Quy định về nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấnpháp luật của Luật sư theo quy định của pháp luật và các quy định khác....52.1Theo quy định của Luật Luật sư....62.2
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI KIỂM TRA BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: KĨ NĂNG CHUNG VỀ TƯ
VẤN PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI : Phân tích nội dung của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư Cho ví dụ minh họa.
HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Hoàng Anh
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 3
PHẦN 1: Khái quát chung về hoạt động tư vấn pháp luật và nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong tư vấn pháp luật. 3
1 Hoạt động tư vấn pháp luật là gì? 3
2 Phương thức tư vấn pháp luât. 4
3 Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật. 4
4 Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật. 4
PHẦN 2: Phân tích nội dung của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư. 5
1 Khái niệm về xung đột lợi ích 5
2 Quy định về nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư theo quy định của pháp luật và các quy định khác. 5
2.1 Theo quy định của Luật Luật sư. 6
2.2 Theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam 6
2.3 Ý nghĩa của những quy định về nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư. 7
Phần 3: Những tình huống thường xuất hiện của Luật sư khi tồn tại xung đột lợi ích trong thực tiễn hành nghề. 8
1 Xung đột về lợi ích giữa hai hay nhiều khách hàng của Luật sư. 8
2 Xung đột về lợi ích giữa chính người nhà Luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của Luật sư. 8
3 Khách hàng mới đến yêu cầu tư vấn chống lại một khách hàng khác cũng là khách hàng của Luật sư: 9
Phần 3: Các giải pháp ngăn ngừa “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư. 10
C KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 12
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh, vốn đầu tư từ nước ngoài liên tục tăng, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng từ đó những vấn đề pháp lý được sinh ra nhiều hơn, phức tạp hơn và cần được tư vấn và
để giải quyết để đảm bảo lợi ích của mình vì vậy họ cần đến hoạt động tư vấn pháp luật Tuy nhiên để thực hiện được công việc này không phải ai cũng có thể thực hiện bởi có rất nhiều những quy định, quy tắc trong hoạt động này Đặc biết trong
số đó không thể không nhắc đến nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong tư vấn pháp luật của luật sư đây được đánh giá là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong hành nghề luật sư Để hiểu rõ vấn đề này sinh viên đã chọn đề tài “Phân tích
nội dung của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư Cho ví dụ minh họa.” tạo cho bản thân thêm những kĩ năng trong
hoạt động nghề nghiệp trong tương lại của mình
B NỘI DUNG
PHẦN 1: Khái quát chung về hoạt động tư vấn pháp luật và nguyên tắc
“tránh xung đột lợi ích” trong tư vấn pháp luật.
1 Hoạt động tư vấn pháp luật là gì?
Hiện nay có khá nhiều các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về hoạt động
tư vấn pháp luật Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Tư vấn theo nghĩa thông thường là đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”1 Còn ở góc độ của Từ điển luật học đó là “người có chuyên môn pháp luật được hỏi ý kiến để tham khảo, quyết định công việc”2 Ở khía cạnh theo Luật Luật
sư 2006 ( sửa đổi, bổ sung 2012 ) có quy định tại điều 28:“Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.”
1 Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên – NXB Văn hoá Thông tin, 1999.
2 Viện Khoa học Pháp Lý, Nhà xuất bản Tư Pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với Nhà xuất bản Từ điển bách khoa xuất bản
Trang 4Như vậy, có thể hiểu hoạt động tư vấn pháp luật do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện bao gồm: việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ nhằm giúp cho người yêu cầu
tư vấn nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật để họ thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
2 Phương thức tư vấn pháp luât.
Theo Điều 38 Luật trợ giúp pháp lý 2017 quy đinh: “Tư vấn pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực tiếp, bằng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin khác; thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các phương thức khác”
3 Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật.
Thứ nhất, tư vấn pháp luật là một loại dịch vụ pháp lý, mà sản phẩm được tạo
ra bởi nguồn nguyên liệu cơ bản là chứng cứ, tình tiết của vụ việc và các quy phạm pháp luật phù hợp
Thứ hai, người thực hiện tư vấn phải có kiện thức pháp luật và đạt trình độ
chuyên môn nhât định
Thứ ba, nội dung của dịch vụ tư vấn pháp luật khá đa dạng, mục tiêu của hoạt
động đó là tìm ra được giải pháp hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải đúng pháp luật đã quy định
Cuối cùng, cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ tư vấn pháp luật là hợp đồng
dịch vụ tư vấn pháp luật
4 Vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật.
Đầu tiên đó là, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật
Tiếp đến là việc tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người được tư vấn
Trang 5Bên cạnh đó, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình
Không những thế, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử
Có thế thấy, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
PHẦN 2: Phân tích nội dung của nguyên tắc “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư.
1 Khái niệm về xung đột lợi ích
Xung đột được hình dung là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi
của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột
Lợi ích là một cam kết, nghĩa vụ, nghĩa vụ hoặc mục tiêu gắn liền với một vai
trò hoặc thực tiễn xã hội cụ thể.3
Chung quy lại Xung đột lợi ích là là một tình huống trong đó một người hoặc là
cơ quan có liên quan đến nhiều sở thích, tài chính hoặc cách khác, và việc phục vụ một lợi ích có thể liên quan đến việc chống lại lợi ích khác.4
2 Quy định về nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư theo quy định của pháp luật và các quy định khác.
Trong xã hội hiện tại, môi trường dịch vụ pháp lý phát sinh các xung đột lợi ích rất đa dạng, không chỉ nảy sinh giữa các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp khi cùng nhờ đến sự tư vấn của một Luật sư hay một công ty luật, mà còn xuất hiện với nhiều cách thức, thể loại vì vậy cần có sự can thiệp của nhiều phương pháp điểu chỉnh
2.1 Theo quy định của Luật Luật sư.
3 Komesaroff PA, Kerridge I, Lipworth W "Conflicts of interest: new thinking, new processes" Internal Medicine Journal 49 (5); 2019: 574-577
4 https://ewikivi.top/wiki/Conflict_of_interest#cite_note-5
Trang 6Pháp luật về Luật sư có quy định rất rõ về việc hạn chế xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luật Cụ thể: điểm a Khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 quy định
như sau: “1 Nghiêm cấm Luật sư thực hiện các hành vi sau đây: “Cung cấp dịch
vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ
án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);”
Như vậy có thể khẳng định là Luật sư không được phép tư vấn cho các khách hàng các bên nếu các bên có lợi ích đối lập nhau và cũng hạn chế tư vấn cho các bên có quyền lợi đối lập nhau, trong cùng một công ty tư vấn luật hoặc cùng một văn phòng Luật sư Trong trường hợp phát hiện có mâu thuẫn trong khi bắt tay vào công việc, Luật sư phải ngừng ngay công việc cho khách hàng khi có sự phát sinh đối kháng về quyền lợi giữa các khách hàng này và liên hệ phản hồi với khách hành đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho khác hàng và đúng luật đối với Luật sư đó
Chẳng hạn như việc Luật sư cùng tư vấn cho nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ án đang giải quyết thì hoàn toàn không được Hay qua lời trình bày của khác hàng không xác định đươc hoặc không thấy rõ qua lời khai của khách hàng nhưng khi tiếp nhận chứng cứ, hồ sơ thì phát hiện ra sự đối lập về lợi ích thì cũng phải dừng lại và liên hệ với khách hàng
Bên cạnh đó Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định 82/2020NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, HN&GĐ, thi hành
án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định mức phạt đối với hành vi tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập nhau trong một vụ việc: Điều 10
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật: “Phạt tiền từ 7.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: c) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;”
2.2 Theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam 5
5 Theo quyết định số Số: 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc ban hành Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
Trang 7Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của Luật sư Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng, kết hợp giữa truyền thống đạo đức, văn hoá dân tộc, trình độ phát triển của nghề Luật sư ở Việt Nam
Bộ quy tắc gồm lời nói đầu, 6 chương và 27 Quy tắc, trong đó có quy tắc về “Xung đột về lợi ích”
Cụ thể được quy định tại quy tắc 15 [1] qua đây có thể thấy rằng Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Liên đoàn luật sư ban hành có những quy định
cụ thể hơn và đánh gia nhiều trường hợp có thể dẫn đến xung đột lợi ích hơn so với quy định của Luật luật sư Phạm vi xung đột khá rộng không chỉ giữa khách hàng của luật sư với nhau mà còn dự liệu sự xung đột giữa luật sư, nhân viên, vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của luật sư với khách hàng trong cùng một vụ việc Đặc biệt hơn là không chỉ với các khách hàng hiện tại, mà còn giữa khách hàng cũ (Luật sư
đã ngừng cung cấp dịch vụ pháp lý) và khách hàng hiện tại, hoặc giữa khách hàng
và bên thứ ba nào đó có liên quan Đồng thời quy tắc nhấn mạnh vì có nảy sinh đối lập lợi ích giữa các bên, mà Luật sư không thể thực hiện nghĩa vụ cơ bản của Luật
sư với khách hàng là bảo đảm tốt nhất lợi ích của khách hàng
2.3 Ý nghĩa của những quy định về nguyên tắc “tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư.
Thứ nhất: nguyên tắc này là yêu cầu rất cần thiết và quan trọng không chỉ
nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, mà đặc biệt giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của luật sư, vì trong trường hợp luật sư tạo ra xung đột lợi ích giữa khách hàng mà không giải quyết được dẫn tới ảnh hưởng quyền lợi của họ thì uy tín, hình ảnh của luật sư sẽ bị giảm đáng kể
Thứ hai: dựa nguyên tắc, thì một trong những điều kiện của luật sư khi thực
hiện hợp đồng về dịch vụ pháp lý đó là phải lựa chọn cho mình vụ việc mà không
có bất kì xung đột lợi ích giữa các khách hàng hay giữa khách hàng với người thân của mình, mục đích là để Luật sư có thể đưa ra được những lời tư vấn vô tư cho khách hàng của mình
Trang 8Thứ ba: Trong mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng, chỉ khi hoàn toàn
không bị vướng mắc, không bị áp lực hay ảnh hưởng của các bên có liên quan thì Luật sư mới có thể đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích cho họ cũng như tạo tâm lý thoải mái nhất có thể cho luật sư
Phần 3: Những tình huống thường xuất hiện của Luật sư khi tồn tại xung đột lợi ích trong thực tiễn hành nghề.
1 Xung đột về lợi ích giữa hai hay nhiều khách hàng của Luật sư.
Đây là tình huống Luật sư phát hiện có xung đột về lợi ích giữa hai hay nhiều khách hàng của Luật sư bao gồm giữa các khách hàng mới, giữa khách hàng hiện tại và khách hàng mới, giữa khách hàng cũ và khách hàng mới của Luật sư trong cùng một vụ việc, trong một vụ việc khác không liên quan hay vụ việc khác
có liên quan trực tiếp
Ví dụ: Trong vụ ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy
-Phó chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời là con gái ông chủ Tập đoàn Bảo Sơn xảy ra năm 2011 cũng là vụ ly hôn khá ồn ào bởi khối tài sản tranh chấp lên tới khoảng 500 triệu USD (10.000 tỷ đồng) Cuối năm 2010, sau đề nghị của 2 bên, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã có quyết định cho ly hôn Tuy nhiên, tại quyết định này, về tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được quyết định phân chia Do đó, ông Bùi Đức Minh đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản
án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm6 Xét trong hoàn cảnh này, rõ ràng quyền lợi của 2 bên vợ và chồng mâu thuẫn đối lập nhau, Luật sư tham gia vào vụ việc này chỉ được nhận tư vấn cho một phía là chồng hoặc vợ và không được nhận tư vấn cho
cả hai vợ chồng này
2 Xung đột về lợi ích giữa chính người nhà Luật sư đang cung cấp dịch vụ
pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của Luật sư.
Một Luật sư không được nhận vụ việc nếu lợi ích của Luật sư đối lập với lợi ích của một khách hàng, bởi vì nếu nhận vụ việc thì Luật sư sẽ phải hành động theo lợi
6 https://nhadautu.vn/nhung-vu-ly-hon-dat-gia-cua-dai-gia-viet-on-ao-tranh-chap-tai-san-den-chien-tranh-phap-ly-d12384.html
Trang 9ích riêng của mình7 Người thân của Luật sư trong tình huống này này được giới hạn trong phạm vi là vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của Luật sư Quy tắc 15.3 của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam này được đặt ra nhằm tránh vì sự chi phối của tình cảm, tình thân mà Luật sư không thể đưa ra những lời khuyên công tâm, dẫn đến không thể bảo vệ quyền tối đa lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất Bên cạnh đó, nếu người cùng một nhà thì việc bảo mật thông tin của khách hàng khó thể đảm bảo dẫn tới có những sự đối lập với nhau về lợi ích sẽ không còn được khách quan Hậu quả là sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý và đặc biệt là ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Luật sư
Ví dụ: Công ty TNHH IS DONGSEO có trụ sở tại Hàn Quốc (Nguyên đơn) và
Công ty Hoàng Lan (Bị đơn) ký kết hợp đồng tư vấn liên quan đến khu đất tại Lô E7, đường Phạm Hùng, Hà Nội mặc dù biết lô đất này đã dược phân cho một số nhà đầu tư khác, phí tư vấn là 1.000.000 USD Công ty IS DONGSEO đã trực tiếp thanh toán 1.000.000 USD tiền mặt cho Bị đơn theo cam kết Quá trình thực hiện hợp đồng, bị đơn không thực hiện được cam kết, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng mặc dù đã được Nguyên đơn gửi nhiều công văn nhắc nhở Nguyên đơn đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng với Bị đơn và yêu cầu thanh toán nhưng bị đơn không thực hiện Công ty Dongseo khởi kiện8 Trong trường hợp, công ty Hoàng Lan (Bị đơn) là người nhà Luật sư A mà công ty TNHH IS DONGSEO (Nguyên đơn) muốn nhờ Luật sư A hỗ trợ tư vấn thì cách xử lý tốt nhất của Luật sư trong tình huống này đó là từ chối mà công ty TNHH IS DONGSEO (Nguyên đơn) để đảm bảo lợi ích cao nhất cho các bên
3 Khách hàng mới đến yêu cầu tư vấn chống lại một khách hàng khác cũng là khách hàng của Luật sư:
Một công ty, doanh nghiệp, người dân … gọi chung là khách hàng thường xuyên của Luật sư gặp rắc rối trong các lĩnh vực của đời sống và cần sự hỗ trợ tư
7 Nguyễn Văn Tuân, 2014, Pháp luật về Luật sư và đạo đức nghề nghiệp Luật sư, Nxb Chính trị quốc gia, tr.322
8 Quyết định giám đốc thẩm 11/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 của Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tư vấn đầu tư
Trang 10vấn pháp lý, khách hàng quen đó đã trình bày với Luật sư vấn đề Sau đó đối tác của khách hàng này cũng đến gặp Luật sư yêu cầu tư vấn chống lại vị khách hàng
thường xuyên kia nhằm hạn chế quyền lợi của khách hàng quen kia hoặc bất kì mục đích nào khác thì trong trường hợp này Luật sư phải từ chối tư vấn cho vị khách đến sau dù vị này có thể sẽ trả thù lao cao hơn và bảo vệ lợi ích tối đa cho vị khách quen
Ví dụ: Chị Đỗ Thị Thu Hường ở ngõ 447 phố Ngọc Lâm, quận Long Biên (Hà
Nội) kết hôn và có 2 con chung với anh Đặng Trung Thành, là bị đơn trong vụ án
ly hôn do TAND quận Long Biên thụ lý Lần đầu được tòa mời đến làm việc nhưng con ốm nên chị Hường xin vắng mặt Lần thứ hai tòa chuyển giấy mời thì chị không nhận được Sau đó ít lâu, được tổ trưởng dân phố gọi đến trao quyết định giải quyết ly hôn vắng mặt, chị mới biết mình đã "được" xử ly hôn và không được quyền nuôi con.9 Như vậy, trong tình huống mà luật sư đang nhận tư vấn cho người vợ là chị Đỗ Thị Thu Hường trong việc giải quyết ly hôn mà nhận được yêu cầu từ phía người chồng anh Đặng Trung Thành với mục đích tư vấn để chống lại người vợ Trong trường hợp này, rõ ràng về mặt pháp luật và đạo đức nghề nghiệp thì không cho phép luật sư nhận lời mời tư vấn của người vợ mà nên khéo léo từ chối để người chồng tìm đến luật sư khác
Trên đây chỉ là những tình huống dễ gặp phải khi có xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật, trên thực tế còn có muôn ngàn vạn trạng khác mà những người thực hiện tư pháp pháp luật phải xử lý để đảm bảo hài hòa cho lợi ích của các bên mà không vi phạm pháp luật, của đạo đức nghề nghiệp
Phần 3: Các giải pháp ngăn ngừa “Tránh xung đột lợi ích” trong hoạt động
tư vấn pháp luật của Luật sư
Việc sảy ra xung đột là điểu không ai muốn đặc biệt là xung đột lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư, vì vậy để hạn chế những xung đột lợi ích
trong tư vấn pháp luật các Luật sư cần kiểm tra xem có xung đột lợi ích hay không;
9 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/661588/bao-ve-phu-nu-trong-cac-vu-tranh-chap-quyen-loi-ve-hon-nhan-gia-dinh-ngay-cang-phuc-tap-kho-khan