Đặc điểm thuế GTGT Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT có một số đặc điểm sau: - Thuế GTGT có phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh,
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong các doanh nghiệp thì thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong các loại thuế phải nộp và nghiệp vụ thuế GTGT cũng phát sinh thường xuyên, phổ biến ở bất kì một doanh nghiệp nào Vì vậy, việc chú trọng nghiên cứu và nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGT tại doanh nghiệp là rất cần thiết Việc hạch toán đúng các nghiệp vụ và xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước và tạo thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Khi chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường
Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế) Tại công ty, HHDV gồm: nhóm đối tượng chịu thuế GTGT (gồm chi phí thuê văn phòng, máy tính, ) nhóm không chịu thuế GTGT (doanh thu hoa hồng đại lý) Đồng thời, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, còn làm thêm về mảng dịch vụ kế toán nên họ có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực kế toán thuế
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, trong quá trình thực tập Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax, đề tài: “Kế toán thuế
GTGT tại Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax” được lựa chọn làm đề tài thực tập giáo trình 2.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu đặc điểm cơ bản và thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp nói chung
- Tìm hiểu thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT
Theo Điều 2 của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12: “Thuế GTGT là 1 loại thuế gian thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của HHDV phát sinh trong quá trình từ sản xuất , lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào NSNN theo mức độ tiêu thụ HHDV”
Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT có một số đặc điểm sau:
- Thuế GTGT có phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh, kể cả gia công chế biến và hoạt động thu tiền, thuế GTGT được thu đối với mọi sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trong nước kể cả hàng hoá nhập khẩu Tuy nhiên, vẫn có một số hàng hoá dịch vụ được miễn thuế theo quy định mỗi nước trong từng thời kì cụ thể
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu Bởi vì các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thu thuế GTGT qua việc bán hàng hoá dịch vụ này Tiền thuế ẩn trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng
- Thuế GTGT không đánh vào đầu tư, vì thuế nằm ngoài giá trị TSCĐ và sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền thuế này được khấu trừ khi tính thuế phải nộp ở giai đoạn sau
- Một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT là cho dù sản xuất có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng thuế phải nộp cũng không đổi Thuế GTGT ở mỗi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giá trị gia tăng ở khâu đó Vì vậy, thuế GTGT không làm tăng giá sản phẩm đột biến, do đó không gây xáo trộn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao Thuế GTGT không can thiệp quá sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch, tiêu dùng theo nghành nghề cụ thể
- Thuế GTGT có thuế suất căn cứ vào loại hàng hóa, dịch vụ chứ không phân biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ
1.4.1.3 Vai trò của thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng là một trong những khoản thu quan trọng của Nhà nước Loại thuế này được áp dụng rộng rãi đối với mọi cá nhân, tổ chức có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ Do đó, thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước Tại Việt Nam, thuế giá trị gia tăng hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 20-30% tổng thu từ thuế, phí và lệ phí
Thuế giá trị gia tăng giúp điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ, điều này tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế
Nhờ hệ thống hóa đơn, chứng từ, thuế giá trị gia tăng giúp nhà nước kiểm soát hiệu quả các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, qua đó khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế Ngoài ra còn cung cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng
Thông qua việc đánh thuế hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng góp phần quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước Không những thế thuế giá trị gia tăng cũng đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu ra để được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng Điều này giúp cho doanh nghiệp trong nước giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thuế gia tăng được ban hành gắn liền với việc bổ sung, sửa đổi một số loại thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Điều này góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của nước ta ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường cũng như tương đồng với hệ thống thuế của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Điều này sẽ là một yếu tố thuận lợi Để Việt Nam mở rộng và đẩy mạnh việc hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1.4.1.4 Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế và đối tượng nộp thuế
Theo Chương I, Điều 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng chịu thuế GTGT là HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài)
Đối tượng không chịu thuế Đối tượng không chịu thuế được quy định tại điều 5 – Luật thuế GTGT
2008 và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
GTGT, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định cụ thể tại điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính gồm gồm 26 nhóm HHDV (sau đây gọi tắt là Nghị định 209 và Thông tư 219)
Các HHDV không thuộc diện nộp thuế chủ yếu là đối tượng HHDV tiêu dùng phục vụ cho xã hội như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi do nông dân tự sản xuất và tự tiêu thụ, sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng, muối biển, hay các sản phẩm nông sản, thủy sản sơ chế, các dịch vụ không mang tính lợi nhuận và các dịch vụ công cộng như dịch vụ trong ý tế, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo
Theo thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn bổ sung vào đối tượng chịu thuế các mặt hàng sau: Phân bón, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp
Phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1 Phương phápthu thập số liệu
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm nguồn lực và công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax Nhằm thu thập các thông tin cho đề tài, nhóm thực hiện thu thập số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Quan sát quá trình làm việc của bộ phận kế toán và tìm hiểu phần mềm FAST, cách nhập hóa đơn trên phần mềm
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Trong nghiên cứu này, dữ liệu thứ cấp là các thông tin về quá trình hình thành phát triển của công ty, đặc điểm cơ cấu tổ chức, tình hình cơ bản của công ty như tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các chứng từ, sổ sách liên quan đến thuế GTGT của công ty Các thông tin này được thu thập từ phòng kế toán của công ty thông qua các tài liệu như: hồ sơ, báo cáo tài chính, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, giấy báo có, phiếu thu,
1.4.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được hệ thống hoá theo các nội dung đề tài Các thông tin và số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm máy tính như excel, …Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong đề tài bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh
- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm phân tích đặc điểm nguồn lực và công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty CP dịch vụ và đại lí thuế Vinatax
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng nhằm thể hiện sự biến động hay sự sai khác của các chỉ tiêu theo thời gian, không gian hay theo các nhóm đối tượng Trong đề tài này, phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để đánh giá sự biến động về tình hình biến động nguồn lực tại Công ty.
Tổng quan chung về Công ty CP dịch vụ và đại lý thuế VINATAX
Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty CP dịch vụ và đại lý thuế VINATAX
Trụ sở chính: Số 24 Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0966725669
Công ty CP dịch vụ và đại lý thuế VINATAX được thành lập vào ngày 22/11/2016 người thành lập công ty là Trần Tuấn Sơn, hiện nay đang giữ chức vụ giám đốc.
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Được thành lập vào ngày 22-11-2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế cho các doanh nghiệp
Tên giao dịch của công ty là: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Đại Lý Thuế Vinatax
Trụ sở: Số 24 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Gồm 9 văn phòng giao dịch:
VPGD 1: Số 16 lô 12A đường Trung Yên 10, Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, HN
VPGD 2: Số 19/96/31 Thượng Thanh – Q Long Biên – TP Hà Nội
VPGD 3: Số 1/4 Phố Ngoại Thương, Phường Đông Ngàn, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
VPGD 4: P2302 CT7D Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
VPGD 5: Số 39A, ngõ 143/45 Xuân Phương, quận Nam Từ Niêm, Hà Nội
VPGD 6: P0814–HH01 chung cư New Horizon City–87Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, HN
VPGD 7: Số 12, tầng 28, chung cư HH3B chung cư Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD 8: Số 31 đường F tập thể Học viện Nông Nghiệp, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
VPGD 9: Xóm 1, thôn Đan Tảo, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Công ty Cổ phần dịch vụ và Đại lý thuế Vinatax được thành lập bởi các cán bộ ngành thuế dày dặn kinh nghiệm và các kế toán trưởng giỏi trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, xây dựng, dịch vụ, y tế, giáo dục Thuế Vinatax không những có nhiệm vụ thay mặt Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan về thuế và kế toán với các cơ quan chức năng mà còn giúp Doanh nghiệp hạn chế một cách tối đa các sai sót và rủi ro trong quá trình thực hiện các chính sách thuế và kế toán, bởi đội ngũ chuyên gia về thuế, kế toán, kiểm toán của Thuế Vinatax luôn luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp trong suốt chặng đường kinh doanh của mình Thuế Vinatax luôn tự hào là Đại lý thuế hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ đại lý thuế, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp và các dịch vụ tài chính khác…
Với 9 văn phòng giao dịch, trong những năm qua Thuế Vinatax đã và đang thực hiện cung cấp dịch vụ đại lý thuế; dịch vụ tư vấn thuế và kế toán; dịch vụ lập báo cáo tài chính; dịch vụ rà soát và hoàn thiện lại sổ sách kế toán; dịch vụ quyết toán thuế, hoàn thuế, giải thể doanh nghiệp trọn gói, … cho hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty
Chức năng của công ty:
- Thiết lập hồ sơ kê khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập
- Lập hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng; Thu nhập cá nhân; Thu nhập doanh nghiệp tháng, quý, năm
- Lập hồ sơ (báo cáo) quyết toán thuế
- Lập hồ sơ hoàn thuế; miễn, giảm thuế; xin ưu đãi thuế
- Hỗ trợ quyết toán thuế và đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan thuế
- Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế
- Quản lý rủi ro về thuế
- Thay doanh nghiệp ký tờ khai, nộp thuế
Để thực hiện tốt được chức năng của mình, Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax đặt cho mình những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tuân thủ pháp luật Nhà nước về chế độ quản lý kinh tế tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nắm bắt, cập nhật kịp thời các thông tư, nghị định, chủ trương của Bộ tài chính, pháp luật Nhà nước
- Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, các văn bản hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kết hợp với việc tự tạo ra nguồn vốn cho công ty, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, nâng cao trình độ của kế toán viên, đảm bảo thực hiện dịch vụ có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dịch vụ
- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ của Công ty
Quyền hạn của Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax
Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax có các quyền cơ bản như sau:
- Được tự do, chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp, hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh, liên kết đó ký với khách hàng trong nước và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động của Công ty
- Được vay vốn, huy động và sử dụng vốn ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước
- Công ty có quyền bảo vệ hợp pháp uy tín của mình về tất cả mọi phương tiện
- Được mở rộng các cửa hàng, văn phòng giao dịch để phát triển
- Được lập các phương án hoạt động kinh doanh và tiến hành kinh doanh trên cơ sở tự đảm bảo cân đối thu chi, đem lại lợi ích kinh tế cho Công ty.
Tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy công ty
- Là những người có quyết định quan trọng với các công việc điều hành và quản lý công ty dựa theo điều lệ đã được đề ra khi thành lập công ty Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị có số lượng thành viên từ 03 đến 11 thành viên, được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty
H ội đồ ng qu ả n tr ị
Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán
- Là người đại diện pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Phải có trách nhiệm, năng lực điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được đào tạo qua các lớp về điều hành doanh nghiệp, chịu khó học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Có những chứng chỉ hành nghề sau:
+ Chứng chỉ làm dịch vụ các thủ tục về thuế (đại lí thuế)
+ Chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán kiểm toán
- Giám đốc là người được hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh của công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và tổng giám đốc về quyền và nghĩa vụ được giao
- Giám đốc có nhiệm kỳ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
- Giám đốc công ty không được đồng thời là giám đốc của công ty khác
- Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng
- Thực hiện việc kế toán tài chính và xác định kết quả kinh doanh của đơn vị mình
- Lập báo cáo thuế, theo dõi tình hình công nợ chung của toàn công ty
- Lập báo cáo quản trị khi có yêu cầu
- Soạn thảo hợp đồng dịch vụ kí với khách hàng
- Lưu trữ hồ sơ kế toán
Phòng hành chính nhân sự
- Thực hiện việc tuyển dụng nhân sự
- Đào tạo cho nhân sự
- Soạn thảo hợp đồng lao động
- Đăng kí theo dõi việc đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ
Đặc điểm bộ máy kế toán và chế độ kế toán tại công ty
Đặc điểm bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tố chức theo nguyên tắc tập trung Người đứng đầu là kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp các kế toán viên để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách được giao Toàn bộ công việc về hạch toán được tổ chức tại phòng kế toán của công ty
Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ kế toán, tiến hành kiểm tra xử lý chứng từ, ghi số, sau đó thông qua báo cáo quản trị của công ty cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho quản lý, điều hành hoạt động của công ty
Chế độ kế toán tại công ty
Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính thay thế quyết định số 48/2016/QĐ-BTC Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017
- Kỳ kế toán năm ( hay còn gọi là niên độ kế toán): công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Kì kế toán quý: là 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến ngày cuối cùng tháng cuối quý, kế toán tiến hành lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ (trên nguyên tăc chuyển đổi các đơn vị tiền tệ, kim loại đóa quý sang VNĐ)
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán máy Phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng là phần mềm FAST và được thiết kế theo hình thức kế toán nhật kí chung
Hình 2.1: Giao diện phần mềm Fast.
Đặc điểm nguồn lực của công ty
Đặc điểm về tình hình lao động của công ty giai đoạn 2019 – 2021
Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty từnăm 2019 – 2021
Nguồn: Phòng nhân sựQua bảng 2.1 cho ta thấy:
Cao đẳng 3 14,29 2 9,09 3 13,04 -1 66,67 1 150 108,33 Đại học và SĐH 18 85,71 20 90,91 20 86,96 2 111,11 0 100 105,56
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
Tình hình lao động có sự thay đổi liên tục đặc biệt số lượng lao động biến đổi qua các năm và tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số Cụ thể năm 2020, 2021 số lượng nhân viên tăng liên tục, tăng thêm 1 người tương đương tăng 4,76% năm
2020 và tăng 1 người năm 2021 tương đương tăng 4,55% Do ngành dịch vụ kế toán thuế có xu hướng phát triển mạnh nên lượng công việc nhiều cần thêm nguồn lao động có phát triển ngành này và nhân viên kế toán, ngay từ các trường đại học tỷ lệ sinh viên lớp kế toán lúc nào cũng là nữ nhiều hơn nam, nên trong ngành nữ lúc nào cũng chiếm đa số
Phân theo công việc: Lao động trực tiếp lúc nào cũng cao hơn lao động gián tiếp Tỷ lệ lao động trực tiếp trong công ty chiếm đến khoảng 80% so với lao động gián tiếp Đây là ngành dịch vụ kế toán nên sản phẩm cuối cùng được làm ra là các báo cáo tài chính, bảng lương, báo cáo thuế, do nhân viên trực tiếp làm ra nên tỷ lệ lao động trực tiếp cao hơn lao động gián tiếp
Phân theo trình độ: Tỷ lệ số lao động trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số bởi công ty chú trọng đến chất lượng lao động và đòi hỏi tính cẩn thận, trình độ chuyên môn cao sẽ giúp công ty trong hoạt động kinh doanh tốt hơn, tăng doanh thu Cơ cấu trình độ đại học và sau đại học của công ty luôn chiếm trên 80% trên tổng số lao động
Từ bảng 2.1 cho thấy trong giai đoạn 2019-2021 tổng số lao động của công ty có xu hướng lao động tăng qua các năm Số lao động dao động từ 21-23 người Vì ngành dịch vụ kế toán đang rất được quan tâm bởi các công ty nhỏ không có bộ phận kế toán của riêng và đây cũng là một môi trường thích hợp để học hỏi và rèn luyện thêm kiến thức và kĩ năng làm việc nên thu hút được rất nhiều người.
Đặc điểm về tình hình tài sản- nguồn vốn của công ty từ năm 2019- 2021
Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty giai đoạn 2019 – 2021
II Khoản phải thu ngắn hạn 275.879.999 11,03 306.871.999 13,78 313.844.610 15,81 30.992.000 111,23 6.972.611 102,27 106,75 III Hàng tồn kho 874.754.762 34,99 988.440.688 44,38 1.092.750.623 55,03 113.685.926 113,00 104.309.935 110,55 111,77
II Tài sản dài hạn khác 526.309.924 21,05 426.319.646 19,14 161.419.591 8,13 (99.990.278) 81,00 (264.900.055) 37,86 59,43
TỔNG TÀI SẢN 2.500.046.080 100 2.227.159.292 100 1.985.596.974 100 (272.886.788) 89,08 (241.562.318) 89,15 89,12 A.Nợ phải trả 1.477.313.023 59,09 1.518.781.104 68,19 2.642.418.738 133,08 41.468.081 102,81 1.123.637.634 173,98 138,39
II Người mua trả tiền trước 159.050.000 6,36 25.000.000 1,12 442.720.000 22,30 (134.050.000) 15,72 417.720.000 1.770,88 893,30 III Thuế và các khoản phải nộp 36.526.080 1,46 12.544.296 0,56 9.966.206 0,50 (23.981.784) 34,34 (2.578.090) 79,45 56,90
V Phải trả người lao động 0 - 71.677.581 3 0 0,00 71.677.581 (71.677.581) -
VI Vay và nợ thuê tài chính 270.666.677 10,83 158.666.678 7,12 46.666.670 2,35 (111.999.999) 58,62 (112.000.008) 29,41 44,02
I Vốn đầu tư chủ sở hữu 1.000.000.000 40,00 1.000.000.000 44,90 1.000.000.000 50,36 - 100,00 - 100,00 100,00
II Lợi nhuận ST CPP 22.733.057 0,91 (291.621.812) -13,09 (1.656.821.764) -83,44 (314.354.869) (1.282,81) (1.365.199.952) -
Bình quân (%) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu 2020/2019 2021/2020
Từ bảng 2.2 ta thấy rõ về cơ cấu tài sản và nguồn vốn như sau:
Công ty hoạt động về loại hình dịch vụ thuế sẽ khác so với công ty hoạt động về loại hình thương mại sản xuất nên không tập trung chính vào nhà xưởng, máy móc, công cụ mà chủ yếu là các dòng tiền và các khoản phải thu ngắn hạn từ các hợp đồng của công ty Chính vì vậy mà TSNH của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tổng tài sản, cụ thể năm 2020 chiếm 59,76%, năm 2021 tăng lên 73,67% do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao do bị ứ đọng, kém, mất phẩm chất không có khả năng tiêu thụ
TSDH lại đang giảm dần trong cơ cấu tổng tài sản đến năm 2021 chỉ còn 26,33% nguyên nhân do giá trị còn lại của TSCĐ dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo khoản vay và nguyên giá của TS thanh lý vào cuối năm Nhìn chung, tình hình Tổng tài sản của công ty luôn có những biến động qua từng năm và đang có xu hướng giảm dần
Trong cơ cấu Tổng nguồn vốn, cơ cấu của nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, cụ thể năm 2020 chiếm 68,19%, đặc biệt năm 2021 do giá trị người mua trả tiền trước tăng cao lên đến hơn 400 triệu tăng 22,3% và giá trị lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm hơn 80% cho nên cơ cấu vốn chủ sở hữu mới âm hơn 33% và cơ cấu nợ phải trả tăng hơn 133%
Tình hình Tổng Nguồn vốn của công ty đang có xu hướng giảm dần, các khoản nợ phải trả và vay nợ thuê cũng có xu hướng giảm nhưng một số khoản phải trả khác hay phải trả người lao động lại tăng lên Vốn đầu tư chủ sở hữu về cơ bản vẫn giữ nguyên nhưng vì tình hình hoạt động của công ty không được tốt lắm khiến cho lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm cụ thể năm 2020 ở mức âm 13,09% đến năm 2021 vừa qua đã âm hơn 80% đã khiến cho VCSH giảm mạnh
Nhìn chung tổng tài sản và tổng nguồn vốn của năm 2019-2021 luôn có những biến động, xu hướng tăng giảm luôn đối nghịch nhau Giá trị tài sản ngắn hạn giảm qua các năm, nợ phải trả và các khoản vay nợ tài chính cũng đang có xu hướng giảm Tuy nhiên, do ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình hoạt động cũng như ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận Vì vậy công ty cần đưa ra các biện pháp và chiến lược mới, hiệu quả hơn cho các năm tiếp theo để hiệu quả hoạt động của công ty được phát triển hơn nữa.
Đặc điểm kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2019 đến
Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từnăm 2019 – 2021
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp 2.768.200.477 1.577.046.976 2.615.470.281 (1.191.153.501) 56,97 1.038.423.305 165,85 111
2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.768.200.477 1.577.046.976 2.615.470.281 (1.191.153.501) 56,97 1.038.423.305 165,85 111
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.112.053.041 585.782.635 (728.664.707) (526.270.406) 52,68 (1.314.447.342) (124,39) (36) 6.Doanh thu từ hoạt động tài chính 23.244 18.552 18.735 (4.692) 79,81 183 100,99 90
8 Chi phí quản lý kinh doanh 1.085.618.665 862.373.986 627.264.746 (223.244.679) 79,44 (235.109.240) 72,74 76
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt đồng KD (10.496.293) (301.175.839) (1.368.086.323) (290.679.546) - (1.066.910.484) 454,25 227
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14.503.707 (301.175.839) (1.368.086.323) (315.679.546) (2.076,54) (1.066.910.484) - (1.038)
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 11.602.966 (301.175.839) (1.368.086.323) (312.778.805) (2.595,68) (1.066.910.484) - (1.298)
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Do hậu quả của dịch covid nên năm 2020 doanh thu giảm gần 1 nửa, đến năm 2021, công ty đã phục hồi và đi vào hoạt động hiệu quả hơn nên tăng hơn 65% doanh thu bán hàng, đó là một kết quả thật đáng mừng Doanh thu thuần cũng tương tự, bình quân tăng hơn 11% Để quay trở lại kinh doanh sau sự ảnh hưởng của đại dịch covid19, đến năm 2021, công ty đã tăng chi phí giá vốn lên hơn 3 lần so với năm 2020 cho nên không thu được lợi nhuận và vẫn luôn âm trong 2 năm qua
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp luôn là tiêu chí mà công ty muốn hướng tới Tuy nhiên vì bị ảnh hưởng nặng của năm 2020 cho nên công ty vẫn chưa có lãi, nhưng dựa vào số liệu của doanh thu bán hàng cho thấy công ty đang trên đà phát triển nguyên nhân là do công ty đã phát triển tốt ngành dịch vụ kế toán và quan tâm hơn đến các chính sách sau mua, tri ân khách hàng khi mua hàng hóa tại công ty
Công ty cần có các giải pháp để kiểm soát chi phí tốt hơn, biện pháp tối ưu doanh thu cung cấp dịch vụ, nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư để tình hình hoạt động tài chính những năm sau được phát triển hơn nữa.
Tìm hiểu công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax
Đặc điểm công tác thuế GTGT tại công ty
2.3.1.1 Các mức thuế GTGT áp dụng tại Công ty
Kế toán thuế nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng của công ty được thực hiện theo nguyên tắc: chủ động tính và kê khai đầy đủ, chính xác số thuế phải nộp cho Nhà nước và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ liên quan đến kế toán, kiểm toán, tư vấn về thuế Công ty áp dụng phương pháp tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Công ty kê khai thuế theo quý Để phục vụ trực tiếp cho quá trình kinh doanh, công ty đã sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT có mức thuế suất là 5%, 10% và đầu ra không chịu thuế GTGT
Hàng hóa , dịch vụ Mức thuế suất
Linh kiện máy tính, Thiết bị viễn thông, Điện sử dụng,
Chi phí thuê văn phòng, Chi phí tiếp khách
Dịch vụ kế toán thuế 10%
Doanh thu hoa hồng đại lý 10%
Đặc điểm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax chủ yếu mua hàng hóa, dịch vụ trong nước (xăng dầu, giấy in, …) Các hàng hóa, dịch vụ đầu vào của Công ty chịu thuế 10 % và nước sạch là 5%
Đặc điểm thuế GTGT đầu ra phải nộp
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên không có thuế xuất khẩu Thuế GTGT đầu ra phải nộp phát sinh khi công ty cung cấp dịch vụ Các mặt hàng đầu ra của công ty có thuế suất 10 % là phí dịch vụ kế toán và doanh thu hoa hồng đại lý Công ty sẽ nhận được doanh thu hoa hồng đại lý khi làm đại lý trung gian bán chữ ký số, doanh thu hoa hồng chiếm 2 – 3%/tổng doanh thu
2.3.1.2 Tài khoản sử dụng và hệ thống chứng từ a Tài khoản sử dụng Để hạch toán thuế GTGT công ty sử dụng TK 133 và TK 3331
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ, bao gồm 2 tài khoản cấp 3
TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV
TK 1332 — Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
TK3331: Thuế GTGT phải nộp
TK 33311: Thuế GTGT đầu ra b Hệ thống chứng từ
Hiện nay công ty sử dụng hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử là giải pháp cho công ty thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho công ty như tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu thủ tục hành chính, là yêu cầu tất yếu của hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch Theo quy định tại các Luật thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện hiện hành, thì các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khi mua HHDV phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khẩu trừ thuế
Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax đã mua hóa đơn theo mẫu riêng Mỗi quyển hóa đơn gồm 50 số hóa đơn với 150 liên, trên hóa đơn có sẵn tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty Điều này giúp cho kế toán lập hóa đơn GTGT nhanh hơn và ít sai sót hơn
Công ty đã thực hiện đủ chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định Nhà Nước:
- Hóa đơn GTGT (ban hành theo thông tư 78 / 2021 / TT - BTC)
- Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01 / GTGT- ban hành theo thông tư số 80 /
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào (mẫu số 01-2 / GTGT - ban hành theo thông tư số 26 / 2015 / TT - BTC)
Sau khi phát sinh hợp đồng dịch vụ thì kế toán sẽ xuất hóa đơn điện tử, chứng từ khác kèm theo kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý Sau khi kiểm tra kế toán nhập số liệu vào phần mềm FAST Để xuất được hóa đơn GTGT tử phần mềm thì đơn vị phải có thông báo phát hành hoá đơn cùng với mẫu hoá đơn gửi tới cơ quan Thuế Phần mềm kế toán của đơn vị có tích hợp lập hoá đơn điện tử trên phần mềm TS -Invoice
Hình 2.2: Mẫu hóa đơn điện tử của công ty
Kế toán thuế GTGT đầu vào tại công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế
Sơ đồ 2.2: Quy trình mua hàng hóa dịch vụ tại Công ty
Thuế GTGT được khấu trừ phát sinh khi công ty mua HHDV đầu vào để phục vụ việc kinh doanh HHDV là đối tượng chịu thuế GTGT Do đó thuế GTGT được khấu trừ phản ánh cùng nghiệp vụ mua HHDV Bộ phận kinh doanh tại công ty là bộ phận nhận thông tin báo giả từ nhà cung cấp, khi có nhu cầu về hàng hóa, bộ phận kinh doanh sẽ lên đơn đặt hàng gửi đến giám đốc phê duyệt Sau khi đơn đặt hàng được phê duyệt bộ phận kinh doanh gửi đơn hàng đến nhà cung cấp Nhà cung cấp giao hàng đến công ty, bộ phận kinh doanh sẽ kiểm tra hàng có đầy đủ số lượng không và bộ phận kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn GTGT để nhập mua hàng trên phần mềm kiêm phiếu nhập kho
Sau quá trình mua hàng là quá trình thanh toán:
- Nếu giá trị hàng mua nhỏ thì có thể thanh toán bằng tiền mặt Kế toán lập phiếu chỉ chuyển cho thủ quỹ sau đó thủ quỹ xuất tiền thanh toán cho người bán
- Nếu giá trị mua hàng lớn thì sẽ tiến hành thanh toán qua ngân hàng Kế toán cần cử hóa đơn GTGT và chứng từ liên quan lập ủy nhiệm chỉ hoặc viết sắc gửi đến ngân hàng để tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp
Nếu nhà cung cấp cho phép công ty nợ tiền hàng thì công ty vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào Nếu đến hạn thanh toán mà công ty không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hóa đơn mua hàng đó thì sẽ phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ theo Quy định của Luật thuế GTGT
Quá trình luân chuyển chứng từ Để tập hợp thuế GTGT đầu vào kế toán thuế GTGT cần có bộ chứng từ gồm có số liệu đã được kế toán mua hàng nhập mua HHDV trên phần mềm kế toán gồm hóa đơn GTGT (liên 2) từ nhà cung cấp, giấy báo nợ tiền gửi ngân hàng, phiếu chi tiền mặt nếu công ty thanh toán luôn cho nhà cung cấp Cuối tháng bộ phận kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn thuế GTGT đầu vào lập một bảng kê để tổng hợp số liệu mua vào theo các chỉ tiêu trên tờ khai nhằm kiểm soát hóa đơn đầu vào và phục vụ việc đối chiếu các sổ sách nếu sót
Kế toán căn cứ vào các chứng từ sau để theo dõi thuế GTGT và lập bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Hóa đơn GTGT (liên 2) của HHDV mua vào
- Phiếu nhập kho HHDV Giấy báo nợ tiền gửi ngân hàng, phiếu chi tiền mặt
- Các chứng từ liên quan khác
Tài khoản sử dụng Để hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ kế toán sử dụng TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV
2.3.2.2 Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào bằng phần mềm FAST
Thuế GTGT đầu vào được thể hiện trên hóa đơn GTGT của nhà cung cấp hoặc phiếu chi tiền mặt của công ty, hóa đơn trả lại hàng cho người bán
Sơ đồ 2.3: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào
Sau khi phát sinh hợp đồng mua hàng (nếu có), kế toán sẽ nhận được hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn GTGT liên 2 từ nhà cung cấp Tiếp theo kế toán bắt đầu thu thập hóa đơn GTGT để nhập liệu các thông tin liên quan đến mua hàng bao gồm: Tên công ty, số hóa đơn, ngày tháng, giá trị hàng mua, thuế GTGT tương ứng và tổng giá trị thanh toán của hàng hoá vào phần mềm Fast trên phân hệ mua hàng Số thuế GTGT đầu vào chủ yếu là từ các nghiệp vụ mua nước sạch và thanh toán các dịch vụ như: điện, nước, xăng dầu, cuộc điện thoại, dịch vụ ăn uống Sau khi nhập số liệu vào phần mềm, kế toán tiến hành kết xuất ra sổ chi tiết, sổ cái của TK133
Cuối quý, đơn vị so sánh tổng số cuối quý của sổ chi tiết, sổ cái TK1331 và bảng kê HHDV mua vào Nếu có chênh lệnh thì tiến hành rà soát để điều chỉnh và bổ sung Cuối cùng, xác định số thuế GTGT được khấu trừ của công ty
Ví dụ 1: Ngày 05/01/2022 Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax mua xăng dầu dùng cho nội bộ công ty HD 50989 mua 45,08 lít xăng RON95-III với đơn giá 21.172,73 đồng Công ty thanh toán bằng tiền mặt
Kế toán hạch toán như sau:
Bộ phận kế toán căn cứ vào số liệu nhận hàng từ bộ phận kinh doanh báo và căn cứ vào hóa đơn GTGT (mẫu chứng từ số 3.2), kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn Sau khi kiểm tra số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp đã khớp với hóa đơn GTGT kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm Fast Vì công ty mua giấy về sử dụng nội bộ nên công ty sẽ hạch toán vào TK64217 và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
B1: Vào phần mềm Fast chọn phân hệ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay > cập nhật có liệu → phiếu chi tiền mặt
Hình 2.3: Nhập liệu hóa đơn số 50989
B2: Trên phiếu chi tiền mặt kế toán nhập đầy đủ thông tin như ngày hạch toán, loại phiếu chi, nhà cung cấp, lý do mua hàng, TK64217 và số tiền thanh toán 954.545
B3: Kế toán chuyển sang tab thuế điền đầy đủ và số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ngày hóa đơn và mã thuế 10 % số tiền thuế sẽ tự động cập nhật là 95.455 đồng
Sau khi nhập hóa đơn phần mềm sẽ tự động lập phiếu nhập hàng Cuối cùng sau khi lưu và in chứng từ để lưu trữ thì phần mềm Fast sẽ kết xuất lên các số liên quan như số chi tiết TK 1331 (Mẫu số 3.1) bảng kê HHDV mua vào (Mẫu sổ 3.3)
Hình 2.4: Mẫu chứng từ số: Hóa đơn GTGT đầu vào số 50989
2.3.2.3 Sổ kế toán chi tiết và sổ cái thuế GTGT được khấu trừ
Cuối quý IV/2021 số thuế GTGT đã được khấu trừ hết nên quỷ 1/2022 số dư đầu kỳ TK1331 = 0 trên sổ chi tiết và sổ cái Số chi tiết, số cái tài khoản thuế GTGT được khẩu trừ của HHDV sẽ được phần mềm tự động cập nhật khi kế toán nhập trên phân hệ mua hàng Cuối quý 1, kế toán trưởng tổng hợp thuế GTGT được khấu trừ và đối chiếu giữa chứng từ với số sách xem số liệu có khớp nhau không Để có thể theo dõi, kiểm tra được số tiền phải trả nhà cung cấp kế toán sẽ tổng hợp lên số chi tiết TK133 và số cái TK133 để tránh tình trạng chiếm dụng vốn một cách không hợp lý Mặt khác khi mua hàng với đơn giá dưới 20 triệu công ty thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt nên kế toán lên sổ chi tiết và sổ cái TK1331 sẽ căn cứ vào phiếu chi
Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax
Số 24, Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tài khoản: 1331- Thuế GTGT được khấu trừ
Số dư có đầu kỳ: 6.921.139
Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đối ứng Số phát sinh
05/01/2022 50989 Xí nghiệp bán lẻxăng dầu – khu vực I- Công ty TNHH Một Thành Viên Thuế GTGT mua vào xăng dầu 1111 95.455
12/1/2022 02648 Công Ty TNHH Một Thành Viên Thương
Mại và Dịch Vụ và sản xuất Bắc Nghệ Thuế GTGT mua vào của dịch vụ 331 13.600.000
03/02/2022 1245614 Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu – khu vực I- Công ty TNHH Một Thành Viên Thuế GTGT mua vào xăng dầu 1111 81.818
05/02/2022 06562 Công Ty Cổ Phần 88 Group Việt Nam Thuế GTGT mua vào của dịch vụ thiết bị điện tử 331 47.273
29/3/2022 37388 Chi nhánh Tổng Công Ty dịch vụ Viễn Thông
VNPT- Hà Nội Thuế GTGT mua vào của dịch vụ cước internet 1111 204.000
Nhận xét: Do trong quý I / 2022 công ty không mua sắm mới TSCĐ nên không có số phát sinh trên TK1332 Vì vậy số phát sinh trên số cái TK133 chỉ bao gồm thông tin trên sổ TK1331
Kế toán thuế GTGT đầu ra tại công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế
Quá trình bán hàng của công ty là quá trình bán hàng cung cấp dịch vụ, làm đại lý thuế của công ty
Sơ đồ 2.4: Quy trình bán hàng tại công ty
Thuế GTGT đầu ra phải nộp phát sinh từ quá trình bán hàng hóa dịch vụ, làm đại lý thuế của công ty Bộ phận kinh doanh sẽ trực tiếp gửi báo giá và kí hợp đồng với khách hàng Phòng kế toán sẽ làm hồ sơ bao gồm: Gửi quyết định sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn mẫu lên cơ quan thuế và thông báo phát hành hóa đơn điện tử cho khách hàng Cuối tháng sau khi cung cấp dịch vụ làm đại lý xuất hóa đơn điện tử, công ty sẽ nhận được doanh thu hoa hồng đại lý và phòng kế toán tiến hành xuất hóa đơn điện tử giao cho khách hàng Khi khách hàng nhận được hóa đơn công ty sẽ thu tiền hoặc ghi nhận công nợ
Quá trình luân chuyển chứng từ Để tập hợp thuế GTGT đầu ra kế toán thuê GTGT cần có bộ chứng từ gồm có số liệu đã được kế toán nhập hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán, hóa đơn GTGT, giấy báo có tiền gửi ngân hàng, phiếu thu tiền mặt nếu khách hàng thanh toán luôn Cuối tháng bộ phận kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn thuế GTGT đầu ra để lập một bảng kê tổng hợp số liệu bán ra theo các chỉ tiêu trên tờ khai nhằm kiểm soát hóa đơn đầu ra
Gửi báo giá, ký hợp đồng với khách hàng Lập hóa đơn bán hàng
Xuất hóa đơn bán hàng
Thu tiền và quản lý công nợ khách hàng
Hóa đơn điện tử mà công ty đã có thông báo phát hành hóa đơn cùng với mẫu hóa đơn gửi tới cơ quan thuế kèm theo mã của cơ quan thuế, chữ ký số của công ty xác nhận
Một số trường hợp đặc biệt còn có các chứng từ như: Hóa đơn dịch vụ, chứng từ phải thu khác, văn bản bù trừ công nợ, …
Công ty sử dụng TK 33311: GTGT đầu ra để phản ánh số thuế GTGT đầu ra tại công ty
2.3.3.2 Quy trình hạch toán thuế GTGT phải nộp bằng phần mềm FAST
Tương tự như kế toán thuế GTGT đầu vào, căn cứ trên hóa đơn GTGT cung cấp cho khách hàng, kế toán xác định thông tin tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có sau đó nhập liệu các thông tin trên hóa đơn vào mẫu hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho được thiết kế sẵn trong phần mềm
Sơ đồ 2.5: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra
Sau khi phát sinh hợp đồng bán hàng kế toán xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng Kế toán nhập số liệu vào phần mềm FAST trên phân hệ bán hàng bao gồm thông tin khách hàng, hình thức thanh toán, loại hành hóa, thuế xuất
(nếu có) Hóa đơn điện tử
Nhập liệu vào phần mềm FAST trên phân hệ bán hàng
Sổ chi tiết và sổ cái
Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra
So sánh sổ chi tiết, sổ cái và bảng kê Xác định số thuế
(%) Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ kế toán xác định thông tin tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và bắt đầu nhập vào phần mềm Sau khi nhập xong, phần mềm sẽ tự động vào sổ chi tiết, sổ cái TK 33311 Kế toán lên bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào Cuối cùng kế toán xác định số thuế GTGT
Ví dụ 1: Ngày 07/01/2022 Công ty cổ phần dịch vụ vào đại lý thuế Vinatax bán hàng cho Công ty TNHH TAKUBO Việt Nam theo hóa đơn số 2 với nội dung “dịch vụ hoàn thuế GTGT theo hợp đồng số 2311/2021/VNT- TKBVN ngày 23/11/2021”, trị giá 621.698.862, thuế suất 10% là 683.868.748, khách hàng chưa thanh toán tiền
Kế toán hạch toán như sau:
Dựa vào hóa đơn số 2, bộ phận kế toán sẽ tiến hành nhập liệu xuất kho trên hóa đơn GTGT vào phần mềm FAST
Bước 1: Vào phần mềm FAST chọn phân hệ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay -> chọn cập nhật số liệu -> phiếu thu tiền mặt
Bước 2: Trên phiếu thu tiền mặt kế toán nhập đầy đủ các thông tin như ngày hạch toán, loại phiếu thu, nhà cung cấp, tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn gía, lý do mua hàng, TK 131và số tiền cần thu về là 683.868.748
Bước 3: Trên tab thuế kế toán nhập mã thuế 10% số tiền thuế sẽ tự động cập nhật Cuối cùng sau khi lưu và in chứng từ để lưu trữ thì phần mềm FAST sẽ kết xuất lên các sổ liên quan như sổ chi tiết TK 33311, sổ cái TK 33311
Hình 2.5: Hóa đơn GTGT đầu ra theo HD số 2
2.3.3.3 Sổ kế toán chi tiết và sổ cái thuế GTGT phải nộp
Cuối quý IV/2021 số thuế GTGT phải nộp đã được công ty nộp đầy đủ nên sang quý I/2022 công ty có số dư đầu kỳ TK 3331=0 trên sổ chi tiết và sổ cái Kế toán tổng hợp GTGT, sổ chi tiết tài khoản thuế GTGT phải nộp của hàng hóa dịch vụ sẽ được phần mềm cập nhật số liệu và thuế khi kế toán nhập các số liệu lên mục chi tiết thuế trên phân hệ phiếu thu tiền mặt Cuối tháng kế toán dựa vào hóa đơn GTGT đầu ra để lập bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra theo các chỉ tiêu trên tờ khai nhằm kiểm soát thuế GTGT bán ra Cuối tháng kế toán kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ với sổ chi tiết TK 33311, sổ cái TK 33311 để kiểm tra, theo dõi được số tiền phải thu khách hàng, giúp công ty nắm được tình hình thanh toán, công nợ, và kiểm soát việc thực hiện kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn một cách không hợp lý
Sổ chi tiết tài khoản 33311 Quý I/2022
Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh
05/01/2022 1 Công ty CP đầu tư CN và TM
Doanh thu hoa hồng đại lý 12/2021
07/01/2022 2 CT TNHH TAKUBA VN Dịch vụ hoàn thuế 131 62.169.886
20/012022 3 CT TNHH LSEM VN Phí dịch vụ tháng 1/2022 131 200.000
20/01/2022 4 CT TNHH TMDV Vinh Vượng Phí dịch vụ tháng 01/2022 131 600.000
09/02/2022 5 CT TNHH DAIN LEADERS VN Phí dịch vụ quý I/2022 131 360.000
25/03/2022 66 Công ty TNHH KUKAI Phí dịch vụ tháng 02+03/2022 1121 320.000
31/3/2022 67 CT TNHH TM Việt Lê Phí dịch vụ tháng 01/2022 131 500.000
Tổng số phát sinh Nợ: 51.386.412
Tổng số phát sinh Có: 96.894.918
Số dư có cuối kỳ: 45.508.506
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra Quý I/2022
STT Hóa đơn, chứng từ bán Mã số thuế Mặt hàng Doanh số bán hàng Thuế Thuế GTGT Ghi chú hiệu Kí Số hóa đơn
Ngày, tháng, năm Tên người mua
1 Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT
1 1 05/01/2022 Công ty CP đầu tư CN và TM Softdream
Doanh thu hoa hồng đại lý 12/2021
2 2 11/02/2022 Công ty CP đầu tư CN và TM Softdream
Doanh thu hoa hồng đại lý 01/2022
2.Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 10%
3 21 17/03/2022 CTCP chế biến thực phẩm Cao Bằng
Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT: 1.052.354.384 Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra: 96.894.918
Kê khai, nộp tờ khai thuế GTGT
Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax kê khai thuế GTGT cần đến sự hỗ trợ của phần mềm HTKK thuế phiên bản 4.8.3 do Tổng cục Thuế Việt Nam phát hành
Hình 2.6: Giao diện phần mềm HTKK
Quy trình kê khai thuế GTGT tại đơn vị theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tờ khai
Công ty cổ phần và dịch vụ đại lý thuế Vinatax đăng kí kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên đơn vị sẽ tích vào tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT theo thông tư 80/2021/TT-BTC
Hình 2.7: Giao diện tờ khai thuế GTGT
Bước 2: Lựa chọn kì kê khai
Sau khi chọn loại tờ khai thì phần mềm HTKK sẽ hiển thị ở bảng chọn kì tính thuế Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax là đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý
Hình 2.8: Giao diện kỳ tính thuế
Bước 3: Lên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
Tổng hợp các số liệu từ các sổ chi tiết và sổ cái, bảng kê chứng từ HHDV mua vào, bán ra của TK 33311- Thuế GTGT đầu ra, TK 1331- Thuế GTGT đầu vào và kết hợp với các tài khoản liên quan để tổng hợp số liệu làm căn cứ để lên tờ khai
Hình 2.9: Tờ khai thuế GTGT quý I/2022
- HHDV mua vào trong kỳ, trong đó:
+ Chỉ tiêu (23) là giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT là 552.496.197
+ Chỉ tiêu (24) là số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ là 51.386.412
-Chỉ tiêu (25) là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ kỳ này là 51.386.412
- HHDV bán ra trong kỳ, trong đó:
+Chỉ tiêu (26) hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT là 12.604.000
+ Chỉ tiêu (32) và (33) là tổng doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 10% là 1.039.750.384 và tiền thuế GTGT là 96.894.918
+ Chỉ tiêu (27) và (28) phần mềm tự động cập nhật
+ Chỉ tiêu (34), (35) và (36) phần mềm tự động cập nhật
-Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
+Chỉ tiêu (40) số tiền mang đi nộp thuế là 38.587.367
-Hạn nộp tờ khai thuế GTGT là ngày 30 hoặc 31 tháng đầu quý sau Cụ thể là ngày 30/4/2022
Nộp thuế GTGT
Sau khi kê khai thuế GTGT xong, kế toán tiến hành nộp tờ khai thuế qua mạng
Vào website của cơ quan thuế đăng nhập để nộp tờ khai thuế Sau khi gửi tờ khai đến cơ quan thuế, kế toán sẽ nhận được email của cơ quan thuế xác nhận về việc nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng
Hàng quý, công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax luôn thực hiện nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách theo quy định của pháp luật Sau khi nộp tiền thuế công ty sẽ nhận được giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước
Sau khi tổng hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra Kế toán xác định số thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp quý I/2022 là
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
Đánh giá thực trạng
Kế toán thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các hóa đơn giá trị gia tăng với các bảng kê hóa đơn đầu vào và đầu ra Đến cuối tháng, cuối quý có trách nhiệm lập tờ khai thuế và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế Để hoàn thành công tác nêu trên, kế toán cần nắm rõ quy trình luân chuyển chứng từ liên quan đến thuế giữa các phòng ban để thu thập và xử lý chứng từ đầy đủ nhất Qua đợt Thực tập giáo trình 2 tìm hiểu và nghiên cứu tại Công ty CP dịch vụ và đại lý thuế Vinatax và dựa trên những kiến thức được học tại trường Nhóm 31 nhận thấy công tác kế toán thuế của công ty có khá nhiều ưu điểm cần tiếp tục phát huy, tuy nhiên cũng có một số nhược điểm cần được khắc phục, cụ thể như sau:
- Công ty có đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán thuế GTGT như: Hóa đơn GTGT, bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào, bán ra, tờ khai thuế GTGT
- Các hóa đơn chứng từ đều tuân thủ theo đúng quy định hợp pháp, hợp lý và hợp lệ Các chứng từ đều được lưu trữ tại công ty để phục vụ cho công tác theo dõi, quản lý và thuận lợi cho cơ quan thuế kiểm tra, quyết toán thuế của công ty
- Công ty luôn đảm bảo việc nộp thuế GTGT theo đúng quy định của pháp luật về thuế, không lần nào bị nhắc nhở hay khiển trách về các sai phạm liên quan đến luật thuế Các cuộc kiểm tra thuế đều được tiến hành một cách nhanh chóng vì hệ thống chứng từ , sổ sách báo cáo đều đầy đủ, rõ ràng
- Công ty thường xuyên cập nhập các thông tin mới về thuế để áp dụng chúng vào thực tiễn của công ty Công ty áp dụng lập tờ khai thuế theo mẫu mới nhất 01/GTGT theo thông tư 80/2021/TT-BTC ban hành ngày 29/09/2021 và kê khai trên phần mềm kê khai thuế của Tổng cục thuế Việt Nam
- Công ty đã đưa phần mềm kế toán và sử dụng và cho thấy hiệu quả tốt trong công tác kế toán thuế Tuy nhiên, phần mềm kế toán chưa cập nhập kịp các thay đổi của biểu mẫu trong các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính Điều này đã gây khó khăn trong công tác kế toán tại công ty
- Kê khai, quyết toán thuế còn gặp một vài khó khăn khi công ty thực hiện đăng nhập kê khai thuế ở phần hỗ trợ kê khai do lỗi phần mềm
- Đội ngũ nhân viên còn trẻ nên trong một số trường hợp sai sót, chưa xử lý kịp thời dẫn đến tồn đọng công việc quá nhiều.
Đề xuất một số giải pháp
Để hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT thì công ty cần tiếp tục phát huy những ưu điểm và tìm cách khách phục những nhược điểm mà công ty đang mắc phải Qua tìm hiểu em cũng xin đưa ra một số giải pháp như sau:
- Khi phần mềm chưa cập nhập khịp các thay đổi về biểu mẫu thì kế toán có thể yêu cầu công ty cung cấp phần mềm cập nhập phiên bản mới với những thay đổi để đáp ứng quy định của Bộ Tài Chính
- Công ty cần kiểm tra kết nối mạng, phần mềm trước khi thực hiện kê khai để tránh trường hợp lỗi phần mềm và công việc kê khai được thuận tiện hơn
- Nâng cao kỹ năng nghiệp của nhân viên kế toán bằng cách cử nhân viên kế toán tham gia các lớp bồi dưỡng do cơ quan thuế tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cập nhập các quy định mới nhất của Bộ Tài Chính để việc hạch toán chính xác hơn.
Kiến nghị
Kiến nghị đối với Công ty
- Cần có những chính sách quan tâm đến đời sống, nhu cầu, tình thần của nhân viên để nâng cao hiệu quả công việc
- Cải thiện những khó khăn, cơ sở vật chất, phần mềm hỗ trợ để công việc thuận lợi hơn.
Kiến nghị đối với nhân viên kế toán
- Tập trung hơn vào công việc, xây dựng lịch làm việc khoa học, hợp lý tránh tình trạng tồn đọng công việc đến cuối tháng, cuối kỳ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc
- Cần có sự hợp tác hơn giữa các phòng ban giúp chứng từ và luân chuyển chứng từ, hóa đơn để việc tổng hợp và kê khai thuận lợi hơn tránh đứt gãy gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của công ty
1 Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học_Vũ Cao Đàm_2006
2 Báo cáo tài chính năm 2018-2020 và chứng từ bảng biểu của Công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax
3 Các trang web tham khảo:
- https://gdt.gov.vn/wps/portal
- https://www.gso.gov.vn/
Thông tin về người phụ trách
Người phụ trách: kế toán Đinh Thị Nguyệt
Trình độ chuyên môn: đại học
Thời gian công tác: 4 năm
Vị trí việc làm: kế toán tại phòng kế toán của công ty cổ phần dịch vụ và đại lý thuế Vinatax
Bản mô tả công việc
Trong 1 tháng thực tập tại công ty những công việc mà 1 kế toán viên cần phải làm hàng ngày:
- Vào sổ kho những hàng hóa xuất nhập trong ngày
- Vào sổ chi tiết của từng tài khoản
- Thống kê lại các hóa đơn trong ngày
- Kiểm tra những giấy tờ hóa đơn được ghi trong ngày
- Kiểm tra lại số liệu ghi trên sổ sách nhật ký
- Kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết
- Kiểm kê lại hàng hóa trong kho vào cuối ngày
Chi tiết cho từng công việc
1 Kiểm tra giấy tờ hóa đơn trong ngày
Kế toán sẽ thu thập lại tất cả các hóa đơn được xuất trong ngày liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ của công ty, sau đó kế toán sẽ xem xét lại số phát sinh trên các hóa đơn đó để ghi lại vào sổ kế toán chi tiết của từng loại tài khoản
Vào cuổi ngày kế toán sẽ kiểm tra lại số liệu lần cuối sau đó đóng sổ
2 Kiểm tra số liệu phát sinh trên sổ chi tiết