1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢN LĨNH A

Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hứng thúvới hoạt động nhận biết

Họ và tên: Nguyễn Thị Duyên Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ

Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Lĩnh A

Năm học: 2022- 2023MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận 1.2 Cơ sở thực tiễn 2 Mục đích nghiên cứu3 Đối tượng nghiên cứu4 Phương pháp nghiên cứu 5 Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận

2 Thực trạng của vấn đề2.1 Thuận lợi

4 Kết quả sau khi thực hiện đề tài

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1 Bài học kinh nghiệm2 Kết luận và khuyến nghị2.1 Kết luận

2.2 Khuyến nghị

Phần IV: PHỤ LỤC ẢNH

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài1.1 Cơ sở lý luận

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước nên việc dạy trẻ từ khi còn nhỏlà rất quan trọng Từ xưa, ông cha ta đã có câu:

“ Uốn cây từ thuở còn non

Trang 3

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ ”.

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó chiếm một vị trí rất quan trọng Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách và pháttriển toàn diện con người Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu Trẻ bắt đầu học ăn - học nói, bắt đầu nghe- nhìn, bắt đầu nhận biết phân biệt, cảm nhận và vận động bằng đôi tay - đôi chân của chính mình.

Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới.Chương trình giáo dục mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức cáchoạt động phù hợp với cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủđộng tích cực, hồn nhiên vui tươi để trẻ phát triển một cách tốt nhất Đồng thờitạo cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức cáchoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt thực hiện phương châm:“Học mà chơi – chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cáchtoàn diện về mọi mặt.

Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, hoạt động nhận biếtlà một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần vào việc hình thànhphát triển nhận thức về thế giới xung quanh Thông qua hoạt động nhận biết trẻđược tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng, mọi người, mọi vật xung quanh, thúcđẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ Đó là khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, khảnăng tư duy, biết vận dụng hoạt động nhận biết vào trong cuộc sống Hoạt độngnhận biết là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc cung cấp từ mới về sự vậthiện tượng xung quanh trẻ, phát triển nhận thức của trẻ từ đó trẻ mới có nhữngkinh nghiệm, trải nghiệm tốt cho bản thân

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trẻ 24-36 tháng tuổi có đặc điểm là tư duy trực quan hình tượng,trẻ dễ nhớ nhưng lại nhanh quên Nếu giáo viên chỉ dạy đúng phương pháp, đầyđủ các bước mà không khai thác nhiều hình thức tổ chức, ôn luyện thì sẽ khôngthu hút được sự tập trung chú ý của trẻ Nhiều giáo viên chọn việc trình chiếucho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, cô nói làchủ yếu, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đitrọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, hình thức tổ chức đại trà,… các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng,giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, hệ thốngcâu hỏi chưa kích thích trẻ hứng thú, tích cực hoạt động

Trang 4

Hơn nữa trẻ 24-36 tháng còn nhỏ trẻ nhận biết các sự vật, con vật, thế giới xungquanh một cách chưa rõ ràng, chính xác Đặc điểm phát triển tâm sinh lý củamỗi trẻ lại khác nhau Tôi thấy trẻ nhận biết phân biệt, gọi tên, đặc điểm của cácđồ vật, đồ chơi, con vật, màu sắc còn chưa tốt vẫn bị nhầm lẫn, nhất là về hìnhdạng, màu sắc, xác định vị trí không gian, kỹ năng nhận biết phân biệt các đốitượng còn chậm, lúng túng, chưa thành thạo, các giờ học nhận biết phân biệt vàcác trò chơi chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động… Điều này dẫn đếnđa số trẻ còn thụ động khi tiếp thu kiến thức, trẻ chưa bộc lộ rõ tính ham hiểubiết, chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, trẻ chưa hứng thú với hoạt động

nhận biết Cho nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36

tháng tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết”.

2 Mục đích nghiên cứu

Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻnói chung và trong hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng nói riêng và tích cựctrong việc đổi mới hính thức tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng Đưa ra các biện pháp hữu hiệu giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt độngnhận biết.

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi Số lượng trẻ: 19 trẻ

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát, dung lời nói.- Phương pháp khảo sát trên trẻ.

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.- Phương pháp sử dụng số liệu thống kê.

5 Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:

- Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp 24 – 36 tháng tuổi D3 trường

mầm non nơi tôi công tác

- Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.

Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo.

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận

1.1 Cơ sở lý luận:

Phát triển khả năng nhận biết cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhất, sử dụng những khả

Trang 5

năng nhận biết của mình để khám phá thế giới xung quanh…Do đó hoạt động nhận biết rất quan trọng đối với trẻ Thông qua hoạt động này trẻ được tìm hiểu về mọi người, mọi vật xung quanh Hơn thế nữa hoạt động nhận biết còn giúp trẻ mở rộng và phát triển và tích lũy vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nói nhiều hơn, nói mạch lạc và phát âm chuẩn Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển cao về nhận thức, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 24 - 36 tháng nhận thức và ngôn ngữ của trẻcòn rất non nớt, chưa tập trung chú ý, nhanh nhớ, nhanh quên nên đòi hỏi giáoviên phải có nghệ thuật giảng dạy thu hút trẻ, đồ dùng học liệu phải kích thíchđược sự tò mò, hứng thú của trẻ thì hoạt động mới đạt hiệu quả cao Hơn nữaviệc lựa chọn nội dung xác định mục đích yêu cầu cho trẻ nhận biết phải phùhợp với trẻ đảm bảo đi từ dễ đến khó, vừa sức đối với trẻ.

Để hoạt động nhận biết phát huy tính tích cực của trẻ đòi hỏi giáo viênphải linh hoạt, sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, hình thức hoạt động cần đổi mới thường xuyên tránh cho trẻ cảm giác nhàm chán, gò bó.

1.2 Thực trạng của vấn đề :

Trong quá trình giảng dạy bản thân là giáo viên được nhà trường phâncông phụ trách lớp 24-36 tháng Tôi nhận thấy thực trạng khả năng nhận thức vàhứng thú tham gia các hoạt động nhận biết của trẻ lớp tôi phụ trách về nhậnthức của các trẻ là không đồng đều, đặc điểm phát triển tâm sinh lý ở mỗi trẻ lạikhác nhau Có trẻ có khả năng nhận biết phân biệt tốt, khi tôi đưa ra bất cứ đốitượng nào ra hướng dẫn thì trẻ cũng nói đặc điểm của các đối tượng trẻ đều trảlời và chọn chính xác theo yêu cầu nhưng cũng còn nhiều trẻ khả năng nhậnbiết phân biệt còn nhiều hạn chế Khi tổ chức các hoạt động nhận biết cho trẻlớp tôi, tôi thấy các cháu cũng hứng thú tham gia Xong do các cháu còn quánhỏ, bên cạnh đó còn nhiều cháu nhút nhát, nhiều cháu nhận thức còn chậm,ngôn ngữ của trẻ chưa tốt… chưa mạnh dạn tự tin, tích cực trong các hoạt động.

Hơn nữa việc tổ chức hoạt động nhận biết của giáo viên còn chưa linh hoạt,chưa lấy trẻ làm trung tâm mà vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, hình thứctổ chức đại trà, phần lớn trẻ ngồi hình chữ u, ngồi trước mặt cô, cô nói nhiều, trẻđược nói rất ít, trẻ chưa thực sự được hoạt động trải nghiệm, đồ dùng học liệu đơngiản, sơ sài nên chưa kích thích được sự tò mò, muốn khám phá của trẻ.

Trang 6

Từ những điều đó nên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tổ chức linh hoạt hoạtđộng học tập và vui chơi, giúp trẻ hứng thú và tiếp thu bài học một cách tốt

nhất Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng

tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết”.

Trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau :

2.1: Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ và tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn tổ chức cho 100 % giáo viên được tiếpthu các chuyên đề do phòng giáo dục huyện tổ chức, chuyên đề của trường, dựgiờ đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, củng cố kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ

- Hai giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhautrong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Trẻ đi học đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.

2.2: Khó khăn

- Đồ chơi tự tạo của trẻ chưa nhiều, chưa đa dạng và phong phú về thể loại.- Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi cònnói ngọng, khả năng nhận thức chậm, sử dụng từ chưa chính xác.

- Trẻ còn nhỏ, mới đến lớp nên còn quấy khóc.

- Một số phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thứccho trẻ nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ.

* Số liệu khảo sát đầu năm

Năm học 2022 - 2023 tôi đã thực hiện đề tài này tại nhóm trẻ 24 – 36tháng tuổi D3 với số trẻ là 19 cháu.

Qua khảo sát đầu năm, tôi thấy chất lượng hoạt động nhận biết còn rấtthấp thể hiện:

Bảng khảo sát trẻ đầu nămST

TNội dung khảo sát

Trang 7

3 Khả năng nghe và hiểu 10 534 Khả năng nói đủ câu, rõ ràng, mạch

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:

- Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhận biết.- Đồ dùng trực quan chưa nhiều, chưa phong phú, giáo viên chưa sử dụngvật thật cho trẻ quan sát, cách sử dụng đồ dùng trực quan chưa linh hoạt.

- Trẻ còn nhỏ khả năng tập trung chưa cao mà giáo viên chưa thu hútđược trẻ nên trẻ còn chưa hứng thú với hoạt động nhận biết.

- Trẻ có thể sử dụng những câu ngắn, nhưng nói chưa đủ câu.

3 Các biện pháp thực hiện

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với trẻ.

Môi trường lớp học đẹp, phong phú, gợi mở là điều kiện tốt để thỏa mãnnhu cầu: học tập - vui chơi, nhận thức, giao tiếp,… Môi trường tạo cơ hội chotrẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻđược tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đótrẻ sẽ hứng thú hơn với hoạt động Tôi xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làmtrung tâm, tạo môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với không gian, diện tíchcủa nhóm lớp và đặc biệt an toàn đối với trẻ, phù hợp nhu cầu của trẻ

* Xây dựng môi trường học tập trong lớp:

Xây dựng môi trường học tập là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Tôi luônsuy nghĩ để tạo ra ở quanh trẻ một môi trường thân thiện, gần gũi, phong phú vềthể loại, đa dạng về chất liệu Tôi xây dựng môi trường phù hợp với từng chủđề, sự kiện và gợi mở đối với trẻ.

Ví dụ: Xây dựng môi trường phù hợp với từng chủ đề, sự kiện và gợi mở đối với

trẻ

Xây dựng môi trường học tập trong lớp học không thể thiếu những gócchơi của trẻ Do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì cô giáo cần tạo nên một môitrường trong lớp học thân thiện, gần gũi, sinh động, và ngộ nghĩnh.

Tôi thay đổi đồ dùng thường xuyên và trang trí lớp cũng như các góc đểcung cấp thêm hình ảnh phong phú cũng như khung cảnh lớp luôn mới với trẻvà nhất là khi trẻ thấy được tranh ảnh này trẻ được nhận biết ở mọi lúc, mọi nơi Đồ dùng, đồ chơi của trẻ được để trên các kệ, giá vừa tầm thuận tiện đểtrẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ cất

Hình ảnh 1, 2: Xây dựng môi trường lớp học

Trang 8

Bằng các nguyên vật liệu đã tìm được và được phụ huynh ủng hộ tôi cùngcác đồng nghiệp tại lớp thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu phục vụcho hoạt động nhận biết:, với mỗi đồ dùng tôi thường tính đến tính an toàn,thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng của đồ dùng đó sao cho đồ dùng dạy học kíchthích được sự tò mò, hứng thú hoạt động của trẻ, tăng khả năng khám phá củaviệc học tập của trẻ 24 - 36 tháng Đồ dùng, đồ chơi mà tôi làm đa dạng về hìnhkhối, chủng loại, màu sắc hấp dẫn, có thể dễ dàng di chuyển, đảm bảo kích cỡphù hợp với trẻ 24 - 36 tháng, hợp vệ sinh, không độc hại và an toàn đối với trẻ.

Tôi cũng quan tâm đến việc xây dựng góc trọng tâm cho trẻ hoạt động.Hàng tuần tôi thay đổi góc trọng tâm, tại góc trọng tâm này tôi quan tâm đến trẻnhiều hơn nhằm củng cố những kiến thức cũng như kỹ năng của trẻ.

* Xây dựng môi trường ngoài lớp học:

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt độngnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Xây dựng môi trườngngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạtđộng, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.

Tại góc thiên nhiên từ những chậu hoa phụ huynh ủng hộ, hàng ngày cáccon được quan sát các loại hoa, cây cảnh qua đó trẻ vừa phát triển ngôn ngữnhận biết màu sắc của các loại hoa…

Hình ảnh 7: Môi trường thiên nhiên

* Sắp xếp đồ dùng đồ chơi:

Trong lớp học tôi bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi học liệu của trẻ trêncác kệ, giá vừa tầm thuận tiện để trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ cất Trẻ 24 - 36 thángthường chơi theo cá nhân, không chơi theo nhóm nên tôi cũng sắp xếp đồ dùng,đồ chơi cho trẻ theo từng khay, từng hộp, … để trẻ có thể sử dụng độc lập

Trang 9

- Để tạo cảm giác mới mẻ cho trẻ tôi thường xuyên thay đổi và bổ sungthêm các vật liệu, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ gắn theo chủ đề sự kiện đang thực hiện.

Ví dụ: Tháng 1 tôi bổ xung các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về các con

vật Tháng 2 tôi bổ xung các loại đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về các loạihoa, rau, củ, quả…

Sau khi chú trọng đến việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp họcphù hợp, đồ dùng đồ chơi khoa học, hấp dẫn trẻ, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích, từviệc thích đi lớp đến việc hứng thú với các hoạt động tại trường Trẻ nhận biếtđược nhiều điều mới lạ, tiếp thu bài nhanh hơn và hứng thú hơn với hoạt độngnhận biết.

3.2 Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan và cho trẻ quan sát, trảinghiệm với đồ vật thật.

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24 - 36 tháng, trẻ nhận thức về sự vật, hiệntượng chủ yếu bằng trực quan Trẻ chỉ nhớ những gì đem lại sự hấp dẫn đối vớitrẻ, thông qua cách “trẻ học mà chơi, chơi mà học” Vì thế yếu tố nghệ để thuhút trẻ, làm cho trẻ thấy kích thích để trẻ hoạt động một cách nhẹ nhàng, thoảimái và tự nhiên là yếu tố vô cùng quan trọng đối với giáo viên Trẻ có hứng thúthì mới lĩnh hội hết những nội dung, kiến thức mà cô truyền đạt Vì thế trongdạy trẻ nói chung và dạy trẻ hoạt động nhận biết tôi hết sức chú trọng đến yếu tốnghệ thuật gây hứng thú cho trẻ.

- Để hoạt động nhận biết đạt kết quả cao, trước hết khi dạy trẻ cô cần phảichuẩn bị giáo án, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ cho từng hoạt động cụ thểnhư vật thật, vật mẫu phải đẹp và chính xác hấp dẫn khoa học phù hợp với nộidung bài dạy.

Ví dụ: Dạy trẻ hoạt động nhận biết “Hình tròn – hình vuông” Tôi chuẩn bị

hình tròn, hình vuông to có màu sắc đẹp, rõ ràng, màu đặc trưng để dạy trẻ nhàtrẻ (màu đỏ hoặc vàng, hoặc xanh).

- Đối với mỗi hoạt động, mỗi phần trong hoạt động có những cách gâyhứng thú khác nhau.

* Ổn định tổ chức: Tôi thay đổi cách vào hoạt động bằng nhiều hình thứckhác nhau giúp trẻ cảm thấy mới mẻ Cô và trẻ hát bài hát có nội dung gần vớihoạt động, cho trẻ xem các hình ảnh có nội dung liên quan đến hoạt động, sửdụng mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ, sử dụng đồng dao, câu đố, làm tiếngđộng, tiếng kêu, sử dụng trò chơi, hay cho trẻ sử dụng mũ, tạo tình huống bấtngờ như cô tiên xuất hiện, chú hề làm xiếc … để nhằm thu hút, gây sự tập trungcủa trẻ vào cô.

Trang 10

Ví dụ: Hoạt động nhận biết hình tròn, hình vuông tôi gây hứng thú cho trẻ

bằng cách tạo tình huống chú hề xuất hiện và biểu diễn xiếc với hình tròncho trẻ quan sát, trẻ hào hứng reo hò và vỗ tay theo nhạc.

Ví dụ: Hoạt động nhận biết con gà trống.

Với hoạt động này để gây hứng thú hướng dẫn trẻ tập trung vào giờ học khi trẻđang vui chơi trò chuyện cô đứng vào giữa lớp hai tay làm động tác (gà gáy ò…ó… o) dù trẻ đang chơi khi nghe thấy đều tập trung chú ý vào cô Cô nói cáccon có biết cô vừa bắt chước tiếng gáy của con gì không (con gà trống)? Con gàtrống gáy thế nào? (ò…ó…o)

Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết ô tô, tôi sử dụng mô hình sa bàn giao thông, trong

đó nổi bật lên chiếc ô tô con.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cáchtạo yếu tố bất ngờ để kích thích tính tò mò, thích khám phá như hình thức: tặngquà, mở quà, chiếc túi kỳ diệu, …

Ví dụ: Hoạt động nhận biết đồ chơi búp bê Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách

tặng quà cho trẻ Trong hộp quà có bạn búp bê xinh đẹp Cho trẻ tự lên mở quà,bên trong có bạn búp bê để trẻ khám phá

+ Tôi dành thời gian cho trẻ quan sát, xem xét, sử dụng câu hỏi gợi mở,câu hỏi kích thích trẻ tư duy nhằm dẫn dắt trẻ suy nghĩ và giúp trẻ nói lên đượcvề những gì trẻ đang nhìn thấy, tôi gợi ý cho trẻ chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mìnhđể tìm hiểu, khám phá đối tượng.

Ví dụ: Hoạt động nhận biết củ cà rốt – củ su hào Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng

cách chơi “Cái túi kỳ diệu” Cho trẻ lên thò tay vào túi để sờ vào túi, dùng taysờ, cảm nhận và đoán xem đó là gì? Từ đó kích thích sự tò mò của trẻ.

+ Tôi cho trẻ quan sát vật thật để trẻ được nhìn, sờ, ngửi, …

Ví dụ: Hoạt động nhận biết quả bưởi.

Tôi cho trẻ nhìn, quan sát quả bưởi, cho trẻ sờ vào vỏ bưởi để cảm nhận vỏ bưởinhẵn, tôi còn cho trẻ nếm bưởi để trẻ cảm nhận khi ăn bưởi có vị ngọt, … thôngqua hoạt động này trẻ sẽ nhớ lâu hơn và có thể nhận biết được màu sắc, mùi vịcủa từng loại quả một cách nhanh chóng, chính xác Tôi thấy trẻ lớp rất hứng thú.

Hình ảnh 8: Dạy trẻ nhận biết bằng vật thật

+ Tôi sử dụng câu hỏi liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bàihọc; câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu; phù hợp với khả năng của trẻ; câu hỏiphải kích thích sự suy nghĩ của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thứcvà ngôn ngữ của trẻ, giáo viên không ghép nhiều nội dung trong một câu hỏi,

Trang 11

không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc, trẻ sẽ trả lời dễ dàng hơn với các câu hỏiđơn nghĩa, rõ ý.

Ví dụ: Nhận biết hoa hồng

Tôi cho trẻ quan sát bông hoa hồng thật mà tôi đã chuẩn bị

Tôi hỏi trẻ: Hoa gì? (hoa hồng) Bông hoa mai có màu gì? (màu đỏ)

Cho trẻ sờ vào cánh hoa hồng Hỏi trẻ cánh hoa hồng thế nào? Cho trẻ ngửi hoahồng Khi ngửi hoa các con thấy như thế nào?(Mùi thơm) Lá hoa hồng màu gì? - Trước kia, tôi tổ chức theo hình thức đại trà cho trẻ ngồi hình chữ U từđầu hoạt động đến cuối hoạt động, tập trung vào giáo viên Nhưng tôi thấy khitrẻ ngồi suốt một chỗ trẻ nhàm chán, gây ra mệt mỏi cho trẻ Tôi đã thay đổihình thức tổ chức cho trẻ liên tục trong một hoạt động Phần ổn định tổ chức tôicho trẻ đứng hát, vận động một bài hát hoặc cho trẻ ngồi trước mặt cô để mởhộp quà hoặc lắng nghe câu đố, nghe tiếng các con vật kêu, hay xem tình huốngbất ngờ … Đến phần phương pháp, hình thức tổ chức tôi cho trẻ ngồi theo cảlớp hoặc 2 nhóm nhỏ, mỗi cô phụ trách 1 nhóm, để cho trẻ nhận biết Đến khicho chơi trò chơi thì tùy vào trò chơi mà cho trẻ theo nhóm hay theo cả lớp.

Ví dụ: Hoạt động nhận biết hình tròn – hình vuông

Phần ổn định tổ chức tôi tạo tình huống anh hề xuất hiện biểu diễn xiếc với hìnhtròn cho trẻ quan sát Đến phần quan sát tôi cho trẻ đứng vòng cung để quan sáthình sau đó cho trẻ chơi trực tiếp với hình, trẻ được sờ và tự tay lăn các hình.Qua đó khai thác vốn hiểu biết của trẻ, trẻ nhận biết được tên gọi và đặc điểmcủa hình một cách dễ dàng, phát huy tính tích cực của trẻ Đến phần cho chơi tôitrẻ ngồi hình vòng cung để chơi trò chơi “Hộp quà bí ẩn”, chọn hình trong hộpquà và chơi cùng hình Đến trò chơi “Bé nào nhanh” tôi cho hát vận động theonhạc bài hát “Hình dạng” khi bài hát kết thúc ở hình nào trẻ sẽ nhảy nhanh vàohình đó.

Hình ảnh 9, 10: Dạy trẻ nhận biết hình tròn – hình vuông

* Gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ chơi trò chơi:

Cho trẻ chơi trò chơi là cách gây hứng thú với hoạt động nhật biết mộtcách hiệu quả Tôi thường chọn những trò chơi dễ tổ chức và thực hiện, trò chơiphù hợp với chủ đề, với đặc điểm và khả năng của trẻ, trò chơi phải tạo được sựhứng thú và vui thích của trẻ.

Ví dụ: Hoạt động nhận biết hình tròn – hình vuông, tôi cho trẻ chơi trò chơi

“vui cùng xúc xắc”

Mục đích: Giúp trẻ nhận ra tên và màu sắc của hình

Trang 12

Cách chơi: Cô cho trẻ đứng vòng tròn vận động theo nhạc, cô lắc xúc xắc,khi nhạc dừng cô đổ xúc xắc xuống, trẻ sẽ nói tên và màu sắc của hình trên mặtxúc xắc, sau đó chạy nhanh về phía có hình giống hình trên mặt xúc xắc

Luật chơi: Bạn nào không thực hiện đúng sẽ phải thực hiện lại.

Ví dụ: Hoạt động nhận biết to - nhỏ Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bé nhanh tay ”

Mục đích: Giúp trẻ chọn đúng và nói đúng đồ vật to - nhỏ.

Cách chơi: Lần 1: Khi cô nói quả bóng to thì các con nhanh tay chọn quảbóng to, giơ lên cao và nói to “quả bóng to” Khi cô nói quả bóng nhỏ thì cáccon nhanh tay chọn quả bóng nhỏ, giơ lên và nói to “ quả bóng nhỏ”.

Lần 2: Khi cô nói quả bóng màu đỏ thì các con nhanh tay chọn quả bóng đỏ giơlên và nói quả bóng đỏ to Khi cô nói quả bóng màu vàng thì các con nhanh taychọn quả bóng vàng giơ lên và nói quả bóng vàng nhỏ.

Luật chơi: Bạn nào chọn và nói đúng sẽ thưởng một mặt cười.

Hình ảnh 11, 12: Cô cho trẻ chơi trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ

* Kết thúc củng cố: Tôi cho trẻ hát một bài hát hoặc chơi một trò chơi vừađể củng cố nội dung bài học vừa để chuyển hoạt động khác một cách nhẹ nhàng.

Ví dụ: Sau khi cho trẻ nhận biết hình tròn, hình vuông tôi cho trẻ hát vận động

theo nhạc bài “Hình dạng”

Trong hoạt động nhận biết tôi áp dụng các cách gây hứng thú vào hoạtđộng một cách linh hoạt, sáng tạo, đưa các bài thơ, bài hát, câu đố, trò chơi, …vào hoạt động một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn trẻ Trẻ bước vào hoạt động mộtcách nhẹ nhàng, đã hứng thú hơn rất nhiều trong hoạt động nhận biết.

- Để hoạt động nhận biết đạt hiệu quả cao, việc sử dụng vật thật, đổi mớihình thức dạy học là vô cùng quan trọng, giúp trẻ hứng thú với hoạt động nhậnbiết nhận biết Tôi thay đổi hình thức tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ, thayđổi đồ dùng và nhiều trò chơi hấp dẫn đối với trẻ Có như vậy mới thu hút đượcsự chú ý tập trung của trẻ vào tiết học.

Với trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn ưu tiên sử dụng vật thật khi cho trẻ hoạt động.Khi tổ chức hoạt động nhận biết tôi luôn có sự chuẩn bị tốt về đồ dùng trựcquan, hình ảnh minh họa phải to, rõ nét, dễ nhìn và thu hút sự chú ý của trẻ.Việc sử dụng vật thật giúp trẻ nhận biết một cách tốt nhất, trẻ tập trung vào hoạtđộng Khi quan sát vật thật trẻ được tri giác trực tiếp bằng tất cả các giác: Mắtnhìn, tay sờ và cảm nhận, mũi ngửi (hoa), nếm (quả), … Thông qua các hoạtđộng trực tiếp này trẻ sẽ nhận biết tốt hơn, trẻ nhớ lâu hơn.

Với điều kiện phát triển công nghệ thông tin như ngày nay việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên nhằm

Trang 13

gây hứng thú, khả năng lĩnh hội kiến thức cho trẻ Tôi thêm giọng nói, giọng kểkết hợp nhạc, hình ảnh động phong phú đa dạng trong các bài dạy hay trò chơinên khi tổ chức hoạt động không còn nhàm chán với trẻ mầm non cũng như lứatuổi nhà trẻ nữa.

Ví dụ: Nhận biết tàu hoả thì không thể dùng vật thật, thay vào đó tôi sử giáo án

điện tử có hình ảnh tàu hoả, video tàu hoả đang chạy, video hành khách lênxuống tàu … trẻ rất hứng thú.

Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia học tập,tư duy của trẻ phát triển tốt đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển có hiệuquả hơn, trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết của mình một cách rõ ràng hơn, vốn từcủa trẻ cũng được tăng rõ rệt Qua những hoạt động này trẻ được tri giác trựctiếp nên trẻ hứng thú hơn rất nhiều, tiếp thu kiến thức nhanh hơn

3.3 Biện pháp 3: Tổ chức dạy trẻ nhận biết mọi lúc mọi nơi

Ngoài hoạt động nhận biết thì các hoạt động khác như làm quen với vănhọc, các hoạt động tạo hình, âm nhạc, thể chất, hoạt động vui chơi, và trong sinhhoạt hàng ngày …cũng giúp trẻ được quan sát tiếp xúc gần gũi với đối tượng đểtừ đó giúp trẻ mở rộng thêm hiểu biết, bồi dưỡng thêm những kiến thức cầnthiết cho trẻ, để trẻ hứng thú hơn khi bước vào hoạt động chính

- Thông hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học làm giàu vốn từ,phát triển ngôn ngữ mạch lạc trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng, nhẹnhàng, gần gũi.

Ví dụ: Câu truyện “Thỏ con không vâng lời”, trẻ sẽ tăng vốn hiểu biết của trẻ

về các con vật…

Hình ảnh 13: Cô kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”

- Đối với các hoạt động tạo hình, âm nhạc, thể chất, …, tôi thường cho trẻtiếp xúc trước về đối tượng qua hình ảnh.

Ví dụ: Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ được nhận biết con gà trống, con mèo

và con chó thông qua bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.

Hay trong hoạt động tạo hình “Tô màu con voi” trẻ được nhận biết con voi, đặcđiểm nổi bật của con voi khi quan sát tranh mẫu và khi tô màu con voi trẻ sẽnhớ đặc điểm của con voi….

- Hoạt động ngoài trời là hoạt động bổ trợ cho hoạt động học Phần quansát có chủ đích tôi xây dựng nội dung cho trẻ tiếp cận đối tượng trước khi vàohoạt động học hoặc củng cố các nội dung đã học.

Công đoàn và nhà trường có một vườn rau sạch Ở đó chúng tôi trồng cácloại rau theo mùa Mùa đông có su hào, cải bắp, rau cải, hành, … mùa hè có rau

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w