1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng nguyên tắc khách quan nguyên tắc toàn diện nguyên tắc phát triển để phân tích hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nội dung nguyên tắc khách quan Nguyên tắc khách quan trong triết học được xây dựng dựa trênnội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.Yêu cầu của nguyên tắc khách q

Trang 1

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU

1 Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát tiển

1.1 Nguyên tắc khách quan1.2 Nguyên tắc toàn diện1.3 Nguyên tắc phát triển

2.Vận dụng nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển để phân tích hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

2.1 Kinh doanh

2.2 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bằng 3 nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển

2.4 Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tiêu biểu2.5 Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam3.Thách thức và giải pháp đối với ngành kinh doanh thương mại điện tử

3.1 Thách thức3.2 Giải phápKẾT LUẬN

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

1 Nội dung nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát tiển

1.1 Nguyên tắc khách quan1.1.1 Tính khách quan

Theo triết học, khách quan được hiểu là sự đánh giá mang tính

cục bộ, không ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Khách quan dùng để chỉ tất cả những sự vật, sự việc không phụ thuộc vào một chủ thể xác định Khách quan tồn tại độc lập, bên ngoài và không nằm trong quyền kiểm soát của con người.

Ví dụ về yếu tố khách quan của con người có thể kể đến như: thời tiết, nhiệt độ, các loại thiên tai… Những yếu tố đó không phụ thuộc tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng lại ảnh hưởng đến hành vi chúng ta.

Nhiệt độ quá cao dẫn đến hạn hán, khiến đất đai khô cằn, vì lẽ đó, người nông dân thiếu nước tưới tiêu đồng ruộng, để khắc phục, người nông dân phải đào kênh, mương dẫn nước tưới tiêu.Vậy hạn hán chính là một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi của con người.

1.1.2 Nội dung nguyên tắc khách quan

Nguyên tắc khách quan trong triết học được xây dựng dựa trênnội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.

Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong triết học này là khi chúng ta nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phải nắm bắt, tái hiện khách thể, sự vật, hiện tượng trong chính nó mà bất cứ ai trong

Trang 4

chúng ta đều không được thêm hay bớt đi một cách tùy tiện Ta nhận thấy rằng vật chất sẽ là cái có trước, vật chất tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất định nào đó của chính bản thân mình thì vật chất mới sản sinh ra tư duy.

Nguyên tắc khách quan có vai trò quan trọng trong triết học, đặc biệt là trong triết học khoa học và triết học của tri thức Tong triết học khoa học, những lập luận khoa học cần phải có tính phổ quát và có khả năng kiểm tra được Các giải thích khoahọc cũng cần phải dựa trên các bằng chứng, thay vì chỉ dựa trêngiả thiết hay quan điểm cá nhân Còn trong triết học của tri thứclại đòi hỏi tri thức phải được xây dựng dựa trên các bằng chứng và dữ liệu khách quan Điều này giúp đảm bảo tính đúng đắn vàđáng tin cậy của tri thức, và đặt cơ sở cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực triết học và khoa học.

Về nội dung chung nhất mà nguyên tắc khách quan trong Triết học Mác - Lenin hướng đến chính là tất cả chúng ta đều cần phải xem xét sự vật, hiện tượng giống như chính sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó, chúng ta sẽ không bị những yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có những nhận thức sai lệch, tô hồng, điểm trắng hay bôi đen cho các sự vật hay hiện tượng Bên cạnhđó thì chúng ta cũng cần phải có phương pháp nhận thức khoa học và cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc phương pháp luận trong triết học để có thể luôn tôn trọng điều kiện khách quan:

+ Trong mọi hoạt động, khi chúng ta đã đề ra phương hướng hoạt động thì bất cứ ai cũng đều cần phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan để nhằm mục đích có thể đảm

Trang 5

bảo được hoạt động đạt hiệu quả và hoạt động đó sẽ không bị các yếu tố khách quan cản trở.

+ Khi chúng ta xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạtđộng sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào các quy luật khách quan để nhằm mục đích có thể lựa chọn đúng phương pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện khách quan đẻ có thể từ đó đảm bảocho sự phát triển của đối tượng tác động và hoạt động đó theo đúng như ý thức của mỗi người.

+ Chúng ta cũng sẽ cần phải có kế hoạch điều chỉnh mục tiêucủa bản thân sao cho kế hoạch đó có thể phù hợp nhất khi điều kiện khách quan có sự biến đổi để nhằm mục đích phát huy ý thức của bản thân luôn năng động và sáng tạo trong mọi điều kiện khách quan.

Bên cạnh đó thì phát huy tính năng động chủ quan cũng là mộtnội dung quan trọng của nguyên tắc này Theo quan điểm của

chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ý thức sẽ không thụ động mà ý thức sẽ có tính độc lập, tương đối với vật chất và ý thức sẽ có những tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Bản chất của ý thức đó là mang tính năng động, sáng tạo:

+ Chúng ta nhận thấy rằng tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học trong giai đoạn hiện nay có những ý nghĩa cũng như vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Bởi vì tri thức khoa học hay việc vận dụng tri thức khoa học sẽ giúp cho hành động của mỗi người trở lên đúng quy luật và hiệuquả hơn.

Trang 6

+ Chúng ta cũng sẽ cần phải luôn phát huy tính tích cực của ý thức và tìm tòi cái mới, phương pháp mới Bởi vì những yếu tố này cũng sẽ góp phần quan trọng để giúp ta phát triển bật phá và có sự khác biệt khi so với những cá nhân khác luôn hoạt động theo quy luật mà các chủ thể đó mãi không chịu đổi mới + Bên cạnh đó thì cũng ta cũng sẽ cần phải luôn biết phát huytính sáng tạo bởi vì thực chất khi sáng tạo mới giúp phát triển trí tuệ và tạo nên đột phá, biết dự đoán một cách khoa học, phùhợp với quy luật khách quan khi đó mỗi chúng ta mới có thể sẵnsàng đối phó với những biến đổi quy luật khách quan.

1.2 Nguyên tắc toàn diện

1.2.1 Định nghĩa nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện là một trong những phương pháp luận cơ

bản nhất, quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét: đánh giá từng mặt,từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung, kết hợp vào nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật nguy biện, coi cái cơ bản

Trang 7

thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại,dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng.

Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến.

1.2.2 Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Nguyên lý này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống dù ít hay nhiều đều tồn tại những mối liên hệ, ràng buộc vớinhau Mối liên hệ là các mỗi ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Các sự vật, hiện tượng luôn mang trong mình những mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận; liên hệ giữa thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai và giữa các sự vật, hiện tượng cũng luôn tồn tại những mối liên hệ với nhau Điều này chứng minh rằng không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập mà chúng luôn có mối liênhệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.

Như vậy, nguyên lí về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnhthế giới với những mối liên hệ khăng khít, không thể tách rời giữa các sự vật, hiện tượng Từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra yêu cầu khi nghiên cứu các đối tượng cụ thể của đời sống, chủ thể của hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc toàn diện.

Trang 8

1.2.3.Nội dung của nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện đặt ra những yêu cầu với chủ thể hoạt

động nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, cần đặt các đối tượng cụ thể trong chỉnh thể thống nhất của nó với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của đối tượng đó Trên thực tế, các mối liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự hình thành và phát triển của đối tượng Do đó, để xác định được bản chất của đối tượng, chúng ta cần xác định rõ các mối liên hệ chủ yếu để tránh sa vào cái nhìn phiến diện.

Thứ hai, chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn phải có khả năng nhận thức được các mặt, các bộ phận, các mối liên hệ tấtyếu của đối tượng và nhìn nhận chúng trong sự thống nhất hữucơ nội tại Trong quá trình đó, nhận thức mới có thể phản ánh được nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ và tác động lẫn nhau của đối tượng một cách đầy đủ và khách quan nhất.

Thứ ba, cần đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường xung quanh và nghiên cứu đối tượng trong cả quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.

Thứ tư, cần nhận thức rõ sự đối lập giữa nguyên tắc toàn diện với quan điểm phiến diện Quan điểm phiến diện chỉ nhận thức được một mặt trong số rất nhiều mặt của đối tượng hoặc nhận thức được nhiều mặt nhưng không tập trung vào bản chất của đối tượng; dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.

1.3 Nguyên tắc phát triển

1.3.1 Khái niệm nguyên lý về sự phát triển

Trang 9

Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi vềchất của sự vật, hiện tượng; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi

tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng Đó là quá trình thốngnhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

Ví Dụ: Quá trình phát triển sự nghiệp của một người ban đầu có sự khó khăn, thua lỗ, thụt lùi trong sự nghiệp Có những khoảnh khắc bị chững lại, không phát triển được sự nghiệp và sau đó dần dà tích lũy kinh nghiệm ở các thất bại, có những

Trang 10

bước tiến trong sự nghiệp Cuối cùng, có thể đạt đến mức thành công.

1.3.2 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển

Về cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.

Theo đó, phát triển là một phạm trù dùng để khái quát quá trình vận động đi lên; là một hình thức của vận động và trong sựphát triển, sẽ nảy sinh những tính quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vậnđộng của sự vật, hiện tượng cùng chức năng vốn có của nó ngàycàng hoàn thiện hơn.

1.3.3 Nội dung của nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng,

phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại,mà còn phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai Cần chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn, còn động lực của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lậptrong sự vật, hiện tượng đó.

Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính chất, hình thức khácnhau; bởi vậy, phải phân tích cụ thể để tìm ra những hình thức hoạt động, phương pháp tác động phù hợp để hoặc, thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.

Trang 11

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới phát triển; phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến v.v Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức tạp, nhiều khi cái mới hợp quy luật chịu thất bại tạm thời, tạo nên con đường phát triển không thẳng mà quanh co, phức tạp; tránhlạc quan và bi quan thái quá trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Trong quá trình thay thế cái cũ bằng cái mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ mà phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

2 Vận dụng nguyên tắc khách quan, nguyên t

Ngày đăng: 18/07/2024, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w