1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Một Số Các Chỉ Tiêu Tài Chính Của Hai Doanh Nghiệp Là Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh Searefico Và Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ & Kỹ Thuật Cơ Điện Lạnh Ree Giai Đoạn 2019 - 2020.Pdf

58 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢIBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -

TIỂU LUẬN

MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Phân tích một số các chỉ tiêu tài chính của hai doanh nghiệp là Côngty cổ phần kỹ nghệ lạnh SEAREFICO và Công ty Cổ phần dịch vụ

& kỹ thuật cơ điện lạnh REE giai đoạn 2019 - 2020

Giảng viên: PGS.TS Vũ Trụ PhiHọ và tên Học viên: Bùi Thu HuyềnMã Học viên: CH2054

Lớp: QLKT 2023 – 1 lớp 2

Hải Phòng, tháng 09 năm 2021

Trang 2

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 5

1.1.4 Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp 7

1.1.5 Nội dung cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp 8

1.2 Những chỉ tiêu tài chính đặc trưng 18

1.2.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán 18

1.2.2 Các hệ số về cấu tài chính và tình hình đầu tư 21

1.2.3 Nhóm tỷ số về hoạt động 23

1.2.4 Nhóm tỷ số sinh lời 25

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ LẠNH SEAREFICO VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN LẠNH R.E.E 27

2.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp 27

2.1.1 Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh SEAREFICO 27

2.1.2 Công ty Cổ phần dịch vụ & kỹ thuật cơ điện lạnh REE 29

2.1.3 Sự cạnh tranh trong ngành 30

2.2 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 31

2.2.1 Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 31

2.2.2 Đánh giá tình hình tài sản 35

2.2.3 Đánh giá tình hình nguồn vốn 39

2.2.4 Đánh giá tình hình thanh toán 43

2.2.5 Đánh giá tình hình thực hiện các tỷ suất tài chính 45

KẾT LUẬN 50

Tài liệu tham khảo 51

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranhngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn vàthử thách cho các doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để khẳng định được mìnhmỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình tài chính cũng như kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ chủ doanhnghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, đốitác, các nhà cho vay, Nhà nước và người lao động Qua đó họ sẽ thấy được thựctrạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh Sau khi phân tíchthực trạng kinh doanh cũng như phân tích tài chính của doanh nghiệp, họ có thểcó những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nângcao khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Trong 2 năm gần đây nhất là từ năm 2019 đến năm 2020, nền kinh tế thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động gây ảnh hưởng đối vớinhiều ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành kinh doanh dầu khí.

Trong bài tập lớn này, em xin trình bày và phân tích một số các chỉ tiêutài chính của hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnhSEAREFICO và Công ty Cổ phần dịch vụ & kỹ thuật cơ điện lạnh REE giaiđoạn 2019 - 2020 Từ đó đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng

tăng trưởng của hai Công ty này.

Trong quá trình làm bài tập lớn, điều kiện tìm hiểu thực tế, thời gian kiếnthức còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự chỉbảo, góp ý của Thầy PGS.TS Vũ Trụ Phi để bài tập lớn được hoàn thiện hơn.Em xin trân thành cảm ơn Thầy!

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình tháitiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xunh quanh nó, những mối quan hệ nàynảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

1.1.2 Bản chất

Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì nhà kinh doanhđều phải có một lượng vốn ban đầu nhất định được huy động từ các nguồn khácnhau như: Tự có, ngân sách cấp, liên doanh liên kết, phát hành chứng khoánhoặc vay của ngân hàng Số vốn ban đầu đó sẽ được đầu tư vào các mục đíchkhác nhau như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư và thuênhân công Như vậy, số vốn ban đầu khi phân phối cho các mục đích khác nhauthì hình thái của nó không còn giữ nguyên dưới dạng tiền tệ ban đầu mà đã biếnđổi sang hình thái khác là những hiện vật như nhà xưởng, máy móc thiết bị, đốitượng lao động Quá trình phân chia và biến đổi hình thái của vốn như vậy làquá trình cung cấp hay nói cách khác là quá trình lưu thông thứ nhất của quátrình sản xuất kinh doanh.

(QT cung cấp) (QT sản xuất) (QT tiêu thụ)

Tiền (Nhà xưởng,vật tư)

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao quá trình vận động như trên của vốn lại diễnra được? câu trả lời là : Chính nhờ hệ thống các mối quan hệ của doanh nghiệpvới môi trường xung quanh nó Hệ thống các mối quan hệ đó rất phức tạp, đanxen lẫn nhau nhưng ta có thể phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:

Nhóm 1: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước

Trang 5

Nhóm 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức và cá nhânNhóm 3: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống tài chính, ngânNhóm 4: Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp

Hệ thống các mối quan hệ trên có những điểm chung là:

- Đó là những mối quan hệ kinh tế, những quan hệ liên quan đến công việctạo ra sản phẩm và giá trị mới cho doanh nghiệp

- Chúng đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, thông qua đồng tiền để đo lường, để đánh giá.

- Chúng đều nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp.

Theo các nhà kinh tế học, tài chính doanh nghiệp được coi là có hai chức năng cơ bản là:

- Chức năng phân phối.

- Chức năng kiểm tra (giám đốc) bằng tiền.

Trước hết nói về chức năng phân phối của tài chính, ta thấy rằng để có thểtiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào thì số vốn huy độngđược của doanh nghiệp phải được phân chia cho các mục đích khác nhau Mộtphần vốn dùng cho việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,những phần khác dùng cho mục đích mua sắm các đối tượng lao động và thuênhân công Nếu tiền vốn tập trung lại mà không chia ra cho các mục đích nhưtrên thì nó chỉ có ý nghĩa là phương tiện dự trữ giá trị mà không giúp gì cho việcsáng tạo giá trị mới cho doanh nghiệp Tuy vậy, việc phân phối phải dựa trên cáctiêu chuẩn và định mức được tính toán một cách khoa học trên nền tảng là hệthống các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường xung quanh nó.Ta hãy xét một trường hợp giả định như sau: Giả sử một người có trong tay sốtiền 500 triệu đồng, số tiền này có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, nếungười đó đem toàn bộ số tiền mua thành vàng hoặc đá quý để cất giữ, việc

Trang 6

làm như vậy không giúp

Trang 7

người đó có thêm số lượng vàng mới và những lượng giá trị mới theo thời gian.Với mục đích duy nhất là cất giữ như vậy nên số vốn ban đầu chỉ có vai trò làphương tiện dự trữ giá trị, người chủ của nó không cần quan tâm đến các mốiquan hệ kinh tế với môi trường xung quanh, thậm chí còn cố gắng để không tiếtlộ các thông tin liên quan đến số tiền đó Trường hợp ngược lại, số vốn trênđược đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích làm cho nó sinhsôi nảy nở càng nhiều, thì nó phải được phân chia.

Chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính, ta thấy sau mỗi quá trìnhsản xuất kinh doanh kết quả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đều được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính như thu, chi, lãi, lỗ Cácchỉ tiêu tài chính đó tự bản thân nói lên kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đạt ở mức độ nào đồng thời cũng thể hiện quá trình phân phối còn bấthợp lý ở chỗ nào tức là có mối quan hệ tài chính nào chưa được thực hiện thoảđáng, qua đó nhà quản lý có thể thấy được cách điều chỉnh chúng như thế nào đểkết quả của kỳ kinh doanh sau đạt được cao hơn.

Khi nói đến chức năng kiểm tra bằng tiền của tài chính, ta có thể nhầm lẫnvới công tác thanh tra, kiểm tra tài chính Thực ra hai khái niệm này rất khácnhau Công tác kiểm tra, thanh tra tài chíng là một hoạt động chủ quan của conngười trong việc thực hiện chức năng tài chính, nó có thể tồn tại hoặc không tồntại, có thể đúng đắn, cũng có thể sai lệch Công tác này thường chỉ được thựchiện bởi nhân viên của các cơ quan chức năng quản lý của nhà nước, của ngànhđối với doanh nghiệp vi phạm chế độ quản lý kinh tế, tài chính, hay bị thua lỗkéo dài nợ dây dưa bị kiện cáo Nếu các nhân viên thanh tra có đủ năng lực,trình độ chuyên môn, công minh chính trực thì kết quả thanh tra mới phản ánhđúng tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, trường hợp ngược lại thì kếtquả thanh tra sẽ bị sai lệch Còn chức năng kiểm tra hay giám đốc bằng đồngtiền của tài chính là thuộc tính vốn có của nó Nó luôn luôn tồn tại và luôn luônđúng bởi vì khi đã có quá trình sản xuất kinh doanh thì nhất định sẽ có hệ thốngcác chỉ tiêu tài chính cho dù nhà sản xuất kinh doanh có ghi chép nó vào các sổsách hay không Chẳng hạn theo ví dụ trên, kết quả kinh doanh lỗ mà chủ xe vẫn

Trang 8

thành tốt và tiếp tục khai thác không có sự điều chỉnh nào thì chắc chắn sau mộtthời gian kinh doanh nhất định anh ta sẽ chẳng còn tiền mua xăng nhớt, thuê láixe và thực hiện các nhu cầu chi khác!

Hai chức năng trên đây của tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau.Chức năng phân phối xảy ra ở trước, trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinhdoanh, nó là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh, không có nó không thểcó quá trình sản xuất kinh doanh Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sátchức năng phân phối, có tác dụng điều chỉnh và uốn nắn tiêu chuẩn và định mứcphân phối để đảm bảo cho nó luôn luôn phù hợp với điều kiện và tình hình thựctế của sản xuất kinh doanh

1.1.4 Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp

Chức năng tài chính được thực hiện bởi chủ doanh nghiệp, như vậy, nóinhiệm vụ tài chính doanh nghiệp có nghĩa là nói đến nhiệm vụ của chủ doanhnghiệp để đảm bảo cho tài chính doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng củamỉnh.

Để thực hiện tốt các chức năng của tài chính thì các bộ phận quản lý cóliên quan của doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Thiết lập những mối quan hệ khăng khít với thị trường vốn để luôn luônchủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Xác định mục đích phân phối vốn đúng đắn, rõ ràng.

- Tính toán xác định các tiêu chuẩn phân phối vốn đúng với các mục đíchđã xác định.

- Tổ chức thực hiện công tác bảo toàn vốn một cách khoa học.

- Tổ chức công tác theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ, liên tục, có hệthống các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

- Tổ chức công tác phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện cácđịnh mức và tiêu chuẩn phân phối, tình hình thực hiện hệ thống các chỉ tiêu tàichính để kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện các mốiquan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế xung quanh từ đó có nhữngquyết định điều chỉnh hợp lý.

Trang 9

- Cùng với các bộ phận quản lý khác của doanh nghiệp, công tác quản lýtài chính góp phần duy trì và phát triển quan hệ với bạn hàng, khách hàng và cácmối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đồng thời luôn đảm bảo thực hiện tốtcác quy định, chế độ quản lý của nhà nước.

Chức năng của tài chính có được thực hiện tốt hay không, hiệu quả côngtác quản trì tài chính có cao hay không phụ thuộc vào công sức và trí tuệ củatoàn thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp mà quan trọng nhất là kiếnthức về quản trị tài chính và năng lực lãnh đạo của người lãnh đạo cao nhất củadoanh nghiệp.

1.1.5 Nội dung cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp

Tài chính Doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Qua công tác quản lý Vốn cố định- tài sản cố định có thể làm căn cứ xácđịnh nhu cầu về vốn

* Ý nghĩa: Nhàm phát hiện ra những bất hợp lý, sai sót trong quá trình sửdụng, xác định nhu cầu để điều chỉnh Vốn cố định- tài sản cố định Từ đó đưa racác biện pháp phù hợp

* Khái niệm: - Tài sản cố định là những tư liệu lao động với nội dung vậtchất là Vốn cố định

* Đặc điểm: Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và quamỗi một chu kỳ nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nógiảm dần và dịch chuyển dần vào sản phẩm thông qua hình thức khấu hao

Trang 10

năng tác dụng, giá trị, thời gian sử dụng để quản lý tốt tài sản cố định người tatiến

Trang 11

hành phân loại Tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta có các cách phân loạitương ứng và với mỗi cách phân loại sẽ cho một cơ cấu tài sản cố định tức là sốlượng và tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể và qua mỗi một cơ cấu ngườita sẽ có các biện pháp quản lý phù hợp

+ Phân loại căn cứ vào hình thái vật chất:

- Tài sản cố định hữu hình: tài sản cố định có hình thái vật chất- Tài sản cố định vô hình:tài sản cố định không có hình thái vật chất

+ Căn cứ vào tình hình sử dụng: Tài sản cố định đang khai thác, tài sản cốđịnh sửa chữa lớn, tài sản cố định chờ thanh lý, tài sản cố định chờ đưa vào sửdụng.

+ Căn cứ vào tính năng tác dụng:- Nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúc- Máy móc thiết bị công tác

- Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn- Máy móc thiết bị công tác

- Tài sản cố định khác

+ Căn cứ vào quyền sở hữu: TSCĐ tự có, TSCĐ thuê tài chính

+ Căn cứ vào mục đích: TSCĐ trong kinh doanh cơ bản, TSCĐ ngoài kinh doanh cơ bản.

+ Căn cứ vào đặc tính của quá trình sản xuất loại hình sản phẩm

- Tuỳ theo loại hình Doanh nghiệp mà Doanh nghiệp sẽ phân chia chi tiết tài sản cố định

* Hao mòn: là sự giảm dần về giá trị và giá tri sử dụng của tài sản cố định,nó gắn liền với việc sử dụng tài sản cố định và tác động của điều kiện tự nhiêntrong suốt thời gian tài sản cố định có mặt tại Doanh nghiệp.

+ Có hai loại hao mòn: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

* Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán, phân bổ một cách khoa họchợp lý giá trị của tài sản cố định vào sản phẩm trong suốt thời gian sử dụngchúng.

Trang 12

- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

- Phương pháp khấu hao thep số dư giảm dần có điều chỉnh- Phương pháp khấu hao theo sản lượng

* Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng tài sản cố định+ Mức trang bị cho lao động

+ Đánh giá tình hình sử dụng: Về mặt số lượng, về mặt chất lượng+ Các chỉ tiêu hiệu quả: Sức sản xuất, hấp thụ vốn, tỷ suất lợi nhuận

b) Quản lý Vốn lưu động- Tài sản lưu động

- Vốn lưu động- Tài sản lưu động là một bộ phận vốn sản xuất tài sản củaDoanh nghiệp phản ánh được năng lực, mức độ đảm nhiệm về vốn Qua nghiêncứu xác định được nhu cầu về vốn, đảm bảo được nhu cầu về vốn, đảm bảođược vốn cho sản xuất.

- Vốn lưu động- Tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất tạo nêngiá trị sản phẩm do đó chi phí vốn hợp lý sẽ xác định giá thành hợp lý góp phầnnâng cao hiệu quả Doanh nghiệp.

* Ý nghĩa: Qua nghiên cứu sẽ xác định được nhu cầu về vốn đảm bảo vốncho sản xuất, đưa ra được biện pháp phù hợp Quản lý Vốn lưu động- Tài sảnlưu động là một trong những công tác rất quan trọng góp phần quyết định việctiết liệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động

* Vốn lưu động là số tiền ứng trước để mua sắm, đầu tư các Tài sản lưuđộng, tài sản lưu thông và công cụ dụng cụ gắn liền với mục đích hoạt động củaDoanh nghiệp

Trang 13

* Tài sản lưu động là những đối tượng lao động với nội dung vật chất làmột bộ phận của Vốn lưu động, nó gắn liền với quá trình sản xuất để tạo ra sảnphẩm

* Đặc điểm: Tài sản lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất và quamỗi chu kỳ nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm hoặc góp phần cấu thànhnên thực thể sản phẩm hoặc là gia tăng giá trị sản phẩm và qua mỗi chu kỳ, giátrị của nó chuyển toàn bộ vào sản phẩm mà nó tạo ra.

- Tương ứng với mỗi sản phẩm khác nhau mà đối tượng lao động khácnhau và nó tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm khác nhau.

* Phân loại: Với mỗi sản phẩm khác nhau Vốn lưu động- Tài sản lưuđộng sẽ khác nhau Chúng rất phong phú đa dạng về số lượng, chủng loại, tínhnăng, tác dụng Để quản lý tốt Vốn lưu động- Tài sản lưu động người ta tiếnhành phân loại Tuỳ theo mục đích nghiên cứu sẽ có các cách phân loại tươngứng và mỗi cách phân loại sẽ xác định số lượng, tỷ trọng của từng loại trongtổng thể và qua cơ cấu đưa ra được các biện pháp quản lý phù hợp

+ Căn cứ vào phương pháp quản lý :- Vốn lưu động định mức

Trang 14

Việc này sẽ đảm bảo được nhu cầu vốn, tiết kiệm được chi phí, hạ giáthành sản phẩm.

Có hai phương pháp định mức Vốn lưu động:

+ Phương pháp gián tiếp: dựa vào các con số thống kê kinh nghiệm Cóthể là số liệu của kỳ kế hoạch trước của số thực tế đạt được kỳ trước hoặc theotài liệu, số liệu của một đơn vị điển hình tiên tiến

+ Phương pháp trực tiếp: tính nhu cầu Vốn lưu động cho từng nhóm Tàisản lưu động ở các khâu của quá trình sản xuất Với mỗi nhóm ta lại tính chotừng loại sau đó tổng hợp lại xác định được nhu cầu Vốn lưu động phục vụ choquá trình sản xuất kinh doanh.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động+ Quá trình luân chuyển Vốn lưu động

- Vòng luân chuyển

- Kỳ luân chuyển bình quân

+ Các chỉ tiêu hiệu quả: Sức sản xuất vốn lưu động, hấp thụ vốn, tỷ suất lợinhuận

c) Quản lý nguồn vốn của Doanh nghiệp

Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải xácđịnh được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình từ đó chủ động được nguồnvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tạo vốn hoạt động của Doanh nghiệpcó thể hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: từ bên trong, bên ngoài và thôngqua các thị trường tài chính.

* Nguồn bên trong: Vốn tự có: vốn chủ sở hữu; Quỹ khấu hao; Bổ sung từlợi nhuận; Điều chỉnh cơ cấu.

* Nguồn bên ngoài: Đi vay, thuê tài chính, nợ, ngân sách cấp, liên doanh,liên kết.

d) Quản lý chi phí giá thành

* Chi phí hoạt động của Doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà Doanhnghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

Trang 15

* Giá thành: tập hợp những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm

* Ý nghĩa:

+ Chi phí phản ánh quy mô, kết quả công tác của Doanh nghiệp

+ Chi phí là chỉ tiêu làm căn cứ, cơ sở để tính giá cả sản phẩm, để tínhhiệu quả hoạt động Doanh nghiệp, để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán.

* Các loại giá thành

+ Căn cứ vào công tác kế hoạch

- Giá thành kế hoạch: là tập hợp chi phí được xây dựng trên cơ sở kếhoạch định mức

- Giá thành thực tế: là tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh bao gồm các chi phí đã được định mức kế hoạch và các chi phí phátsinh ngoài kế hoạch

+ Căn cứ vào cách tính chi phí vào sản phẩm

- Giá thành sản lượng: là tập hợp tàon bộ chi phí liên quan tới việc sảnxuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm trong kỳ

- Giá thành đơn vị: là tập hợp toàn bộ chi phí liên quan tới quá trình sảnxuất một đơn vị sản phẩm

* Phân loại chi phí: Chi phí của Doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng vềđối tượng, về tính chất, về tác dụng, về quy mô để tiến hành quản lý chi phí thìngười ta tiến hành phân loại Với mỗi cách phân loại khác nhau sẽ xác định cơcấu tương ứng tức là xác định được số lượng và tỷ trọng của từng bộ phận trongtổng thể từ đó mới đưa ra biện pháp quản lý tương ứng

+ Phân loại theo tính chất hoạt động:

Trang 16

- Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh: là toàn bộ chi phí liên quanđến hoạt động của Doanh nghiệp nó gắn liền với chức năng nhiệm vụ của Doanhnghiệp

- Chi phí cho hoạt động tài chính: là chi phí cho tất cả các hoạt động liênquan tới tiền tệ

- Chi phí cho hoạt động bất thường: là chi phí cho các hoạt động khôngthường xuyên, liên tục không dự tính được

+ Phân loại theo khoản mục chi phí

Là những chi phí có cùng công dụng, địa điểm phát sinh hay là những chiphí có cùng công dụng địa điểm thì được tập hợp thành một khoản mục Cáchphân loại này có mục đích cơ bản là tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩmvà qua cơ cấu tiến hành phân tích, xác định trọng tâm, trọng điểm để hạ giáthành sản phẩm Khoản mục chi phí cấu thành lên giá thành thực tế.

Đối với các Doanh nghiệp sản xuất vật chất nội dung các khoản mục chiphí thông thường bao gồm:Lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theolương, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ( năng lượng), khấu hao, sửa chữa, quảnlý, chi khác.

+ Phân loại theo nội dung kinh tế

Yếu tố chi phí là các chi phí có cùng nội dung kinh tế không kể đến côngdụng địa điểm phát sinh Mục đích cơ bản của cách phân loại này là để lập dựtoán chi phí, tập hợp các yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành kế hoạch

Các Doanh nghiệp sản xuất vật chất thì nội dung các yếu tố chi phí thôngthường bao gồm :Lương, các khoản trích theo lương, nguyên liệu, vật liệu, nhiênliệu, khấu hao, chi phí khác bằng tiền

+ Phân loại theo mối quan hệ chi phí sản lượng

Mục đích cơ bản của cách phân loại này là lựa chọn nhiệm vụ sản xuấtkhi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm tức là với khối lượng sản phẩm đã thựchiện tổng chi phí là nhỏ nhất

- Chi phí cố định- Chi phí biến đổi

Trang 17

+ Phân loại theo cách tính

- Chi phí trực tiếp: là chi phí được tính trực tiếp vào giá thành sản xuất- Chi phí gián tiếp : là chi những chi phí được phân bổ vào giá trị sảnphẩm tuỳ theo đối tượng sẽ có cách phân bổ tương ứng

Các phân loại này có mục đích là : lựa chọn cách tính chi phí vào sảnphẩm sao cho chi phí nào nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh

+ Phân loại theo tính chất chi phí- Chi phí lao động sống

- Chi phí lao động vật hoá

Mục đích cơ bản của cách phân loại này là xác định mức độ cơ giới hoá,tự động hoá quá trình sản xuất

* Phương hướng biện pháp hạ giá thành

Mục đích phân loại giá thành và chi phí như trên là để các Doanh nghiệpcó thể quản lý và tính toán sao cho chi phí đạt tới mức là nhỏ nhất từ đó dẫn tớigiá thành của sản phẩm cũng là nhỏ nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sảnphẩm, thu hút và bán được nhiều sản phẩm Sau đây là một số biện pháp nhằmhạ giá thành sản phẩm

+ Làm công tác định mứcĐịnh mức : - Nguyên vật liệu

- Lương- Khấu hao+ Xác định mức tiết kiệm- Tiết kiệm tuyệt đối- Tiết kiệm tương đối

e) Thu nhập – Lợi nhuận của Doanh nghiệp

* Doanh thu : là số tiền Doanh nghiệp thu được từ việc bán các sản phẩm,dịch vụ trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh

* Thu nhập : là một số tiền Doanh nghiệp thu về liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ

Trang 18

* Ý nghĩa của doanh thu : là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hoạt độngcủa Doanh nghiệp

- Là chỉ tiêu phản ánh vị thế chủa Doanh nghiệp trên thị trường

- Là chỉ tiêu nhằm bù đắp chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ

- Là căn cứ, cơ sở để tính hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp- Tăng tổng sản phẩm xã hội, tăng tích luỹ cho ngân sách

* Doanh thu từ hoạt động bất thường : là doanh thu từ hoạt động khôngthường xuyên liên tục không kế hoạch dự tính được

- Doanh thu từ hoạt động tài chính : là doanh thu được từ tất cả các hoạtđộng liên quan tới tài chính tiền tệ

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ: là doanh thu gắnliền với chức năng, nhiệm vụ về ngành nghề, phạm vi hoạt động của dn dịch vụ:là doanh thu gắn liền với chức năng, nhiệm vụ về ngành nghề, phạm vi hoạtđộng của Doanh nghiệp

* Nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới doanh thu đó là khối lượng sản phẩm vàgiá cả sản phẩm và với những ý nghĩa của doanh thu như vậy thì các Doanhnghiệp mong muốn tăng doanh thu Để tăng doanh thu phải đưa các biện pháptác động tăng cả hai chỉ tiêu trên và có thể đưa ra một số biện pháp cơ bản sau:

+ Tăng tổng khối lượng sản phẩm bằng cách:- Tiết kiệm vốn lưu động, tăng vòng quay vốn- Nâng cao hệ số sử dụng tài sản cố định

- Sử dụng lao động phù hợp, khuyến khích lao động tăng năng suất lao động+ Tăng giá cả sản phẩm

- Làm tốt công tác thị trường

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.* Lợi nhuận: là chênh lệch giữa toàn bộ số tiền mà Doanh nghiệp thuđược và số tiền Doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ Nếu như chênh lệch đó lớn hơn 0 là lãi Nếu chênh lệch đó nhỏ hơn 0là lỗ

Trang 19

- Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp

- Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

- Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tổ chức lao động

- Lợi nhuận là chỉ tiêu góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước- Lợi nhuận góp phần bổ sung vốn hoạt động của Doanh nghiệp

- Lợi nhuận góp phần cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhânviên

* Tuỳ theo tính chất công tác, đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp có thểxác định được các loại lợi nhuận sau đó tổng hợp lại xác định tổng lợi nhuận trong một kỳ

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu – Tổng chi hợp lý

(Chi phí hợp lý là những chi phí được tính vaò thu nhập chịu thuế theo quyđịnh của nhà nước)

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập Doanhnghiệp Thuế thu nhập Doanh nghiệp = Lợi nhuận trước thuế x thuế suất* Để phản ánh được chất lượng của lợi nhuận có rất nhiều chỉ tiêu khácnhau Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ý nghĩa của chỉ tiêu, ý nghĩa của phươngpháp quản lý có thể đưa ra các chỉ tiêu phù hợp

- Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí- Tỷ suat slợi nhuận trên lao động- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

* Theo quy định của nhà nước sau một quá trình hoặc một kỳ sản xuấtkinh doanh, Doanh nghiệp tạo lợi nhuận thì phải phân phối lợi nhuận theo đúngquy định của nhà nước, trình tự phân phối được thể hiện như sau:

- Tập hợp chênh lệch giữa toàn bộ thu và chi- Nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp

Trang 20

- Bù đắp các chi phí không được tính vào thu nhập chịu thuế

- Trả tiền cho ngân sách nếu Doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách- Trích quỹ

* Để đảm bao Doanh nghiệp làm ăn có lãi và lãi ngày càng tăng thìDoanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp trước mắt cũng như lâu dài Sauđây là một số biện pháp làm tăng lợi nhuận

+ Lựa chọn phương án sản xuất tối ưu : tức là phương án đó thoả mãnđược tiêu chí đã đặt ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Có rấtnhiều nhân tố, các chỉ tiêu phản ánh tác động ảnh hưởng việc thoả mãn đồngthời các chỉ tiêu đó là rất khó khăn

+ Tăng cường hiệu quả công tác quản lý+ Tăng cường công tác khai thác

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị

+ Lựa chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu sử dụng.

1.2 Những chỉ tiêu tài chính đặc trưng

1.2.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán

Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp.Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người chovay, người cung cấp nguyên vật liệu họ luôn đặt ra câu hỏi là liệu doanhnghiệp

có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không.

a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số này phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiệnđang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả Nó cho biết cứ trong một đồng nợphải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.

Hệ số thanh toán tổng quát(H1) =

Tổng tài sảnTổng nợ

Trang 21

Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt

Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưatận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.

Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệpkhông đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

b) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sảnngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độđảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanhtoán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanhtoán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền Do đó hệ số thanh toán hiệnhành được xác định bởi công thức:

Hệ số thanh toán hiện hành (H2) = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năngthanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa.H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khiđó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao H2 < 2 quá nhiềuthì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạntrả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh khôngđủ.

Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vựcngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của cáckhoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trang 22

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốnbằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngaycho một đồng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh ( H3) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì đượckhả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợmang lại.

H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoảntương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụngvốn.

Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số nàycũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp vàkỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

d) Hệ số thanh toán nợ dài hạn

Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm, doanhnghiệp đi vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định Nguồn để trả nợ dài hạnchính là tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành từ vốnvay chưa được thu hồi Vì vậy, người ta thường so sánh giá trị còn lại của tài sảncố định hình thành từ vốn vay với số dư dài hạn để xác định khả năng thanh toánnợ dài hạn.

Trang 23

e) Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả:

Trang 24

Bất cứ một doanh nghiêp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếmdụng và lại phải đi chiếm dụng các doanh nghiệp khác So sánh phần đi chiếmdụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanhnghiệp.

Các khoản phải thu𝑇ỷ 𝑠ố 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑠𝑜 𝑣ớ𝑖 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả =

Các khoản phải trả

Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanhnghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanhnghiệp khác.

Bị chiếm dụng và đi chiếm dụng trong kinh doanh là bình thường Nhưngta phải xem xét trong trường hợp nào là hợp lý, khoản nào là phù hợp.

f) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay phải trả

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợinhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanhnghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào Hệ số này đo lường mức độ lợinhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ Nói cáchkhác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sửdụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãivây phải trả hay không.

1.2.2 Các hệ số về cấu tài chính và tình hình đầu tư

Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợplý (kết cấu tối ưu) Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư Vì vậynghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp chonhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanhnghiệp.

a) Hệ số nợ

Trang 25

đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn đi vay.

Trang 26

b) Hệ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ):

Hệ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng vốn hiện có của doanh nghiệp.

𝐻ệ 𝑠ố 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 = Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn = 1 – hệ số nợ

Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tài trợ của doanh nghiệp với nguồn vốnkinh doanh của mình Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiềuvốn tự có, tính độc lập cao so với các chủ nợ Do đó không bị rang buộc hoặcchịu sức ép của các khoản nợ vay Song tỷ suất tự tài trợ quá cao thì cũng khôngphải là tốt, vì như vậy doanh nghiệp làm không tốt hoạt động chiếm dụng vốn.

c) Tỷ suât đầu tư vào tài sản dài hạn

Tỷ suât đầu tư vào tài sản dài hạn là tỷ lệ giữa giá trị còn lại của TSCĐ vàđầu tư dài hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp.

Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDHTỷ suất đầu tư =

Tổng tài sản

Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện giá trị của tài sản cố định trong tổng sốtài sản của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng số tài sảncủa doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, nănglực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trênthị trường của doanh nghiệp.

d) Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

Trang 27

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định thể hiện tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu vớiTSCĐ và đầu tư dài hạn Qua tỷ suất này giúp ta biết trong 1 đồng giá trị TSCĐvà đầu tư dài hạn được đầu tư với bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu TSCĐ và

Tỷ số này càng lớn (lớn hơn 1) thể hiện khả năng tài chính vững vàng củadoanh nghiệp Ngược lại nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phậncủa tài sản cố định được tài trợ bằng tiền vay và vốn ngắn hạn thì càng mạohiểm.

e) Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổngtài sản của doanh nghiệp.

1.2.3 Nhóm tỷ số về hoạt động

Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của mộtdoanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dướicác loại tài sản khác nhau.

b) Số vòng quay một vòng quay hàng tồn kho

Trang 28

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày

Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 29

Các doanh nghiệp đều muốn số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng ngắn càng tốt vì khi đó hàng tồn kho không bị ứ đọng.

c) Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau:

Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó làdấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.

d) Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoảnphải thu Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càngnhỏ và ngược lại.

Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày

Vòng quay khoản phải thu

Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợpchưa thể kết luận chắc mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách củadoanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanhnghiệp.

f) Số ngày một vòng quay vốn lưu động

360 ngàySố ngày một vòng quay vốn lưu động =

Ngày đăng: 16/07/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w