1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi nhanh chóng thích nghi với môi trường mầm non tại trường mầm non hà tân

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhanh chóng thích nghi với môi trường mầm non tại trường mầm non Hà Tân
Tác giả Ngoan
Trường học Trường mầm non Hà Tân
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 59,64 KB

Nội dung

Vấn đề giúp trẻ sớm hòa nhập vào môi trường mới là rất quan trọng bởikhi đến lớp nếu trẻ ngoan hứng thú thì mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ côtruyền đạt thì trẻ mới lĩnh hội và phát

Trang 1

MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

2.3.2 Tạo môi trường thân thiện đẹp mắt thu hút sự chú ý của trẻ 6 2.3.3 Giúp trẻ thích nghi với môi trường ở mọi lúc mọi nơi 7 2.3.4 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để thu hút trẻ 10 2.3.5 Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh giúp trẻ nhanh chóng

thích nghi với môi trường lớp học

11

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi trong giai đoạn đầu mới đến trường, trẻ còn non nớt nhạy cảm với tác động bên ngoài đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt [1 ] Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng, phải mang đến cho trẻ một tâm thế thoải mái để

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, việc giúp cho trẻ sớm thích nghi với

trường lớp, với các cô, các bạn là một vấn đề vô cùng quan trọng Mỗi năm đối tượng các trẻ khác nhau và cách làm quen trẻ cũng phải khác nhau Phụ huynh thì thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không? Làm sao để trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non? Vấn đề giúp trẻ sớm hòa nhập vào môi trường mới là rất quan trọng bởi khi đến lớp nếu trẻ ngoan hứng thú thì mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cô truyền đạt thì trẻ mới lĩnh hội và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần khi tới trường mầm non

Hiện nay khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non điều khó khăn nhất đối với trẻ chưa có thói quen nề nếp đặc biệt là trẻ mới đến trường còn thụ động, các cháu lứa tuổi còn nhỏ, có những trẻ đi học còn non tháng, dễ bị tổn thương về tâm lý vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình nên khi mới nhập học, nhập trường trẻ thường có thái dộ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né và có những trẻ không chấp nhận sự giúp đỡ của cô thậm chí còn la khóc không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động

Đặc biệt là đối với những người giáo viên mầm non chúng ta, những người luôn mang trên mình nhiệm vụ cao cả gieo trồng, uốn nắn những mầm xanh Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy mỗi người giáo viên luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ Vậy làm sao để trẻ sớm thích nghi với trường lớp mầm non? Và làm thế nào để trẻ đến lớp cảm nhận được tình yêu thương của cô giáo đó là vấn đề mà tôi luôn trăn trở là mình phải làm gì đề giúp trẻ nhanh hòa nhập vào môi trường mới, vấn đề này đã thôi

thúc tôi chọn “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhanh chóng thích nghi với môi trường mầm non tại trường mầm non Hà Tân” để làm sáng

kiến kinh nghiệm năm học 2023-2024 của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Để đem lại đạt hiệu quả trẻ thích nghi với môi trường lớp Mầm non Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng phối kết hợp các nguồn nhân lực để tổ chức cho trẻ hoạt động qua các hoạt động hướng dẫn trẻ đi vào nề nếp thói quen, các hoạt động học và chơi Ở trẻ Mầm Non chủ thể tích cực thích nghi với môi trường mới, giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi của trẻ, trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân phải khắc phục được những hạn chế và kế thừa những mặt mạnh

Trang 3

Hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách năng lực làm người của trẻ Chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào trường tiểu học có hiệu quả Đó chính là hình thành phát triển các lĩnh vực: Tình cảm xã hội, Nhận thức, Thể chất, Thầm mĩ, Ngôn ngữ

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm trên tổng số 20 trẻ 24– 36 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ do tôi phụ trách

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp thực hành

- Nhóm phương pháp quan sát

- Nhóm phương pháp đàm thoại

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,

là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người

có ích, thành những con người mới Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách [ 2 ].Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người

có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai

Trẻ em rất nhạy cảm nên trẻ cần được quan tâm nhiều hơn về xúc cảm, nhất là trong những ngày đầu đi học Nếu không xử lý khéo léo, cô giáo có thể

vô tình khiến trẻ sợ hãi và sinh ra một vài tâm lý tiêu cực nhất định, từ đó dẫn đến trẻ khóc đêm, biếng ăn, hay la hét Vì thế, nghệ thuật giao tiếp với trẻ trong những thời gian đầu là hết sức cần thiết và quan trọng

Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh Dưới sự hướng dẫn của

cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn[ 3 ] Chính vì vậy mà

mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ hòa nhập vào môi trường mới

Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân, những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân

Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ đến trường lớp sớm là điều rất cần thiết là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này, để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho bản thân và các đồng nghiệp trong đơn vị mình

22 Chương trình GDMN – Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ GD và đào tạo năm 2018

33 Chương trình giáo dục mầm non và hướng dẫn thực hiện trẻ 24 – 36 tháng tuổi

Trang 4

Thực tế tại Trường mầm non Hà Tân có 100% giáo viên đạt chuẩn trên chuẩn Đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết, miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, rập khuôn, máy móc vẫn tồn tại Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình Giáo dục mầm non thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong việc đưa trẻ thích nghi với môi trường mới

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn cố gắng để tìm ra hướng

đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ Để việc đưa trẻ sớm thích nghi trường lớp mầm non, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở từng lớp học và phương pháp dạy học trở thành thói quen của mỗi cô

giáo Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36

tháng tuổi nhanh chóng thích nghi môi trường mầm non Hà Tân” để áp

dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho bản thân và các đồng nghiệp trong đơn vị mình

2.2 Thực trạng nghiên cứu

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo tổ chức các lớp học chuyên đề để cho giáo viên được giao lưu, tham gia học hỏi kinh nghiệm

Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đoàn kết, yêu thương quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi trao đổi kinh nghiệm

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, mua sắm tương đối đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc học và chơi của trẻ ở trường

Các đồng chí giáo viên trong trường có kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, luôn nhiệt tình yêu nghề mến trẻ

Cơ sở vật chất lớp học được nhà trường quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ

* Khó khăn:

Lớp tôi có tổng số 20 cháu nhưng đa phần là các cháu tuyển mới Do trẻ lần đầu tiên đến trường, phải xa bố mẹ, xa người thân, phải thay đổi môi trường sống nên trẻ rất sợ hãi và khóc nhiều, điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Vì là lứa tuổi nhà trẻ nên trẻ thường có hiện tượng “khóc dây chuyền”.

Chỉ cần 1 trẻ khóc là các trẻ khác dù đã nín nhưng sẽ nhớ ra và khóc theo Điều này gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên

Một số phụ huynh chưa thật sự yên tâm khi giao con cho nhà trường và cô giáo vì vậy mà chưa đưa trẻ đi học đều

Ngôn ngữ của trẻ đầu năm còn hạn chế, trẻ chỉ nói được 1 đến 2 từ đơn giản như: Ạ, vâng, bố, mẹ, bà, cô

Các trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin

Từ những khó khăn trên để có cơ sở thực hiện “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhanh chóng thích nghi với môi trường mầm non tại trường mầm non Hà Tân” đầu năm học 2023-2024 tôi đã thực nghiệm khảo sát trên

tổng số 20 trẻ với những nội dung sau:

Trang 5

* Bảng khảo sát thực trạng trước khi áp dụng biện pháp tháng 9 năm 2023 T

T Nội dung khảo sát

Tổng

số trẻ

Kết quả khảo sát

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1 Trẻ thích nghi với môi trườnglớp học 20 16 80 4 20

2 Trẻ vui vẻ phấn khởi khi đến lớp 20 15 75 5 24

3 Trẻ hứng thú tham gia vào cáchoạt động ở lớp 20 14 70 6 30 Qua bảng khảo sát trên ta thấy số trẻ thích nghi với môi trường mầm non còn thấp, phụ huynh chưa thực sự yên tâm khi giao con cho cô giáo

Vậy làm thế nào để phụ huynh yên tâm hơn, khi trao con cho các cô? để trẻ thích nghi với trường lớp mầm non sớm nhất? Tôi đã thực hiện áp dụng

“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhanh chóng thích nghi với môi

trường mầm non tại trường mầm non Hà Tân” và sau đây tôi xin chia sẻ

những gì tôi đã làm được, đã đúc rút ra được trong thời gian giảng dạy vừa qua của mình

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1: Tạo sự tin cậy đối với trẻ

Trẻ nhà trẻ ngày đầu đến lớp còn khóc nhiều, tôi thấy thật sự khó khăn khi hướng trẻ hòa nhập, nhưng vì lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã cố gắng tìm mọi cách giúp trẻ của tôi hòa nhập thật nhanh vào môi trường sinh hoạt hoàn toàn mới cho trẻ

Để giải quyết vấn đề này thì trước tiên tôi phải trở thành người bạn đáng tin cậy của trẻ Những ngày đầu đến lớp, trẻ thường ôm chặt lấy bố, mẹ không tách rời và liên tục nhìn xung quanh để dò xét: đây là nơi nào, ai là người Chính

vì thế, nếu cô giáo chạy đến ôm lấy bé và bế bé ra khỏi tay mẹ, thì chắc chắn rằng trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, bất an

Hình ảnh 1:Hình ảnh trẻ đến lớp

Ví dụ: Trong trường hợp này, tôi chỉ tiến lại chào hỏi phụ huynh và mỉm

cười với trẻ, có thể hỏi chuyện trẻ bằng một số câu hỏi đơn giản như: Con tên là gì? Trong lớp rất là vui cô mời con vào lớp chơi cùng cô và các bạn nào Sau đó tôi nói chuyện với phụ huynh rồi từ từ vuốt ve trẻ, bắt tay trẻ thật nhẹ nhàng, rồi

ôm trẻ vào lòng, khen trẻ có quần đẹp, áo đẹp

Đó là bước khởi đầu giúp trẻ có cảm giác an toàn khi ở bên cô Đa phần thì các trẻ trong thời điểm này chỉ ngồi một mình và quan sát, im lặng, không thích nói chuyện Đối với những trẻ không chịu hòa nhập như vậy, tôi

đã lại gần trò chuyện thật nhiều với trẻ cũng như tiếp cận trẻ bằng cách đem

đồ chơi lại chỗ trẻ đang ngồi và chơi cùng trẻ Khi trẻ đã thấy được sự gần gũi, thân thiện của tôi thì trẻ sẽ dần thích nghi, rồi từ từ trẻ sẽ chơi với các bạn và cô giáo

Khi trò chuyện hoặc chơi cùng với trẻ, tôi thường xưng tên tôi, là “cô Ngoan” chứ không xưng “cô giáo” vì thế trẻ thuộc tên tôi rất nhanh Khi về đến nhà, trẻ luôn miệng nhắc tên cô giáo của mình với cha mẹ trẻ và những người

Trang 6

thân trong gia đình trẻ Chính những điều này làm phụ huynh tin tưởng ở tôi nhiều hơn và các con cũng thân thiết với tôi hơn

Trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới Tôi có thể đáp ứng những thói quen không đẹp của trẻ như ngồi đưa chân lên ghế bạn khác đang ngồi, đi vệ sinh không gọi cô, chạy ra khỏi chỗ, vứt đồ chơi lung tung, ăn quà trong giờ học, bắt cô ẵm bồng… Rồi từ từ sau đó, khi bé quen rồi tôi sẽ cho bé thực hiện các nề nếp, vệ sinh, xếp hàng, thu dọn đồ chơi, ngồi vào chỗ trong giờ hoạt động hay trong giờ ăn… dưới hình thức luyện tập, thông qua câu chuyện, làm mẫu của cô

Và kết quả mà tôi thu được đó là các con khi đến lớp thường tự nhiên thích

và theo cô vào trong lớp hơn bố mẹ Hễ đến lớp mà thấy cô đó thì yên tâm đi vào và trẻ sẽ không khóc Chính vì vậy khi chia tay các con vào các buổi chiều thì các con rất lưu luyến với cô

2.3.2: Tạo môi trường thân thiện đẹp mắt thu hút sự chú ý trẻ

Trong ngày đầu trẻ đến lớp tôi nghĩ lớp phải đẹp, hấp dẫn thu hút sự chú

ý của trẻ, vì vậy để thực hiện tốt, trong giờ đón trẻ tôi đã sắp xếp các góc chơi có

đủ các loại đồ chơi khác nhau, trang trí các góc đẹp mắt, treo tranh ảnh ngang tầm nhìn của trẻ, trong lớp tôi trang trí những dây xúc xích, các giỏ hoa con vật ngộ nghĩnh tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến lớp

Nhất là các loại đồ chơi chuyển động (cầu trượt, xích đu, bập bênh,

xe ô tô, máy bay nhiều loại…), tạo ra âm thanh (như con chút chít, kèn, xúc xắc…) đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ chơi lắp ghép, xếp hình…) và một

số thú bông, búp bê, các loại bóng Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất

một món, không tranh dành nhau Các trò chơi góc giúp trẻ vui vẻ hòa nhập

với môi trường lớp học.Hàng năm tôi tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường cải tạo bổ xung thêm đồ chơi ngoài trời, đồ chơi trong lớp phong phú đa dạng và trồng thêm cây xanh tạo cảnh quan môi trường, tạo sân chơi thoáng mát sạch sẽ thu hút sự hứng thú của trẻ và phụ huynh tạo cảm giác gần gũi khi trẻ đến trường

Hình ảnh 2: Hình ảnh đồ chơi trong lớp

2.3.3: Giúp trẻ thích nghi với môi trường ở mọi lúc mọi nơi

* Đối với giờ đón trẻ:

Do lần đầu tiên trẻ đến lớp, trẻ còn bỡ ngỡ chưa quen với môi trường lớp học để tạo ấn tượng tốt với trẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, tôi đón trẻ với thái độ vui tươi, niềm nở, nhẹ nhàng, thân thiện

Hình ảnh 3:Hình ảnh trẻ trẻ quen dần với môi trường lớp học

Ví dụ: Tôi trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình trẻ,

khuyến khích trẻ kể về những gì mà trẻ thích, tôi bế trẻ âu yếm vỗ về trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh (phù hợp với chủ đề), trò chuyện, kể chuyện hoặc hát cho trẻ nghe, cùng trẻ chơi với các đồ chơi để giúp trẻ nhanh chóng quên đi nỗi nhớ nhà

Trang 7

Thông qua hoạt động này tôi được tiếp xúc, trò chuyện với trẻ, qua đó giúp cho tôi nắm được đặc điểm của từng trẻ để tôi có biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường lớp học

* Đối với giờ hoạt động chơi tập có chủ định:

Những ngày đầu đến lớp trẻ chưa thích nghi với môi trường lớp học nên trẻ chưa chịu ngồi vào chỗ của mình hay chưa thích ứng với những hình thức tổ chức các hoạt động chơi tập, để làm được điều đó thì bản thân tôi phải luôn cố gắng, đưa ra những biện pháp hay hấp dẫn để lôi cuốn thu hút trẻ tham gia vào hoạt động

Giáo viên mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà là ca sĩ, nghệ sĩ

và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, lứa tuổi mầm non còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh Trẻ

sẽ dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, sặc sỡ và đẹp mắt Dựa vào đặc điểm tâm

lí ấy, tôi đã thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động để thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng quên đi sự lạ lẫm mà mau chóng bắt nhịp cùng các bạn

Ví dụ: Như trong câu chuyện “Quả Trứng” tôi đã làm một quả trứng to để

trẻ có thể ngồi được vào trong quả trứng đó, nhằm thu hút sự hứng thú của trẻ, đồng thời tôi có thể chọn 2 đến 3 trẻ đã thích nghi với môi trường rồi, tôi cho trẻ đóng kịch mục đích nhằm thu hút sự hứng thú những trẻ mới đi học, tôi có thể làm các loại đồ dùng phong phú sinh động và đẹp mắt, xây dựng các mô hình nhỏ để cho trẻ thăm quan nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết học, từ đó giúp trẻ nhanh chóng thích nghi làm quen với nề nếp của lớp học

Hay như chỉ đơn giản như hoạt động chuyển tiếp, tôi tổ chức chơi 1 trò chơi cùng trẻ Trẻ luôn thích thú khi được tham gia cùng cô những trò chơi ngắn, vui nhộn Qua đó, tôi cũng có thể an ủi, động viên nhiều hơn những trẻ còn chưa thực sự hòa đồng trong các hoạt động, cũng như qua đó để nắm được phần nào tính cách từng trẻ

Những bài đồng dao, bài vè và các trò chơi dân gian luôn có sức cuốn hút với trẻ nhà trẻ Nhịp, vần dễ thuộc, trò chơi ngắn, luật chơi đơn giản Trẻ rất hứng thú khi cùng cô tham gia các trò chơi dân gian và thể hiện các bài vè cùng cô

* Đối với hoạt động ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ, mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được Chính vì thế khi cho trẻ tham gia vào hoạt động này sẽ giúp cho trẻ có được cảm giác thoải mái, được quan sát trò chuyện theo nội dung chủ đề, được chơi những trò chơi rèn luyện thể chất, ngoài ra trẻ còn được chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời nên trẻ rất hứng thú Mỗi năm học được cải tạo và sắp xếp lại, trang bị thêm nhiều cây xanh chính vì thế mà tôi cho các bé ra sân trường đi dạo dưới những tán cây để hít thở không khí trong lành, chính không khí này sẽ giúp bé thoải mái, tâm lý vui vẻ Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi theo tôi ngắm nhìn xung quanh hoặc chạy nhảy vui đùa

Ví dụ: Như khi tôi cho trẻ tham gia chơi với hoạt động ngoài trời, tôi chú ý

hơn đến những trẻ còn nhút nhát quấy khóc, tôi hướng cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời mà trẻ thích và tôi cùng tham gia chơi cùng trẻ Hoặc tôi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ chơi, như chơi trò chơi dung dăng dung dẻ, nu na nu nống …

Trang 8

Ngoài việc tạo được không gian thoáng đãng, khi ra ngoài trời, các con có thể thỏa sức khám phá thiên nhiên Thỏa mãn trí tò mò của trẻ về một môi trường mới đầy thú vị

Hình ảnh 4:Hình ảnh trẻ chơi ngoài trời

* Đối với các khu vực chơi:

Những ngày đầu đến lớp trẻ còn lạ cô, chưa quen với các bạn nên hoạt

động vui chơi của trẻ cũng còn hạn chế, để cho trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường lớp học tôi và các cô giáo cùng lớp đã hướng dẫn và tập cho trẻ chơi tại các khu vực chơi với nhiều đồ chơi đa dạng, vừa chơi tôi vừa trò chuyện và nhập vai chơi cùng trẻ, chủ yếu để gây sự chú ý tạo tình huống bất ngờ cho trẻ Khi trẻ đã quen với các hoạt động vui chơi, tôi cùng các cô giáo hướng dẫn cho trẻ đóng vai vào các nhân vật rồi chơi với nhau, trong khi chơi tôi khích lệ và động viên trẻ chơi với bạn một cách thoải mái nhất để làm sao trẻ hứng thú với những trò chơi đó, khi chơi xong tôi hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp

Hình ảnh 5:Hình ảnh trẻ đang chơi khu vực chơi

* Đối với giờ ăn của trẻ:

Những ngày đầu đến lớp trẻ còn bỡ ngỡ khóc nhiều, chưa thích nghi với thói quen ăn uống tại trường mầm non, có những cháu không chịu ăn tôi đã từ từ tập dần thói quen đối với trẻ

Ví dụ: Khi ở nhà một số trẻ thường được bế đi ăn dong, nên khi đến lớp

trẻ không quen với việc ngồi bàn xúc để ăn, tôi đã sắp xếp những cháu đấy ngồi cùng nhóm, để tôi vừa xúc cho trẻ ăn vừa trò chuyện cùng trẻ gần gũi trẻ giúp cho trẻ ăn ngon miệng

* Đối với giờ ngủ:

Lớp tôi giờ ngủ gặp rất nhiều khó khăn, với những trẻ mới đến trường trong thời gian đầu chưa quen với giấc ngủ ở trường, hay có những trẻ không chịu ngủ, tôi lại gần gũi vỗ về bế trẻ vào lòng, hát ru cho trẻ nghe để trẻ dần đi vào giấc ngủ

Hình ảnh 6: Hình ảnh trẻ ngủ

Ví dụ: Trong giờ ngủ tôi cho những trẻ đó nằm ở những nơi mà cô dễ

quan sát, tách riêng những trẻ khó ngủ ra cho trẻ nằm cạnh cô để tiện chăm sóc trẻ, giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn

2.3.4 : Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để thu hút trẻ

Khi trẻ đến lớp, tới một môi trường lạ lẫm Trẻ rất cần sự quan tâm, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, còn rất non nớt Cô cần tạo cho trẻ sự gần gũi, ấm

áp giống như một người mẹ, tạo không khí lớp học giống như trong gia đình

Do đó, tôi thiết nghĩ, ngoài những hoạt động học, các con cũng cần có những hoạt động khác ngoài giờ để giúp các cô và các con gần nhau hơn, đồng thời qua

đó cũng cung cấp kiến thức và giáo dục cho các con kĩ năng sống phù hợp

Trang 9

Trong các buổi dạo chơi, cô giáo giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò , ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung

cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng.

Tham gia các buổi ngoại khóa cũng là hoạt động rất thu hút trẻ Trẻ được vui chơi và khám phá rất nhiều điều Bên cạnh đó, những tình huống trẻ cần sự giúp đỡ, chăm sóc của cô cũng sẽ giúp cô tạo được lòng tin và sự an tâm từ trẻ

Ngoài ra, còn rất nhiều các hoạt động khác mà chúng tôi đã tổ chức cho các con như: tổ chức ngày 8/3, 20/11, tết Trung Thu Qua đó, không những cung cấp kiến thức cho các con mà còn giáo dục các con về lòng biết ơn với những nội dung liên quan nhất định

Và còn rất nhiều những hoạt động rất thú vị mà các con đã được tham gia Qua đó, các con không những cảm thấy vui vẻ, hào hứng mà tôi nghĩ trẻ đã cảm nhận được sự yêu thương của các cô dành cho các con

Và với biện pháp này, trẻ ở lớp tôi đã có những kết quả rất tích cực Trẻ rất vui vẻ khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn Như tôi đã nói, tâm lý trẻ rất nhạy cảm, tò mò ham hiểu biết Nên mọi thứ mới lạ đều hấp dẫn, thu hút trẻ Từ đó tạo tâm lí phấn khởi, hào hứng cho trẻ trong mỗi ngày đến lớp Cảm giác lạ lẫm ban đầu sẽ mau chóng quên đi

Hình ảnh 7: Trẻ đang chơi ngoài trời 2.3.5 : Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường lớp học

Trong những ngày đầu đi học, tôi không quên nhắc nhở với phụ huynh rằng hãy tạo cho trẻ tâm thế thật tốt khi đến lớp, tôi cũng trao đổi với phụ huynh

về nội quy của nhóm lớp như: Phụ huynh nên cho bé đi học đều, đúng giờ, đồng thời đề nghị phụ huynh kết hợp với cô trong việc rèn nề nếp và thói quen lễ phép Cô và bố mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo

Ví dụ:

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định, phụ huynh đặt trước và giúp trẻ đặt đồ dùng của bé

- Khi trẻ đến lớp tôi khoanh tay và nói cô chào con và nhắc trẻ chào lại tôi khi đó phụ huynh cũng nhắc con của mình khoanh tay và chào cô đi nào cứ như vậy trẻ sẽ nhìn và bắt chước theo

- Hay những lúc sinh hoạt tập thể ngồi vòng tròn.Trẻ ngồi cùng tôi chơi trò

“Đoán tên” Tôi cùng giúp bé nói tên của mình

- Khi trẻ chơi xong, tôi cùng bé cất dọn đồ chơi vào các góc

- Khi tôi đưa một món đồ chơi mà trẻ thích, tôi thường nói: “ Cô cho con này”, trẻ nhìn tôi với ánh mắt dò xét và được mẹ tiếp thêm: “ Ồ! Con cảm ơn Cô

đi, Cô yêu con mà!” những lời của mẹ và hành động của Cô đã làm cho bé hết sức

an tâm và cảm thấy thoải mái tinh thần trong những ngày đầu bé mới đến trường

- Tôi thường trao đổi với phụ huynh về cách rửa tay theo quy trình 6 bước theo quy cách mà tôi coi đó là biện pháp tốt nhất chăm sóc cho bé

Trang 10

Trong quá trình trẻ rửa nhất là với cháu mới ở độ tuổi 24-36 tháng thì cô phải là người rửa tay cho trẻ, không nên dồn ép la mắng trẻ, trẻ dễ bị kích động Cần tạo không khí vui vẻ cho trẻ, đừng vô tình để trẻ sợ

Sau một thời gian áp dụng phương pháp này, kết quả mà tôi thu được đó

là cháu đã quen dần môi trường Mầm Non, cô ra hiệu lệnh “Gõ xắc xô” là trẻ

đã biết cần làm những gì Tôi không nóng vội mà ép cháu làm được ngay 1, 2 tuần đầu làm cho bé sợ và thấy cô giáo là một điều sợ hãi, đây là điều dễ xảy ra trong thời gian mới vào trường

Bên cạnh đó để làm được nhiều đồ chơi cho trẻ tôi tuyên truyền phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu sẵ có tại địa phương cùng cô làm các đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh phục vụ cho việc học và chơi của trẻ

Ví dụ: Từ những trai lọ nhựa, quả cầu lông cũ,… Tôi và phụ huynh cùng

tạo ra những con vật ngộ nghĩnh, những cái bát, cái cốc….đẹp mắt lôi cuốn sự chú ý của trẻ

Hình ảnh 8: Hình ảnh đồ chơi tự làm

2.4 Hiệu quả của SKKN giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhanh chóng thích nghi với môi trường mầm non

Đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi trường mầm non Hà Tân: Khi áp dụng tốt

biện pháp này tôi thấy trẻ tự tin hơn khi đến trường Đặc biệt là trẻ cảm thấy vui

vẻ, trẻ yêu mến cô giáo, thích được đến trường học cùng cô giáo và các bạn

Đối với phụ huynh: Đã thật sự yên tâm trao gửi con em mình cho các cô,

vì phụ huynh đã nhìn thấy được con cháu của mình ngoan hơn mỗi ngày Không còn tình trạng phụ huynh đứng nhìn ngó qua cánh cửa sổ mãi vẫn không ra về được như trước kia nữa

Đối với bản thân: Là một giáo viên khi thực hiện biện pháp mình đưa

ra và áp dụng tại nhóm lớp của mình đã mang lại kết quả rất tốt, Tôi cảm thấy rất vui khi được phụ huynh tin tưởng yên tâm giao con cho tôi dạy dỗ

và chăm sóc

Sau khi áp dụng biện pháp tôi đã khảo sát trên trẻ và thu được kết quả sau:

* Bảng khảo sát sau khi áp dụng biện pháp đến cuối tháng 3 năm 2024

T

T Nội dung khảo sát

Tổng số trẻ

Kết quả khảo sát Tỷ lệ tăng/

giảm so với trước khi áp dụng biện pháp

Đạt Chưa đạt

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Trẻ thích nghi với môitrường lớp học 20 19 95 1 5 +15

2 Trẻ vui vẻ phấn khởikhi đến lớp 20 19 95 1 5 +20

3 Trẻ hứng thú tham giavào các hoạt động ở lớp 20 18 90 2 10 +20

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w