KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC MINH CHỨNG KÈM THEO “Một số biện pháp giáo dục trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động
âm nhạc trong trường mầm non ”
Tác giả: Đặng Thị Hương Đơn vị công tác: Trường mầm non Cam Thượng Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC 2023 - 2024
Trang 2Nội dung Trang
I TÍNH CẤP THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH SÁNG KIẾN 1
III THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
PHẦN B: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ
4-6
1 Biện pháp 1: Nắm vững tâm lý trẻ Luôn thay đổi hình
thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, linh hoạt
4
2 Biện pháp 2: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang
phục gây hứng thú cho trẻ
5
3 Biện pháp 3: Đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học
lấy trẻ làm trung tâm
6
4 Biện pháp 4: Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc 7
5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp
với phụ huynh học sinh giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động
âm nhạc.
8 8
III KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP SÁNG
KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
8
VII KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC MINH CHỨNG KÈM THEO
“Một số biện pháp giáo dục trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non”
Trang 3PHÀN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I TÍNH CẤP THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH SÁNG KIẾN
Âm nhạc rất gần gũi với trẻ thơ, những phản ứng nhún nhẩy rộn ràng của trẻ, những bản nhạc sôi động cũng làm trẻ không thể đứng yên, những bản nhạc trong sáng trữ tình cũng làm trẻ có thể phản xạ với những vận động tay chân phù hợp, có thể nói âm nhạc với chúng ta hay với trẻ thơ cũng vậy nó luôn được yêu thích, song mức độ tùy theo cá tính của từng người, từng trẻ, có những trẻ yêu
âm nhạc đến say mê, có người thì hờ hững khi điệu nhạc cất lên, khác với môn nghệ thuật khác Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng, giai điệu âm sắc riêng, cường
độ, nhịp độ cùng với trường độ thời gian đã thu hút và đi vào lòng người Âm nhạc thay lời nói, thay quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc
và lời ca Những lời ca câu hát phản ánh tâm tư tình cảm của con người, những khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, những sự vật hiện tuợng có trong thiên nhiên mà cũng lại rất gần gũi với trẻ Những lời ru, câu hát đến với trẻ từ khi còn nằm trong nôi Những lời ca tiếng hát của bà, của mẹ luôn dành cho con những tình yêu thương tha thiết vô bờ bến
Trong trường mầm non, ngoài những môn học để phát triển về thể chất và nhận thức cho trẻ thì âm nhạc là môn học hình thành tính thẩm mỹ cho trẻ Ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác
và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động Vậy làm thế nào để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc?
Vì lý do trên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho mình trong năm học này.
II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN
Nghiên cứu tìm kiếm biện pháp nhằm phát huy khả năng âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực, mạnh dạn,
tự tin trong hoạt động âm nhạc
III THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian là từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024
Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non”
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được áp dụng cho lớp nhà trẻ D2 trường mầm
Trang 4PHẦN B: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ
Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người cái
mỹ, cái thiện Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng Âm nhạc giống như món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho ta những giây phút thư giản thực sự thoải mái, cho
ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con người, đồng thời
âm nhạc giáo dục cho ta tình cảm yêu con người, yêu quê hương đất nước
Âm nhạc có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm, đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ mầm non, có ý kiến cho rằng giáo dục âm nhạc không phải là giáo dục trẻ nhạc công mà là giáo dục đào tạo con người
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc
Đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng tuổi, ở trẻ xuất hiện sự hứng thú hoạt động
âm nhạc như hát, vận động theo nhạc, biết thực hiện các động tác múa đơn giản, Trẻ có thể hát những bài ngắn, giai điệu liền bậc hoặc quãng hẹp Một số trẻ còn biết tự nghĩ ra lời và hát theo một giai điệu mà trẻ thích Ở độ tuổi này có thể cho trẻ tiếp xúc làm quen với các nhạc cụ trống, thanh gõ, đàn organ giáo dục
âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản
1 Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Phòng giáo dục huyện Ba Vì, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt chú trọng nâng cao các điều kiện cơ sở vât chất, trang thiết bị về tài liệu chuyên môn, tài liệu tham khảo phong phú phục vụ giảng dạy Đồng thời tạo điều kiện cho giáo
“Một số biện pháp giáo dục trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non”
Trang 5viên học tập các chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức giúp giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, góp ý, rút kinh nghiêm
Trường nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện tạo được sự tin tưởng với phụ huynh
Đồ dùng học liệu, đồ chơi… trang thiết bị đã được nhà trường mua sắm tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầu tổ chức hoạt động âm nhạc theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay
Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của các con nên việc chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi
Cả hai giáo viên trong lớp đều đạt trình độ chuẩn trở lên nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
2 Khó khăn:
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nề nếp học tập Tuy cùng đội tuổi nhưng khả năng hòa nhập không đều Một số trẻ nhút nhát và không đi học đều nên chưa tích cực tham gia các hoạt động học nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng
Hơn nữa tâm lý trẻ nhà trẻ còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé còn chưa mạnh dạn, tự tin để thể hiện mình
Nhiều trẻ chưa hát rõ lời, hát đúng giai điệu, chưa biết vận động minh họa, chưa hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ…
Từ những khó khăn ban đầu như vậy nên việc cho trẻ tích cực hoạt động
âm nhạc đạt kết quả chưa cao
c Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
Là một cô giáo mầm non tôi đã nhận thức rõ sự cần thiết của việc cho trẻ 24-36 tháng tuổi tích cực tham gia hoạt động âm nhạc tôi đã mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu để tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc trong trường mầm non”
Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ Kết quả khảo sát của đầu năm như sau:
Số trẻ trong lớp là 18 cháu Trong đó:
Số trẻ nữ là : 8 cháu chiếm 44%
Số trẻ nam là: 10 cháu chiếm 56%
Trang 6Bảng tổng hợp sau khi điều tra thực trạng đầu năm học
1 Trẻ hứng thú khi xem video
hoạt động âm nhạc trên zalo lớp 10 56% 8 44%
2 Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài
3 Khả năng vận động theo nhạc 8 44% 10 56%
4 Hứng thú tham gia biểu diễn
Nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy số trẻ hứng thú khi xem video trên zalo lớp; trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát; trẻ hứng thú tham gia vào biểu diễn văn nghệ là rất ít và khả năng vận động theo nhạc của trẻ còn hạn chế
d Nguyên nhân
Do trẻ còn nhỏ, chưa ổn định về tâm lý, chưa quen bạn, quen cô, chưa quen với môi trường mới ở lớp nên còn nhút nhát, rụt rè Vì vậy chưa hứng thú trong khi xem video trên zalo nhóm lớp, chưa hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ
Một số trẻ nói ngọng nên chưa hát rõ lời bài hát
Một số trẻ khả năng âm nhạc và vận động theo nhạc còn hạn chế
II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Biện pháp 1: Nắm vững tâm lý trẻ Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, linh hoạt
Ở lứa tuổi 24-36 tháng, vốn từ của trẻ đang phát triển, trẻ chỉ thuộc được những bài hát ngắn, lời là những vần thơ trong sáng, nhẹ nhàng được phổ nhạc Nội dung bài hát gần gũi với trẻ, tình cảm, trong sáng, nhẹ nhàng, nhí nhảnh, vui tươi Giáo viên lựa chon các bài hát cho trẻ nghe hay những bài dạy hát cần sắp xếp theo chủ đề, theo giai đoạn sao cho phù hợp với tâm lý của trẻ
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ khả năng chú ý ghi nhớ chưa cao Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 10 đến 15 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ
có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng Vì vậy tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt kết quả cao
“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
trong trường mầm non”
Trang 7trong giờ dạy Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi,
sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học
VD: Ở chủ đề thực vật với nội dung trọng tâm là dạy hát: Bài hát “ Màu hoa ”
cô giáo có thể chuẩn bị một số loại hoa tươi để thu hút trẻ
Ví dụ: Chủ đề “ Cơ thể kỳ diệu của bé” với nội dung trọng tâm là dạy hát: Bài hát “Cái mũi” Cô thay đổi hình thức vào bài một cách đơn thuần cô sử dụng hình ảnh chú Hề từ rạp xiếc vốn được các bạn nhỏ rất yêu thích để lấy sự hứng thú của trẻ và vào bài một cách tự nhiên không gò bó
Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm
Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh- chậm, hát to- nhỏ, hát nối tiếp
Tổ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như múa, hát
2 Biện pháp 2: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ
Âm nhạc là trìu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say
mê hoạt động nghệ thuật
Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho trẻ một số đàn dân tộc
Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hóa, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách cho trẻ
Cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi
và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc
Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh họa bài hát “ Em thích làm chú bộ đội” tôi cho trẻ mặc trang phục của chú bộ đội Tôi nhân thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động đạt được nhũng yêu cầu
đề ra
Trang 83 Biện pháp 3: Đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm
Để tổ chức một hoạt động âm nhạc lấy trẻ làm trung tâm đạt kết quả cao Giáo viên không chỉ biết sáng tạo ra nhiều hình thức mà còn nắm vững phương pháp và vận dụng linh hoạt những phương pháp đó Chính vì thế tôi luôn luôn linh hoạt sáng tạo trong sử dụng hình thức và phương pháp dạy học nhằm hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động âm nhạc Phải biết dựa vào vốn hiểu biết, kỹ năng của trẻ và tình hình thực tế để thêm, bớt nội dung cho phù hợp
Để mở đầu cho một hoạt động âm nhạc tạo cảm xúc trước khi vào bài rất quan trọng Nó khơi nguồn cho sự hình thành và sáng tạo cũng như giúp cho trẻ
có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt nhất Vì vậy, tôi thường sưu tầm , sao chép các hình ảnh trên mạng internet để làm tư liệu tạo cảm xúc vào bài
Ví dụ: Trong tiết dạy bài hát “ Màu hoa” tôi và giáo viên cùng lớp kết hợp vào bài như sau:
Cô giáo đóng làm “ Cô Tiên mùa xuân” đi ra nhẹ nhàng trên nền nhạc bài hát: Mùa xuân đầu tiên, cô mang giỏ quà đi xung quanh trẻ
Cô Mùa xuân xin chào tất cả các con!
Mùa xuân đến tram hoa đau nở, cây cối đâm chồi nảy lộc Nhan dịp đầu xuân năm mới, cô Mùa xuân xin chúc tất cả các cn mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi
Đến thăm lớp chúng mình cô Mùa xuân mang tặng cho các con một món quà đấy, các con hãy cùng cô khám phá xem đó là món quà gì nào?
Một, hai, ba …mở…
Cô đã mang đến món quà gì cho các con ( lẵng hoa với nhiều màu sắc)
Cô trò chuyện với trẻ về các loài hoa và màu sắc của các bông hoa
Hôm nay, cô mùa xuân không những mang cho các con những mang đến
ch chúng ta những loài hoa đẹp mà còn mang đến những giai điệu mùa xuân rất
là hay nữa đấy! Bây giờ cô con mình cùng nghe xem giai điệu đó là bài hát nào nhé ( Cô mở giai điệu bài hát Màu hoa) và cho trẻ đán tên bài hát
Cô giáo có thể tạo cảm xúc vào bài khác nhau nhueng đều nhằm mục đích
là tạo hứng thú cảu trẻ và loi cuốn rẻ và hoạt động Với nhiều cách và bài đã dẫn dắt trẻ bước và các hoạt động một cách tự nhiên, sinh động, tạo cho trẻ hứng thú
và mong muốn cùng cô bước vào giai đoạn tiếp theo của hoạt động
Phần trọng tâm tiết dạy
Dạy hát ( Vận động theo nhạc)
“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
trong trường mầm non”
Trang 9Trong mỗi tiết học tôi thường xác định rõ nội dung trọng tâm của mỗi tiết dạy và đưa ra hình thức tổ chức và phương pháp phù hợp
Ở phần này tôi luôn dạy trẻ kỹ năng hát đúng, hát rõ lời, nhún theo nhịp một cách chính xác Điều trước tiên cô giáo phải thuộc lời bài hát, hát đúng nhịp
để trẻ cảm thụ nhịp điệu, nị dung bài hát sau đó mới dạy trẻ Đối với những bài hát ngắn, dễ hát, cô hát to, rõ, chậm lời sau đó cô bắt giọng cho trẻ hát chậm the
cô, nếu câu nào trẻ hát chậm theo cô từ đầu đến hết bài hát Trong quá trình trẻ hát theo cô nếu câu nào trẻ hát chưa đúng cô hát mẫu lại và cho trẻ hát theo Đối với bài hát dài hơn cô có thể chia bài hát thành từng câu hát ngắn, cô hát chậm,
rõ lời, bắt giọng cho trẻ hát nối tiếp theo cô từ đầu bài đến hết bài hát
Phần nghe hát
Đây là phần biểu diễn mang tính nghệ thuật cao hơn các hoạt động khác Đối với dạng hoạt động này tôi thường tổ chức cho trẻ với các hình thức như cô vừa hát vừa biểu diễn Khi hát với cách thể hiện sắc thái biểu lộ tình cảm cô giáo
“ thổi hồn” vào bài hát một cách tự nhiên Sử dụng đàn, đài, bang đĩa để trẻ được thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn với bài hát có đàn, nhạc đệm vf các ca sỹ thể hiện hoặc được nghe các bản nhạc không lời được chuyển ừ các làn điệu dân ca, các bài hát Khi giới thiệu bài hát tôi đã trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nội dung bài hát và làn điệu dân ca, cho trẻ video về chương trình ca nhạc ở các độ tuổi và bang hình đóng kịch, kể chuyện
Phần trò chơi âm nhạc
Các trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển năng khiếu như trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh to- nhỏ qua trò chơi, phân biệt được các loại dụng cụ qua âm thanh, thực hiện các động tác nhanh-chậm theo nhạc…Qua các trò chơi âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng nghe và phản ứng linh hoạt với các âm thanh
Âm nhạc là chu kỳ của thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui Âm nhạc thật sự là người bạn thân của trẻ thơ
4 Biện pháp 4: Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng thoải mái Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi
là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non Nó có vai trò quan trọng luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát tạo
Trang 10cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc Các yếu tố góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc, nhất là lứa tuổi mẫu giáo bé học mà chơi, chơi mà học Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kỹ năng thông qua tai nghe âm nhạc
Ví dụ: “Trò chơi giai điệu thân quen”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát
- Chuẩn bị: Băng nhạc các bài hát đã học về gia đình
- Cách chơi: Cô mở băng nhạc cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Ba thương con vì con giống mẹ ”, 2 đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu trả lời đúng sẽ thưởng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn
5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh học sinh giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
Đối với tôi sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh quên nếu như không có ai nhắc cho trẻ nhớ, cũng thông qua phụ huynh giáo viên có thể biết được những tâm sinh lý của trẻ đó và ngược lại, thông qua giáo viên phụ huynh có thể biết được việc học của con em mình Và tôi cũng nhận thức được rằng phụ huynh là một nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ các loại nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, khi làm đồ dùng đồ chơi tôi kêu gọi phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn giúp đỡ việc học của con em mình được tốt hơn như: Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu: thùng giấy, lon sửa, bóng, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang để giáo viên có thể làm những đồ dùng dụng cụ
âm nhạc giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc cùng cô và các bạn Năm nay do tình hình dịch bệnh Covid 19, thực hiện văn băn của cấp trên trẻ nghỉ học tại nhà để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch bệnh Vì vậy, để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên được tốt hơn tôi lên kế hoạch cần phối hợp trên zalo nhóm lớp về chương trình dạy theo chủ đề và cập nhật hàng ngày, hàng tuần để phụ huynh kịp thời nắm bắt và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ vui học tại nhà
III KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ
“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động âm nhạc
trong trường mầm non”