1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần pháp luật đại cương tìm hiểu chế định về nuôi con nuôi trong pháp luật việt nam hiện hành liên hệ thực tiễn

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bên cạnh việc tạo mái ấm gia đình cho những trẻem có hoàn cảnh khó khăn cần có mái ấm gia đình, việc nuôi con nuôi còn càngtrở nên cấp thiết trong đời sống xã hội khi góp phần đáp ứng nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐề bài: “Tìm hiểu chế định về nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện hành?

Liên hệ thực tiễn?”Đề số: 26

Lớp : Pháp luật đại cương-2-1-22(N19)

HÀ NỘI, THÁNG 12/ 2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI 2

1.1 Khái niệm “Nuôi con nuôi” 2

1.2 Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp 2

1.2.1.Điều kiện về phía người được nhận làm con nuôi 2

1.2.2.Điều kiện đối với người nhận con nuôi 3

1.2.3.Điều kiện về sự tự nguyện của các bên trong việc nuôi con nuôi 3

1.3 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi 4

1.4 Quan hệ giữa người được nhận nuôi với người nhận nuôi, với những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi 5

1.5 Quyền và nghĩa vụ với cha mẹ đẻ 6

1.6 Chấm dứt việc nuôi con nuôi 6

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHẾ ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 7

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội ViệtNam Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bềnvững, vì lợi ích tốt nhất của người nhận nuôi con nuôi, bảo đảm cho con nuôiđược nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tromg môi trường gia đình.

Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, được Đảng vàNhà nước quan tâm sâu sắc Bên cạnh việc tạo mái ấm gia đình cho những trẻem có hoàn cảnh khó khăn cần có mái ấm gia đình, việc nuôi con nuôi còn càngtrở nên cấp thiết trong đời sống xã hội khi góp phần đáp ứng nhu cầu chính đángcủa vợ chồng nhận con nuôi, đặc biệt là những cặp vợ chồng vô sinh, hiến muộn,những người phụ nữ đơn thân…Trên cơ sở kế thừa các văn bản pháp luật trước,Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được ban hành vào ngày 17 tháng 06 năm 2010 đãgóp phần khắc phục được những hạn chế của những văn bản pháp luật trước.

Tuy nhiên, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng tồn tại một số hạn chế,khuyết điểm nhất định: quy định pháp luật không cụ thể, rõ ràng, dẫn đến cácbên áp dụng hiểu sai vấn đề; trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi quá phức tạp,…Vấn đề cấp thiết cần đặt ra lúc này cần phải khắc phục những hạn chế trên, nâng

cao hiệu quả thi hành Luật Nuôi con nuôi Từ đó, em chọn đề tài: “Tìm hiểu chếđịnh về nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện hành ? Liên hệ thực tiễn”

Trang 4

NỘI DUNG

I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI

1.1 Khái niệm “Nuôi con nuôi”

Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “Nuôi con nuôi làviệc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người đượcnhận làm con nuôi” Trong đó, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không có quan hệ

thuyết thống trực hệ với nhau Để việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữangười nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi được pháp luật thừa nhận,cần tuân thủ pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịchvề điều kiện và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi Một số văn bản pháp luậthiện hành quy định về vấn đề này như: Luật Hôn nhân gia đình 2014; Luật Nuôicon nuôi 2010; Luật hộ tịch 2014….

1.2 Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp

1.2.1 Điều kiện về phía người được nhận làm con nuôi

Điều kiện về phía người được nhận làm con nuôi được quy định tại Điều 8Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Theo đó đối tượng được nhận nuôi con nuôi baogồm:

i.Trẻ em dưới 16 tuổi.

ii.Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường

hợp: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì,chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Trang 5

Đồng thời, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặccủa cả hai người nếu họ là vợ chồng hay nói cách khác một người không thể làmcon nuôi của một người đang trong tình trạng có vợ hoặc có chồng.

1.2.2 Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Theo điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, người nhận con nuôi phải cócác điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổitrở lên; có điều kiện về sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở, đảm bảo việc chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt Riêng trường hợp cha dượngnhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô,cậu, dì, chí, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng 2 điều kiệnnăng lực hành vi dân sự về và tư cách đạo đức.

Kết hợp chặt chẽ với các điều kiện cần thì những người thuộc trường hợpsau đây sẽ không được nhận nuôi con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền củacha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hànhchính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưađược xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhânphẩm, danh dự của người khác; Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợchồng, con cháy, người có công nuôi dưỡng mình; Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứachấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạttrẻ em.

Sự kết hợp này nhằm đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môitrường lành mạnh, được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, tránh những ảnh hưởng xấucủa cha mẹ với con nuôi.

1.2.3 Điều kiện về sự tự nguyện của các bên trong việc nuôi con nuôi

Trang 6

Tại điều 21 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có ghi rõ:

-Về ý chí của người được nhận nuôi: nếu người được nhận nuôi từ đủ 9 tuổi

trở lên, trừ trường hợp bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì phảicó sự đồng ý của người đó Sự đồng ý ở đây được hiểu là đồng ý về việc cónhận người đó/ gia đình đó làm cha/mẹ/cha mẹ nuôi của mình hay không.

-Về ý chí của những chủ thể khác trong việc nhận nuôi con nuôi:

Một là, cha mẹ đẻ: Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha

mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mấttích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sựđồng ý của người còn lại Song không phải thời điểm nào, sự đồng ý này cũng làđiều kiện hợp pháp, theo đó: cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôingười khác sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày, tránh tình trạng thỏathuận việc cho nhận con nuôi trước đó, nhằm đảm bảo quyền trẻ em khi sinh raphải biết được nguồn gốc của mình

Hai là, người giám hộ: nếu cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực

hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải có sự đồng ý của người giámhộ.

Ba là, người nhận nuôi con nuôi: Việc nuôi con nuôi cần có sự đồng ý của

người nhận nuôi, mặc dù trong luật không quy định nhưng thông qua nguyên tắcvà thủ tục đăng ký nuôi con nuôi ta thấy, sự đồng ý của người nhận nuôi là mộtyếu tố quan trọng, cần thiết.

Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, khôngbị đe doạ hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi

Trang 7

ích vật chất khác Việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đíchtrái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lí.

1.3 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Hệ quả là kết quả trực tiếp sinh ra từ một sự việc nào đó bao gồm cả mặt tích cực

và mặt tiêu cực Tìm hiểu về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là đi vào làmrõ kết quả trực tiếp phát sinh sau khi quan hệ nuôi con nuôi được hình thành theoquy định của pháp luật, nằm trong khuôn khổ pháp luật.

1.4.Quan hệ giữa người được nhận nuôi với người nhận nuôi, với những thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi

Quan hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi

Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủcác quyền, nghĩa vụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ: quyền và nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý,định đoạt tài sản riêng của con, trong đó bao hàm cả việc hạn chế quyền của chamẹ đối với con chưa thành niên Ngoài ra, việc nuôi con nuôi cũng phát sinhtrường hợp cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, ngay cả khi giữa họkhông còn tồn tại quan hệ nuôi con nuôi nữa.

Quyền thay đổi họ tên của người được nhận nuôi

Về nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đương nhiên có tác dụng thayđổi họ của con nuôi theo họ của người nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền(Uỷ ban nhân dân cấp xã) quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi khi chamẹ nuôi có yêu cầu sau khi đã thỏa thuận với cha mẹ đẻ của con nuôi, trườnghợp con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

Quyền xác định dân tộc của người được nhận nuôi

Trang 8

Quyền xác định dân tộc của con nuôi theo dân tộc của cha mẹ nuôi chỉđược thực hiện khi người con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được chamẹ đẻ là ai Ngoại trừ trường hợp này thì dân tộc của người được nhận làm connuôi trước tiên được xác định về mặt huyết thống.

Quan hệ giữa người được nhận nuôi với những thành viên khác của giađình cha mẹ nuôi

Nhằm tạo điều kiện cho người con nuôi có thể hòa nhập với gia đình cha mẹnuôi, giữa người được nhận nuôi và các thành viên khác trong gia đình củangười nhận nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ với nhau theo pháp luật hônnhân và gia đình và pháp luật dân sự, đó là các quan hệ như giữa ông bà và cháu,giữa con đẻ và con nuôi như anh, chị, em với nhau…

1.5 Quyền và nghĩa vụ với cha mẹ đẻ

Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủquyền và nghĩa vụ như giữa cha mẹ và con Vậy quyền và nghĩa vụ của cha mẹđẻ với con nuôi sẽ được giải quyết như thế nào? Để làm rõ điều này, tại Nghịđịnh số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Nuôi con nuôi có đề cập: trong giai đoạn kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp– hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền,nghĩa vụ đối với con hay không và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó saukhi đã cho làm con nuôi.

Kết hợp với Luật Nuôi con nuôi 2010, ta hiểu rằng kể từ ngày giao nhận connuôi, nếu như không có thỏa thuận thì coi như cha mẹ đẻ chấm dứt quyền vànghĩa vụ với con Nếu như có thỏa thuận còn quyền nghĩa vụ nào thì sẽ cònquyền và nghĩa vụ ấy Theo quy định của pháp luật hiện hành thì con nuôi vẫnđược bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của những người cùng huyết thống:

Trang 9

con nuôi là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ ruột, làngười thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ hai của anh, chị, em ruột, là ngườithừa kế thế vị của cha mẹ ruột trong di sản của ông bà nội (ngoại)

1.6 Chấm dứt việc nuôi con nuôi

Chấm dứt việc nuôi con nuôi được hiểu là việc chấm dứt quan hệ pháp luậtgiữa cha mẹ nuôi và con nuôi do Toà án quyết định khi có những căn cứ mà phápluật quy định theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu Vấn đề này đượcquy định cụ thể tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Điều 10 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về Thẩm quyền giải quyết

yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thì “Toà án nhân dân có thẩm quyền giảiquyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố

tụng dân sự”.

Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định tại Điều 27 Luật

Nuôi con nuôi 2010, theo đó, kể từ khi quyết định của Tòa án có hiệu lực thìquyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt; quan hệ giữa cha mẹđẻ với con được nhận nuôi được khôi phục lại; tài sản riêng của con, con sẽ đượcnhận lại; con nuôi có quyền lấy lại họ tên của mình; nếu con chưa thành niên,hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ do Tòa án quyếtđịnh giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng.

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHẾ ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 là Luật Nuôi con nuôi đầu tiên được tách ra từluật Hôn nhân gia đình năm 2000, là sự cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung các chế địnhliên quan đến nuôi con nuôi Trong đó có thể đề cập đến những điểm mới nổi bật

Trang 10

liên quan sau đây: điều kiện của người được nhận nuôi con nuôi, căn cứ chấmdứt nuôi con nuôi,…

Tuy Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã phản ánh được phần nào bản chất vàmối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi , song Luật này vẫncòn tồn tại những điểm chưa rành mạch, rõ ràng, dẫn đến những cách hiểu khácnhau, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trong thực tế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, người được nhận nuôi Nếu như hai bên cha mẹ có sự tự nguyện

thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ pháp lí: Chấm dứt, giữ lại toàn bộ hay mộtphần các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên chủ thể có liên quan Sự thỏathuận này được lập thành văn bản có sự chứng kiến của cơ quan có thẩm quyềncông nhận việc nuôi con nuôi Nếu giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi không cóthỏa thuận thì quan hệ giữa con được nhận nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình gốcchấm dứt toàn bộ; đồng thời con nuôi được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụtrong gia đình cha mẹ nuôi, gồm cả quan hệ với các thành viên khác của gia đìnhcha mẹ nuôi như con đẻ, kể cả quyền thừa kế theo luật Quy định như vậy vừa rõràng, vừa thể hiện sự tôn trọng, tự quyết gắn liền với nhân thân của các đươngsự, tăng tính khả thi và thống nhất khi thực hiện, áp dụng pháp luật.

Thứ hai, về hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, theo quy định tại Khoản 5

Điều 17 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về hồ sơ của người nhận nuôi con nuôicần có văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tếdo Uỷ ban nhân dân xã nơi người nhận nuôi con nuôi thường trú Tuy nhiên, việcxác định như thế nào, có hay không khả năng nuôi dưỡng của người nhận nuôichưa được rõ ràng Đặc biệt, trên thực tế, đối với cô, dì, chú, bác… nhận cháulàm con nuôi thì điều kiện này không quy định Vậy nếu các điều kiện đó khôngđược đáp ứng từ phía những người này thì sao? Quyền của người con nuôi cócòn được bảo đảm? Theo đó, cần có quy định chi tiết cụ thể hơn về việc xác định

Trang 11

điều kiện kinh tế của người nhận nuôi con nuôi cũng như sớm có hướng dẫn vềviệc chi kinh phí cho việc đi xác minh, thẩm định hồ sơ.

Thứ ba, việc theo dõi trẻ em sau khi được nhận nuôi theo quy định tại Điều

23 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 chưa đạt hiệu quả mong muốn như không nộpbáo cáo về tình hình phát triển của trẻ hay chuyển khỏi nơi cư trú không báocáo… song lại chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp không gửi báo cáovề tình hình của trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi Để giải quyết vấn đềnày rất cần có quy định chi tiết cụ thể hơn về việc theo dõi tình hình phát triểncủa trẻ em sau khi được nhận nuôi Đặc biệt, đối với các đối tượng có hộ khẩutrên địa bàn nhưng thực tế không cư trú thường xuyên Cần có quy định về cácchế tài xử lý các trường hợp không gửi báo cáo về tình hình của trẻ sau khi nhậncon nuôi và trường hợp đã nhận con nuôi thì sau bao lâu mới được chuyển khỏinơi đã làm thủ tục đăng ký.

Trang 12

KẾT LUẬN

Nuôi con nuôi là một chế định pháp lí trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Qua các thời kì các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi ngày càng được pháttriển hoàn thiện, mang tính hệ thống và điều chỉnh hiệu quả hơn góp phần quantrọng vào việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡngvà giáo dục trong môi trường gia đình.

Qua việc phân tích lí luận chung, thực tiễn về việc thi hành chế định phápluật về nuôi con nuôi trên cũng như tìm hiểu, đánh giá một cách khái quát nhữngquy định của pháp luật về chế định nuôi con nuôi để có thể hiểu rõ hơn về vấn đềnày cũng như áp dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn Đồng thời qua phân tích làmrõ một số vấn đề còn đưa ra những bất cập về mặt lí luận và thực tiễn áp dụngpháp luật về nuôi con nuôi Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về các quy định củapháp luật về vấn đề này góp phần hoàn thiện hơn nữa chế định này.

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w