1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nguyên tắc công khai có ý nghĩa thếnào liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc này

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nội Dung Nguyên Tắc Công Khai Trong Hoạt Động Ngân Sách
Tác giả Lô Thị Lan Hương, Tô Thị Ngân, Bùi Bá Việt, Đoàn Thái Dương, Ngô Thanh Hằng, Hoàng Thị Yến Nhi, Mai Đức Quang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài Chính Việt Nam
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sáchNguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách là một trong những nguyên tắc cơbản và quan trọng của hoạt động NSNN, được quy định tại Điều

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH VIỆT NAM

ĐỀ BÀI: Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong

hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc này.

Lớp : N01TL1 Nhóm : 05

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Trang 2

Tổng số thành viên của nhóm:

Tên bài tập: Đề số 01: “Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân

sách? Nguyên tắc công khai có ý nghĩa thế nào? Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc này.”

Môn học: Luật Tài chính Việt Nam

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 03 kết quả như sau:

ST

Đánh giá của sinh

kí tên

Đánh giá của giáo viên

Điểm (bằng số)

Điểm (bằng chữ)

Giáo viên kí tên

1 452329 Lô Thị Lan Hương x

4 452332 Đoàn Thái Dương x

6 452334 Hoàng Thị Yến Nhi x

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2021 NHÓM TRƯỞNG

Lô Thị Lan Hương Kết quả điểm bài viết:

- Giáo viên chấm thứ nhất:.………

- Giáo viên chấm thứ hai:.………

Kết quả điểm thuyết trình:……….

- Giáo viên chấm thuyết trình:…………

Điểm kết luận cuối cùng:……….

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

I Khái quát chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách ……2

1 Khái niệm NSNN 2

2 Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách 2

Trang 3

II Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? 3

1 Công khai tài chính đối với các cấp NSNN 3

1.1 Đối với NSNN và ngân sách trung ương: 3

1.2 Đối với ngân sách địa phương 4

2 Công khai tài chính các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN 5

2.1 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ 5

2.2 Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN 7

3 Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước 7

III Ý nghĩa nguyên tắc công khai trong hoạt động NSNN 8

1 Đối với người dân 8

2 Đối với Nhà nước trong hoạt động NSNN 9

III Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách 10

1 Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách tại nước ta hiện nay 10

1.1 Kết quả thực hiện đề tài khảo sát xã hội học về vấn đề công khai trong hoạt động NSNN 10

1.2 Đánh giá thông qua các chỉ số khảo cứu nhiều kết quả đo lường mức độ công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở nước ta 11

1.3 Sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành và các cấp chính quyền địa phương đối với công tác công khai ngân sách 13

2 Những hạn chế trong thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn 13

2.1 Hạn chế về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác công khai NSNN thông qua các trang thông tin của đội ngũ cán bộ các cơ quan chức năng 13

2.2 Hạn chế trong công tác kiểm soát những số liệu thống kê 13

2.3 Chưa đạt được nhiều sự quan tâm của người dân đối với NSNN 14

3 Kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn trong thực hiện nguyên tắc công khai NSNN trong thực tiễn 14

3.1 Nhóm giải pháp đối với hạn chế về trình độ năng lực chuyên môn của các cơ quan chuyên trách trong hoạt động công khai ngân sách 14

3.2 Nhóm giải pháp đối với hạn chế về chất lượng thực hiện công khai số liệu ngân sách 14

3.3 Nhóm giải pháp đối với hạn chế về thái độ, sự quan tâm của công chúng đối với hoạt động công khai ngân sách 15

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

PHỤ LỤC 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

Căn cứ theo Điều 3 Luật NSNN 2015 quy định:“Chính sách nhà nước được quản lýthống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch có phân công, phâncấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm” Đối với hoạt động NSNN cũng vậy, cácnguyên tắc trên là một quy định cứng, trong đó nguyên tắc công khai trong hoạt động ngânsách chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động ngân sách, giúp cácchính sách được thực hiện một cách thống nhất và đạt được hiện quả tốt nhất Để tìm hiểu

rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin được hoàn thành bài tập với đề bài: “Phân tích

Trang 5

nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có

ý nghĩa như thế nào? Liên hệ thực tiễn để chỉ ra những khó khăn trong thực hiện nguyên tắc này?” Do kiến thức còn hạn chế và thiếu một số tài liệu tham khảo từ thư

viện nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong thầy cô góp ý để bàilàm được hoàn thiện hơn nữa!

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I Khái quát chung về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách

1 Khái niệm NSNN

Khoản 14 Điều 4 Luật NSNN 2015 quy định “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi

của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định vàđược thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước.”

Trong khoa học pháp lí, NSNN được định nghĩa là “một đạo luật đặc biệt, do Quốchội thông qua để cho phép Chính phủ thi hành trong một thời hạn xác định, thường là mộtnăm” Với định nghĩa này, các luật gia đã nhìn nhận NSNN ở góc độ như là “một đạo luậtđặc biệt”, chứ không phải là một bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của Nhà nướcnhư cách quan niệm của các nhà kinh tế hay các nhà lập pháp Xét trên nhiều phương diện,NSNN là một hoạt động tài chính cụ thể của nhà nước, vì vậy khái niệm NSNN phải đượcxem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng bên trong NSNN.NSNN gồm Ngân sách Trung ương và Ngân sách Địa phương

2 Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách

Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách là một trong những nguyên tắc cơbản và quan trọng của hoạt động NSNN, được quy định tại Điều 15 NSNN 2015 quy địnhcông khai về:

- “Dự toán NSNN trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán NSNN đã được cấp cóthẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện NSNN; quyết toán NSNN được Quốchội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách củacác đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ và các chương trình, dự ánđầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN” (khoản 1 điều 15 Luật NSNN 2015)

- Công khai thủ tục NSNN

Công khai ngân sách là hoạt động bắt buộc đối với các cơ quan đơn vị sử dụng ngânsách nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng ngân sách công bằng, hiệu quả Vì vậy, việc côngkhai ngân sách phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung, là những

Trang 6

định hướng bắt buộc các chủ thể thực hiện phải tuân thủ Có hai nguyên tắc chính chi phốihoạt động công khai NSNN

Thứ nhất, phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải côngkhai Bên cạnh đó, việc công bố thông tin phải phù hợp với từng đối tượng cung cấp vàtiếp nhận thông tin thông qua những hình thức nhất định của pháp luật

Thứ hai, vấn đề gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toán tàichính của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệpnhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được các cấp cóthẩm quyền cho phép thành lập phải được thực hiện theo chế độ báo cáo tài chsinh và kếtoán hiện hành

II Phân tích nội dung nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách?

1 Công khai tài chính đối với các cấp NSNN

Theo Thông tư 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện công khai NSNN đối với các cấp ngân sách thì các cấp ngân sách sẽ thực hiện côngkhai tài chính đối với:

1.1 Đối với NSNN và ngân sách trung ương:

Thứ nhất, cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách trung ương và ngân sách địaphương, công khai các số liệu dự toán, quyết toán NSNN bao gồm cả chi ngân sách trungương và ngân sách địa phương Các dự toán này phải được Quốc hội quyết định và đã quaphê chuẩn

Cơ quan thực hiện việc công khai NSNN và ngân sách trung ương là bộ tài chính.Việc công khai phải được thực hiện hằng năm, chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày Quốchội ban hành nghị quyết về quyết định dự toán NSNN Phân bổ ngân sách trung ương, phêchuẩn quyết toán NSNN, dưới các hình thức thông báo bằng văn bản cho các bộ, Cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, hội đồng nhân dân và ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: phát hành ấn phẩm; công bố trêntrang thông tin điện tử của bộ tài chính

Các số liệu dự toán là căn cứ quan trọng để xác định mục tiêu, phương hướng cũngnhư đưa ra các chính sách của nhà nước trong việc điều tiết kinh tế, phát triển xã hội Việccông khai các số liệu này cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền trong việc sử dụng quyền lực của mình thực hiện nhiệm vụ mà người dângiao phó

Thứ hai, cần công khai chi tiết các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách trung ương,bao gồm: Dự toán thu NSNN theo lĩnh vực, theo sắc thuế; chi ngân sách trung ương theolĩnh vực; cho từng bộ, cơ quan trung ương và các nhiệm vụ chi khác của ngân sách trung

Trang 7

ương; chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trungương.

Qua đó thể hiện mối liên kết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phươngbằng việc công khai dự toán, quyết toán số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sáchtừng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công khai tỷ lệ phần trăm phân chia đối vớicác khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương Từ việc công khai các nội dung này thể hiện việc hỗ trợ của ngân sáchtrung ương với ngân sách cấp dưới là đúng với quy định của pháp luật, phù hợp với mụctiêu được cấp trên phê duyệt

1.2 Đối với ngân sách địa phương

Thứ nhất, công khai số liệu ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Đây là cấp ngân sách đầu tiên và cũng là cấp ngân sách quan trọng trong việc thựchiện các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp trên phê chuẩn Cácvấn đề cần công khai đối với ngân sách cấp tỉnh cũng bao gồm những nội dung như việccông khai đối với ngân sách trung ương Đó là:

- Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh: dự toán quyết toán thu, chi ngân sáchcấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; dự toán, quyết toán thu

- Số liệu dự toán, quyết toán chi ngân sách tỉnh gồm: chi NSNN và ngân sách tỉnhtrên địa bàn theo từng lĩnh vực; chi xây dựng cơ bản cho từng dự án, công trình; chi chocác dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; chi cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh; chicân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách của từng huyện, thị xã, quận, thành phố thuộctỉnh cũng như công khai tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu cho ngân sách xã,phường, thị trấn

Chủ tịch UNBD tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công khai ngânsách hàng năm những nội dung trên chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp tỉnhban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách

Việc công khai số liệu dự toán, quyết toán trong hoạt động ngân sách sẽ tạo nên tínhminh bạch, rõ ràng trong việc huy động, sử dụng tài sản của nhà nước, của người dân đểthực hiện các đề án, mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, cũng như thực hiện các nhiệm vụquan trọng về phát triển cơ sở hạn tầng, thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội.Thứ hai, công khai số liệu ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đây là cấp ngân sách thứ hai cụ thể hoá hơn các yêu cầu, mục tiêu của nhà nước Nếungân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo thì ngân sách địa phương sẽ giữ vai trò chủđộng, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong phạm viquản lý và theo đúng trách nhiệm mà cấp trên giao cho Đối với ngân sách cấp huyện,cũng thực hiện việc công khai số liệu tương tự đối với hai ngân sách cấp trên cũng như tỉ

Trang 8

lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện và xã Việc công khai

tỷ lệ này sẽ giúp làm rõ cơ chế điều hoà hợp lý nguồn thu ngân sách giữa các huyện khácnhau của nhà nước đồng thời thể hiện tính công bằng trong xác định nguồn thu của từngkhu vực, đảm bảo các nguồn thu này cân đối với nhu cầu chi mà ngân sách huyện đượcgiao

Về hình thức công khai, đối với ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhviệc công khai được thực hiện bằng hình thức sau: thông báo bằng văn bản cho các cơquan, đơn vị thuộc cấp huyện, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các xã, phường, thịtrấn thuộc cấp huyện; Phát hành ấn phẩm

Thứ ba, công khai số liệu ngân sách xã, phường, thị trấn

Nội dung công khai ở ngân sách xã, phường, thị trấn cũng giống như ngân sách cáccấp trên Vì là cấp ngân sách cuối cùng trong hệ thống nên phải thực hiện công khai chitiết kế hoạch và kết quả của một số hoạt động tài chính khác của xã hội như: các quỹ côngchuyên dùng, các hoạt động sự nghiệp,…

Những nội dung này phải được nên viết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã ítnhất trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày niêm yết: thông báo bằng văn bản cho đảng ủy, các

tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã và trưởng làng, tổ dân phố, phường thị trấn thông báo trên

hệ thống truyền thanh của cấp xã

Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khaiNSNN có quyền chất vấn trực tiếp trong các kỳ họp về các nội dung công khai Người cótrách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung đã được công bốcông khai Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng hình thức trả lời trực tiếp hoặcbằng văn bản gửi tới người chất vấn, chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dungchất vấn Nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được nội dung chất vấn

2 Công khai tài chính các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách

hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN.

2.1 Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ

Thứ nhất, công khai việc phân bổ và sử dụng kinh phí ngân sách hàng năm đối vớicác đơn vị dự toán ngân sách

Căn cứ pháp lý: Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 38/9/2018 của Bộ Tài chính sửađổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của BTC hướngdẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được NSNN hỗ trợ.Các đơn vị dự toán NSNN có trách nhiệm công khai việc phân bổ dự toán ngân sáchhàng năm, quyết toán NSNN và sử dụng kinh phí ngân sách hàng năm đối với các đơn vị

dự toán ngân sách:

Trang 9

- Việc phân bổ dự toán ngân sách hàng năm:

+ Đối với đơn vị dự toán cấp trên: Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên sẽ công khai

dự toán thu – chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp cóthẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới trựcthuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng), các đơn vị được ủy quyền

và cả phần kinh phí ủy quyền (nếu có) Nội dung công khai bao gồm: các căn cứ, nguyêntắc phân bổ và số liệu phân bổ

+ Đối với đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí: Thủ trưởng đơn vị dự toán côngkhai dự toán thu – chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) đã đượccấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác Cùng với đó là công khai dự toán một sốnội dung chi chỉ yếu như: chi mua sắm trang thiết bị, phương thức làm việc, chỉ sửa chữalớn, chi hội nghị và công khai các số liệu

- Việc công khai quyết toán NSNN:

+ Đối với đơn vị dự toán cấp trên: Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên sẽ công khaiquyết toán kinh phí NSNN, kinh phí khác và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc củađơn vị Đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc và các đơn

vị được ủy quyền (nếu có) Nội dung công khai gồm có: quyết toán đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt và quyết toán do đơn vị phê duyệt cho các đơn vị dự toán cấp dưới trựcthuộc

+ Đối với đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí thực hiện công khai quyết toán đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm có: quyết toán một số nội dung chi chủ yếu như:Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa, chi hội nghị cùng với đó làcác số liệu đi kèm

Thứ hai, công khai ngân sách và kinh phí của các tổ chức được NSNN hỗ trợ

- Công khai phân bổ dự toán kinh phí NSNN hỗ trợ:

Đối với tổ chức cấp trên: công khai dự toán kinh phí ngân sách hỗ trợ, kể cả phầnđiều chỉnh giảm hoặc bổ sung được cấp có thẩm quyền giao, nguồn kinh phí khác và phân

bổ cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sửdụng) Nôi dung thực hiện gồm có: Công khai các căn cứ, nguyên tắc phân bổ và côngkhai số liệu phân bổ

Đối với đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí: sẽ công bố công khai dự toán kinh phíNSNN hỗ trợ, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung được cấp có thẩm quyền giao vànguồn kinh phí khác

- Công khai quyết toán kinh phí NSNN hỗ trợ:

Trang 10

+ Đối với tổ chức cấp trên: thực hiện công khai quyết toán kinh phí được ngân sách

hỗ trợ cùng kinh phí khác Nội dung công khai quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt và quyết toán do tổ chức phê duyệt cho các đơn vị

+ Đối với đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí: sẽ công bố công khai quyết toán đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai ngân sách thuộc về thủ trưởng tổchức đó Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị(thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết)

- Đồng thời thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc chậm nhấtsau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sungtrong năm hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2.2 Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN

Đây là các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng 100% nguồn vốn NSNN cũng nhưcác dự án được ngân sách hỗ trợ nguồn vốn NSNN, được cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh giao kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm đều phảithực hiện công khai tài chính Hoạt động công khai được tiến hành theo trình tự do các đốitượng có thẩm quyền pháp luật quy định Việc công khai việc phân bổ và sử dụng vốn đầu

tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN được quy định như sau(theo Thông tư 10/2005/TT-BTC):

- Đối với người có thẩm quyền quyết định phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tưXDCB phải được công khai việc phân bổ vốn đầu tư trong dự toán được giao hàng nămcho các dự án Cụ thể là hàng năm cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải thực hiện côngkhai tài chính các nội dung thuộc thẩm quyền như:

+ Tổng mức vốn đầu tư được Nhà nước giao theo kế hoạch trong dự toán NSNNhàng năm và triển khai phân bố kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quảnlý;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án;+ Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án;+ Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt

- Các chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc quyền quản lýnhư:

+ Tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự án đầu tư;

+ Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hoà, điều chỉnh, bổ sung) được cơ quan cấp trêncủa chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư;

Trang 11

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án;+ Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án Đốivới dự án có yêu cầu kiểm toán thì phải công khai kết quả kiểm toán chi tiêu hàng năm; +

Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

3 Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước

Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang giành được những mốiquan tâm lớn từ xã hội Các doanh nghiệp nhà nước đã chứng minh được vai trò là trụ cộtnền kinh tế nhưng thực tế đã cho thấy một vấn đề rất đáng quan tâm là hiệu quả của việc

sử dụng nguồn vốn từ NSNN của các doanh nghiệp, khi mà nhiều doanh nghiệp nhà nướclâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần trầm trọng hơn nữa là tình trạng tham nhũng, quan liêu

Do đó, việc công khai tài chính của các doanh nghiệp nhà nước là hết sức quan trọng vàđáng quan tâm

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài những doanh nghiệp nhà nước tronglĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, do tính chất đặc thù kinh doanh mà không phảithực hiện việc công khai tài chính thì các doanh nghiệp khác đều phải thực hiện công khaitài chính Nội dung của thông tin tài chính công khai theo định kỳ của doanh nghiệp nhànước được quy định tại điều 39 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 39 Nội dung thông tin tài chính công khai theo định kỳ

Theo quy định tại Thông tư 19/2005/TT-BTC, các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốnđiều lệ, cấp một phần vốn điều lệ hoặc cấp hỗ trợ nguồn kinh phí hằng năm để thực hiệnnhiệm vụ được giao; các quỹ được hình thành và sử dụng theo các mục tiêu của nhà nước;các quỹ mang tính chất bảo hiểm bắt buộc và các quỹ khác có nguồn từ NSNN đều phảicông khai tài chính nội dung công khai bao gồm:

Các văn bản điều lệ tổ chức và hoạt động; quy trình nghiệp vụ; của chi tài chính; cácđiều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được vay hoặc tài trợ Nhữngnội dung này phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hànhmới hoặc sửa đổi bổ sung

Kế hoạch tài chính hằng năm, trong đó có chi tiết các khoản thu, chi có quan hệvới NSNN Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ký hoạch tài chính năm được cấp có thẩmquyền phê duyệt, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện việc công khai tài chính theonhững hình thức pháp luật quy định Kết quả hoạt động và tài trợ bao gồm cả cho vay vàcấp không thu hồi cùng với quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Việc công khai tài chính phải được tiến hành chậm nhất là 120 ngày sau khi năm dươnglịch Kết thúc

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w