1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp lao động ở việt nam hiện nay

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chính sự phát triển đấy, cùng với các tác động của yếu tố bên ngoài xã hội nên trong quá trình lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đã xảy ra những tranh chấp về vấn đề

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật Lao động Việt Nam

Trang 2

Hà Nội – 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp lao động ở Việt Nam hiện nay” là hoàn toàn do bản thân tôi thực hiện trong thời gian qua với sự tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài đó Mọi tài liệu trong bài và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Trang 3

LAO ĐỘNG TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và dấu hiệu tranh chấp lao động 2

1.1.1 Khái niệm tranh chấp lao động 2

1.1.2 Dấu hiệu của tranh chấp lao động 2

1.2 Những đặc điểm của tranh chấp lao động 3

1.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động 4

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 4

1.3.2 Nguyên nhân khách quan 5

1.4 Phân loại tranh chấp lao động 5

1.5 Những ảnh hưởng của tranh chấp lao động đối với các bên và nền kinhtế - xã hội 6

1.6 Giải quyết các tranh chấp lao động 7

1.6.1 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động 7

1.6.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động 8

1.6.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động 8

Trang 4

1.7 Tiểu kết Chương I 82.2 Đánh giá tình hình thực trạng vấn đề tranh chấp lao động 11 2.3 Tiểu kết Chương II 12

CHƯƠNG III

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp lao động ở Việt Nam hiện nay 132.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tranh chấp lao động 14

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động là một nguồn tài sản quý giá của mỗi quốc gia trên thế giới Ngoài ra, nó còn là yếu tố thiết yếu, nguồn lực phát triển quan trọng trong quá trình sản xuất góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ngày một phát triển Chính sự phát triển đấy, cùng với các tác động của yếu tố bên ngoài xã hội nên trong quá trình lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đã xảy ra những tranh chấp về vấn đề quyền, lợi ích của mỗi bên Tỉ lệ các cuộc tranh chấp lao động ở nước ta trong những năm gần đây ngày một tăng dẫn đến một số ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế Đảng và Nhà nước ta trong thời gian đó, cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập khi áp dụng thực tiễn.

Vì vậy, giải quyết tranh chấp lao động, đưa nền kinh tế nước nhà phát triển là một vấn đề luôn được quan tâm, đặt ra với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp lao động ở Việt Nam hiện nay” nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và các chính sách hạn chế tranh chấp lao động để đảm bảo nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Trang 6

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤPLAO ĐỘNG TRONG LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM1.1 Khái niệm và dấu hiệu tranh chấp lao động

1.1.1 Khái niệm tranh chấp lao động

Trước những năm 1985, những khái niệm về tranh chấp lao động gần như không được nhắc đến Cho đến những năm sau đó, có rất nhiều quan điểm bàn đến vấn đề “tranh chấp lao động”.

Tranh chấp lao động trước đây được hiểu là những xích mích giữa các công nhân và chủ sử dụng lao động Khái niệm “xích mích giữa chủ - thợ” được duy trì khá lâu ở Việt Nam trong quan hệ lao động, được coi như một vấn đề quan thuộc của đời sống nhân dân thời bấy giờ.

Ở miền Nam, dưới chế độ cũ, Bộ luật Lao động đã được xây dựng để điều chỉnh quan hệ lao động Bộ luật Lao động lúc đó không sử dụng khái niệm “tranh chấp lao động” mà thay bằng cụm từ “phân tranh lao động”.

Có quan điểm thì cho rằng, tranh chấp lao động là sự xung đột giữa các bên trong quan hệ lao động Nhưng quan điểm này chỉ phần nào xác định được tính chất, vẫn chưa làm rõ được đối tượng trong tranh chấp lao động và vấn đề tranh chấp nhằm mục đích gì.

Hiện nay, khái niệm về tranh chấp lao động đã quy định chi tiết, cụ thể tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019 “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”[7, tr134]

1.1.2 Dấu hiệu của tranh chấp lao động

Trang 7

Tranh chấp lao động phải thể hiện ra bên ngoài qua các hình thức nhất định Sự xung đột giữa các bên chủ thể bao giờ cũng bắt đầu từ những mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm, lợi ích Tuy nhiên, các mâu thuẫn về quyền, lợi ích đó, ban đầu và trước hết phải xuất phát từ ý nghĩ, tư duy của người cụ thể; tuy nhiên những mâu thuẫn đó phải được bùng phát qua một hành vi, hành động, hình thức nhất định mới có thể trở thành một tranh chấp lao động thực sự.

Khi xác định một tranh chấp lao động cần chú ý những điểm sau:

- Tranh chấp lao động là sự xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ lao động - Sự xung đột đó diễn ra trong quá trình lao động.

- Sự xung đột giữa các bên tranh chấp phải gắn với, xuất phát từ quyền, lợi ích của các bên liên quan đến quá trình lao động đó mà không phải là các quyền lợi ích khác ngoài quá trình lao động.

- Xung đột giữa các bên nói ở trên phải được thể hiện qua một hình thức nhất định và biểu đạt rõ yêu cầu của một hoặc tất cả các bên về sự giải quyết tranh chấp lao động đó.

1.2 Những đặc điểm của tranh chấp lao động

Do tính chất đặc biệt của quan hệ lao động mà các tranh chấp lao động cũng có đặc điểm riêng giúp phân biệt nó với các tranh chấp khác trong xã hội.

Về chủ thể, tranh chấp lao động có chủ thể bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, tập thể lao động, đại diện của người lao động (Công đoàn, tổ chức đại diện người lao động), đại diện của người sử dụng lao động Tuy nhiên, có những trường hợp, chủ thể của tranh chấp lao động không phải là chủ thể của quan hệ lao động nhưng vẫn thừa nhận là chủ thể của tổ chức lao động như đơn vị sự nghiệp đưa người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Về phạm vi tranh chấp, tranh chấp lao động là loại tranh chấp xuất hiện, tồn tại trong phạm vi của quá trình lao động Nó luôn phát sinh từ quan hệ lao động (trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa của các bên trong quan hệ lao động).

Trang 8

Về nội dung tranh chấp, tranh chấp lao động bao gồm các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình lao động Ngoài ra, còn những tranh chấp về lợi ích giữa hai bên chủ thể Tranh chấp lao động có thể phát sinh mà không có vi phạm pháp luật Tòa án cũng không chấp nhận giải quyết các tranh chấp ngoài lề giữa các bên của quan hệ lao động thành một vụ tranh chấp lao động.

Về ảnh hưởng xã hội, tranh chấp lao động có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống lao động của nhân dân, trật tự công cộng cũng như nền kinh tế - xã hội - chính trị của Nhà nước ta Bên cạnh đó, tranh chấp lao động còn làm cho các mối quan hệ khác trong quá trình lao động bị phá vỡ, thậm chí là tìm cách cắt đứt quan hệ Nhiều cuộc tranh chấp lao động lớn đã dẫn đến tình trạng đình công gây thiệt hại rất nhiều tài sản của các doanh nghiệp.

1.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quan hệ lao động trong nền kinh tế xã hội mà tranh chấp lao động ngày càng phát sinh và gia tăng Nhiều cuộc tranh chấp không có hồi kết dẫn đến những cuộc đình công lớn của người lao động gây ra tổn thất rất lớn về tài sản của doanh nghiệp và nhà nước Dưới góc độ pháp lý nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động có thể là được chia làm loại nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Việc mắm vững các quy định về pháp luật lao động của người lao động, cũng như người sử dụng lao động còn một số hạn chế nhất định.

Về phía người lao động: trên thực tế các cuộc tranh chấp lao động xảy ra đều với những lý do chính đáng để đòi hỏi công bằng với sức lao động mà họ bỏ ra chưa được thỏa đáng, quyền lợi của họ không được đáp ứng Tuy nhiên, về phương tiện cũng như hình thức đấu tranh còn thiếu tính tổ chức và hầu hết là mang tính tự phát Mặt khác, trình độ của người lao động còn thấp, lại không am hiểu pháp luật nên họ không thể hiểu biết rõ mình được hưởng những quyền lợi gì dẫn đến các tranh chấp không đang có xảy ra.

Trang 9

Về phía người sử dụng lao động: mục đích của họ là sử dụng tối đa sức lao động của người lao động với số tiền mà họ bỏ ra để trả công, vượt quá mức quy định về quyền và lợi ích của họ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người lao động dẫn đến tranh chấp lao động giữa hai bên Cũng có những trường hợp do người sử dụng lao động không am hiểu các quy định của Luật Lao động trong quan hệ lao động, nên có những chế độ cho người lao động thấp hơn quy định, khiến cho người lao động bức xúc và nảy sinh tranh chấp lao động

Về phía các tổ chức đại diện cho người lao động, điển hình nhất là Công đoàn Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động bảo vệ quyền lợi một cách trực tiếp cho người lao động Hoạt động của Công đoàn cơ sở chưa đem lại những hiệu quả, nhiều tố chức Công đoàn còn có hành vi bao che, cấu kết với người sử dụng lao động để chống lại những quyền và lợi ích mà người lao động được hưởng Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng chưa thành lập tổ chức Công đoàn cho người lao động, dẫn đến các hoạt động tổ chức còn nhiều bất cập.

Về phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, không thực hiện thanh tra lao động thường xuyên nên không kịp thời phát hiện ra những sai phạm và giải quyết triệt để các vi phạm của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng xảy ra các tranh chấp lao động không đáng có Tình trạng này chủ yếu xảy ra với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trên thực tế có nhiều cuộc tranh chấp lao động dẫn đến đình công lớn mà khi nó kết thúc các cơ quan Nhà nước mới biết đến.

1.3.2 Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân khách quan cơ bản dẫn đến xảy ra tranh chấp lao động là do hệ thống pháp luật lao động còn nhiều bất cập, thiếu sót, chưa có tính xác thực khi áp dụng vào Nền kinh tế nước ta đang trong đà phát triển và hội nhập nên có rất nhiều thay đổi mới, vì vậy mà Bộ luật Lao động cũng phải có thời gian để khắc phục những hạn chế để phù hợp hơn, giảm tình trạng tranh chấp lao động xảy ra.

1.4 Phân loại tranh chấp lao động

Trang 10

Tranh chấp lao động có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào căn cứ phân loại.

Theo cách thông thường, tức là dựa vào nội dung tranh chấp lao động, các tranh chấp lao động sẽ được phân thành: tranh chấp về việc làm, tranh chấp về tiền lương và các khoản thu nhập, tranh chấp về điều kiện làm việc,

Căn cứ theo đối tượng tranh chấp người ta chia tranh chấp lao động thành hai loại tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích:

- Tranh chấp về quyền là sự xung đột về các vấn đề đã được quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc dưới các hình thức khác.

- Tranh chấp về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề, những cái chưa được quy định hoặc chưa được thỏa thuận Đó là những cái phát sinh bên ngoài những quy định, những thỏa thuận đã và đang có giá trị.

Theo tính chất của hệ thống chủ thể tham gia tranh chấp, pháp luật phân chia thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, Quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019: “ Các loại tranh chấp lao động bao gồm: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.”[7, tr.135]

1.5 Những ảnh hưởng của tranh chấp lao động đối với các bên và nềnkinh tế - xã hội

Xét về phương diện tích cực, tranh chấp lao động là dấu hiệu phản ánh sự đấu tranh giữa các bên, là động lực của sự phát triển Nếu không sự tranh chấp lao động, Nhà nước sẽ không thể biết được người lao động có đang bằng lòng với những gì mình được hưởng hay đang trong một môi trường không đảm bảo, tồi tệ mà không dám công khai “ Hòa bình công nghiệp, hài hòa, ổn định” luôn là mục tiêu quan

Trang 11

trọng của các doanh nghiệp trong quan hệ lao động Nhưng không vì thế mà thủ tiêu sự đấu tranh giữa các bên Sự xuất hiện của tranh chấp lao động còn thể hiện được sự hiểu biết về quyền, lợi ích giữa các bên trong Luật Lao động của người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là các tổ chức công đoàn Người lao động đã và đang dần dần biết đấu tranh, bày tỏ sự không hợp lí của chủ sử dụng lao động đối với mình Từ những hình thức đấu tranh cổ điển, người lao động đã biết sử dụng các biện pháp pháp lý để thực hiện mục đích của mình, bắt đấu từ việc tranh chấp lao động và yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho họ một cách chính đáng nhằm chống lại sự xâm hại của các chủ sở hữu lao động Ngoài ra thì tranh chấp lao động cũng như một tín hiệu cho Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật để đáp ứng các nhu cầu phát triển của quan hệ lao động.

Về phương diện tiêu cực, tranh chấp lao động là hiện tượng mang lại khá nhiều phiền toái trong mối quan hệ lao động giữa các bên Sự xung đội về quyền và lợi ích vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của những xung đột tinh thần, quan điểm sống, tác động trực tiếp vào các giá trị văn hóa, đạo đức xã hội Một tranh chấp lao động các nhân, trong một số điều kiện và sự tác động nhất định có thể trở thành những sự kiện lớn Từ đó dẫn đến việc thanh danh của đơn vị sử dụng lao động và danh dự của người lao động sẽ bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, thì còn có những tranh chấp tập thể, với những quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các doanh nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, làm suy yếu nền sản xuất đang trong đà phát triển.

1.6 Giải quyết các tranh chấp lao động

1.6.1 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp động cá nhân và tập thể được quy định chi tiết tại Điều 187 và Điều 191 của Bộ luật Lao động năm 2019

Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện: Hội đồng hòa giải cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên Hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện hòa giải các

Trang 12

tranh chấp lao động xảy ra ở những doanh nghiệp sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động.

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh: Hòa giải và giải quyết các tranh chấp lao động tập thể mà hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện đã hòa giải nhưng không thành, các bên đương sự có đơn yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết.

Tòa án nhân dân: Đây là cơ quan duy nhất độc lập chỉ tuân theo pháp luật, có quyền nhân danh quyền lực nhà nước giải quyết dứt điểm các vụ án lao động và có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công.

1.6.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Pháp luật Lao động đã quy định những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cụ thể tại Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2019:

“1.Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

5 Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.”[7, tr.136,137]

1.6.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động

Trình tự, thủ tục đối với các tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Mục 2 Bộ luật Lao động năm 2019 Trong đó thì:

- Hội đồng hòa giải cơ sở tiến hành hòa giải chậm nhất bảy ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải Tại phiên họp hòa giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải thì lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hòa giải lao động cơ sở Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải thành

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w