1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY. LIÊN HỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HIỆN NAY

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1945 chính quyền nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ, một chính quyền của dân, do dân và vì dân. Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển; với vai trò và nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử, chính quyền nhân dân mà cụ thể là Hội đồng nhân dân luôn luôn xứng đáng là đại biểu trung thành của nhân dân, luôn giữ được bản chất cách mạng tiến bộ, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong những năm gần đây, phù hợp với xu hướng chung và các chủ trương của Đảng và đất nước, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trước hết là vai trò kiểm tra giám sát với Ủy ban nhân dân và các cơ quan đơn vị ở địa phương như: y tế, giáo dục, an sinh xã hội, các dự án đầu tư,…Vai trò và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân ngày càng đi vào thực chất. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựa ấy thì vẫn còn nhiều bất cập thể hiện chủ yếu ở hoạt động của Hội đồng nhân dân, một số vấn đề về tổ chức của hội đồng nhân dân chưa được làm rõ, chưa có định hướng đổi mới một cách lâu dài. Chất lượng hoạt động kiểm tra giám sát chung vẫn còn thấp. Vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình là cơ quan đại diện cho nhân dân; các đại biểu Hội đồng nhân dân chưa phát huy, thể hiện ý chí cử tri. Vì vậy, em chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Liên hệ và đánh giá tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân hiện nay.” Để góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA HÀNH CHÍNH HỌC

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THEOQUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN HỆ VÀ ĐÁNHGIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HIỆN NAY

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài bài tập lớn kết thúc học phần “Tổ chức vàhoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật ViệtNam hiện nay.Liên hệ và đánh giá tổ chức và hoạt động của hội đồngnhân dân hiện nay” là của sản phẩm do em trực tiếp nghiên cứu và

thực hiện Em xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong bài,các số liệu, kết quả và các dẫn chứng là do em tự tìm hiểu, có sựtham khảo, sưu tầm kế thừa từ những tác giả đi trước Các số liệu vàkết quả nghiên cứu là trung thực, có trích dẫn rõ ràng.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 12năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

2.1 Mục tiêu tổng quát 1

2.2 Mục tiêu cụ thể 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đóng góp đề tài 2

6 Cơ cấu của đề bài 2

NỘI DUNG 3

Phần 1 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN HIỆN NAY 3

1.1Nhận thức chung về Hội đồng nhân dân 3

1.1.1 Khái niệm về Hội đồng nhân dân 3

1.1.2 Đặc điểm của Hội đồng nhân dân 3

1.1.3 Vị trí và vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương 3

1.2.1 Cơ cấu của Hội đồng nhân dân 4

1.2.2 Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân 5

1.2.3 Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân 5

1.2.4 Tổ chức Hội đồng nhân dân trong trường hợp sáp nhập địa giới hành chính và chia đơn vị hành chính 6

1.3 Hoạt động của Hội đồng nhân dân 6

1.3.1 Kỳ họp của Hội đồng nhân dân 6

1.3.2 Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân 7

1.3.3 Hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân 8

1.3.4 Hoạt động của các Đại biểu Hội đồng nhân dân 9

Phần 2 13

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN HUYỆN NGHI XUÂN (HÀ TĨNH) 13

2.1 Tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Nghi Xuân 13

2.2 Hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện Nghi Xuân 13

Phần 3 15

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 15

3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân Huyện Nghi Xuân hiện nay 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1945 chính quyền nước tađặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được thành lậptheo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ, một chính quyền củadân, do dân và vì dân Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển;với vai trò và nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử, chính quyềnnhân dân mà cụ thể là Hội đồng nhân dân luôn luôn xứng đáng là đạibiểu trung thành của nhân dân, luôn giữ được bản chất cách mạngtiến bộ, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnước.

Trong những năm gần đây, phù hợp với xu hướng chung và cácchủ trương của Đảng và đất nước, hoạt động của Hội đồng nhân dâncác cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực Trước hết là vai trò kiểmtra giám sát với Ủy ban nhân dân và các cơ quan đơn vị ở địa phươngnhư: y tế, giáo dục, an sinh xã hội, các dự án đầu tư,…Vai trò vàtrách nhiệm của Hội đồng nhân dân ngày càng đi vào thực chất Tuynhiên, bên cạnh những thành tựa ấy thì vẫn còn nhiều bất cập thểhiện chủ yếu ở hoạt động của Hội đồng nhân dân, một số vấn đề vềtổ chức của hội đồng nhân dân chưa được làm rõ, chưa có địnhhướng đổi mới một cách lâu dài Chất lượng hoạt động kiểm tra giámsát chung vẫn còn thấp Vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình làcơ quan đại diện cho nhân dân; các đại biểu Hội đồng nhân dân chưa

phát huy, thể hiện ý chí cử tri Vì vậy, em chọn đề tài “Tổ chức vàhoạt động của hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật ViệtNam hiện nay Liên hệ và đánh giá tổ chức và hoạt động của hộiđồng nhân dân hiện nay.” Để góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, từ

đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong giaiđoạn hiện nay.

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Góp phần tìm hiểu rõ thêm cơ sở pháp lý và thực tiễn của Hội

đồng nhân dân, qua đó liên hệ với Hội đồng nhân dân huyện nóiriêng, để đề xuất giải pháp và phương hướng hoàn thiện hệ thốngHội đồng nhân dân.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu

Bài tập lớn nghiên cứu lý luận chung về tổ chức và hoạt động củaHội đồng nhân dân nói chung và huyện Nghi Xuân nói riêng.

- Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật trongHiến pháp 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chứcchính quyền địa phương để làm rõ các vấn đề xung quanh pháp luậtvề Hội đồng nhân dân Đồng thời, bài tập lớn đi vào phân tích thựctrạng của các quy định pháp luật về Hội đồng nhân dân một huyệntại Việt Nam, việc áp dụng những quy định của pháp luật vào thựctiễn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụngđể nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của Hội đồngnhân dân.

Trang 6

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp logic - lịch sử,khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp và phương pháp tổng kết thựctiễn liên kết các vấn đề chặt chẽ hơn.

6 Cơ cấu của đề bài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Bàitập lớn được trình bài ở 3 phần:

Phần 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Hội

đồng nhân dân hiện nay.

Phần 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Qua thực tiễn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Phần 3: Đánh giá tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân.

NỘI DUNGPhần 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦAHỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HIỆN NAY

1.1Nhận thức chung về Hội đồng nhân dân 1.1.1 Khái niệm về Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử triở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân,chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nướccấp trên [4]

1.1.2 Đặc điểm của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân là thiết chế dân chủ ở địa phương: là cơ

quan do nhân dân trực tiếp thành lập thông qua bỏ phiếu và bầu cử

Trang 7

trực tiếp, phổ thông Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện, thaymặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các chínhsách, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và giám sátmọi hoạt động công quyền của địa phương.

- Hội đồng nhân dân là cơ quan tập hợp đoàn kết toàn dân: Là cơquan đại diện của nhân dân, Hội đồng nhân dân là tập hợp đại biểucủa các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo…Do đó, Hội đồng nhân dânlà thiết chế đoàn kết, là trung tâm thu hút, tập hợp quần chúng,thống nhất ý chí, động viên tinh thần, động viên nhân dân hànhđộng, phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Sựđa dạng về thành phần của Hội đồng nhân dân là cơ sở bảo đảm mọiquyết định của Hội đồng nhân dân phải cân đối, hài hòa, tập trungvào lợi ích của mọi tầng lớp nhân dân chứ không phải vì lợi ích củamột giai cấp, một nhóm người nhất định.

- Kỳ họp là hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân: Là cơ quanđược hợp thành bởi các đại biểu do nhân dân bầu ra, mỗi đại biểuđều có quyền và nghĩa vụ như nhau Hội đồng nhân dân hoạt độngtheo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số nên kỳhọp là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân.

- Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân bao quát mọi vấn đề củađời sống xã hội Hội đồng nhân dân không chỉ thực hiện chức năngquyết định những vấn đề lớn mà còn thực hiện chức năng giám sáttoàn diện hoạt động thực thi pháp luật ở địa phương [8]

1.1.3 Vị trí và vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, doNhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Trang 8

1.2 Tổ chức của Hội đồng nhân dân

1.2.1 Cơ cấu của Hội đồng nhân dân

Theo hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địaphương năm 2015 thì Hội đồng nhân dân được tổ chức ở cả ba cấp:Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

1.2.1.1 Các đại biểu hội đồng nhân dân

Các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở cùng cấp bầu ra.

Đại biểu Hội đồng nhân dân là thành phần cấu thành nên tập thểcơ quan Hội đồng nhân dân

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiệntheo nguyên tắc tại Điều 18, Điều 25, Điều 32 của Luật tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015.

1.2.1.2 Thường trực Hội đồng nhân dân

Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùngcấp bầu ra trong số các đại biểu tại kì họp thứ nhất mỗi khóa Hộiđồng nhân dân Hội đồng thường trực Hội đồng nhân dân gồm có Chủtịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và ủy viênthường trực Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân giữvai trò quan trọng trong việc triệu tập, tổ chức kỳ họp của Hội đồngnhân dân; chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các Ban củaHội đồng nhân dân; tổ chức và hỗ trợ hoạt động của các đại biểu Hộiđồng nhân dân Do vậy, đối với Hội đồng nhân dân thì vị trí củathường trực Hội đồng nhân dân là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân Theo quy định tại khoản 3 điều 6 của Luật tổ chưc chính quyền

địa phương năm 2015: “Thành viên của Thường trực Hội đồng nhândân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùngcấp” bởi vì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là hai cơ quan có

chức năng và nhiệm vụ khác nhau Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực ở địa phương còn Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hànhcủa Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,do Hội đồng nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Hội đồng

Trang 9

nhân dân Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhândân để đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong hoạt động giámsát của Hội đồng nhân dân đối với các hoạt động của Ủy ban nhândân.

1.2.1.3 Các ban của Hội đồng nhân dân

Các ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể củacác đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ vàquyền hạn của Hội đồng nhân dân, giúp Hội đồng nhân dân nghiêncứu, thẩm tra, xem xét những vấn đề thuộc các lĩnh vực nhất địnhnhư kinh tế, văn hoá –xã hội, pháp chế Thành phần của các ban củaHội đồng nhân dân có trưởng ban, phó trưởng ban và các uỷ viên.Thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thờilà thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp để bảo đảm cho hoạtđộng giám sát được khách quan.

Theo quy định, Điều 18 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm2015, được sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương năm

2019: “Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế ngân sách, Ban văn hóa – xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộcthiểu số thì thành lập Ban dân tộc”.

Theo quy định, Điều 25 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm2015: “Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinhtế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lậpBan dân tộc”.

Theo quy định, Điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm

2015: “Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế xã hội”.

Số lượng Ủy viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấpquyết định.

1.2.2 Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân

Trang 10

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân các cấp là 05 năm kể

từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứnhất của Hội đồng nhân dân khóa sau [4]

1.2.3 Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp được bầu căn cứ

theo luật định của Luật bầu cử của Hôi đồng nhân dân Số lượng đạibiểu từng cấp dựa trên trên các điều kiện vị trí địa lý, trình độ dân trí,dân cư và điều kiện xã hội từng vùng Đại biểu Hội đồng nhân dânđược bầu theo đơn vị bầu cử Mỗi đơn vị bầu cử không quá 05 đạibiểu [2]

1.2.4 Tổ chức Hội đồng nhân dân trong trường hợp sápnhập địa giới hành chính và chia đơn vị hành chính

Trong trường hợp đơn vị hành chính sát nhập thành đơn vị hành

chính mới thì Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính cũ được nhậpthành Hội đồng nhân dân đơn vị hành chính mới và tiếp tục họatđộng cho đến hết nhiệm kỳ.

Trong trường hợp đơn vị hành chính được chia thành đơn vị hànhchính mới thì Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân đãđược bầu hoặc công tác ở địa hạt đơn thuộc đơn vị hành chính mớinào thì hợp thành Hội đồng nhân dân đơn vị hành chính đó và tiếptục họat động cho đến hết nhiệm kỳ [4]

1.3 Hoạt động của Hội đồng nhân dân1.3.1 Kỳ họp của Hội đồng nhân dân

Kì họp của Hội đồng nhân dân là một trong những hình thức hoạt

động chủ yếu của Hội đồng nhân dân Thông qua kỳ họp, ý chí,nguyện vọng của nhân dân được chuyển thành nghị quyết cơ quanquyền lực ở địa phương Ngoài kỳ họp thường lệ Hội đồng nhân dântổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường Thường trựcHội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất

Trang 11

một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu Ngày họp,nơi họp và chương trình kỳ họp phải được thông báo cho nhân dânbiết, chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồngnhân dân.

1.3.1.1 Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập

chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;đối với địa phương có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhândân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất đượctính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hộiđồng nhân dân khóa trước triệu tập Trường hợp khuyết Chủ tịch Hộiđồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trướctriệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dâncấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủyban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp

Hội đồng nhân dân (Được quy định điều 80 Luật tổ chức chính quyềnđịa phương năm 2015).

1.3.1.2 Kì họp thường lệ

Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp

thường lệ trong năm để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyềnxem xét, quyết định của Hội đồng nhân dân theo quy định tại khoản1 Điều 78 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương Trong kế hoạchcần nêu rõ số lượng các kỳ họp thường lệ, dự kiến thời gian tổ chức,nội dung của từng kỳ họp và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).Số lượng các kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân ít nhất là 02 kỳhọp hoặc nhiều hơn căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu thực tế

của địa phương [6]

Trang 12

1.3.1.3 Kì họp bất thường

Kỳ họp bất thường Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủyban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểuHội đồng nhân dân yêu cầu [6]

1.3.2 Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) năm 2019 thì Thường trực Hội

đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu tại kì họpthứ nhất mỗi khóa Hội đồng nhân dân Hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dânmỗi cấp hành chính được cụ thể hóa tại điều 104 Luật tổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015 như sau:

- Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trongviệc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

- Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở địa phươngthực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.

- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xemxét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báocáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhândân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân;yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ,quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồngnhân dân.

- Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định của pháp luật;đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của côngdân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhândân.

- Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân trong số đạibiểu Hội đồng nhân dân và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dântheo đề nghị của Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.

- Trình Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngườigiữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

Ngày đăng: 20/07/2024, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w