1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi mới đi học nhanh hết khóc quen cô hứng thú vui vẻ khi đến lớp

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI MỚI ĐI HỌCNHANH HẾT KHÓC, QUEN CÔ, HỨNG THÚ VUI VẺ KHI ĐẾN LỚP

1 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Giáo dục cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ýnghĩa đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng Ở độtuổi này trẻ còn nhỏ chưa lần nào rời xa ông bà, cha mẹ, vậy khi lần đầu tiên đếntrường trẻ rất sợ và hay khóc nhè, vì toàn các bạn lạ, cô giáo lạ Các cháu đi họckhóc rất nhiều, có những cháu đến lớp còn nôn trớ ra cả người cô giáo…, thật sựnhững người giáo viên mầm non như chúng tôi những ngày này cảm thấy rấtmệt mỏi Làm sao để các bậc cha mẹ yên tâm vui vẻ khi trao con cho các cô ởđộ tuổi này

Bản thân là một giáo viên mầm non có đầy đủ các phẩm chất đạo đức,kiến thức, năng lực và kĩ năng sư phạm nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về trítuệ, thể chất và tinh thần đặc biệt là sự tự tin, không sợ sệt và ít khóc nhè Hơnnữa lại là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi phải làm sao nghĩ cách để các cháucó hứng thú, thích đến lớp học ngay từ những ngày đầu các cháu bớt khóc, quendần với môi trường ở lớp Hơn nữa trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấynhiêu sự khác biệt cá nhân Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất,

Trang 2

năng lực, xu hướng, hứng thú Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được yêuthương, quan tâm đáp ứng nhu cầu bản thân, giúp trẻ có thái độ vui vẻ, hạnhphúc khi đến lớp

Năm học này tôi được phân công dạy nhóm trẻ ở độ tuổi từ 24-36 thángtuổi Chính vì vậy tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra và thực hiện vài biệnpháp để có thể làm các bậc cha mẹ yên lòng cho trẻ đến lớp mà không sợ sệt, ítkhóc, qua vài ngày là quen cô và thích đến lớp hơn Nhận thức được tầm quantrọng trong việc giúp trẻ mới đi học nhanh hết khóc, quen cô, hứng thú vui vẻ Vì

lý do trên mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36tháng tuổi mới đi học nhanh hết khóc, quen cô, hứng thú vui vẻ khi đến lớp”.

1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Để đề tài sáng kiến được thực hiện khả thi, phù hợp với đặc điểm trẻ vàgiúp trẻ 24-36 tháng tuổi mới đi học nhanh hết khóc, quen cô, hứng thú vui vẻkhi đến lớp thì bản thân tôi có một số biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Tự học, tự rèn, tự nghiên cứu chương trình chăm sócgiáo dục trẻ ở độ tuổi này.

Muốn cho trẻ đến lớp không khóc nhè, nhanh quen cô và các bạn thì đòihỏi cô giáo mang đến cho trẻ sự ấm áp, yêu thương và phát triển tiềm năng trítuệ của trẻ, cần rất nhiều sự nỗ lực rất lớn từ giáo viên như chúng tôi Trướctiên, chúng tôi phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải có những tấm lòng,những trái tim yêu thương dành cho trẻ Với bản thân chúng tôi cũng chưa cókinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi, chúng

Trang 3

tôi luôn đề cao việc tự học, tự rèn luyện, nghiên cứu các tài liệu thực hiệnchương trình giáo dục mầm non, học hỏi trên mạng internet Tham gia học tậpkinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ bạn để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn.

* Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thu hút sự chú ý của trẻ, dầncho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi tại lớp

Môi trường lớp học đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủđộng của trẻ; từ việc tự lựa chọn các góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định vàtìm cách giải quyết nhiệm vụ Trẻ sẽ dần thích nghi với cô và các bạn, hứng thú,vui vẻ khi đến lớp, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tựtin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.

Căn cứ vào những tiêu chí xây dựng mục tiêu của lớp đầu năm, bản thân tôivà cô giáo đứng lớp của mình đã xây dựng môi trường theo đúng nguyên tắc lấytrẻ làm trung tâm Ở lứa tuổi nhà trẻ sẽ có 4 góc chơi, các góc phải được bàybiện hấp dẫn, có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc Họcliệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò khôngnhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáoviên cung cấp cho các góc hoạt động phải hỗ trợ để tổ chức cho trẻ được vuichơi, trải nghiệm, thu hút trẻ tham gia các hoạt động ở lớp, từ đó giúp trẻ cảmnhận là đi học rất thú vị, trẻ vượt qua được giai đoạn đầu khó khăn.

Với trẻ 24-36 tháng tuổi rất thích những đồ chơi phát ra âm thanh vànhững đồ dùng, đồ chơi có đủ màu sắc sặc sỡ trẻ rất thích thú và ở lớp chúng tôi

Trang 4

cũng đã làm được rất nhiều những đồ dùng đồ chơi như vậy bằng các nguyênvật liệu khác nhau.

Thêm nữa, trong lớp chúng tôi còn trang trí thêm góc cảm xúc của bé.Khi các con bước vào lớp học có hình ảnh của các con, để các con nhận biết cảmxúc của mình

Môi trường trong và ngoài lớp của chúng tôi luôn đảm bảo gọn gàng,sạch sẽ, an toàn, thoáng mát

Trong nhà vệ sinh lớp chúng tôi luôn giữ khô thoáng, sạch sẽ

Xây dựng tốt mối quan hệ tình cảm thân thiện, giáo viên có thái độ vàhành vi ứng xử thể hiện tình cảm thương yêu, trách nhiệm và công bằng với mọitrẻ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ Từ đó trẻ thấy tin tưởng, yên tâm, mạnhdạn, tự tin trong sinh hoạt, vui chơi, tạo cơ hội cho trẻ thích đến trường, đến lớp,trẻ học được cách giao tiếp với người khác, học cách lắng nghe và biết tương táccủa bản thân với bạn bè bằng các cử chỉ điệu bộ Đây là cơ sở hình thành tínhtập thể và đoàn kết ở trẻ.

Không chỉ quan tâm đến việc sắp xếp góc chơi mà chúng tôi còn chú ý đếnviệc tận dụng không gian trong phòng nhóm lớp để trang trí những hình ảnh ngộnghĩnh, đẹp mắt thân thiện tạo sự hấp dẫn cho trẻ Thông qua việc lựa chọn vàsắp xếp như trên chúng tôi đã tạo được cảm giác mới lạ hấp dẫn, thu hút sự hứngthú và tập trung chú ý của trẻ để trẻ mới nhanh quen với môi trường trong lớp hơn.

* Biện pháp 3: Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phù hợp với lứa tuổi24-36 tháng.

Trang 5

Mục tiêu các hoạt động của lớp không chỉ nhằm làm cho trẻ cảm thấyhạnh phúc trong quá trình hoạt động, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽlan tỏa đến các bậc cha mẹ và toàn xã hội Trẻ không chỉ được tiếp thu kiếnthức, mà còn vui chơi, học bằng chơi, chơi mà học, tự do thể hiện tư duy, nănglực cá nhân và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình Điềuquan trọng nhất của việc tổ chức các hoạt động, các trò chơi này giúp trẻ cảmthấy hứng thú khi đến lớp Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất pháttừ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằngchính những trải nghiệm trực tiếp của mình Những trải nghiệm đó khiến cho bénhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được“ngấm” một cách tự nhiên.

Bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên về các hoạt động thì giáo viên sẽđể cho trẻ được tự do khám phá, tiếp thu thông tin, kiến thức mới bằng các tròchơi trải nghiệm nhằm phát triển xúc giác và vận động tinh cho trẻ của lớpchúng tôi Một số bài tập về cảm nhận vật liệu, chất liệu, bài tập phát triển vậnđộng tinh như vặn nắp chai, lấy đồ chơi ra bỏ vào, thả bóng v.v…

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mọi hoạt động giáo dục đều hướng vàovà xuất phát từ trẻ; hoạt động giáo dục không đi từ giáo viên đến trẻ mà phải từchính bản thân của đứa trẻ; việc dạy trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểubiết và kinh nghiệm riêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có khả năng và nhịp độphát triển riêng Mọi sự thay đổi của trẻ đều được chúng tôi ghi nhận và quan

Trang 6

sát Ví dụ trong lớp chúng tôi có những trẻ chỉ cách nhau vài tháng thôi, ngônngữ hầu như các con chưa nói được chỉ biết nói câu đơn giản 1 -2 tiếng hoặc cúiđầu gục gục, và các kĩ năng tự phục vụ như đi vệ sinh bằng bô… còn hạn chế.Vì vậy, chúng tôi cũng quan tâm đến những trẻ này hơn, tăng cường thêm mộtsố hoạt động để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn Để các con yếu ở đâu thì tốt dầnlên ở đó, không bạn nào yếu kém hơn các bạn khác, cùng nhau phát triển vàkhông có bạn nào bị bỏ lại phía sau

Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được tổchức ngoài khuôn viên trường lớp như cho trẻ đi dạo chơi tắm nắng, …giúp trẻcảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh.

Vì áp dụng những phương pháp trên mà trẻ lớp chúng tôi luôn cảm thấythoải mái, hứng thú và hợp tác khi tham gia các hoạt động Trẻ tự tin, vui vẻ khi

Trang 7

Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thu hút trẻ, chúng tôi còn luôn chú ýđến vai trò của giáo viên phải làm thể nào để trẻ cảm nhận được cô giáo chính làngười mẹ hiền thứ hai của mình và chúng tôi đã dành nhiều thời gian tiếp xúcvui vẻ với trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo từ bữa ăn giấc ngủ, luôn đặt mìnhtrong vị trí của trẻ để hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ” Từ đó chúng tôi luôn cốgắng trở thành người bạn tin cậy của trẻ khi đến lớp, chúng tôi luôn thu hút trẻvào những trò chơi nhỏ vui nhộn, dí dỏm hay vào những bài thơ, câu chuyện, cadao, đồng dao nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang ở nhà với mẹ Giờ ngủ nếutrẻ chưa chịu ngủ thì chúng tôi cũng không ép trẻ vào nằm chung với các bạn,chúng tôi sẽ để trẻ tự do ngồi đâu trẻ thích, sau đó chúng tôi sẽ đến nói với trẻlại đây nằm chơi với cô chỉ cần nằm chơi tí xíu khi nào các bạn ngủ dậy cô sẽcho con về Hoặc chúng tôi sẽ thuyết phục trẻ, vỗ về trẻ đến khi trẻ thấy buồnngủ thì lúc đó đưa trẻ vào gối nằm ngủ.

* Biện pháp 5: Phối hợp với đồng nghiệp và cha mẹ tạo hứng thú chotrẻ thích đến trường

Để thực hiện quan điểm hỗ trợ cùng nhau phát triển nhà trường thường tổchức những buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi cũng thường xuyên lắng ngheđồng nghiệp chia sẻ và chúng tôi cũng chia sẻ những kinh nghiệm của mình đểgiúp đỡ nhau tiến bộ hơn Những giáo viên trong lớp chúng tôi luôn có sự thỏathuận trao đổi trong công tác giáo dục trẻ cùng nhau hỗ trợ để hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao

Trang 8

Để đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào hay xâydựng một kế hoạch gì thì vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng Giai đoạn trẻmới đến trường, đến lớp là giai đoạn quan trọng nhất, không chỉ cô giáo là ngườithu hút trẻ mà cần phải có sự phối hợp của cha mẹ trẻ thì mới có thể tạo cho trẻsự hứng thú, yên tâm và ham muốn được đến trường.Vậy làm thể nào để có sựphối hợp chặt chẽ của cha mẹ trẻ Để làm được điều ấy chúng tôi đã thườngxuyên dành thời gian trao đổi với cha mẹ về tình hình của trẻ ở lớp và tìm hiểuthêm đặc điểm tâm lý, những nề nếp thói quen của từng trẻ ở nhà để có nhữngtác động phù hợp với từng trẻ, để dần dần hình thành theo chế độ giờ giấc củaThông Tư 51 Hay chúng tôi thường xuyên trao đổi với cha mẹ về những việclàm và tình cảm của cô giáo dành cho trẻ ở lớp và biểu hiện của trẻ với cô giáođể cha mẹ hiểu rõ hơn đồng thời để nghị cha mẹ dành nhiều thời gian trò chuyệnvới trẻ về cô giáo để tạo niền tin yêu ở trẻ về cô giáo

Ngoài ra chúng tôi còn thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ, thông quabảng thông tin tuyên truyền ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn kếtgiữa giáo viên, cha mẹ và trẻ Thông tin trên bảng được chúng tôi cập nhậtthường xuyên và liên tục giúp cha mẹ có các nhìn tổng quan về lớp học Từ đótăng thêm hiệu qua trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và cha mẹ.

Một kênh thông tin hữu hiệu mà giáo viên lớp chúng tôi thực hiện trongnăm qua là hệ thống messenger nhóm lớp Nhóm này giúp chúng tôi chia sẻ vớicác bậc cha mẹ về kiến thức, phương pháp và những thuận lợi, khó khăn trongquá trình dạy trẻ của cả giáo viên và cha mẹ.

Trang 9

1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cảitiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cũng như bộ phận chuyênmôn tạo điều kiện cho tôi học hỏi kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp vàtham gia các buổi tập huấn về chuyên môn.

Bên cạnh đó là sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của một số phụ huynh về việcủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời.

Nhược điểm:

Do đặc thù công việc chăm trẻ 24-36 tháng tuổi còn nhỏ, nhiều trẻ mới đihọc còn khóc nhè, không chịu vào lớp, cô bế không chịu, ngày nào đến lớp bécũng khóc và nôn trớ rất nhiều nên rất khó khăn trong việc dạy dỗ, chăm sóc vàquản lý trẻ.

Bản thân chúng tôi mới tiếp nhận đứng lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi nămhọc 2023-2024, nên việc nắm bắt tâm sinh lý của trẻ còn nhiều hạn chế và cũngchưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi này.

Trang 10

Một số bậc cha mẹ khi đưa con ra lớp thấy con quấy khóc nên rất xót, lạithường xuyên cho con nghĩ học, đi học không chuyên cần nên việc cho trẻ làmquen với cô và các bạn còn hạn chế Bên cạnh đó một số phụ huynh còn quá bậnrộn với công việc nên chưa thục sự quan tâm đến các con.

1.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểmhiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):

Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến việc tập trung vào khả năng nhu cầucủa trẻ, tập rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen tốt khi đi học nhanh hết khóc,quen cô, hứng thú vui vẻ khi đến lớp, nên sử dụng nhiều phương pháp nhưphương pháp nghiên cứu, sử dụng tài liệu, thực nghiệm, khảo sát, trải nghiệmđể nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng.

1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi mới đihọc nhanh hết khóc, quen cô, hứng thú vui vẻ khi đến lớp”được áp dụng cho trẻNhà trẻ 24-36 tháng trong trường Mầm non, trong ngành học mầm non.

1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Để giúp trẻ 24-36 tháng tuổi mới đi học nhanh hết khóc, quen cô, hứngthú vui vẻ khi đến lớp có hiệu quả cao và đi vào chiều sâu thì cần các điều kiện,phương tiện như:

Về điều kiện:

Trang 11

- Giáo viên cần có chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững phương pháp dạy học.Sáng tạo, sưu tầm nhiều trò chơi gần gũi nhằm thu hút trẻ tham gia vào hoạt độngmột cách tích cực.

- Sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình phải thật sự hiệu quả thể hiện ở kếtquả trên trẻ thông qua hoạt động mà trẻ tham gia mỗi ngày.

- Trẻ 24-36 tháng tuổi đang học ở trường Trẻ phải được học tại trường 2buổi/ngày, và tham gia ở lại bán trú.

Về phương tiện:

- Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo các trang thiết bị cho trẻ học tập, vuichơi (Ti vi, máy vi tính, nối mạng internet ), sân chơi sạch sẽ thoáng mát, đồdùng, đồ chơi đa dạng, phong phú, phù hợp với trẻ mầm non, môi trường giáodục xanh, an toàn, thân thiện.

1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại:

Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi và một số giáo viên trong trườngđã áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi mới đi họcnhanh hết khóc, quen cô, hứng thú vui vẻ khi đến lớp” đã đem lại hiệu quả:

- Trẻ đã nhanh chóng đi vào nề nếp, hào hứng vui vẻ khi đến lớp, biếtchào cô, chào bạn, yêu cô mến cô giáo và các bạn Các cháu tự tin, ăn khỏe, ngủngoan tích cực tham gia chơi cùng cô và bạn

Trang 12

- Bản thân chúng tôi có thêm rất nhiều kinh nghiệm trong việc thu hút tạohứng thú cho trẻ và cũng cảm thấy say mê yêu nghề yêu trẻ hơn Trẻ nhanh nínkhóc, quen cô, quen bạn từ đó cô đỡ vất vả hơn, có nhiều thời gian chăm sóc vàchơi cùng trẻ Tạo được niềm tin từ trẻ.

- Cha mẹ tin tưởng cô giáo hơn, yên tâm vui vẻ khi trao con cho cô Phụhuynh có sự quan tâm và phối hợp hơn trong chăm sóc, giáo dục trẻ

- Chúng tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở lớp chúng tôi trực tiếpgiảng dạy là lớp Nhà trẻ

- Với số lượng khảo sát là 24 trẻ/lớp

Sau khi thực hiện các biện pháp chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Các nội dung đánh giá

Trẻ lớp Nhà trẻ

Đầu nămTỉ lệ (%)Cuối nămTỉ lệ (%)

1 Trẻ thích nghi với chếđộ sinh hoạt tại nhómlớp.

3.Trẻ thích đến lớp( Trẻ không khóc nhè,quen cô, hứng thú vuivẻ)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w