1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng số đếm ở trường mầm non

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.

Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia họcsố lượng, số đếm ở trường mầm non”

1.Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận:

- Đất nước Việt Nam đang trong thời đại toàn cầu hóa, toàn cầu hóa đãmang vào Việt Nam bức tranh hấp dẫn của các nền giáo dục tiên tiến Và họchỏi, lựa chọn điều gì trong “bức tranh” ấy vẫn đang là một bài toán của giáo dụcViệt Nam Chính vì vậy, trong các kỳ đại hội “đổi mới” giáo dục vẫn là vấn đềđang được bàn luận “sôi nổi” Trong đó có cả đổi mới giáo dục mầm non.

- Giáo dục mầm non là ngành học đầu tiên, là mắt xích đầu tiên, có vị trí,vai trò quan trọng Phát triển toàn diện cho trẻ là mục tiêu của giáo dục mầmnon Đặc biệt hơn, cái đích đến của giáo dục mầm non còn là chuẩn bị cho trẻmột tâm thế vững vàng để trẻ bước vào lớp một, đó cũng là một bước ngoặttrong cuộc đời của trẻ

- Hoạt động hình thành biểu tượng toán là một trong những hoạt độngđược tổ chức thường xuyên cho trẻ ở trường mầm non Có vai trò rất quan trọngtrong việc hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát , góp phần thúc đẩy sựphát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi tôi nhận thấy ở độtuổi cuối cấp học này đòi hỏi các con phải có một tâm thế vững vàng, tự tin đểtrẻ có được tiền đề tốt khi ngưỡng cửa của trường tiểu học đang hé mở đón cáccháu vào lớp 1 Để đáp ứng được yêu cầu này trong chương trình giáo dục mầmnon, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi được làm quen với rất nhiều các hoạt động Trong đótrẻ được làm quen với rất nhiều nội dung về toán học như: Số lượng, số đếm,biểu tượng về hình dạng, kích thước, biểu tượng về không gian, thời gian Ởđộ tuổi này trẻ phải có những khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắmvững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ sốlượng trong tập hợp đó, đồng thời có khả năng gọi tên chung cho các tập hợp cósố lượng bằng nhau trong phạm vi 10, bởi các số từ 1 đến 10 và nhận biết cácsố dãy số tự nhiên từ 1 đến 10 thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau, trẻcòn biết thực hiện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạonhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần.

Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻmẫu giáo, hình thành biểu tượng toán cho trẻ cần sự chính xác cao Nhận thức

Trang 2

của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động Trẻ tiếp thu kiến thức mộtcách thụ động, máy móc

Dạy trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ học ở nhà tiếp thu bài có hiệuquả?

Nhận thấy tầm quan trọng và thực trạng trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ,mình phải làm gì để trẻ khi học ở nhà vẫn hứng thú với các hoạt động học và đểhoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ đạt hiệu quả Nên tôi đã mạnh dạn

chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia học sốlượng, số đếm ở trường mầm non”.

3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, sốđếm tại trường mầm non.

4 Đối tượng khảo sát và thực nghiệm.

Trẻ lớp 5 tuổi A2 tại trường mầm non Sơn Đà.

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra.

- Phương pháp quan sát.- Phương pháp thực nghiệm.+ Áp dụng các biện pháp đề xuất.

+ Kiểm tra, so sánh áp dụng các biện pháp đã đề xuất.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp 5 tuổi A2 tại trường mầm non Sơn Đà.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Cơ sở lý luận.

Trang 3

Bằng thực tế giảng dạy hàng ngày trên lớp, trao đổi với phụ huynh quagiờ đón trả trẻ, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán,nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt còn nhiều hạn chế và bất cập, hiệu quảmà cô giáo xây dựng các hoạt động chưa cao, hình ảnh của cô chưa hấp dẫn,chưa thu hút trẻ tập chung vào hoạt động

Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng về số lượng, số đếm cho trẻlà rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng kế hoạch, nội dung,các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ, mà còn phụ thuộc vào phươngpháp, biện pháp, sự phối hợp tốt giữa phụ huynh và giáo viên Làm thế nào đểtrẻ tiếp thu một cách tự nhiên không bị gò ép, phù hợp với khả năng nhận thứcvà đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là “Học mà chơi, chơi mà học”.

Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non”

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

2.1 Đặc điểm tình hình:

* Đặc điểm tình hình lớp:

Năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi A2.Lớp có 2 cô, với tổng số 30 trẻ: 14 nữ, 16 nam Khả năng nhận thức của trẻkhông đồng đều, nhiều trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạntrong giao tiếp Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấycó một số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

Bản thân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệunhà trường cho đi dự các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng sư phạm và cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho giờ hoạt động làmquen với toán như máy tính và nhiều đồ dùng khác đảm bảo cho hoạt động dạyhọc của cô và trẻ.

* Khó khăn:

Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số phụ huynh chưaquan tâm đến các con Nên việc cung cấp kiến thức cho trẻ về biểu tượng toánđòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục trẻ theo các mức độ nhận thứccủa trẻ.

Giáo viên phải dành nhiều thời gian sưu tầm đồ dùng dạy học, phong phúđể thu hút trẻ hứng thú vào giờ hoạt động làm quen với toán.

Đa số phụ huynh đều làm nghề nông và nhiều phụ huynh lo cho kinh tếgia đình, ít quan tâm chăm lo, trò chuyện để hiểu đặc điểm nhận thức cũng nhưcũng như dạy trẻ nhận biết số lượng, số đếm cho trẻ

2.2 Khảo sát thực trạng.

Trang 4

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã tiến hành điều tra khảosát trên trẻ trước khi đưa ra những biện pháp mới.

Với mong muốn: “Giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số

đếm tại trường mầm non”, tôi đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế trên trẻvà nhận thấy ở trẻ: chất lượng trẻ không đồng đều Với trẻ tôi khảo sát theonhững nội dung sau:

Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm (Tổng số trẻ: 30 trẻ)

Stt Phân loại khả năngcủa trẻ

Mức độ đánh giá

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%1 Quan tâm đến các

con số như thíchnói về số lượng vàđếm

2 Trẻ biết đếm trênđối tượng trongphạm vi 10 và đếmtheo khả năng.

4 13,3% 4 13,3% 6 20% 16 53,3%3 Trẻ biết so sánh số

lượng của ba nhómđối tượng trongphạm vi 10 bằngcác cách khác nhauvà nói được kết quả

53,3%4 Trẻ biết gộp – tách

các nhóm đối tượngtrong phạm vi 10bằng các cách khácnhau và đếm.

5 Trẻ nhận biết các sốtừ 5 - 10 và sử dụngcác số đó để chỉ sốlượng, số thứ tự

* Đối với phụ huynh tôi khảo sát theo nội dung sau:

Phụ huynh quan tâm đến trẻ em 14 47 %Phụ huynh quan tâm đến dạy trẻ biểu

3 Các biện pháp thực hiện.

Dựa vào số liệu điều tra trên tôi đưa ra một số biện pháp sau:

Trang 5

- Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm tiết dạy về biểu tượng sốlượng, số đếm cho trẻ.

- Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tạo cơ hội chotrẻ học số lượng, số đếm

- Biện pháp 3: Dạy trẻ nhận biết số lượng, số đếm ở mọi lúc, mọi nơi qua

các hoạt động khác.

- Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh để hoạt động dạy trẻ đạt kết quả cao nhất

4 Mô tả, phân tích các biện pháp.

4.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm tiết dạy về biểu tượngsố lượng, số đếm cho trẻ.

Để việc dạy trẻ số lượng, số đếm đạt được hiệu quả cao và hứng thú tham

gia vào hoạt động học, thì trước tiên cô phải nắm vững phương pháp, biện phápvà cách xây dựng một tiết dạy hình thành biểu tượng toán cho trẻ của độ tuổimẫu giáo lớn Cụ thể là tiết dạy trẻ nhận biết số lượng, số đếm.

Không những vậy, tôi không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp Nghiêncứu kỹ chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là chương trình giáo dục liênquan đến hoạt động làm quen với toán Cập nhật những cái mới, sáng tạo trongphương pháp cũng như hình thức hình thành biểu tượng số lượng, số đếm chotrẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.

Vai trò của người giáo viên đó là trở thành người bạn, người hướng dẫn vàtạo điều kiện cho trẻ được hoạt động nhưng yêu cầu trong hoạt động vẫn phảiđảm bảo nguyên tắc nội dung.

*Kết quả: Qua việc nghiên cứu và nắm bắt được cách xây dựng một tiết dạycó nội dung đầy đủ, đồ dùng đẹp phù hợp cho trẻ làm quen với biểu tượng sốlượng, số đếm như trên tôi tin trẻ sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn.

4.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tạo cơ hộicho trẻ học số lượng, số đếm.

Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giáo dục lấy trẻlàm trung tâm và môi trường trong trường mầm non là những điều kiện tự nhiên,xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ Vì vậy,nhà trường nơi tôi công tác đã xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâmvà triển khai đến từng nhóm lớp.

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục cuối độ tuổi, khả năng, nhu cầu hứng thúcủa trẻ tôi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học về số lượng, số đếm đểcho trẻ được làm quen, nhận biết.

Môi trường trong lớp học:

Trang 6

Theo những hình thức và phương pháp cũ thì giáo viên chưa thật sự hiểuvề góc mở, nên những bài tập dán cố định trên tường chủ yếu để trang trí, trẻkhông được hoạt động trên các mảng tường trong góc toán, các trò chơi vẫn rấtsơ xài, chưa đa dạng về loại hình và mức độ cũng như nội dung chơi, trẻ đến vớigóc toán chỉ chơi que tính, bảng chun, các con số, hình học hay các bài tập chotrẻ làm phần đa là lấy trong vở bé học toán nên nội dung chưa được phong phú,trẻ đã được làm trong tiết học nên không lôi cuốn được trẻ chơi ở góc toán Thấy được điều đó tôi mạnh dạn xây dựng góc toán theo hướng mới vớicác ngân hàng trò chơi và các nội dung chơi phong phú đa dạng về thể loại, hìnhthức chơi, cũng như các mức độ chơi để trẻ được thỏa sức phát triển tư duy theosở thích và khả năng của bản thân Để đáp ứng tiêu chí trang trí góc mở cho trẻhoạt động thì ở lớp, tôi cũng đã thiết kế được các góc mở, với mỗi góc tôi cónhững bài tập, những trò chơi nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đưa vàokế hoạch theo từng chủ đề sự kiện.

Ví dụ: Với nội dung nhận biết số lượng, số đếm

Tôi làm một quyển sách “Bé vui học toán” Để trẻ thích thú và tích cựcchơi với quyển sách này, tôi đã trang trí mỗi bài tập là một bức tranh, tôi dùngchất liệu là vải dạ, chỉ màu để tạo hình và trang trí

Những nội dung và bài tập sau:

- Trang 1: Trò chơi Chơi cùng hột hạt Ở trò chơi này nhiệm vụ của trẻ làxâu hạt và gắn thẻ số tương ứng Với trò chơi này tôi làm bức tranh về bầu trời,dây để trẻ xâu hạt được trang trí làm tia nắng, các chữ số được gắn vào nhữngđám mây

- Trang 2: Tìm nhụy cho hoa Trong bài tập này nhiệm vụ của trẻ là đếmnhững cánh hoa và tìm nhụy có chứa chữ số tương ứng với số cánh hoa và gắn.Bức tranh này được tôi phối hợp rất nhiều màu sắc tạo ra bức tranh vườn hoa rấtđẹp, ngoài ra tôi còn trang trí thêm cỏ, bướm cho bức tranh sinh động hơn

- Trang 3: Đoàn tàu tí hon Ở trò chơi này, tôi làm một đoàn tàu với rấtnhiều toa tàu, đường ray, cỏ cây Với “Đoàn tàu tí hon” trẻ phải chọn các chữ sốgắn vào các toa tàu theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Trang 4: Vườn cây ăn quả Trong vườn cây có rất nhiều cây và trên mỗithân cây có in một chữ số, nhiệm vụ của trẻ là tìm những tán lá, đếm số quả trênđó rồi gắn lá cho các cây có chữ số tương ứng

- Trang 5: Những mảnh ghép kỳ diệu Trên các mảnh ghép có khâu hìnhcác con vật, bông hoa, quả và những mảnh ghép còn lại có các chữ số Trẻ sẽphải đếm các đối tượng và tìm chữ số tương ứng xếp vào với nhau, sao cho mỗimảnh ghép ghép lại với nhau sẽ trùng khớp và tạo thành một hình học nhất định

Trang 7

- Trang 6: Trong trang này tôi để nền trắng, và chuẩn bị cho trẻ các quảbóng khâu bằng dạ, các dấu cộng, trừ, dấu bằng để trong các giỏ cuối tranh đểtrẻ làm bài tập thêm bớt

Thông qua các trò chơi như vậy củng cố cho trẻ kỹ năng đếm, sắp xếp sốtheo thứ tự, nhận biết chữ số, thêm bớt Các bài tập thiết kế đưới dạng trò chơivà được làm từ chất liệu dạ với màu sắc đẹp, phong phú các loại bài tập, trò chơicho trẻ lựa chọn theo sở thích, khả năng của trẻ nên được trẻ chơi một cách thíchthú mê say Điều quan trọng là kiến thức, kỹ năng về toán học cụ thể là về sốlượng, số đếm củng cố qua trò chơi được trẻ tiếp thu rất tự nhiên và hiệu quả.Không những vậy qua việc chơi với sách “bé vui học toán” còn phát triển ở trẻvận động tinh, cụ thể là kỹ năng đóng mở sách, xâu hạt, xếp hình Và vớiquyển sách được tôi thiết kế đẹp như vậy còn thấy ở trẻ cảm hứng và trẻ biếtcảm nhận, yêu, giữ gìn cái đẹp Sách được làm từ vải dạ, được tôi khâu nên rấtbền, thêm nữa là những bài tập trong đó có thể gắn vào, bóc ra dễ dàng để trẻ cóthể sử dụng được nhiều lần

Các bài tập vào giấy A4 để trẻ được cầm bút khoanh tròn, nối, điền thêmsố, vẽ thêm quả, gạch bớt quả, tô màu cũng được trẻ chơi rất thích thú và đemlại hiệu quả cao.

Trên mảng tường, tôi thiết kế các bài tập về số lượng, con số, sắp xếptheo quy tắc, số liền trước số lền sau, những đồ dùng chủ yếu tôi thiết kế bằngvải dạ, băng dính gai, nam châm, để trẻ có thể gắn lên và gỡ ra.

Ví dụ: Với nội dung ôn nhận biết con số, số lượng:

Tôi tạo hình chiếc bánh piza từ vải dạ, chiếc bánh được chia thành 10miếng, trên mỗi miếng bánh có lần lượt từ 1 đến 10 miếng xúc xích (hình tròn).Trên tường tôi cũng chia hình tròn thành 10 phần tương ứng với 10 miếng bánh,10 phần đó tôi có gắn các con số Nhiệm vụ của trẻ là đếm số xúc xích trênmiếng piza và tìm phần có chữ số tương ứng trên hình tròn gắn vào sao cho tạothành 1 chiếc bánh Tôi thấy trẻ cũng rất thích thú chơi trò chơi này và trẻ đếmrất thành thạo, nhận biết được các chữ số.

Với các ví dụ trên, trẻ lớp tôi đều chơi theo nhóm, các con cùng thảo luậnđể tìm ra kết quả.

*Kết quả: Sau khi áp dụng ngân hàng nội dung chơi như trên, tôi thấy trẻđã hứng thú, tích cực tham gia chơi góc toán và nhận thức của trẻ về số lượng,số đếm đạt được hiệu quả cao

Môi trường ngoài lớp học

Trang 8

Tôi xây dựng và lồng ghép nội dung nhận biết số lượng, số đếm vào hoạtđộng một ngày của trẻ tại trường mầm non như: vệ sinh, hoạt động vui chơingoài trời, đón trả trẻ,…

4.3 Biện pháp 3: Dạy trẻ nhận biết số lượng, số đếm ở mọi lúc, mọi nơiqua các hoạt động khác.

Thay việc chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng, ngồi đội hình chữ u để cô

dạy về số đếm và số lượng một cách cứng nhắc là cô làm mẫu rồi cho trẻ làm vànói lên kết quả trong hoạt động làm quen với toán như trên lớp thì tôi cũng đãmạnh dạn đưa thêm nội dung và thay đổi hình thức, phương pháp cho trẻ nhậnbiết số lượng, chữ số như sau:

* Trên tiết học:

Trong chương trình giáo dục mầm non có rất nhiều hoạt động để tôi lựa

chọn, lồng ghép nội dung “nhận biết số lượng, chữ số” để dạy trẻ Như tronghoạt động: Làm quen văn học, tạo hình, âm nhạc, Nhưng hoạt động chủ đạo đểtôi đưa thêm nội dung, cũng như thay đổi hình thức, phương pháp là hoạt độngcho trẻ làm quen với toán

+ Hoạt động cho trẻ làm quen với toán:

Những năm học trước trong hoạt động làm quen với toán, các con chỉđược học số đếm, số lượng theo các bước cứng nhắc.Trẻ ngồi chủ yếu đội hìnhchữ u, mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng phục vụ cho tiết học

- Với trẻ: Vì giờ học khô khan, cứng nhắc nên khi tham gia hoạt động trẻmệt mỏi, dẫn đến tình trạng chán học, không tập trung chú ý vào các hoạt độngcô tổ chức nên kiến thức kỹ năng cô cung cấp trong hoạt động trẻ tiếp thu mộtcách thụ động và kết quả đạt trên trẻ chưa cao.

- Với giáo viên: Phải chuẩn bị nhiều đồ dùng, cô là người phải nói nhiều,trẻ không hứng thú với hoạt động nên dẫn đến giáo viên áp lực khi phải chuẩn bịvà tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.

Để khắc phục những hạn chế trên tôi mạnh dạn đưa thêm nội dung vàohoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp tôi đang phụ trách,cùng với đó tôi đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động với mongmuốn trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động cho trẻ học số lượng,số đếm và để giảm tải áp lực trong việc chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động dạy trẻhọc toán, cũng như để tránh việc cô phải nói và làm nhiều trong 1 tiết dạy trẻ sốlượng, số đếm

Ví dụ: Đối với hoạt động cho trẻ làm quen với toán, lĩnh vực phát triển

nhận thức, tôi chọn đề tài: Số chẵn, số lẻ Tôi xây dựng nội dung bài dạy như sau:

1.Hoạt động ổn định tổ chức

Trang 9

Tôi chuẩn bị xung quanh lớp có cây, các con vật: Con khỉ, con sóc.Giới thiệu cùng vào rừng để khám phá khu rừng

- Cho trẻ nghe tiếng các con vật trong rừng (Con khỉ, con tắc kè, chim)- Vừa đi vừa hát, đếm bước chân

2 Phương pháp, hình thức tổ chức:

a Ôn số lượng, số đếm:

- Hỏi trẻ nhìn thấy gì? (Con khỉ) Hỏi trẻ nhìn thấy mấy con khỉ? (5 con khỉ)- Cho trẻ nghe tiếng tắc kè kêu, hỏi trẻ có nhìn thấy bạn tắc kè ở đâukhông? (không nhìn thấy) Vậy cả lớp hãy cùng lắng nghe và đếm tiếng tắc kèkêu nào (7 tiếng kêu)

- Cô nhìn thấy ở gốc cây đằng kia có 1 cái hang, ở cửa hang có rất nhiềuhạt dẻ không biết trong hang có con vật gì nhỉ? Chắc đây là con vật hiền lànhnên cô và các con cùng lại gần xem trong đó có con gì nhé Cho cá nhân trẻđoán con vật trong hang Cô lại gần đưa các con vật ra, hỏi trẻ là con gì?(consóc) Giờ cả lớp mình hãy cùng vỗ tay theo số lượng con sóc nào!

Các con vỗ được mấy tiếng vỗ tay? (4 tiếng vỗ tay) Vì sao các con vỗđược 4 tiếng vỗ tay? (vì có 4 con sóc)

Để biết có đúng là 4 con sóc không cô mời 1 bạn lên đếm nào.

- Cô mời bạn nhóm trưởng lên lấy đồ dùng về cho nhóm mình.

- Trong rổ của các con có gì?(Có những chiếc lá) Trên những chiếc lá cógì?(có thẻ số).

- Các nhóm hãy phân công nhau đi tìm xung quanh lớp những con vậtnhỏ, có số lượng tương ứng với chữ số trên chiếc lá và về nhóm gắn lên chiếc lácủa mình (các con vật nhỏ: Bướm, ong, bọ cánh cam cô gắn trên cây)

- Các con lấy được con vật gì? (cô mời cá nhân trẻ trả lời) Bao nhiêucon? (5 con) Vì sao con lấy 5 con? (Vì trên lá có chữ số 5)

- Trong nhóm của mình, các con hãy đếm nhẩm xem mình lấy đủ con vậtchưa? Hai bạn ngồi cạnh nhau hãy cùng kiểm tra cho nhau xem đủ chưa?

- Trên chiếc lá của mình, cô mời các con hãy ghép các con vật thành từngcặp Hãy quan sát và cho cô biết có điều gì đặc biệt? (có con vật thừa ra)

- Chiếc lá số mấy có con vật bị thừa ra? Con có chiếc lá số mấy? (Cô hỏicá nhân trẻ 1,3,5,7,9)

Trang 10

- Ai có chiếc lá số 1 giống bạn? Các con thấy con vật trên chiếc lá số 1làm sao? (không có bạn)

Vì chiếc lá chỉ có một con vật thôi nên không có bạn để ghép được đôi- Các nhóm hãy quan sát thật kỹ xem trong nhóm mình những chiếc lánào có con vật khi ghép thành cặp có con vật bị thừa ra, không ghép được đôi vàhãy đẩy chiếc lá vào bên trong vòng tròn

- Hãy đọc giúp cô đọc các con số trên những chiếc lá đó nào! ( Cô cho cảlớp đọc, từng nhóm đọc, các nhân trẻ đọc: 1,3,5,7,9)

- Bạn nào thật tinh mắt nhìn cho cô những con vật trên chiếc lá các convừa đẩy vào trong có điều gì giống nhau? (Đều có con vật thừa ra) Đâu, các conhãy cùng chỉ vào con vật bị thừa ra nào.(trẻ chỉ vào con vật thừa ra trên chiếc lá)

- Cô kết luận: Những con số khi ghép các con vật thành từng đôi có convật bị thừa ra hoặc đứng một mình được gọi là số lẻ

- Cô kết luận: Những số khi các con vật ghép thành từng cặp, đủ đôi,không có con vật bị thừa ra được gọi là số chẵn Được gọi là số gì các con?(sốchẵn)

- Cô mời các con hãy đọc những số chẵn trên chiếc lá của mình nào.(2,4,6,8,10)

- Ở các nhóm các con hãy cùng nhau xếp các chiếc lá thành hàng ngangtheo thứ tự từ 1 đếm 10 Hãy đọc số theo thứ tự những chiếc lá các con vừa xếpđược nào (trẻ đọc:1,2,3,4,5,6,7,8,9,10) Hãy đọc ngược lại giúp cô.

(Trẻ đọc:10,9,8,7,6,5,4,3,2,1)

- Các con hãy đọc cho cô những số lẻ (Cô cho nhóm trẻ đọc)- Các con hãy đọc cho cô những số chẵn (Cô cho nhóm trẻ đọc)- Bạn nào giúp cô có thể đọc những số lẻ/số chẵn.

- Các con hãy quan sát những chiếc lá của nhóm mình và cho cô biết cáchsắp xếp của số chẵn và số lẻ trong dãy số từ 1 đến 10 (một số lẻ xong đến 1 số chẵn)- Cô trình chiếu dãy số trên máy chiếu và giải thích.: Trong dãy số từ 1đến 10 số lẻ và số chẵn được sắp xếp xen kẽ nhau, cứ một số lẻ rồi đến một sốchẵn, một số lẻ rồi đến một số chẵn Số nhỏ đứng trước số lớn đứng sau

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w