1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG SỞ. PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC ĐÓ TẠI MỘT CÔNG SỞ CỤ THỂ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

34 21 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nguyên Tắc Tổ Chức Hoạt Động Công Sở
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Kỹ Thuật Điều Hành Công Sở
Thể loại Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Công sở được hiểu là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do luật công quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. 1.2. Nội dung của tổ chức hoạt động công sở Nội dung của tổ chức hoạt động trong công sở được thể hiện như sau: • Chia công việc phải thực hiện thành các nhiệm vụ cụ thể để vận hành nhằm giải quyết đúng yêu cầu đặt ra. • Tập hợp các nhiệm vụ đã được xác định theo các vị trí thỏa mãn yêu cầu quản lý và có liên hệ với nhau trong quá trình giải quyết các công việc đặt ra nhằm điều hành một cách trật tự, thích hợp. Việc phân chia và tập hợp trên rất có ý nghĩa, bởi lẽ chính nó sẽ cho phép nhà quản lý nắm được toàn bộ quá trình vận hành công việc trong công sở và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. • Chọn lựa người thực hiện các nhiệm vụ đề ra và giao nhiệm vụ cho họ một cách thích hợp. • Sử dụng thẩm quyền một cách đúng đắn, hợp lý để điều hành sao cho phù hợp với đặc điểm của công sở và mục tiêu chung của nó. • Tạo điều kiện cần thiết (vật chất và các điều kiện khác) để cán bộ, công chức có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình theo mục tiêu hoạt động của công sở. • Đánh giá công việc, xác định mức độ hoàn thành để tiếp tục phát triển nhiệm vụ hay điều chỉnh cho hợp lý.

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

ĐỀ TÀI: CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG SỞ PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC ĐÓ TẠI MỘT CÔNG SỞ CỤ THỂ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

KHẮC PHỤC

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Kỹ thuật điều hành công sở

Mã phách: ………

Hà Nội – 2024

Trang 2

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Các nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở Phân tích khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc đó tại một công sở cụ thể và đề

xuất giải pháp khắc phục” là một công trình nghiên cứu độc lập Ngoài ra không có bất

cứ sự sao chép của người khác Bài tiểu luận là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường Các số liệu, kết quả trình bày trong bài là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra

nếu như có vấn đề xảy ra

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Thụy Vân………11

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG SỞ 4

1.1 Khái niệm công sở 4

1.2 Nội dung của tổ chức hoạt động công sở 4

1.3 Yêu cầu của tổ chức hoạt động công sở 5

1.4 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của công sở 6

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI UBND XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 10

2.1 Giới thiệu về UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 10

2.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 11

2.3 Thực trạng nguyên tắc tổ chức hoạt động tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 12

2.3.1 Nguyên tắc công khai 12

2.3.2 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục 12

2.3.3 Nguyên tắc xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mọi thành viên trong công sở 12

2.3.4 Dân chủ hoá trong quá trình điều hành 14

2.3.5 Tuân thủ pháp luật 15

2.4 Khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc tại Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 16

2.4.1 Nguyên tắc công khai 16

2.4.2 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục 17

2.4.3 Nguyên tắc xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mọi thành viên trong công sở 18

2.4.4 Dân chủ hóa trong quá trình điều hành 18

2.4.5 Tuân thủ pháp luật 18

2.4.6 Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc tại Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 21

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI UBND XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 22

3.1 Giải pháp hoàn thiện nguyên tắc tổ chức hoạt động tại Uỷ ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 22

3.2 Kiến nghị hoàn thiện nguyên tắc tổ chức hoạt động tại Uỷ ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 27

KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi cơ quan và tổ chức muốn duy trì và phát triển đều phải có những nguyên tắc hoạt động phù hợp với mục đích mà cơ quan, tổ chức đó hướng đến Các nguyên tắc trong

cơ quan, tổ chức giúp định hướng cho các hoạt động và quyết định của cơ quan đó Ngoài

ra, các nguyên tắc còn giúp đảm bảo rằng các quyết định đó đều phù hợp với mục tiêu và giá trị của tổ chức và nguyên tắc để tổ chức hoạt động công sở cũng vậy Nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và

sự phát triển bền vững của công sở đó Các nguyên tắc này không chỉ giúp tạo nên một môi trường làm việc minh bạch, liên tục và dân chủ mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của mỗi thành viên trong cơ quan, tổ chức Tuy nhiên, việc thực hiện các nguyên tắc này trong thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ và hiệu quả

Quá trình áp dụng thực hiện các nguyên tắc đó tại công sở vẫn vướng phải những khó khăn, hạn chế nhất định Mỗi công sở sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tác động bên ngoài, thậm chí là đến từ bên trong công sở đó cũng ảnh hưởng không ít đến việc triển

khai thực hiện nguyên tắc Và đó cũng là lý do em chọn chủ đề: “Các nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở Phân tích khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc

đó tại một công sở cụ thể và đề xuất giải pháp khắc phục” của bài tiểu luận này để đi sâu

vào phân tích những khó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở tại một công sở cụ thể, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở Thông qua việc phân tích tình huống thực tế tại Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ chúng ta sẽ thấy rõ hơn các thách thức mà công sở phải đối mặt khi áp dụng các nguyên tắc công khai, đảm bảo tính liên tục, xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, dân chủ hóa trong quá trình điều hành và tuân thủ pháp luật Từ đó, những giải pháp cụ thể và thiết thực sẽ được đề xuất để giúp cơ quan này vượt qua những khó khăn này, góp phần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn

Trang 7

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề về nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở để từ đó tìm ra được những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc đó Qua đó đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, phân tích được những vấn đề lý luận liên quan nguyên tắc tổ chức hoạt

động công sở

Hai là, tìm hiểu và phân tích khó khăn, hạn chế nguyên tắc hoạt động tại UBND xã

Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các nguyên tắc tổ

chức hoạt động tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở và khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc đó

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu lý thuyết và thực tiễn về nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở

 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ và người dân tại các cơ quan hành chính để thu thập thông tin thực tiễn

 Phương pháp phân tích: Phân tích khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc tại công sở

 Phương pháp luận: Từ những khó khăn, hạn chế có thể tìm được nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến khó khăn, hạn chế đó và tìm ra giải pháp hoàn thiện

Trang 8

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bài tiểu luận được chia làm 03 chương:

Chương 1 Lý luận chung về nguyên tắc tổ chức hoạt động công sở

Chương 2 Thực trạng nguyên tắc tổ chức hoạt động tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện nguyên tắc tổ chức hoạt động tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CÔNG SỞ 1.1 Khái niệm công sở

Công sở được hiểu là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước Công sở có vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do luật công quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của

xã hội, cộng đồng

1.2 Nội dung của tổ chức hoạt động công sở

Nội dung của tổ chức hoạt động trong công sở được thể hiện như sau:

 Chia công việc phải thực hiện thành các nhiệm vụ cụ thể để vận hành nhằm giải quyết đúng yêu cầu đặt ra

 Tập hợp các nhiệm vụ đã được xác định theo các vị trí thỏa mãn yêu cầu quản lý

và có liên hệ với nhau trong quá trình giải quyết các công việc đặt ra nhằm điều hành một cách trật tự, thích hợp Việc phân chia và tập hợp trên rất có ý nghĩa, bởi lẽ chính nó sẽ cho phép nhà quản lý nắm được toàn bộ quá trình vận hành công việc trong công sở và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết

 Chọn lựa người thực hiện các nhiệm vụ đề ra và giao nhiệm vụ cho họ một cách thích hợp

 Sử dụng thẩm quyền một cách đúng đắn, hợp lý để điều hành sao cho phù hợp với đặc điểm của công sở và mục tiêu chung của nó

 Tạo điều kiện cần thiết (vật chất và các điều kiện khác) để cán bộ, công chức có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình theo mục tiêu hoạt động của công sở

 Đánh giá công việc, xác định mức độ hoàn thành để tiếp tục phát triển nhiệm vụ hay điều chỉnh cho hợp lý

Trang 10

1.3 Yêu cầu của tổ chức hoạt động công sở

1.3.1 Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở

Tổ chức hoạt động của bất cứ loại công sở hành chính nào cũng đều phải hướng tới một mục đích chung là: Tạo được một hiệu quả hoạt động tốt nhất phục vụ cho mục tiêu

đã đề ra Muốn vậy các nhà quản lý phải tạo lập được một môi trường để cán bộ, công chức trong công sở có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở là cơ sở bảo đảm cho công sở tồn tại và phát triển, là động lực làm cho mọi người tin tưởng vào sự tồn tại của công sở Ngược lại nếu công sở hoạt động không hiệu quả, kém hiệu lực hậu quả dẫn tới nguy cơ trì trệ, không ổn định và có thể dẫn tới rối loạn Do một số nguyên nhân chính sau đây:

 Lề lối làm việc không thống nhất, không khoa học

 Cán bộ, công chức không hiểu biết đầy đủ về công việc của công sở, làm việc theo cảm tính, kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu những cán bộ chỉ huy có năng lực

 Thiếu những điều kiện, phương tiện cần thiết, thiếu sự cải thiện về môi trường làm việc

 Không tạo được bầu không khí làm việc thoải mái giữa các thành viên

 Môi trường thiên nhiên không thích hợp

Vai trò của người lãnh đạo quản lý là rất quan trọng Trong quá trình điều hành hoạt động của công sở, các nhà lãnh đạo, quản lý phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ toàn diện khách quan các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả để từ

đó ra giải pháp khắc phục kịp thời

1.3.2 Hoạt động công của công sở theo quy định của pháp luật

Công sở hành chính đều nằm trong hệ thống quản lý chung của Nhà nước, vì vậy quy chế hoạt động theo pháp luật trong mỗi công sở là bắt buộc

Các quy chế đó là một bộ phận cấu thành các thể chế trong bộ máy nhà nước Làm theo quy chế là trách nhiệm của cán bộ, công chức

1.3.3 Bảo đảm công sở có khả năng phát triển bền vững

Công sở bền vững và có khả năng phát triển là yêu cầu quan trọng trong việc tổ chức khoa học các hoạt động của công sở Sự phát triển được hiểu: là khả năng tăng cường hoạt động công sở, phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của xã hội; nâng cao uy tín

Trang 11

của công sở với xã hội Hoặc mở rộng quy mô hoạt động của công sở theo phạm vi cho phép là một trong những dấu hiệu của sự phát triển

1.3.4 Góp phần xây dựng nhà nước, phục vụ lợi ích nhân dân

Đây là yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay Hoạt động của mỗi công sở phải hạn chế giáo điều, quan liêu, tham nhũng và mất dân chủ trong Nhà nước, từ đó góp phần xây dựng nền hành chính sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, phục

vụ nhân dân tốt hơn

1.4 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của công sở

1.4.1 Nguyên tắc công khai

Nguyên tắc công khai được thể hiện: Công khai trong nội bộ công sở và công khai trước đối tượng phục vụ của công sở

Nguyên tắc này yêu cầu mọi các cán bộ, công chức trong công sở phải được biết những công việc của mình, của nhóm mình và của toàn bộ công sở

Việc công khai các công việc được thực hiện bằng các biện pháp: Như xây dựng, đóng góp ý kiến thông qua chương trình kế hoạch của công sở, việc kiểm tra đánh giá công việc, việc chi tiêu tài chính, sử dụng quỹ phúc lợi và việc phân phối các lợi ích vật chất và quyền lợi cho cán bộ, công chức

Thực hiện nguyên tắc công khai trong công sở là biện pháp tốt nhất để xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí giữa các bộ phận, cá nhân được thuận lợi và hạn chế được những biểu hiện tiêu cực như quan liêu, độc quyền và cục bộ trong điều hành hoạt động công sở

1.4.2 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục

Tính liên tục trong hoạt động công sở được hiểu là các công việc của công sở được diễn ra đều đặn, thường xuyên, không bị ngắt quãng Tính liên tục rất quan trọng trong quá trình vận hành công sở Nguyên tắc này tại nơi công sở được xây dựng và ban bố dựa trên quan niệm: quản lý điều hành là một quá trình thông suốt nhờ phối hợp thực hiện các chức năng được giao theo quy chế hoạt động của công sở

Trong quá trình phát triển, quy chế hoạt động của công sở không được tuỳ tiện thay đổi Trong trường hợp các quy chế cũ không còn phù hợp, đòi hỏi phải có sự thay đổi thì

Trang 12

nhiệm vụ đặt ra cho các lãnh đạo khi điều hành công sở phải làm thế nào để mọi công việc không bị gián đoạn

Trước hết là sự liên tục trong quan hệ điều hành: Cần đảm bảo cho các quan hệ này không bị ngắt quãng để giúp cho các nhà quản lý có thể truyền đạt kịp thời, nhanh chóng các mệnh lệnh quản lý xuống cấp dưới, theo dõi được thường xuyên mọi hoạt động của công sở Trong vấn đề này, hệ thống thông tin trong quản lý có vai trò rất quan trọng Thứ hai là sự phát triển liên tục của công việc của cả công sở và các bộ phận trong

đó Nếu công việc thường xuyên bị bỏ dở, nếu công sở và các bộ phận của nó không có sự phát triển gắn bó với nhau thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc về tính liên tục trong hoạt động của công sở đã không được thực hiện tốt

Thứ ba là liên tục kiểm tra, đánh giá hoạt động công sở Họat động của công sở phải được cấp trên thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá Đây là nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không quản lý Kiểm tra có kết quả

mà không xử lý điều chỉnh thì coi như không có kiểm tra Vì vậy muốn đảm bảo cho công

sở hoạt động liên tục, có hiệu quả thì phải làm tốt công tác kiểm tra

1.4.3 Nguyên tắc xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mọi thành viên trong công sở

Sự phân công trong công sở là để chính thực hóa những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng thành viên trong tổ chức và để thúc đẩy mọi người làm việc có hiệu quả phục

vụ mục tiêu chung của cơ quan Nguyên tắc này cho phép các nhóm và các cá nhân hoạt động, phát huy được năng lực chủ động sáng tạo của mình trên cơ sở tìm ra những biện pháp thích hợp

Dựa vào nội dung cụ thể của công việc tại công sở không giống nhau, mỗi người một nhiệm vụ, mỗi phòng ban một chức năng riêng cho nên từ bản chất, người điều hành công sở luôn phải phân chia rạch ròi các yếu tố thuộc về từng cá nhân, bộ phận trong công

sở, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đối tượng để tránh xảy ra tình trạng công việc chồng chéo, mọi người đều nắm rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình ở đâu để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Việc phân định rõ ràng, khoa học còn giúp cho nhà quản lý không bị chồng chéo, không bị bỏ quên các công việc trong quá trình điều hành công sở Nó cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong công sở khi thực hiện công việc được giao

Trang 13

và đây cũng là biện pháp góp phần khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh của người quản

1.4.4 Dân chủ hoá trong quá trình điều hành

Tính dân chủ là một trong những yêu cầu cần thiết trong quản lý bộ máy hành chính nhà nước; cũng là trong những mục tiêu hướng đến của nhà nước ta Vì thế, trong tổ chức

và hoạt động của công sở cần xây dựng nguyên tắc này Nội dung của nguyên tắc bao gồm trong quá trình nghiên cứu, dự thảo, quyết định điều hành cần bàn bạc với các ngành các cấp, đơn vị có liên quan; lấy ý kiến tập thể nơi công sở đóng, bàn bạc, với các ngành, các cấp, các đơn vị, lấy ý kiến thông qua hình thức phiếu hỏi, biểu quyết, tổ chức hội nghị, tham khảo ý kiến Bàn bạc dân chủ và công khai Nguyên tắc này làm cho mọi quyết định được đưa ra trong quá trình điều hành công sở có tính nhất quán, tập hợp được trí tuệ của tập thể cá nhân trong công sở và tổ chức để mọi thành viên công sở tự hiểu, tự giác thực hiện quy định Đồng thời, nó đảm bảo những quyết định đó được ban hành đúng đắn và có tính khả thi cao trên thực tế

1.4.5 Tuân thủ pháp luật

Mọi hoạt động của công sở đều phải tuân theo pháp luật được thể hiện qua các quy chế cụ thể Các hành vi điều hành tại công sở cũng như dưới danh nghĩa của công sở đều phải đúng với các quy định của nhà nước, được gọi là những quy chế hành chính Vi phạm các định chế đó đều phải bị xem xét theo pháp luật để có biện pháp xử lý Nguyên tắc này nhằm đảm bảo được pháp chế, kỷ luật công sở, lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong công sở; tạo ý thức tự giác cho mọi thành viên, bộ phận trong công sở; tạo sự đồng bộ, thống nhất trong các hoạt động của công sở

Trang 14

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương một đã nêu rõ về mối quan hệ giữa các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công sở: Từ những phân tích trên có thể thấy các nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức hoạt động công sở Các nguyên tắc này không phải áp dụng một cách riêng

rẽ mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm cơ sở, tiền đề cho nhau; cùng hướng tới mục đích làm nâng cao hoạt động hiệu quả của công sở Xuất phát từ mối quan hệ muốn phát triển phải ổn định, ổn định làm nền tảng cho phát triển một cách thông suốt, liên tục; muốn dân chủ hóa trong quá trình hoạt động thì phải đề cao tính công khai, minh bạch

Vì vậy các nhà lãnh đạo điều hành công sở phải biết kế thừa, kết hợp các nguyên tắc, giữ cho các hoạt động diễn ra trong công sở vận động liên tục; không được ngăn cản hay áp dụng tùy tiện, sai lệch một trong những nguyên tắc nêu trên Việc áp dụng tốt các nguyên tắc trong hoạt động công sở góp phần đảm bảo các hoạt động của công sở được thực hiện theo cách đúng đắn và có tính bền vững Các nguyên tắc cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáng tin cậy, giúp tăng cường niềm tin của nhân dân đối với công sở Ngoài ra, các nguyên tắc còn giúp định hướng cho các quyết định của công sở, giúp đảm bảo rằng các quyết định đó đều phù hợp với mục tiêu và giá trị của công sở Cuối cùng là đáp ứng yêu cầu của đời sống nhân dân, luôn mong muốn được sống trong một xã hội ổn định và có thể đảm bảo tốt những lợi ích của mình

Trang 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI UBND XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

2.1 Giới thiệu về UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì có mã số thuế 2600200004 được cấp vào ngày 11-12-1998, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi cục Thuế Thành phố Việt Trì

Địa chỉ trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân đặt tại Thôn Ngoại, Xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ

Toàn xã Thụy Vân có 4.348 hộ và 14.020 nhân khẩu Có 07 khu dân cư tại các làng xóm Với đặc điểm dân cư đa dạng và tình hình kinh tế-xã hội phát triển không đồng đều Trong bối cảnh hiện nay, UBND xã Thụy Vân có vai trò hết sức quan trọng trong giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và quản lý đời sống của nhân dân trên địa bàn xã

Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thực hiện chức

năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân

Hình 2.1: Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trang 16

2.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Thụy Vân

Trang 17

2.3 Thực trạng nguyên tắc tổ chức hoạt động tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Nguyên tắc công khai

Thực trạng nguyên tắc tổ chức hoạt động tại UBND xã Thụy Vân công khai các thông tin và văn bản liên quan đến hoạt động làm việc UBND của xã Thụy Vân trên

website cổng thông tin điện tử xã ThụyVân: https://thuyvan.viettri.gov.vn/

Công khai các hoạt động, kế hoạch làm việc của UBND xã Thụy Vân trong tuần

và phương hướng trong tuần làm việc tiếp theo tại cuộc họp giao ban sáng thứ hai hàng tuần Tất cả thành viên làm việc tại UBND xã Thụy Vân nắm bắt được kế hoạch làm việc

Mọi quy định về thủ tục phục vụ nhân dân của UBND xã Thụy Vân được công

bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng

Công khai khen thưởng và kỷ luật tại UBND xã Thụy Vân, dựa vào hành động này, các công chức có thể học tập nêu gương và rút kinh nghiệm để cùng tập thể phát huy những thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tiến đến thực hiện thắng lợi khối đại đoàn kết tại UBND xã Thụy Vân

2.3.2 Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục

UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có quy trình bàn giao

công việc chi tiết khi có nhân viên nghỉ việc hoặc chuyển công tác Hệ thống quản lý

dự án trực tuyến được sử dụng để đảm bảo rằng thông tin và tiến độ công việc luôn được cập nhật, giúp duy trì tính liên tục trong hoạt động

2.3.3 Nguyên tắc xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mọi thành viên trong công sở

Tại UBND xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, việc xác định nhiệm

vụ của từng cán bộ và công chức đều thông qua một văn bản Quyết định phân công

nhiệm vụ của Chủ tịch các Phó Chủ tịch và Thành viên Ủy ban nhân dân, công chức chuyên môn thuộc UBND xã Thụy Vân Quyết định này được xây dựng và ban hành

từ khi UBND xã Thụy Vân đi vào hoạt động và quản lý đời sống xã hội trên địa bàn

xã Căn cứ vào Quyết định trên mỗi vị trí công việc đều xác định được nhiệm vụ rõ

Ngày đăng: 20/07/2024, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình điều hành công sở Hành chính Nhà nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình điều hành công sở Hành chính Nhà nước
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2010
2. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Giáo trình kỹ thuật tổ chức công sở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật tổ chức công sở
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
3. Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân (2023), Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 quyết định về việc phân công nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thành viên Ủy ban nhân dân, công chức chuyên môn thuộc UBND xã Thụy Vân, Thụy Vân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2023 quyết định về việc phân công nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thành viên Ủy ban nhân dân, công chức chuyên môn thuộc UBND xã Thụy Vân
Tác giả: Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân
Năm: 2023
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Năm: 2007
5. Vũ Bích Phượng, Những nguyên tắc điều hành công sở cơ bản, xem tại: https://timviec365.vn/blog/nguyen-tac-dieu-hanh-cong-so-new14019.html#1- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên tắc điều hành công sở cơ bản

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG SỞ. PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC ĐÓ TẠI MỘT CÔNG SỞ CỤ THỂ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Hình 2.1 Ủy ban nhân dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 15)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Thụy Vân - CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG SỞ. PHÂN TÍCH KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC ĐÓ TẠI MỘT CÔNG SỞ CỤ THỂ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Thụy Vân (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w