Đồng thời giải thích rõkhái niệm, các chân đo của đồng hồ đo điện và kèm theo đó là các chức năng đo, cáchsử dụng các chức năng đo của đồng hồ đo điện đem đến cho mọi người một nguồn kiế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
──────── * ───────
BÁO CÁO NHÓM HỌC PHẦN: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
TÊN CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tiến Bách
Nguyễn Đình Thế Anh Cấn Ngọc Công Nguyễn Văn Cường Nguyễn Trường Đan
Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Nhàn
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tên thành viên Công việc Thời gian hoàn thành Nguyễn Đình Thế Anh Trình bày bản slide thuyết
trình
29/05/2024
Nguyễn Tiến Bách
Thuyết trình về chủ đề của nhóm, chỉnh sửa lỗi slide thuyết trình, bản báo cáo 31/05/2024 Cấn Ngọc Công
Tìm hiểu nội dung phần cách sử dụng các chức năng đo điện và các lưu ý khi sử dụng
26/05/2024
Nguyễn Văn Cường Trình bày bản word báo
cáo
29/05/2024
Nguyễn Trường Đan
Tìm hiểu nội dung phần các chân đo của đồng hồ
đo điện và các chức năng
đo của đồng hồ đo điện
26/05/2024
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 3
1.1 Khái quát về đồng hồ đo điện: 3
1.2 Phân loại đồng hồ đo điện: 3
CHƯƠNG II CÁC CHÂN ĐO TRONG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 5
CHƯƠNG III CÁC CHỨC NĂNG ĐO VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG ĐO CỦA ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 6
3.1 Các chức năng đo của đồng hồ đo điện: 6
3.2 Cách sử dụng các chức năng đo: 6
3.2.1 Đo điện áp: 6
3.2.1.1 Điện áp một chiều: 6
3.2.1.2 Điện áp xoay chiều: 7
3.2.2 Đo dòng điện: 8
3.2.3 Đo điện trở: 9
3.2.4 Đo tụ điện: 10
3.2.5 Kiểm tra diode và thông mạch: 11
3.2.6 Một số chức năng khác: 12
3.2.6.1 Đo nhiệt độ: 12
3.2.6.2 Đo tần số: 12
3.2.6.3 Đo hệ số công suất: 12
CHƯƠNG IV MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Đồng hồ đo điện là dụng cụ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như điện, điện tử, công nghiệp và nghiên cứu khoa học Đây là một thiết bị quan trọng giúp đo chính xác các thông số điện năng đang hoạt động trong mạch điện Hiện nay, đồng hồ đo điện năng là một dụng cụ không thể thiếu đối với các kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành điện, điện tử Không những vậy nó còn được trang bị và sử dụng phổ biến, rộng rãi ở nhiều nơi có thể kể đến như: các phòng thực hành điện ở nhiều trường đại học giảng dạy các bộ môn kỹ thuật hay các hệ thống điện nhà máy, khu công nghiệp, …
Đồng hồ đo điện mang lại và tính sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ công dụng và tầm quan trọng của nó Vậy nên đồng
hồ đo điện được lựa chọn làm chủ đề của bài báo cáo Bản báo cáo sẽ khai thác và giới thiệu đến các mọi người cái nhìn tổng quan về đồng đồ đo điện Đồng thời giải thích rõ khái niệm, các chân đo của đồng hồ đo điện và kèm theo đó là các chức năng đo, cách
sử dụng các chức năng đo của đồng hồ đo điện đem đến cho mọi người một nguồn kiến thức thực tế khách quan về đồng hồ đo điện, giúp mọi người có thể hiểu rõ công dụng
và cách hoạt động của đồng hồ đo điện để từ đó ứng dụng đồng hồ đo điện trong học tập và đời sống một cách hiệu quả
Trang 5CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
1.1 Khái quát về đồng hồ đo điện:
- Đồng hồ đo điện hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau như đồng hồ vạn
năng, đồng hồ đo điện đa năng,… là thiết bị đo lường điện được tích hợp nhiều chức năng và được thiết kế nhỏ gọn được dùng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều, bao gồm: cường độ dòng điện, điện áp, điện trở, điện dung, đo diode,…
1.2 Phân loại đồng hồ đo điện:
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm đồng hồ đo điện khác nhau
nhưng chủ yếu được chia làm 2 loại là: đồng hồ đo điện hiển thị kim và đồng hồ đo điện hiển thị số
Đồng hồ đo điện hiển thị kim:
- Đồng hồ hiển thị kim là mẫu đồng hồ được những người làm kỹ thuật rất ưa
chuộng hơn so với đồng hồ hiển thị số Nó có 4 chức năng chính là đo cường độ dòng điện, đo điện áp một chiều, điện áp xoay chiều và đo điện trở Về cơ bản, đồng hồ đo
Hình 1 1 Đồng hồ hiển thị kim
Trang 6điện hiển thị kim sẽ linh hoạt và dễ dàng để có thể sửa chữa hơn so với đồng hồ đo điện hiển thị số
Đồng hồ đo điện hiển thị số:
Hình 1 2 Đồng hồ hiển thị số
- Đồng hồ hiển thị số là loại đồng hồ đo điện năng có độ chính xác cao và nhiều
tính năng ưu việt so với đồng hồ hiển thị kim Nó được sử dụng phổ biến, rộng rãi ở rất các phòng học thí nghiệm điện, điện tử Thiết bị này phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên bởi dễ dàng trong sử dụng và giá thành hợp lý nhưng vẫn được tích hợp hầu hết các chức năng cần thiết
- Trong 2 loại đồng hồ đo điện trên, bài báo cáo sẽ tập trung chủ yếu đi phân tích,
tìm hiểu và nghiên cứu về đồng hồ đo điện hiển thị số bởi nó được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm phù hợp với học sinh, sinh viên
Trang 7CHƯƠNG II CÁC CHÂN ĐO TRONG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
Thông thường, thiết bị đồng hồ đo hiển thị số DT9205A sẽ có 4 chân đo bao gồm:
1 chân COM, 1 chân VΩ, 1 chân mA và 1 chân 20A
Chân COM: thường được dùng để kết nối với cực âm của mạch điện và cho phép đo dòng điện, điện trở, điện áp
Chân VΩ: dùng để đo điện thế, điện trở, thông mạch và đo diode
Chân mA: dùng để đo cường độ dòng điện thấp có độ lớn tối đa 200mA Chân 20A: dùng để đo cường độ dòng điện lớn có độ lớn tối đa 20A
Hình 2 1 Các chân đo của đồng hồ đo điện
Trang 8CHƯƠNG III CÁC CHỨC NĂNG ĐO VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC CHỨC
NĂNG ĐO CỦA ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 3.1 Các chức năng đo của đồng hồ đo điện:
- Đo điện áp: bao gồm đo điện áp một chiều và điện áp xoay chiều
- Đo cường độ dòng điện: bao gồm đo dòng điện một chiều và xoay chiều
- Đo điện trở
- Đo điện dung tụ
- Kiểm tra diode và thông mạch
- Một vài chức đo khác: đo nhiệt độ, tần số, hệ số công suất
3.2 Cách sử dụng các chức năng đo:
3.2.1 Đo điện áp:
3.2.1.1 Điện áp một chiều:
Trang 9Để đo điện áp một chiều trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau: Bước 1: Khi đo điện áp một chiều ta chuyển thang đo về các thang DC Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM Que đỏ cắm vào cổng VΩ
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM Que đo màu đỏ vào đầu (+) Bước 4: Để thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc Ví dụ nếu đo điện áp của một cục pin DC 1,5V ta để thang DC 2V
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo Ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn
Bước 6: Đọc kết quả đo
3.2.1.2 Điện áp xoay chiều:
Hình 3 2 Đo điện áp xoay chiều bằng đồng hồ đo điện
Trang 10Để đo điện áp xoay chiều trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM Que đỏ cắm vào cổng VΩ
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM Que đo màu đỏ vào đầu (+) Bước 4: Để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc Ví dụ nếu đo điện áp điện gia đình AC 220V ta để thang AC 750V
Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
Bước 6: Đọc kết quả đo
3.2.2 Đo dòng điện:
Trang 11Để đo dòng điện trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau :
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điê —n xoay chiều và thang A- để
đo dòng điê —n mô —t chiều
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo
dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+) Bước 4: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo
màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
Bước 5: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
3.2.3 Đo điện trở:
Hình 3 4 Đo điện trở bằng đồng hồ đo điện
Trang 12Để đo điện trở trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điê —n trở Ω
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng VΩ
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+) Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song) Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo
Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị
3.2.4 Đo tụ điện:
Trang 13Để đo tụ điện trong một mạch thí nghiệm ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện dung F
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng mA (nếu chân đo
VΩ không hỗ trợ đo điện dung)
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+) Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu tụ điện
Bước 5: Đọc kết quả trên màn hiển thị
3.2.5 Kiểm tra diode và thông mạch:
Hình 3 6 Kiểm tra thông mạch và diode bằng đồng hồ đo điện
Trang 14Để kiểm tra thông mạch và diode trong một mạch ta thực hiện các bước sau:
Đầu tiên cần kiểm tra thông mạch:
Bước 1: Cần để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM Que đỏ cắm vào cổng V/Ω
Bước 3: Kiểm tra thông mạch bằng cách chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra Nếu đồng hồ có tiếng kêu “bíp” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại Tiếp theo cần kiểm tra tiếp giáp P-N
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω
Bước 3: Khi diode được phân cực thuâ —n thì sụt áp <1 (khoảng 0.6 đối với Si, 0,4 đối với loại Ge) Còn khi diode được phân cực ngược thì diode đó hoạt động tốt
3.2.6 Một số chức năng khác:
3.2.6.1 Đo nhiệt độ:
Cách sử dụng: Chuyển đồng hồ sang chế độ °C hoặc °F
Thao tác: Kết nối đầu dò nhiệt độ vào đồng hồ theo hướng dẫn của nhà sản xuất Đặt đầu dò vào khu vực cần đo nhiệt độ
3.2.6.2 Đo tần số:
Cách sử dụng: Chuyển đồng hồ sang chế độ Hz
Thao tác: Kết nối que đo vào hai điểm cần đo tần số Một số đồng hồ yêu cầu que đo đặt vào cổng đặc biệt cho tần số
3.2.6.3 Đo hệ số công suất:
Cách sử dụng: Một số đồng hồ có chức năng này sẽ có chế độ riêng hoặc sử dụng phụ kiện kèm theo
Trang 15CHƯƠNG IV MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
- Cẩn thận khi sử dụng các thang đo dòng điện, điện áp nhỏ (thang 200mV, 2mA,
…) Nếu để dòng điện hoặc điện áp lớn hơn giới hạn các thang đo này có thể gây cháy hỏng đồng hồ Khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Không chuyển thang đo khi đang có điện đặt ở đầu vào của đồng hồ + Không đặt dòng điện và điện áp vượt quá giới hạn thang đo Khi chưa biết giá trị của đại lượng đo cần thăm dò với thang đo lớn nhất
- Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi muốn đo điện
áp xoay chiều Việc này rất quan trọng vì nếu để các thang đo sai sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng ngay lập tức
- Để nhầm thang đo dòng điện, điện trở sau đó đo vào nguồn AC, điều này sẽ gây hỏng đồng hồ đo điện vạn năng
- Tuyệt đối không được đo vào những nơi có điện áp lớn hơn điện áp cực đại của đồng hồ đo điện
Trang 16KẾT LUẬN
Đồng hồ đo điện là một công cụ rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu chuyên ngành điện, điện tử của học sinh, sinh viên Bản báo cáo đã giới thiệu được các chức năng chính, thông dụng của đồng hồ đo điện vạn năng, bên cạnh đó cũng trình bày ngắn gọn cách sử dụng cho từng chức năng đo Đồng thời, đưa ra một vài lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng đồng hồ đo điện Tuy nhiên, bản báo cáo cũng tồn tại một vài hạn chế có thể kể đến như: chưa giới thiệu đầy đủ các chức năng của đồng hồ
đo điện, các chức năng được trình bày trong báo cáo chưa thực sự sâu sắc,…
Bản báo cáo làm bộc lộ những hạn chế trong năng lực nghiên cứu, tìm hiểu thông tin của nhóm thực hiện báo cáo Tuy nhiên nó cũng là tiền đề lớn để nhóm thực hiện tiếp tục cải thiện những hạn chế của bản thân, nâng cao khả năng sáng tạo và xa hơn là
để có thể tự tin tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học
Trang 17TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
APECH (n.d.) Retrieved from https://apech.vn/tin-tuc/dong-ho-van-nang-la-gi-ung-dung-trong-do-dien-21.html
[2] CHONGSET (n.d.) Retrieved from https://www.chongset.vn/dong-ho-do-van-nang-la-gi-cach-su-dung-do-dien-tro-va-hon-nua/
[3] MÁY ĐO CHUYÊN DỤNG (2022, December 19) Retrieved from https://maydochuyendung.com/tin-tuc/chi-tiet/chuc-nang-cua-cac-giac-cam-tren-dong-ho-van-nang
[4] TECHMASTER (n.d.) Retrieved from https://techmaster.com.vn/tim-hieu-ve-dong-ho-van-nang-va-goi-y-mot-so-dong-dong-ho-noi-bat/#:~:text=
%C4%90%E1%BB%93ng%20h%E1%BB%93%20v%E1%BA%A1n%20n
%C4%83ng%20hay,t%E1%BB%A5c%2C%20diode%20ho%E1%BA%B7c%20nhi
%E1%BB%87t%20%C4%91%E1%BB%99
[5] THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG (n.d.) Retrieved from https://sieuthidoluong.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-dong-ho-van-nang
[6] VICTORY (n.d.) Retrieved from https://victory.com.vn/huong-dan-su-dung-dong-ho-van-nang-dien-tu-2/