tưởng tượng của mình về thế giới xung quanh qua những bức tranh, hiểu biết được tầm quan trọng của nó Qua hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của thao tác học tập như cách ngồi, cách cầm bút, giữ vở Bên cạnh đó còn hình thành và phát triển những cảm xúc thẩm mỹ tích cực, dễ chịu nảy sinh khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp

Chính vì vậy hoạt động tạo hình là một hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong công tác giáo dục mầm non Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để tạo sự hứng thú trong hoạt động tạo hình cho trẻ ngày càng nhiều hơn để trẻ

được mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình

ở trường mầm non” nơi tôi đang công tác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc

giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện hơn

2 Mục đích nghiên cứu

Tôi viết đề tài này nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ yêuthích cái đẹp, luôn hướng tới cái đẹp, có một số kỹ năng tạo ra những sản phẩmđẹp và biết tôn trọng, gìn giữ những cái đẹp xung quanh mình, giúp trẻ yêuthích, hứng thú hoạt động tạo hình Từ đó để đề xuất cách khắc phục nhằm nângcao năng lực và trình độ cho bản thân cũng như nâng cao kết quả dạy và học hàngngày trong nhà trường

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạohình ở trường mầm non

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu

- Nhóm phương pháp quan sát

- Nhóm phương pháp chỉ dẫn trực quan

- Phương pháp thực hành ôn luyện

Trang 4

- Phương pháp tìm tòi sáng tạo.

- Phương pháp động viên khuyến khích

5 Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu.

- Tại lớp Nhà trẻ D3 ở Trường Mầm Non Khánh Thượng B nơi tôi đang công tác Với tổng số trẻ 13 học sinh

*Thời gian nghiên cứu:

+ Từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2022: Khảo sát điều tra nắm được thựctrạng, tìm hiểu nguyên nhân

+ Tháng 11/2022 đến tháng 02/2023: Tiến hành nghiên cứu đề tài

Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, trong đó giáoviên mầm non như một họa sĩ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phảnánh thế giới xung quanh thông qua các hình tượng nghệ thuật, các sản phẩm tạohình của trẻ

Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng nó cũng chính là mộtcách để các con thể hiện cảm xúc của mình, thông qua những giờ lên lớp đượcngắm nhìn sản phẩm của các con, phần nào đấy cũng hiểu được tính cách củamỗi trẻ Hiểu rõ được tầm quan trọng này, cho nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu

về hoạt động tạo hình để giờ tạo hình sẽ luôn hứng thú, bổ ích với các con vàquan trọng hơn là phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ

Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trongmình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bênmình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đónhững tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển Đối với trẻ nhỏviệc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ,

mà học của trẻ ở đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học" Chính vì vậy tuổimầm non trẻ thích hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sảnphẩm theo ý thích của trẻ, dùng giấy để xé, vò theo ý của trẻ để tạo ra một sảnphẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, các loại quả mà trẻ yêu

Trang 5

thích chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gìtrẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu

tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọng trongviệc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiên nhiêncuộc sống con người, cảnh vật biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái xấu, vì vậy trẻcần được hướng dẫn tạo hình ngay từ nhỏ, giáo viên cần bồi dưỡng khả năng củatrẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ được tri giác, tìm tòi, khám phá thế giới xungquanh, bồi dưỡng thẩm mỹ, khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ, để tạo được thẩm

mỹ trong các hoạt động tạo hình, giáo viên cần tăng cường cho trẻ luyện tập các

kỹ năng mang tính nghệ thuật, hình thành các kỹ sảo tạo đường nét liên tục,uyển chuyển, tập cho trẻ biết tự điều chỉnh hình dạng, cách tô màu, tạo vẻ sinhđộng, đa dạng về hình ảnh, màu sắc của các hoạt động tạo hình

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24 - 36 tháng tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi nhà trẻ, vận động của trẻ còn hạn chế như (Kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng) Mặt khác do đặc thù trẻ mới bắt đầu vào nhà trẻ, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ còn mới, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng

để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm, xúc cảm với nó

và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ 24 - 36 tháng tuổi và giai đoạn sau này của trẻ

Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, bút lông sử dụng màu nước dùnggiấy để xé, vò và nặn những con vật ngộ nghĩnh… theo ý của trẻ để tạo ra một sản phẩm đẹp mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêuthích…và từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi, trẻ tưởng tượng ra những gì trẻ thích, thông qua đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹpđây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ tiền đề cho khiếu thẩm mỹ của trẻ được nâng cao

Chính vì vấn đề hình thành nhận thức thẩm mỹ ban đầu ở trường mầm noncho trẻ giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng tuổi là việc làm hết sức quan trọng cần thiết Việc này sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc hình thành và phát

Trang 6

triển toàn diện của trẻ sau này Việc tổ chức tốt các hoạt động tạo hình cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt theo hướng tích cực, sáng tạo, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh sẽ trở nên giàu có và nhiều sắc màu hơn Giúp cho giáo viên mầm non thấy được vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.

II Khảo sát thực trạng

1 Đặc điểm tình hình nhà trường

Trường tôi là một trường nằm trên địa bàn thuộc 7 xã miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn Trường có 2 điểm trường với tổng số cán bộ giáo viênnhân viên 37 đồng chí và 249 học sinh Trong đó trẻ mẫu giáo gồm 203 học sinh, trẻ nhà trẻ gồm 46 học sinh Gồm có 12 nhóm lớp học và 12 phòng kiên cố

*Về đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Trình độ chuyên môn cán bộ giáo viên nhân viên: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn

a Thuận lợi

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điềukiện cho các cán bộ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn, học tập bồidưỡng các chuyên đề đặc biệt chuyên đề hoạt động tạo hình

- Môi trường để trẻ hoạt động thoáng mát sạch sẽ có đủ phòng học riêngcho từng nhóm, từng độ tuổi, trang thiết bị của lớp khá đầy đủ nên trẻ có một môitrường học tập tốt

- Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạtđộng cho trẻ, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần tráchnhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Tích cực thamgia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm chobản thân

Trang 7

- Phụ huynh luôn tin tưởng và kết hợp với giáo viên thống nhất sự chămsóc giáo dục trẻ được tốt.

- 100% trẻ ăn bán trú tại trường, đa số trẻ trong lớp đều nhanh nhẹn, hoạtbát, thông minh, có sức khỏe, bước đầu một số trẻ đã có các thao tác tạo hình vìđược tiếp xúc với nghề truyền thống từ gia đình

- Tôi được tham gia học tập cũng như kiến tập nhiều chuyên đề tạo hìnhcủa đồng nghiệp ở các độ tuổi khác nhau

- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện

để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm

- Trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm, cách làm các sản phẩm

gốm sứ nghệ thuật một cách thường xuyên tại gia đình có lò sản xuất gốm sứ

- Đa số phụ huynh nhiệt tình trong việc trao đổi, phối kết hợp với tôi và

giáo viên ở lớp trong công việc rèn kĩ năng tạo hình và thu thập nguyên vật liệutạo hình

- Sĩ số học sinh trong lớp có 13 cháu đều cùng ở một độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi

b Khó khăn

- Là một giáo viên có nhiều cố gắng trong quá trình công tác và đầy đủnăng lực, trình độ chuyên môn nhưng vì điều kiện trẻ ở miền núi nên trẻ tiếp thucòn chậm cơ sở vật chất trường lớp đã làm ảnh hưởng không ít đến quá trìnhgiảng dạy

- Giáo viên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt trong tổ chứchoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đôi khi còn dập khuôn, máy móc

- Giáo viên vẫn còn dạy trẻ theo hướng thụ động đa phần vẫn là sự truyềnđạt ở cô nên chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ trong quá trình tổ chức,hướng dẫn trẻ Hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, sáng tạo và cứngnhắc Sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, chưa khoa học

Trẻ 24 - 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu mớiđầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi vớiđiều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi mỗicháu đều có tính cách và sở thích khác nhau

- Vốn từ của trẻ ít, nhiều trẻ còn thụ động trong giao tiếp

- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều

- Đối với các giờ hoạt động tạo hình sự hứng thú và kỹ năng tạo hình của trẻcòn hạn chế

Trang 8

- Mặc dù phụ huynh có hiểu biết nhưng chưa thực sự tích cực và chủ độngrèn cho trẻ ở nhà, một số phụ huynh còn coi việc đưa con đến trường chỉ là đểchơi, còn học vẫn là thứ yếu.

- Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chưa đa dạng

Vì vậy chưa thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé nên việc rèn

nề nếp là chưa quan trọng, ở nhà các cháu được nuông chiều muốn gì được nấy,nhiều phụ huynh cho con nghỉ học không có lý do nên việc rèn trẻ vào nề nếpcàng khó hơn Và điều đó khiến trẻ trở nên ì ạch, ỉ lại, lười hoạt động, khi đếnlớp trẻ mang theo thói quen ở nhà nên không có tổ chức kỷ luật, nhiều trẻ đi lạilung tung, đến lớp không chào hỏi ai mặc dù được cha mẹ và cô giáo nhắc nhở.Đến lớp mang theo nhiều quà bánh, đồ ăn vặt ăn xong trẻ không để rác vào đúngnơi quy định

Để phát huy được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trên tôi đãmạnh dạn đưa ra để thực hiện đề tài trong năm học

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

Để thực hiện đề tài, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu trên trẻ lớptôi đang chủ nhiệm kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả đầu năm - phần phụ lục 1

Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy hứng thú tham gia hoạt động tạo hình vớitrẻ còn rất thấp Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệunhất trong việc thực hiện một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham giahoạt động phát huy khả năng sáng tạo, tích cực hoạt động để các con tự tin sángtạo trong quá trình tạo ra sản phẩm

3.3: Biện pháp thứ ba: Hình thành kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ.

3.4: Biện pháp thứ tư: Tích lũy vốn kinh nghiệm tạo hình cho trẻ.

3.5: Biện pháp thứ sáu năm: Sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dạy trẻ

làm đồ chơi

3.6: Biện pháp thứ sáu: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn

giảng

Trang 9

3.7: Biện pháp thứ bảy: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phối kết

hợp với phụ huynh.

4 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần)

4.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường, tâm thế tốt để trẻ hoạt động tạo hình

Để có một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ tham gia vào hoạt động tạohình cô cần phải trang trí môi trường lớp học đảm bảo thẩm mỹ thân thiện tạomôi trường lớp học phong phú, sáng tạo, thay đổi phù hợp là nhiệm vụ quantrọng mà giáo viên phải làm

* Môi trường trong lớp học:

Với việc lấy trẻ làm trung tâm thì việc sắp xếp môi trường trong lớp học hợp

lý sẽ tạo tâm thế tốt cho trẻ, Những biện pháp này có liên quan mật thiết với

nhau, xuyên suốt trong quá trình thực hiện: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình ở trường mầm non” thông

qua hoạt động tạo hình

Khi trẻ mới đến lớp cô hỏi các con quan sát xung quanh xem lớp mình cókhác gì nhà con không? Có đẹp hơn nhà con không? Lớp học là môi trường trẻtiếp xúc nhiều nhất khi đến trường Cô phải biết đặc điểm tâm lí của trẻ ở độtuổi 24 - 36 tháng tuổi mà tạo môi trường thật đẹp, bố cục hợp lý, màu sắc rõ nét

sẽ kích thích giác quan của trẻ tạo hứng thú cho trẻ vào lớp, khiến tinh thần củatrẻ phấn chấn, trẻ thích hoạt động và có ham muốn tạo ra các sản phẩm tạo hìnhđẹp giống của cô Đồng thời giáo viên cần phải luôn gợi mở để trẻ chú ý đếnmôi trường mà giáo viên đã tạo, và thường xuyên thay đổi nội dung trang trítheo từng tháng để trẻ không bị nhàm chán

Ví dụ: Ngoài lớp học tôi dành một mảng tường để treo những bức tranh vẽ

của trẻ để trẻ có thể tự so sánh bài của mình, bài của bạn, nếu bài của trẻ chưa đẹp thì lần sau trẻ sẽ phải cố gắng hơn

Để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình thì không những việc tạo môi trường trong lớp học phù hợp và ngoài lớp học cũng có ý nghĩa rất quan trọng

Tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trườngxung quanh, với thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ

Từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khámphá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khácnhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật

Đồng thời trẻ phân tích so sánh, tổng hợp, tìm ra những đặc điểm chung vàriêng của các vật cùng nhóm, cùng loại làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giớixung quanh

Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng đểtrẻ thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và trẻ có thể tựtrưng bày sản phẩm của mình

Trang 10

Tạo cho trẻ môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, sắpxếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lí, đẹp mắt, bố trí phòng ngộnghĩnh, môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú, sung sướng và

từ đó trẻ mong muốn được tái tạo lại thông qua hoạt động tạo hình

Nhờ được thường xuyên ngắm nhìn, nghe, sờ các âm thanh khác nhau, trẻ

sẽ có cảm xúc và dễ dàng tập trung vào quá trình hoạt động tạo hình

Tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ chính là một việc làm rất quan trọng tạohứng thú cho trẻ tham gia vào tạo hình

(Minh chứng phụ lục 2: Ảnh 1: Môi trường, lớp học trẻ)

4.2 Biện pháp 2: Hình thành nề nếp, thói quen học tập trong giờ học

Nề nếp lớp học là một bước cơ bản tạo nên thành công trong giờ học, trẻ ngoan và chú ý học thì cô mới có thể truyền thụ kiến thức đến với trẻ Nề nếp của trẻ là bước đầu của một hoạt động học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay từ ban đầu thì trẻ sẽ thực sự hứng thú và say mê với giờ học

Vì thế, việc hình thành nề nếp thói quen học tập cho trẻ trong hoạt động tạohình là vô cùng quan trọng Cô cần nhắc nhở trẻ, tạo những thói quen cần thiết

để một lớp học có tổ chức, từ đó hướng trẻ vào việc học cụ thể nhất Bên cạnh

đó giáo viên cần tìm hiểu, nắm bắt được tâm lí và sở thích của từng trẻ

Trong giờ học và trong các hoạt động trẻ được tạo hình, cô cần chú ý quansát để biết được trẻ nào có khả năng tạo hình tốt, trẻ nào kém để có biện pháptác động phù hợp

Ví dụ: Khi cô dạy trẻ vẽ bông hoa.

Nếu trẻ nào có khả năng tạo hình tốt trẻ đó sẽ chú ý cô làm mẫu và khi thựchiện trẻ vẽ xong bông hoa, trẻ còn biết sáng tạo vẽ thêm nhụy hoa, lá hoa

Ngược lại nếu trẻ nào có khả năng tạo hình kém trẻ đó sẽ ít chú ý khi cô làmmẫu, khi thực hiện chỉ vẽ được bông hoa hoặc ngồi chơi

Dựa vào thực tế cô có thể phân loại trẻ và có tác động phù hợp đến từng trẻ

Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ cô giáo đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp sếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý

+ Trẻ có sự sáng tạo ngồi cạnh trẻ chưa đạt yêu cầu

+ Tốp trẻ nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn

+ Tốp trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình

Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ nhút nhát, chậm khi thấy trẻ nhanh nhẹn tiến bộ hơn Làm nảy sinh sự say mê hứng thú trong việc rèn luyện các hoạt động tạo hình giúp cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn

(Minh chứng phụ lục 2: Ảnh 2: Cô hướng dẫn trẻ thực hiện)

4.3 Biện pháp 3: Hình thành kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ.

Để trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình thì việc hìnhthành và cung cấp kỹ năng cơ bản cho trẻ là rất cần thiết

Trang 11

Sau khi khảo sát đầu vào tôi thấy các kỹ năng như: Kỹ năng quan sát, kỹnăng cầm bút còn ngượng, tô màu còn vụng Chính vì vậy mà cô phải đưa ra cácbiện pháp hình thành kỹ năng tạo hình cho trẻ.

Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương phápcủa quá trình đổi mới là “Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ phải được hoạt động trảinghiệm tạo hình và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo

Giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ một số kỹ năng cơbản tạo hình Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ một số kỹ năng tạo hình cơ bản sau:

Kỹ năng cầm bút để di màu: Khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác

từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thựchiện tạo thành kỹ năng

Ví dụ: Đầu tiên tôi dạy cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ Sau đó

cô cho trẻ di màu Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bảnnhư: Nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang Khi trẻ đã cầm bút thành thạo cô chotrẻ vẽ theo ý thích của mình

* Một số kĩ năng tạo hình mở rộng khác:

- Cho trẻ làm quen với màu nước: Sau khi trẻ cầm bút sáp tô màu khá thànhthạo tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm quen với màu nước, ở trẻ nhàtrẻ việc sử dụng màu nước khá là khó, xong thực tế khi cho trẻ tiếp xúc, chơi vớimàu nước tôi thấy việc trẻ sử dụng màu nước khiến trẻ rất hứng thú

Ví dụ: Sau khi cho trẻ xâu hạt vòng, tôi cho trẻ dùng các hạt vòng lăn vào

màu nước và lăn lên giấy để tạo thành các vệt màu Hay với những quả bóngbay đủ màu sắc cùng với màu nước, bút lông tôi trẻ được thỏa sức sáng tạo nênnhững quả bóng theo ý tưởng của mình

( Minh chứng phụ lục 2: Ảnh 3: Trẻ chơi với màu nước)

Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bốcục trước sau dạy trẻ phết hồ vào phía sau của giấy để dán Làm như vậy trẻ dễthao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó

Để kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phảithường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên Từ các việc làm tỉ mỉ thườngxuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt

4.4 Biện pháp 4: Tăng cường sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn thu hút trẻ

Với việc “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc sắp xếp môi trường trong lớp họchợp lý sẽ tạo tâm thế tốt cho trẻ, làm tăng thêm hiệu quả của việc giúp thu hút sựchú ý của trẻ Đồ dùng trực quan hấp dẫn có thể coi là một phương tiện để giáo

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w