Điều này giúp chúng ta hiểu rõ tác động của các yếu tố bên ngoài lĩnh vực kinh tế truyền thống đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu chúng ta xem x
Trang 2MỤC LỤC
Mở Đầu 3
Nội dung 5
1 Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển 5
1.1 Nguyên tắc toàn diện 5
1.2 Nguyên tắc phát triển 7
1.3 Nguyên tắc lịch sử cụ thể 9
2 Vận dụng nguyến tắc khách quan , nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử cụ thể để phân tích nền kinh tế tuần hoàn 12
Kêt luận 16
Danh mục tham khảo 18
Trang 3Mở Đầu
Việt Nam, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đã trải qua sự phát triển kinh tế trong nhiều giai đoạn khác nhau Quá trình này phản ánh sự thay đổi của nền kinh tế theo thời gian, với ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, chính trị, và kinh
tế quốc tế Để hiểu rõ hơn về nền kinh tế Việt Nam và các yếu tố đã thúc đẩy hoặc gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của đất nước này, chúng ta cần tiếp cận một loạt nguyên tắc phân tích đa chiều
Nguyên tắc khách quan yêu cầu chúng ta xem xét dữ liệu và thông tin với tính khách quan và không thiên vị Nguyên tắc này giúp đảm bảo rằng chúng ta đánh giá nền kinh tế dựa trên sự thật thay vì đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân hoặc lợi ích cụ thể
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét tất cả các khía cạnh của nền kinh tế một cách toàn diện, bao gồm cả các yếu tố xã hội, môi trường, và văn hóa Điều này giúp chúng ta hiểu rõ tác động của các yếu tố bên ngoài lĩnh vực kinh tế truyền thống đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia
Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu chúng ta xem xét quá khứ để hiểu tại sao một quốc gia phát triển theo hướng cụ thể và tại sao một số quyết định kinh tế đã được đưa ra Việc hiểu lịch sử kinh tế của một quốc gia có thể giúp chúng ta dự đoán tương lai và đề xuất các chiến lược kinh tế phù hợp
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ áp dụng các nguyên tắc này để phân tích
sự phát triển kinh tế của Việt Nam qua nhiều giai đoạn Chúng ta sẽ đi sâu vào lịch
sử, xem xét các yếu tố toàn diện và thể hiện tính khách quan trong việc đánh giá tình hình kinh tế hiện tại của quốc gia Việc này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và những thách thức và cơ hội mà quốc gia này đang đối mặt trong tương lai
Trang 4Nội dung
1 Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển
1.1 Nguyên tắc toàn diện
a) Phát biểu nguyên tắc:
Trong nhận thức và hoạt động phải chú ý đến tất cả các yếu tố, các mối liên hệ, các tác động lẫn nhau của các yếu tố trong một sự vật hiện tượng và giữa các sự vật hiện tượng với nhau một cách đúng đắn Chống phiến diện, một chiều, chiết trung, ngụy biện
“Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cẫ các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” b) Phân tích nội dung
- Trong nhận thức
Phải xem xét tất cả các yếu tố có trong sự vật và tìm được những yếu tố , các mặt, các bộ phận quan trọng, cơ bản của sự vật, hiện tượng Đó lả các yếu tố tạo thành sự vật và sự liên kết của chúng, giữa cái bên trong và sự biểu hiện của nó v.v
Tìm được các mối liên hệ của sự vật hiện tượng vớỉ các sự vật hiện tượng khác qua những thuộc tính chung của chúng Đồng thời, biết phân tích , phân loại các mối liên hệ, các tác động để
Trang 5tìm được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, tất nhiên, bên trong dang quyết định sự phát triển của sự vật
Tìm được các mặt đối lập tạo thành nguyên nhân của sự phát triển, biến đổi của sự vật
Thấy được mối quan hệ giữa xu hướng phát triển và điều kiện cho sự phát triển đó
Dự báo được các kết quả cũng như hậu quả của các tác động đó
đế có thể xác định mục đích , cách thức hoạt động phù hợp
- Trong hoạt động
Xây dựng mục đích, phương hướng hoại động dựa trên sự hiểu biết
về các yêu tố, các mối liên hệ của sự vật
Chú ý đến các kết quả tác động lẫn nhau của các yếu tố và các sự vật để điều chỉnh hoạt động một cách phù hợp
- Chống phiến diện một chiều, chiết trung , ngụy biện
Phiến diện là cách thức nhận thức dẫn đến hiếu biết sự vật không đầy đủ, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, yếu tố này mà không thấy yếu tố khác
(Phân tích ví dụ về đánh giá chủ nghĩa tư bản trước đây)
Trang 6 Chiết trung là lối suy nghĩ kết hợp vô nguyên tắc các luận điếm trái ngược hoặc đánh đồng, cào bằng các mặt, các mối quan hệ
mà không có sự phân tích các mặt các yếu tố của sự vật
Ngụy biện là sự cố ý sử dụng sai lệch các quy tắc logic để giành phần thắng trong tranh luận, biến sai thành đúng, biến đúng thành sai
1.2 Nguyên tắc phát triển
a) Phát biểu nguyên tắc:
Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển Chống định kiến, bảo thủ, cứng nhắc
“Không nên quan niệm phát triển chỉ là sự vận động tăng lên hoặc giảm đi, chỉ là sự lặp lại Trái lại, phải quan niệm phát triển là sự gián đoạn của tính “tiệm tiến” là “sự chuyển hóa thành mặt đối lập” là sự “xóa bỏ cái cũ và nảy sinh cái mới” ”
b) Phân tích nội dung
- Trong nhận thức
+Phải nhìn nhận sự - vật hiện tượng đang trong trạng thái vận động biện chứng
Trang 7+Xem xét cả quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai phát triển cua sự vật, hiện tượng, Tìm được cách thức của sự biến đổi từ sự thay đối về số lương thành sự thay đổi về chất lượng
+Tìm hiểu các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật hiện tượng để thấy được các mâu thuẫn có trong sự vật, hiểu được các nguyên nhân biến đối của
sự vật và những khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng,
+Nhận thức được cách thức và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
+ Xây dựng phương hướng hoạt động phải chú ý đến việc giải quyết các mâu thuẫn nội tại, các khả năng phát triển để sự vật phát triển theo quy luật và dự báo được các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, hiện tượng
+ Tìm được các mâu thuẫn trong các hoạt động cụ thể, phân tích các mâu thuẫn đó để biết được cần gỉải quyết mâu thuẫn chủ yếu, dần dần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản để hoạt động thực hiện được mục đích
+ Tạo mọi điều kiện để khả năng phát triển được hiện thực hóa + Chú ý đến khâu trung gian trong quá trình phát triển Đây là giai đoạn có sự đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, cái mới chưa hoàn thiện, cái cũ chưa mất đi
+ Phát hiện, nâng đỡ cái mới trong quá trình phát triển
- Chổng định kiến, bảo thủ, thiến cận, cứng nhắc trong nhận thức và hoạt động
Trang 8+ Định kiến là sự nhận thức không thay đối của một cá nhân( định kiến cá nhân) hay của một nhóm người ( định kiến xã hội) về một sự vật, hiện tượng khi ở các sự vật, hiện tượng đó đã có sự biến đổi 1.3 Nguyên tắc lịch sử cụ thể
b) Phát biểu nguyên tắc:
Nguyên tắc lịch sử – cụ thể (quan điểm lịch sử cụ thể) là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm, phạm trù nói về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử – cụ thể bao gồm toàn bộ nội dung của hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật)
b) Phân tích nội dung
Phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái logic
Vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể vào thực tế, nhất thiết phải áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và các sự kiện lịch sử với mọi tính
Trang 9chất cụ thể của chúng Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng
Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể
Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể nào
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc lịch sử –
cụ thể sẽ giúp nhận thấy:
Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào…
Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật…
Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào đang (đã hay sẽ) xuất hiện… Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung hay cái đặc thù/ cái phổ biến; chung quy định nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào
Trang 10Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào là giả tưởng, hiện tượng nào là điển hình
Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi
Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra những khả năng nào; mỗi khả năng đó trong những điều kiện cụ thể nào có
độ tất yếu hiện thực hóa ra sao…
Nhận biết được những điều đó sẽ giúp ta:
Có quan điểm đánh giá chính xác đặc điểm cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của sự vật đó
Dễ dàng có phương hướng, hành động đúng đem lại hiệu quả
Áp dụng những chính sách cụ thể vào tình hình thực tế một cách đúng đắn, mang lại thắng lợi
Tổng quát được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến
cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại; nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất
Nguyên tắc lịch sử – cụ thể còn được coi là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin Nó tổng hợp trong mình những nguyên tắc, quan điểm, yêu cầu mang tính phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, do đó, hiểu theo nghĩa rộng, nó cũng chính là phương pháp biện chứng Vì thế trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, nếu không tôn trong nguyên tắc lịch sử – cụ thể đồng nghĩa với việc đi ngược lại với phương pháp biện chứng, tức phương pháp siêu hình:
Trang 11Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối
Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng
2 Vận dụng nguyến tắc khách quan , nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch
sử cụ thể để phân tích nền kinh tế tuần hoàn
Khái niệm kinh tế tuần hoàn
Ellen MacArthur Foundation (2012) định nghĩa: “Kinh tế tuần hoàn (KTTH)
là mô yt hê y thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ đô yng Nó thay thế khái niê ym “kết thúc vòng đời” của vâ yt liê yu bằng khái niê ym khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất đô yc hại gây tổn hại tới viê yc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua viê yc thiết kế vâ yt liê yu, sản phẩm, hê y thống kz thuâ yt và
cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hê y thống đó”
KTTH là một hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái
sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất a) Nguyên tắc Khách quan:
Tình hình kinh tế hiện tại: Việt Nam đã đạt được sự phát triển đáng kể trong những năm qua, với GDP bình quân đầu người tăng lên khoảng 4.160 USD vào năm 2022 Tuy nhiên, điều này đã đi kèm với các vấn đề môi trường nghiêm trọng
Khối lượng rác thải và tiêu thụ nhựa: Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng
kể về khối lượng rác thải và tiêu thụ nhựa Điều này gây ra vấn đề về quản lý rác thải và ô nhiễm môi trường
Trang 12Năng lượng và tài nguyên: Sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra áp lực lớn đối với tiêu thụ năng lượng và tài nguyên Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng than và dầu mỏ, điều này có thể gây ra tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến cạnh tranh doanh nghiệp
b) nguyên tắc toàn diện
Khung pháp lý và chính sách: Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các văn bản của Đảng
và Nhà nước Điều này bao gồm các Nghị quyết và Chỉ thị như Chỉ thị
số 36/CT-TW năm 1998, Nghị quyết số 41-NQ/TW năm 2004, Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 2013, và Kết luận số 56-KL/TW năm 2019 Hợp nhất và điều chỉnh luật pháp về kinh tế tuần hoàn cũng là một bước quan trọng
Chính trị cốt lõi và mục tiêu phát triển: Chính sách của Đảng và Nhà nước đã thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam coi phát triển kinh
tế tuần hoàn là một trong những định hướng quan trọng của đất nước, với 3 trụ cột chính: thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm rác thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái
Phát triển các mô hình KTTH: Việt Nam đã áp dụng nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, và tiêu dùng xanh Ví dụ, mô hình vườn-ao-chuồng trong nông nghiệp, phát triển năng lượng tái tạo và các khu công nghiệp sinh thái là những ví dụ điển hình
Nhận thức và thực hiện của doanh nghiệp và người dân: Tuy việc triển khai kinh tế tuần hoàn đã diễn ra trong một số lĩnh vực và doanh
Trang 13nghiệp, nhưng việc tạo ra nhận thức và thực hiện KTTH trên quy mô lớn còn hạn chế Việc giảm chất thải và tham gia trong việc tái sử dụng và tái chế cần được khuyến khích và thúc đẩy
Hạn chế trong phát triển kinh tế tuần hoàn: Mặc dù đã có những bước đầu tiên trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn, còn tồn tại một số hạn chế quan trọng Điều này bao gồm nhận thức chưa đủ về lợi ích của KTTH, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu nguồn lực cho việc triển khai, và tham gia của các doanh nghiệp còn hạn chế
Phát triển nguồn lực và nguồn nhân lực: Để đạt được mục tiêu KTTH, cần có đầu tư vào nguồn lực và nguồn nhân lực Nguồn vốn lớn và đội ngũ chuyên gia chất lượng cao là yếu tố quan trọng để phát triển KTTH trong nhiều lĩnh vực
Khám phá tiềm năng và thách thức cụ thể: Cần tìm hiểu chi tiết về từng lĩnh vực và doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về tiềm năng và thách thức cụ thể trong việc triển khai KTTH
c) Nguyên tắc Lịch sử cụ thể
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam: Nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh và bị phân chia Chính sách kinh tế xoay quanh nông nghiệp và sản xuất lương thực để đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu
Giai đoạn Đổi mới: Mở cửa kinh tế và cải cách đã tạo sự liên kết với thị trường thế giới Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nông sản và dệt may,
và tập trung vào thu hút đầu tư nước ngoài
Giai đoạn gia nhập WTO và phát triển công nghiệp: Việt Nam đã đưa
ra chính sách để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, điện tử, và công nghệ thông tin