Qua tìm hiểu kế hoạch nhiệm vụ năm học củaphòng giáo dục, nhà trường và các nhu cầu xã hội qua các phương tiện truyềnthông, tư liệu nuôi dạy trẻ và trên thực tế tôi nhận thức sâu sắc ý n
Trang 1BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kỹ năng tự phục
vụ bản thân trong trường mầm non
Họ và tên người dự thi:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:
…., tháng11 năm 202
Trang 2PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,tùy theo sức của mình”
Trong xã hội phát triển, ngày nay mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, mà
thường thì bố mẹ ngày xưa đã từng sống vất vả nên muốn cho con sung sướnghơn mình, vì vậy thường làm giúp con mọi việc Bởi lẽ, các bậc phụ huynh cóquan niệm trẻ chỉ cần biết ăn, biết ngủ, biết chơi ngoan là đủ, trẻ chưa làm được
gì mà người lớn hoàn toàn phục vụ trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi của trẻ Vìvậy, việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lứa tuổi,đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tạilớp tôi phụ trách về một số mặt như: khả năng thực hiện một số kĩ năng tự phục
vụ của trẻ, khả năng tự phục vụ của từng trẻ
(Bảng khảo sát chi tiết về khả năng tự phục vụ của trẻ: Bảng 1, 2 – phụ lục)
- Về khả năng tự phục vụ của từng trẻ: 15% trẻ có một số kiến thức và kĩ năng
tự phục vụ bản thân 85% trẻ kĩ năng tự phục vụ đạt mức độ khá và trung bình
- Về khả năng thực hiện một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ: Tôi đánh giá theo
một số kĩ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng:
+ Biết tự cất ba lô, giày dép vào đúng nơi quy định: 75%
+ Biết đi và cởi giày dép; lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định: 50%+ Biết tự lấy và cất cốc uống nước; bê ghế và cất ghế về bàn: 40%
+ Biết tự cầm bát, cầm thìa xúc cơm ăn; lấy và cất gối; tự đi lên, xuống cầuthang; đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi quy định: 60%
Từ kết quả khảo sát, tôi nhận thấy việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy nhà trẻ 24 -36 tháng làrất cần thiết Vì thế, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ xem phải làm gì, làm như thếnào để có thể có một phương pháp hướng dẫn trẻ những kĩ năng tự phục vụ tốtnhất? Và dạy dưới hình thức nào? Qua tìm hiểu kế hoạch nhiệm vụ năm học củaphòng giáo dục, nhà trường và các nhu cầu xã hội qua các phương tiện truyềnthông, tư liệu nuôi dạy trẻ và trên thực tế tôi nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai tròquan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ Xuất phát từ
thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng
bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non”.
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng
tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng Lớp Pro2A
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08/2022 – tháng 5/2023
Trang 3PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những đứa trẻ thành công không chỉ học hoàn toàn trong sách vở, mà còncần học kiến thức thực tế ngoài đời và kĩ năng tự chăm sóc bản thân Nếu không
có kĩ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộcsống hiện đại
Vậy kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và kĩ năng tự phục vụ là gì?
Kinh nghiệm là trải nghiệm của một người về một sự việc nào đó, mà qua
Kĩ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân
về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống haycông việc phục vụ cho chính mình, ví dụ như: tự cầm thìa xúc cơm, lấy nướcuống, tự đi và cởi giầy dép cất lên giá
Thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến việc trẻ lười biếng, thụ động và khókhăn khi tham gia vào hoạt động của tập thể Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng
ta cần rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất đặc biệt làvới trẻ lứa tuổi nhà trẻ, độ tuổi mà trẻ bắt đầu bước chân vào trường mầm non
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ đầu năm học tôi đãnghiên cứu và đưa ra nội dung cụ thể, phương thức thực hiện có hiệu quả giúptrẻ có những kiến thức và kỹ năng lao động tự phục vụ một cách thành thạo
2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1 Đặc điểm tình hình chung:
- Trường có hai hệ học: Hệ Quốc tế gồm 5 lớp và hệ dự án gồm 7 lớp học Trường mầm non Quốc tế Vschool là một ngôi trường mới thành lập từtháng 3 năm 2020, ngôi trường rộng rãi, khuôn viên thoáng mát Ban giám hiệunhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất với trang thiết bị hiện đại, có phònghọc chức năng Tập thể cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệmtrong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường
Trang 4Nhà trường đã đưa nội dung giáo dục lễ giáo vào “Bộ quy tắc ứng xử” và
“Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, thân thiện, học sinh tích cực” để triểnkhai trong toàn trường cho cán bộ giáo viên, nhân viên ngay từ đầu năm học
- Tổng số học sinh toàn trường là 235 trẻ, với 43 đồng chí cán bộ giáoviên và nhân viên Trong đó 65% giáo viên đứng lớp có trình độ chuẩn và trênchuẩn
- Toàn trường có 12 lớp học trong đó: 3 lớp Monkist trong độ tuổi 3_6tuổi; 2 lớp Monbaby trong độ tuổi 0-3 tuổi; 1 lớp mẫu giáo lớn; 2 lớp mẫu giáonhỡ ; 2 lớp mẫu giáo bé và 2 lớp nhà trẻ
- Năm học 2022-2023 tôi được phân công giảng dạy tại lớp nhà trẻ 24-36 thángPro2A, lớp có 2 cô giáo và 1 bảo mẫu
2.2 Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng và trang thiết bị củalớp, có nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến vấn đề giáo dục kĩ năng laođộng tự phục vụ cho trẻ mầm non Nhà trường thường xuyên tổ chức kiến tậpcác tiết học lao động tự phục vụ tại các lớp
- Giáo viên: Lớp có 2 giáo viên, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, có lòng
nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ Bản thân tôi luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo, internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến giáo dục kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻmầm non
- Học sinh: Lớp học đúng độ tuổi với sĩ số 21 cháu, nhìn chung các cháu
đều ngoan ngoãn, lễ phép
- Cơ sơ, vật chất: Phòng học đã được xây dựng kiên cố nên rất thuận lợi
cho việc dạy và học của cô và trẻ Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất và các trangthiết bị
- Phụ huynh: Rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ giáo viên, có tinh thần
phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ
2.3 Khó khăn:
- Giáo viên: Bản thân tôi chưa có nhiều kiến thức chuyên sâu về dạy và
rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
- Học sinh: Đa số trẻ chưa có nề nếp kĩ năng trong học tập và tự phục vụ.
Trẻ không cùng độ tuổi nên 100% trẻ khả năng tiếp nhận kiến thức và thực hành
kĩ năng tự phục vụ không đồng đều
- Cơ sở vật chất: Tài liệu về việc dạy và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
còn hạn chế
Trang 5- Phụ huynh: Đa số phụ huynh học sinh làm việc hộ con, yêu chiều con,
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ bảnthân Đa số phụ huynh vẫn muốn tự tay phục vụ con mình, luôn đáp ứng nhữngnhu cầu đòi hỏi cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà
Xuất phát từ thực tế, thuận lợi, khó khăn của trường, lớp như trên, tôi xin
trình bày : “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ
năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non”.
+Tự đi dép, chuẩn bị mũ, áo
khoác, khẩu trang khi đi ra
- Kĩ năng thích nghi các loại thức ăn:
+ Ăn được nhiều loại thức ăntheo thực đơn củatrường,uống sữa và ăn sữachua
- Kĩ năng thích nghi với môi trường:
+ Chơi ngoài trời với cát,
Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi
Trang 6- Kĩ năng tự chăm lo vệ
sinh cá nhân như:
+ Đi vệ sinh khi có nhu cầu
+ Biết gọi cô thay quần áo
khi bị ướt, rửa tay, lau mặt
và cám ơn
* Kết quả đạt được: Từ việc xây dựng nội dung các tiêu chí cần đạt về kiến
thức, kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mà tôi đã dễ dàng trong việc xây dựngngân hàng giáo dục của trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi Cho nên ngân hàng giáogiáo dục độ tuổi nhà trẻ rất nhiều nội dung kiến thức cho tôi lựa chọn kiến thức
để dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ Tôi không còn gặp nhiều khó khăn trong việcxây dựng kế hoạch cụ thể về việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụcho trẻ trong năm học 2022-2023
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cung cấp kiến thức, rèn kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ phù hợp trong năm học 2022-2023.
Xác định được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.Tôi và giáo viên cùng lớp đã đưa ra những nội dung kế hoạch cụ thể để cung cấpkiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ theo từng tháng trong năm học như sau:
Thời gian Kĩ năng tự chăm sóc bản thân Kĩ năng tự bảo vệ Kĩ năng thích
- Làm quen với côgiáo và các bạn
- Làm quen vớimôi trường lớphọc
- Biết chào hỏi lễphép
- Biết ăn các loạithức ăn theo thựcđơn của trường
Trang 7- Hướng dẫn và rèn trẻ cách bê
ghế cất ghế vào nơi qui định
11/2022
- Hướng dẫn và rèn trẻ ngồi vào
bàn ăn tự xúc cơm ăn,cất bát thìa
gọn gàng sau khi ăn xong
- Biết tránh xa cáccon vật hung dữ
- Rèn trẻ thói quenmời trước khi ăn
và xin cơm khi ănhết
12/2022 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết đi
lên, xuống cầu thang
- Biết nhờ ngườigiúp đỡ khi bị lạcđường
- Biết nói lời cám
ơn khi được aigiúp đỡ
- Biết nói lời xinlỗi khi có lỗi
- Hướng dẫn và rèn trẻ biết giúp
đỡ cô làm việc vừa sức, đơn giản
- Không được nhận quà bánh của người lạ
- Che miệng khi ho
* Kết quả đạt được: Nhờ việc xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng
tháng như trên, trẻ lớp tôi dần được làm quen với các kỹ năng mới đồng thờiđược củng cố luôn kỹ năng cũ ở tuần, tháng tiếp theo Cùng với sự sắp xếp thời
Trang 8gian khoa học trên, tôi tin chắc trẻ lớp tôi sẽ có những kỹ năng tương đối thànhthạo và ổn định dần trở thành thói quen nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày.
3.3 Biện pháp 3: Tạo môi trường lớp học thuận lợi để rèn kĩ năng tự phục
vụ của trẻ
Lứa tuổi mầm non “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻlĩnh hội kiến thức Vì vậy, việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học đóng vaitrò rất quan trọng Khi xây dựng các góc chơi tôi luôn nghĩ, trẻ sẽ học được kĩnăng tự phục vụ gì tại các góc chơi? Tôi phải sắp xếp các góc chơi như nào? Đồdùng, đồ chơi của từng góc ra sao? Cho nên tôi luôn chú tâm vào việc sắp xếpcác góc chơi, các đồ dùng đồ chơi tại các góc sao cho hợp lý, thuận tiện và có đủkhông gian cho trẻ hoạt động Môi trường sạch sẽ đảm bảo tính gọn gàng ngănnắp, tính khoa học Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triểncủa trẻ, gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, luôn thay đổi để tạo sự hấpdẫn mới lạ đối với trẻ
Đặc biệt, tôi cũng đã chú ý đến góc “Thực hành cuộc sống”, trang trí đểlàm nổi bật góc bằng cách tạo ra các đồ dùng, đồ chơi trong góc cho phong phú,
đa dạng, đồ dùng an toàn và đảm bảo thẩm mỹ
Để giúp trẻ nhớ lại những kĩ năng đã được học, những kĩ năng trẻ đanghọc và sắp được học thì tôi còn chia bảng các kĩ năng tự phục vụ thành 03 phần,
để trẻ nhìn và nhớ lại các kĩ năng đó :
Các kĩ năng đã học Các kĩ năng đang học Các kĩ năng sắp học
Ví dụ: Rèn kĩ năng uống nước Rèn kĩ năng đi và cởi dép Rèn kĩ năng bê ghế
Đặc biệt đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, trẻ
chưa thể đọc được chữ mà trẻ chỉ nhìn hình ảnh mà làm theo, học hỏi Chính vìvậy tôi đã tháo bỏ các nội quy của từng góc chơi xuống mà thay vào đó tôi đãlàm một bảng nội quy góc chơi chung cho tất cả các góc Những nội dung trongnội quy góc chơi mà tôi đưa ra cũng chính là những kĩ năng tự phục vụ đơn giản
mà trẻ cần phải biết và học.
* Kết quả đạt được: Môi trường học tập lớp tôi được thay đổi thường
xuyên theo các sự kiện trong tháng, tạo sự mới mẻ cho trẻ Trẻ rất hứng thútham gia vào các hoạt động do cô tổ chức Việc tạo một môi trường học tập gọngàng, ngăn nắp, khoa học giúp trẻ đã có những thói quen gọn gàng, ngăn nắptrong việc cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi học và sau khi chơi xong.Tại cácgóc chơi trẻ đã hình thành dần một số kĩ năng tự phục vụ như:
- Góc bế em - Xúc cơm cho búp bê ăn, lau miệng, thay quần áo
cho búp bê, cầm cốc uống nước
Trang 9- Góc chơi với hình và màu - Trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Trẻ biết đi rửa tay khi bị màu đổ ra tay, lau tay khidính hồ
- Góc vận động: - Trẻ biết lấy và cất dụng cụ: bóng, vòng vào nơi
quy định, biết trèo và xuống bậc thang
- Góc hoạt động với đồ vật - Trẻ biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định
- Trẻ biết gắn tranh các đồ dùng tương ứng với các
kĩ năng tự phục vụ
- Góc thực hành cuộc sống - Trẻ biết cài cởi khóa, khuy áo, chải tóc, xúc ăn
- Góc sách truyện - Trẻ biết giữ gìn sách vở, biết cách giở sách
3.4 Biện pháp 4: Giáo viên quan sát, trò chuyện, hướng dẫn trẻ làm quen
và thực hành các kĩ năng tự phục vụ thường xuyên liên tục trong các hoạt động một ngày của trẻ.
Đây là biện pháp vô cùng quan trọng Vì chỉ có quan sát, gần gũi trẻ thì
cô mới hiểu và biết được trẻ nào chưa đạt các kĩ năng tự phục vụ, để từ đó sẽphân nhóm, chú ý và hướng dẫn trẻ
Cô quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động Lớp
tôi có một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ học như:Bảo Minh, Gia Huy Vì vậy,mỗi khi đến lớp trẻ thường buồn và không tham gia được các hoạt động tậpchung Để giúp trẻ mạnh dạn, thích đi học đến lớp, cô giáo lôi cuốn trẻ vào cáchoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những trẻ mạnh dạn, tự tin như: Gia Minh,Huyền My đến kết bạn, tạo cho trẻ nhiều cơ hội mạnh dạn, tự tin giao tiếp vớicác bạn, như cùng chơi đồ chơi, cùng nhau bê ghế về bàn học, rủ nhau đi vệ sinhkhi có nhu cầu dần dần trẻ đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học Đối với những trẻ mạnh dạn, tự tin, cô luôn giao nhiệm vụ cho trẻ cùng chơi vàgiúp đỡ các bạn nhút nhát trong lớp như: Rủ bạn cùng chơi, dắt bạn đi chơi, rủbạn về bàn ngồi, rủ bạn cùng cất ba lô và dép vào đúng nơi qui định…
Đặc biệt với trẻ mầm non, giáo dục kĩ năng tự phục vụ không thể tách
riêng thành một môn học riêng biệt, nó phải được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơi Vì vậy, tôi luôn chú ý lồng ghép việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động
a Rèn kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động đón trẻ.
* Rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ:
Cô cần trao đổi với phụ huynh về rèn kĩ năng lễ phép chào hỏi cô khi tớilớp Đầu năm học cô chào trẻ trước với lời nói dịu dàng, vòng tay trước ngựcsau đó yêu cầu trẻ chào lại cô Cô nhắc trẻ chào cô lễ phép “Con chào cô” sau đóchào người đưa mình tới lớp Cô thường xuyên khuyến khích để trẻ biết tự cấtdép, cất ba lô, hay tự đi dép… và tự chào cô chào bố mẹ khi tới lớp
Trang 10* Rèn kĩ năng cất ba lô cho trẻ:
Hoạt động mà cô trực tiếp cho trẻ thực hành đó là kĩ năng tự cất đồ dùngđúng nơi qui định Mỗi trẻ có một ngăn tủ cá nhân riêng, cô hướng dẫn cho trẻ
vị trí ngăn tủ của mình, cô chỉ cho trẻ cách cất ba lô đúng cách Đầu tiên cô sẽcùng cất đồ dùng của trẻ với trẻ:
Bước 1: Mở cánh cửa ngăn tủ của trẻ
Bước 2: Đặt ba lô lên bàn, 1 tay đỡ sau ba lô, 1 tay đỡ phía trước ba lôBước 3: Bê ba lô lên và đặt vào ngăn tủ của mình
Bước 4: Đóng cánh cửa tủ lại
Sau nhiều lần trẻ như vậy trẻ sẽ nhớ vị trí tủ cá nhân của mình, tự biết cất
ba lô vào đúng nơi qui định Tôi cũng trao đổi với phụ huynh không làm hộ trẻ,
cho trẻ tự cất lấy và mang đồ cá nhân của mình
* Rèn kĩ năng cất dép cho trẻ:
Cô hướng dẫn trẻ cất dép trước khi vào lớp để trẻ thành thạo việc nàyđúng theo trình tự các bước, tôi đã trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp với côgiáo rèn kĩ năng cất dép đúng cách :
Bước 1: Ngồi vào ghế
Bước 2: 1 tay đỡ chân lên,1 tay tháo dép để bên cạnh, tương tự đối vớichân còn lại
Bước 3: Đặt úp tay và dùng ba ngón tay cầm dép gõ nhẹ cho sạch bụi bẩndưới đế dép
Bước 4: Xoay tay ngửa lên luồn vào dép, cầm dép đặt lên giá dép, đặt làmsao để mũi dép hướng ra ngoài
Sau nhiều lần làm như vậy trẻ sẽ nhớ các bước cất dép của mình Lúc đầutrẻ còn cần sự giúp đỡ của cô và bố, mẹ nhưng khi đã thành thạo rồi trẻ khôngcần cô hay bố mẹ giúp trẻ
b Rèn kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động học
Thông qua các giờ hoạt động học, cô giáo lồng ghép dạy trẻ kĩ năng tựphục vụ một cách nhẹ nhàng và dễ hiểu
Ví dụ: Khi cô dạy trẻ bài thơ: Giúp mẹ
Trang 11Cha mẹ vui cười
Khen con ngoan quá!
Qua bài thơ cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ người lớn những việc làm vừa sức, khi được nghỉ ở nhà bé sẽ giúp mẹ nhặt rau, xếp gọn quầm áo, biết dỗ em bé để cho
mẹ làm việc nữa đấy
Ví dụ: Cô dạy trẻ câu chuyện: Bé Mai ở nhà
Sáng nào ngủ dậy, Mai cũng gọi “Mẹ ơi, Con dậy rồi này !”
Mai nhanh nhẹn đi đánh răng, rửa mặt
Bác An và em Minh đến chơi, Mai lễ phép chào bác An và chơi cùng em Minh,
để mẹ và bác nói chuyện.
Mai mang nhiều đồ chơi ra, hai chị em chơi với nhau rất vui
Chơi xong, hai chị em cất dọn đồ chơi gọn gàng
Đến bữa ăn, Mai rửa tay sạch sẽ mới ngồi vào bàn
Mai nói: “Con mời bố, con mời mẹ ăn cơm !, và tự xúc ăn
Ăn cơm xong., Mai lấy khăn cho bố và nói “ Khăn của bố đây ạ !”
Ngày 1/6 bố tặng Mai quyển truyện và Mai rất thích Mai nói “Con cảm ơn bố!”
Mẹ bị ốm, Mai không đi chơi xa, luôn ở cạnh mẹ để giúp mẹ
Xem xong chương trình dành cho thiếu nhi, Mai đi ngủ ngay để hôm sau còn phải dậy sớm đi học.
Qua câu chuyện trên cô dạy trẻ tính tự lập trong hoạt động hàng ngày, dạy trẻ tính tự giác khi chơi Hình ảnh bé Mai trong câu chuyện là tấm gương cho trẻhọc tập Bé Mai biết tự phục vụ mình những công việc vừa sức, phù hợp với lứa tuổi Dù còn bé nhưng sáng sớm bé Mai đã biết tự thức dậy mà không cần bố mẹgọi Bé Mai đã biết chơi với em cho người lớn nói chuyện, khi chơi xong bé Maicòn biết cất đồ chơi gọn gàng Đến giờ ăn Mai biết tự rửa tay sạch trước khi ăn, biết tự xúc cơm ăn
+ Trong giờ âm nhạc: Ví dụ: Cô dạy trẻ bài hát: Dậy đi thôi
Dậy đi thôi mau dậy bạn ơi Chim hót vang khi thấy ông mặt trời
Dậy ra sân em tập, em chơi cùng với chim em hát, em cười
Mẹ mua cho em bàn chải xinh như các anh em đánh răng một mình
Mẹ khen em bé mà vệ sinh, thật đáng yêu răng ai trắng tinh
Cô dạy trẻ bài hát “Dậy đi thôi” nhằm giúp trẻ ý thức được việc dậy sớmtập thể dục vào các buổi sáng, biết vệ sinh răng miệng khi ngủ dậy
Ngoài các giờ học ở trên ra, trong các giờ học tạo hình, giờ học vận động
Trang 12thì cần chuẩn bị đồ dùng tương đối nhiều Vì vậy cô cần rèn kĩ năng tự phục vụ
là cô tạo cơ hội cho trẻ được tham gia từ các hoạt động chuẩn bị đồ dùng cùngcô: lấy đồ dùng, dụng cụ tập thể dục, lấy rổ đựng đồ, bê ghế về bàn học… rồiđến khi kết thúc hoạt động trẻ lại cùng cô cất dọn đồ dùng và trẻ phải biết cất đồdùng, đồ chơi đúng nơi quy định
c Rèn kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động ngoài trời.
Thông qua hoạt động này giáo viên tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩnăng tự phục vụ cho trẻ Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cô có thể rèn
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là: tự lấy dép đi, tự lấy mũ đội lên đầu khi trờinắng…
Ví dụ: Nhìn thấy các anh chị lớp lớn đang cất giày dép lên giá hoặc cất
quần áo vào ba lô, cô giáo hãy hỏi trẻ: Anh chị đang làm gì? Con có thể tự mìnhlàm được những việc như vậy không? Khi làm được những việc đó con cảmthấy như thế nào? Con có vui không?
Các hoạt động này trẻ đều được thực hiện hàng ngày và những ngày đầu
cô có thể hướng dẫn trẻ cẩn thận hơn lâu ngày dần dần trẻ đã thành thạo cô chỉcần dùng lời nói và hỗ trợ những trẻ còn lúng túng Sau khi tham gia hoạt độngngoài trời xong cô cho trẻ dọn đồ dùng cùng với cô Trước khi vào lớp cô yêucầu trẻ lần lượt cất dép, xếp lên giá
d Rèn kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động chơi tập:
Trẻ mầm non chơi mà học – học mà chơi Hoạt động vui chơi mang tínhtích hợp cao trong giáo dục trẻ Trong hoạt động chơi trẻ còn được rèn luyệnthêm tính tự giác, tích cực khi tham gia chơi cùng bạn Cùng nhau thỏa thuận,nhắc nhở nhau chơi cùng chơi, cùng thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong
Ở lớp còn có riêng một góc “Thực hành cuộc sống” để trẻ chơi và trảinghiệm Khi chơi ở góc đó, trẻ được thực hành làm một số kĩ năng phục vụ như:Cầm lược chải tóc; cài cúc áo, cúc váy; cài dép cởi dép; vặn mở nút chai Thờigian đầu cô hướng dẫn trẻ để trẻ hình thành dần các kĩ năng đó thời gian sau trẻquen dần trẻ có thể thành thạo chơi với bạn mà không cần cô giúp đỡ
đ Rèn kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động lao động – vệ sinh:
Ngoài việc quan tâm tới từng trẻ trong việc đảm bảo chế độ ăn ở trường.Trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt, ăn ngủ, vệ sinh là vô cùng cần thiết
Trước khi vào bàn ăn tôi rèn các kĩ năng cho trẻ tập bê ghế ngồi vào bàn
ăn Mời trước khi ăn, cách cầm thìa bằng tay phải, cách xúc cơm Khi ăn xong
cô không cất bát cho trẻ mà cô hướng dẫn trẻ cách cất bát cất thìa đúng nơi quiđịnh xúc miệng nước muối, uống nước, lau miệng