Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, đặc biệt là một số năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm về vấn đề phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường sống.Một tro
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu về pháp luật Việt Nam về thuế bảo vệ môi trường? Liên hệ thực
tiễn”
Đề số: 106
Sinh viên : VŨ TRẦN KIM OANH
Lớp : Pháp luật đại cương-2-1.22.(N32)
Năm học : 2022-2023
HÀ NỘI, THÁNG 12/2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I Tổng quan về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam………… 1 I.1 Khái niệm về thuế và thuế bảo vệ môi trường… 1 I.2 Đối tượng áp dụng thuế bảo vệ môi trường…… 2 I.2.1 Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường………….2 I.2.2 Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường… 3 I.3 Người nộp thuế bảo vệ môi trường……… 4 I.4 Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường……… 5
II Thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay ……… 5 II.1 Thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay……….5 II.2 Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam ……… 8 III Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay……… 9 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong những thập kỷ qua, môi trường toàn cầu và khu vực có chiều hướng biến đổi phức tạp Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái nhiều nơi ở mức báo động Ô nhiễm môi trường
và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều quốc gia, khu vực và toàn trái đất Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, đặc biệt là một số năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm về vấn đề phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường sống Một trong những công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là hệ thống pháp luật về thuế bảo
vệ môi trường Định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về thuế môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam
I Tổng quan về thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam
1.1Khái niệm về thuế và thuế bảo vệ môi trường
Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó Thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước Nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến
Trang 4môi trường Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường
Thuế bảo vệ môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa Từ đó,
có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường Đối với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất thì thuế môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn Với mục đích như vậy sẽ góp phần tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường, giải chi phí xử
lý ô nhiễm
1.2 Đối tượng áp dụng thuế bảo vệ môi trường
1.2.1.Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol, nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn
Các loại xăng, dầu, mỡ nhờn trên là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch, chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch
Than đá bao gồm: Than nâu, than an-tra-xít (antraxit), than mỡ, than đá khác
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC): Là loại gas dùng làm môi chất sử dụng trong thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn Túi ni lông thuộc diện chịu thuế: Là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm
Trang 5trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density
polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm: Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu, bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói, bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói
Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng
Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng
Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng
Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng
Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định
1.2.2 Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường được chia làm 2 nhóm:
Đối tượng 1: Tất cả các hàng hóa ngoài 8 loại hàng hóa chịu thuế bảo
vệ môi trường;
Trang 6Đối tượng 2: Các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế môi trường nhưng không được sử dụng ở Việt Nam bao gồm:
Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật;
Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo qui định của pháp luật;
Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu
1.3 Người nộp thuế bảo vệ môi trường
Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
Người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa là người nộp thuế bảo
vệ môi trường, không phân biệt hình thức nhận ủy thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người ủy thác hay nhận ủy thác nhập khẩu
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận ủy thác bán hàng hóa vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận ủy thác bán hàng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường khi xuất, bán hàng hóa tại Việt Nam
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh
Trang 7hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế
1.4 Phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa Trong đó: Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là
số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu
Trường hợp nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế chỉ tính cho số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch trong nhiên liệu hỗn hợp
II Thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay
Phải kể đến trước hết, đó là quy định về bảo vệ môi trường trong các văn bản quy phạm pháp luật còn khá chung chung, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác rất mờ nhạt, khó thực hiện Bên cạnh đó, sự trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn trong xây dựng pháp luật khiến cho quá trình áp dụng gặp nhiều khó khăn
Các văn bản về bảo vệ môi trường liên quan đến từng thành phần môi trường như đất, nước, khoáng sản, không khí, rừng,… hay điều chỉnh
Trang 8những hoạt động của con người lên môi trường được ban hành chưa đồng bộ, còn chậm cả về mặt thời gian lẫn nội dung của các quy định Theo quy định trong Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Về Biểu thuế bảo vệ môi trường ban hành ngày 26/09/2018 thì có 8 nhóm sản phẩm phải chịu thuế môi trường Nhưng trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa đưa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế Bảo vệ môi trường, ví dụ như khí thải công nghiệp, thuốc lá, chất thải phóng xạ… Bởi thế trong danh mục đối tượng chịu thuế còn
bỏ ngỏ một số những chất gây độc hại đến như: các loại hóa chất (gồm
cả axit vô cơ, xút, hóa chất bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, thủy ngân, ); đồ điện tử (phát sinh chất thải điện tử); cao su (săm, lốp, ); polime,….Nhiều hàng hóa được đưa vào danh mục chịu thuế bảo vệ môi trường là một trong những lý do khiến cho Thuế Bảo vệ môi trường, mặc dù là thuế gián thu nhưng lại ít được đông đảo người tiêu dùng quan tâm, cũng như số thu thuế bảo vệ môi trường còn khá khiêm tốn
Ngoài ra, việc đánh thuế ô nhiễm tại nước ta vẫn chưa bao phủ được các đối tượng gây ô nhiễm, mức thuế áp đặt chưa được nghiên cứu theo hướng hiệu quả đề xuất trong khi vẫn còn tình trạng áp thuế theo áp lực ngân sách
Các bộ ngành cũng chưa hỗ trợ trong nghiên cứu và triển khai các chính sách hạn chế ô nhiễm trong lĩnh vực chuyên ngành; nhiều quy định còn mang nặng tính hành chính trong khi các quy định mang tính kỹ thuật không nhiều và tiêu chuẩn của nước ta còn thấp hơn so với nhiều nước khác
Trang 9Thực tế, mức trần thu thuế bảo vệ môi trường tăng mạnh, nhưng
tỷ lệ chi thực tế cho mục đích này có xu hướng giảm qua các năm Điển hình là theo dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường,
Bộ Tài chính đề xuất tăng loạt thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng trong đó có xăng, dầu Cụ thể, từ 1/7/2018 thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng một lít từ 3.000 lên 4.000 đồng một lít, nhằm đảm bảo tính ổn định của chính sách, phù hợp với
lộ trình thay thế thuế nhập khẩu phải cắt giảm dần theo cam kết quốc
tế Đồng thời phù hợp với mức thu của các nước xung quanh, tránh nạn buôn lậu xăng dầu Và tới thời điểm mới nhất ngày 08/07/2022 Tổng cục Thuế có Công điện 12/CĐ-TCT thực hiện áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết
20/2022/UBTVQH15 theo chiều hướng giảm, nhưng từ ngày 01/01/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các đối tượng trên sẽ thực hiện theo quy định tại Mục I khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14
Luật thuế còn bất cập về mức thuế bảo vệ môi trường Khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn, dẫn tới khả năng việc áp dụng sẽ không thống nhất đối với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng nhưng tại các địa phương khác nhau Điều đó dẫn đến một số trường hợp đối tượng đáng
lí phải chịu thuế lại không bị đánh thuế, trong khi thực chất đối tượng không chịu thế lại bị đánh thuế khá nặng Nguồn thu từ các loại phí bảo
vệ môi trường còn rất hạn chế, các loại phí này có tính pháp lý thấp, mức thu thấp, tác động, hiệu quả không cao, và còn tổn tại nhiều lỗ hổng Theo báo Lao động năm 2018, thuế bảo vệ môi trường thất thu
Trang 10rất lớn đối với túi nilon bởi việc thu thuế đối với túi nilon rất nhỏ giọt, theo ước tính nếu đánh thuế đầy đủ lượng bao bì/ túi nilon theo quy định (40.000 đồng/kg) thì ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng/ năm tương đương 900 triệu USD/năm, nhưng thực tế
Bộ Tài chính cho biết số tiền thu thuế từ túi nilon chỉ khoảng 54 tỉ đồng/ năm- đây là con số quá nhỏ chứng tỏ rằng đã tồn tại nhiều lỗ hổng từ luật Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phổ biến “lách luật” theo cách, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng túi nilon thuê doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa gia công cho mình để không phải chịu thuế
2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự bất cập của pháp luật về thuế bảo
vệ môi trường tại Việt Nam
Yếu tố chuyên nghiệp trong việc xác định, phân loại đối tượng chịu thuế của người thu thuế còn hạn chế Mức độ phân biệt giữa mức thuế thấp nhất và cao nhất rất khó
Người sản xuất các mặt hàng có đối tượng chịu thuế chưa chấp hành nghiêm những quy định về chịu thuế, hay có một số đối tượng lợi dụng quy định về hoàn thuế, đối tượng chịu thuế, biểu thuế để trốn thuế, giảm thuế chuộc lợi về mình
Bản thân người tiêu dùng là người nộp thuế nhưng ngay cả khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực được áp dụng dường như vẫn còn chưa thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Thậm chí
có những người còn không biết việc đánh thuế này có ý nghĩa bảo vệ môi trường như thế nào để có ý thức hạn chế việc sử dụng chững sản phẩm ít gây ô nhiễm để thay thế
Ở góc độ cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội, nhìn nhận về vai trò của chính sách thuế trong việc bảo vệ môi trường còn mờ nhạt, do