1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quan điểm của đại hội đảng lần thứ xiii về xây dựng hệ giá trị gia đình

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng hệ giá trị gia đình
Tác giả Nhóm Sinh Viên, Khoa Xã Hội
Trường học Trường Đại học X
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 32,5 KB

Nội dung

Ngày nay, trước đòi hỏi từ thực tiễn đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã pháttriển lý luận, nâng tầm quan điểm chỉ đạo khi xác định xây dựng và phát huygiá trị văn hóa, sức mạnh con người

Trang 1

MỤC LỤC

A Lời nói đầu

B Nội dung

I Cơ sở lý luận về gia đình và hệ giá trị gia đình

1 Khái niệm gia đình

2 Khái niệm giá trị và hệ giá trị

3 Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của gia đình (thời kỳ quá độ lên CNXH)

4 Khái quát về Đại hội Đảng lần thứ XIII

5 Giới thiệu vấn đề xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam

II Quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng hệ giá trị gia đình

1 Các hệ giá trị gia đình Việt Nam được xác định trong Đại hội XIII

2 Xác định mục tiêu và nguyên tắc xây dựng hệ giá trị gia đình

2.1 Mục tiêu

2.2 Nguyên tắc

3 Định hướng cải cách và phát triển hệ giá trị gia đình

III Thực trạng xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam hiện nay

1 Tiến bộ của gia đình Việt Nam hiện đại

1.1 Sự biến đổi trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

1.2 Gia đình truyền thống và mức độ chấp nhận cởi mở dần với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới

2 Thách thức của gia đình Việt Nam hiện đại

2.1 Bất bình đẳng giới

2.2 Xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng

IV Triển vọng và hướng phát triển xây dựng hệ giá trị gia đình

1 Mục tiêu trong tương lai

2 Đánh giá tiềm năng và cơ hội phát triển của hệ giá trị gia đình

2.1 Nền tảng văn hóa và những truyền thống tốt đẹp

2.2 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

2.2.1 Luật Hôn nhân và Gia đình

2.2.2 Các chính sách về an sinh xã hội

V Các giải pháp xây dựng hệ giá trị gia đình

C Kết luận

D Tài liệu tham khảo

A Lời nói đầu

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, có tầm quan trọng lớn lao và được

Trang 2

xem là hạt nhân của đất nước Trải qua nhiều giai đoạn trong lịch sử, văn hóaViệt Nam đã xây dựng được một hệ giá trị gia đình mang tính chất bền vững

và chuẩn mực Tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và giađình tháng 10.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến giađình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xãhội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là giađình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhâncho tốt” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập

12, trang 300)

Ngày nay, trước đòi hỏi từ thực tiễn đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã pháttriển lý luận, nâng tầm quan điểm chỉ đạo khi xác định xây dựng và phát huygiá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong mối quan hệ thống nhất,biện chứng, mà trong đó xác định “giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình ViệtNam trong thời kỳ mới”, “thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình ViệtNam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh”

Trên cơ sở lý luận và quan điểm của Đại hội XIII của Đảng về xây dựng vàphát huy hệ giá trị gia đình, chúng em mong muốn góp sức mình vào sựnghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân tộc để tìm ra hướng đi đúng đắn trongviệc giữ gìn hệ giá trị gia đình Việt Nam Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết

định chọn đề tài “Quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII (2021) về vấn đề xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam hiện nay”

làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình Mục tiêu chính của đề tài nhằmlàm rõ quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng hệ giá trị giađình, đưa ra thực trạng hệ giá trị gia đình hiện đại để từ đó đề xuất các giảipháp xây dựng gia đình Việt Nam trong thời đại mới

Trang 3

B Nội dung

I Cơ sở lý luận về gia đình và hệ giá trị gia đình

1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, có vai trò quyết định đến

sự tồn tại và phát triển của xã hội Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan

hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ

và con cái…) Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràngbuộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗingười, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý

Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ kháctrong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình Quan hệ huyếtthống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệhôn nhân Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết cácthành viên trong gia đình với nhau

Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng,quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữaông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháuv.v… Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhận quan hệcha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháplý) trong quan hệ gia đình

2 Khái niệm giá trị và hệ giá trị

Giá trị là một khái niệm chỉ hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của

con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng xem xét, quyết định điều

gì là cần thiết, là tốt đẹp cho sự tồn tại, vận động và phát triển của con ngườicùng xã hội Nói cách khác, giá trị là những thứ được con người cho là chân -thiện - mỹ

Hệ giá trị là sự tổng hợp những giá trị có mối liên hệ với nhau, phản ánh khát

vọng hướng tới của con người và xã hội Khi nhận thức giá trị được định

Trang 4

hình, nó sẽ chi phối suy nghĩ, niềm tin, tình cảm và hành động của con người.

3 Khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của gia đình (thời kỳ quá độ lên CNXH)

Chủ nghĩa Mác - Lênin có quan điểm rõ ràng về vai trò của gia đình trongthời kỳ quá độ lên chế độ xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, gia đình là tế bào của xã hội Trong quan điểm của Ph.Ăngghen,

gia đình được xem là tế bào cơ bản của xã hội, là một đơn vị cơ sở để tạo nên

cơ thể - xã hội; đồng thời, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất

tư liệu sinh hoạt và con người Gia đình là yếu tố quyết định đối với sự pháttriển của xã hội

Thứ hai, gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên Từ khi sinh ra tới khi mất đi, mỗi cá

nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi

cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sựyên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sựhình thành, phát triển để cá nhân trở thành công dân tốt cho xã hội

Thứ ba, gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Gia đình được xem như

là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng sâurộng đến sự hình thành và phát triển cá nhân Bởi vậy, mỗi cá nhân không chỉ

là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội, quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của

xã hội

Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác độngđến cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính giađình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân Xãhội cũng nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họtrong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Thêm vào đó, có những vấn

đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá

Trang 5

nhân; đồng thời, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sựhợp tác của các thành viên trong gia đình.

4 Khái quát về Đại hội Đảng lần thứ XIII

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khaimạc sáng ngày 26/01/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà Nội

đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển của đấtnước Bên cạnh việc tập trung vào việc đối phó với những thách thức đặt ratrong bối cảnh thế giới đang chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh và biến đổikhí hậu, Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể để bảo vệ và thúc đẩygiá trị gia đình

5 Giới thiệu vấn đề xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam

Hệ giá trị gia đình là những truyền thống, phẩm chất tốt đẹp được các gia đìnhkiến tạo, vun đắp trong quá trình phát triển Hệ giá trị gia đình tạo điểm tựatinh thần, tạo môi trường văn hóa, có tác dụng giáo dục, điều chỉnh hành vi,suy nghĩ, định hướng con người đến những điều tốt đẹp Ở khía cạnh khác, hệgiá trị gia đình là biểu hiện sinh động của truyền thống, bản sắc văn hóa cộngđồng Việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình với những giá trị, truyềnthống tốt đẹp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp lýtưởng, lối sống, nhân cách con người; đồng thời góp phần bảo tồn, giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy khát vọng sáng tạo, phát triển để xây dựng

xã hội phồn vinh, hạnh phúc

II Quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng hệ giá trị gia đình

1 Các hệ giá trị gia đình Việt Nam được xác định trong Đại hội XIII

Giá trị thứ nhất là an toàn: Chúng tôi cho rằng gia đình trước hết và quan

trọng nhất là môi trường sống lành mạnh, yêu thương, không có bạo lực, xâmhại, xao lãng, nơi cá nhân tìm về khi gặp khó khăn, giúp cá nhân không xalánh xã hội và rơi vào các thách thức khó khăn kế tiếp, cân bằng tâm lý-tìnhcảm cho cá nhân trước áp lực cuộc sống Gia đình đồng thời phải có khả năng

Trang 6

phòng vệ, chống chịu trước những thách thức và rủi ro như thiên tai, dịchbệnh, cũng như các tình huống bất ngờ Xu hướng người dân tự an sinh chogia đình và bản thân khá phổ biến.

Giá trị thứ hai là thịnh vượng: Theo chúng tôi, sự an toàn của gia đình gắn

liền với điều kiện kinh tế Đời sống kinh tế, phúc lợi gia đình Việt Nam trêncác khía cạnh nhà ở, tiện nghi, thu nhập, chi tiêu đã tăng khá mạnh mẽ từ sauthời kỳ Đổi mới Khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, Vănkiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh khát vọng phát triển Việt Namcường thịnh, thì xây dựng khát vọng thịnh vượng của gia đình là phù hợp vớichiều hướng phát triển Xây dựng gia đình Việt Nam thịnh vượng cũng làđảm bảo thêm một lớp an sinh từ gia đình, tăng khả năng chống chịu rủi ro, antoàn cho gia đình

Giá trị thứ ba là trách nhiệm: Trách nhiệm của gia đình được thể hiện trong

các hoạt động gia đình (việc sinh con, chăm sóc các thành viên, giáo dục concái và với cộng đồng, xã hội) Xây dựng gia đình trách nhiệm là điều kiện đểxây dựng gia đình kiểu mẫu "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền,

vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau" Với vai trò quantrọng trong giáo dục trẻ em, hình thành nhân cách trẻ em, góp phần quantrọng trong xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội cũng như sự ổnđịnh của các quan hệ gia đình, việc quan tâm củng cố chức năng giáo dục củagia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếpthu những giá trị nhân văn mới và kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đìnhViệt Nam truyền thống là cực kỳ quan trọng

Giá trị thứ tư là bình đẳng giới: Trong hôn nhân và gia đình, đã có những dấu

hiệu đáng mừng đánh dấu sự thể hiện vai trò cùng làm chủ gia đình của ngườiphụ nữ, bước đầu khẳng định sự tồn tại của bình đẳng giới trong gia đình, cho

dù sự biến đổi này diễn ra chưa mạnh và đồng đều ở tất cả các loại hình côngviệc và các nhóm xã hội Phụ nữ phải đảm nhiệm trách nhiệm gia đình với cácchuẩn mực xã hội và văn hóa liên quan đến việc làm mẹ, phải xác định ưu

Trang 7

tiên giữa "công việc" và "gia đình" Vì thế, cần hỗ trợ phụ nữ tự thoát khỏicác định kiến xã hội từ cộng đồng, từ chính bản thân về những khắt khe tronghành vi hôn nhân và gia đình, hướng phụ nữ tới những giá trị được tôn trọng,được hạnh phúc, tự thể hiện bản thân, đồng thời đóng góp tốt cho xã hội.

Hệ giá trị gia đình Việt Nam đã được đúc kết qua bài phát biểu tại Hội nghịVăn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đólà: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập vớinhững giá trị, chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đìnhViệt Nam, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuầnnhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tựcường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo Những giá trị

ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi:

Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dânchủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mụctiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”

2 Xác định mục tiêu và nguyên tắc xây dựng hệ giá trị gia đình

2.1 Mục tiêuTại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, bà Trần Tuyết Ánh – Vụ trưởng VụGia đình Bộ VHTTDL đã trình bày tham luận "Xây dựng hệ giá trị gia đìnhViệt Nam trong tình hình mới: Từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động".Trong đó Vụ trưởng Vụ Gia đình nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đánhgiá vị trí cũng như tầm quan trọng của gia đình, được thể hiện trong nhiều vănkiện Văn kiện Ðại hội XII của Đảng nêu rõ: "Thực hiện chiến lược phát triểngia đình Việt Nam Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no

ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh Xây dựng mỗi trường học thật sự là mộttrung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người"

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: "Xây dựng gia đình Việt Nam

Trang 8

no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trịvăn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đìnhViệt Nam trong thời kỳ mới"

2.2 Nguyên tắc

Bộ VHTTDL cũng ban hành thí điểm bộ tiêu chí ứng xử trong gia đìnhnguyên tắc chung là "tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ" tại 12 tỉnh,thành phố trong 02 năm 2019-2020 Phong trào Xây dựng gia đình 5 không, 3sạch; Xây dựng gia đình hạnh phúc; Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếuthảo; Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh; Toàndân đoàn kết xây dựng nông thôn mới , kết quả từ thực hiện những phongtrào này đã mang lại những hiệu ứng tích cực, giúp mỗi người thêm trântrọng, giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Sau gần 10 năm thựchiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030,cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kết quả thực hiện mục tiêu "Kếthừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam"

3 Định hướng cải cách và phát triển hệ giá trị gia đình

Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình, thốngnhất Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ trung ương đến cơ sở, để phát huy vaitrò điều phối liên ngành và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp liên ngành, giữacác cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ quy định để thực hiện công tác xâydựng gia đình trong tình hình mới

Đổi mới và hoàn thiện việc giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, kết hợpvới nhà trường và xã hội Phát huy vai trò bảo tồn, nuôi dưỡng, lưu giữ vàtrao truyền các giá trị văn hoá của dân tộc từ gia đình, tạo nên sức mạnh đoànkết, hun đúc ý chí tinh thần dân tộc, sáng tác nhiều tác phẩm văn hoá nghệthuật từ chủ đề gia đình để tạo động lực phát triển đất nước Đây không chỉ lànhiệm vụ của một ngành Văn hoá, Gia đình, Thể thao và Du lịch mà cần sựquan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, sự chung tay kết hợp của cả hệthống chính trị và toàn xã hội Nâng cao ý thức, trách nhiệm, của mỗi cá nhân,

Trang 9

gia đình và cộng đồng gắn với các phong trào thi đua sôi nổi, nhằm lan tỏanhững giá trị tốt đẹp của gia đình để các bộ ngành và địa phương triển khaithực hiện, tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người dân về vai trò,

vị trí của gia đình

III Thực trạng xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam hiện nay

1 Tiến bộ của gia đình Việt Nam hiện đại

1.1 Sự biến đổi trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại Đa số người dân đánh giá khácao tầm quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang thích ứngvới sự thay đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong quan hệ vợchồng Cùng với đó là những thay đổi trong quan niệm về việc sống chunghoặc riêng trong gia đình Sự xuất hiện các nhân tố mới, như di cư lao động,tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh tế giữa bố mẹ và con cái trong đờisống gia đình hiện đại cũng góp phần làm chuyển dịch từ gia đình lớn nhiềuthế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu) sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế hệ)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi chiến lược sống, các giá trị,chuẩn mực của gia đình để hình thành chiến lược sống khác với truyền thống,tạo nên hệ giá trị chuẩn mực mới Nguyên tắc trong mối quan hệ cha mẹ - concái ở gia đình Việt Nam truyền thống là “Quyền của cha mẹ, bổn phận củacon”, đã đi kèm với nguyên tắc mới “Quyền của con, bổn phận của cha mẹ” Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của tráchnhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình Đó là việc chia sẻ những mối quantâm, lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình Các giađình có mức độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, nhưsống ở đô thị, có việc làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tếphát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồngthể hiện rõ

Nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng về kinh tế,

Trang 10

tăng thu nhập của các cá nhân là cơ sở cho việc củng cố và duy trì sự bềnvững của gia đình Dân chủ, bình đẳng trong các quan hệ gia đình được tăngcường Đây là sự khác biệt của gia đình hiện đại với gia đình truyền thống vớiquan niệm phụ quyền, gia trưởng.

1.2 Gia đình truyền thống và mức độ chấp nhận cởi mở dần với một sốhiện tượng hôn nhân gia đình mới

Các kiểu loại gia đình mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không kếthôn, làm mẹ đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc không cótrong truyền thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đangchuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, hiện đại Ở ViệtNam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người dân tộc Kinh, trẻtuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp nhận những kiểu loại gia đình mớicao hơn Với những thay đổi lớn trong kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế,những hình thức hôn nhân gia đình mới ủng hộ tính cá nhân có xu hướng tăngnhư: chấp nhận sống độc thân, mong muốn sống thử trước khi kết hôn, yêuđương đồng giới

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng

có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình.Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ

nữ Tuy vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá

nhân ngày càng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền

quyết định việc kết hôn và có con Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biếnđổi trong nhận thức mà còn là biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyềncủa phụ nữ

2 Thách thức của gia đình Việt Nam hiện đại

2.1 Bất bình đẳng giới

Mặc dù Luật bình đẳng giới năm 2005 đã có những quy định về bình đẳnggiới trong gia đình đồng thời tại các luật chuyên ngành như Luật hôn nhân và

Ngày đăng: 23/07/2024, 20:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội, Luật hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13, 2014 . 2. Phạm Thị Xuân Hương, Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ đượcquy định như thế nào? Với cha mẹ nuôi có tương tự không?, Thư viện Pháp Luật, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13, "2014 .2. Phạm Thị Xuân Hương, "Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được"quy định như thế nào? Với cha mẹ nuôi có tương tự không
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 33/2019/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 33/2019/QĐ-TTg về chính sáchhỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015
4. Nguyễn Thị Hậu, Người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu tiền? Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng?, Thư viện Pháp Luật, 2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp xãhội hàng tháng bao nhiêu tiền? Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ngườikhuyết tật đặc biệt nặng
5. Nguyễn Khánh Huyền, Tổng hợp những chính sách người cao tuổi năm 2023? Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng?, Thư viện Pháp Luật, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp những chính sách người cao tuổinăm 2023? Đối tượng người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợcấp xã hội hàng tháng
6. Kim Khánh, Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Cổng Thông tin Điện tử Sở Tư pháp Hà Tĩnh, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
7. Trần Thị Tuyết Mai, Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí cộng sản, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóatrong thời kỳ hội nhập
8. TS. Nguyễn Thanh Hải, Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Cộng sản, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sứcmạnh con người Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
9. Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới: Từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới: Từ Nghịquyết Đại hội XIII đến hành động
10. ThS. Nguyễn Hạnh Quyển, CN. Nguyễn Đức Anh, Phát huy giá trị văn hóa gia đình Việt Nam theo tinh thần đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tạp chí Khoa học chính trị, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy giá trịvăn hóa gia đình Việt Nam theo tinh thần đại hội lần thứ XIII củaĐảng
11.TS. Bùi Hồng Việt, Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới, Xây dựng Đảng, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tìnhhình mới
13. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Xây dựng hệ giá trị văn hóa để tạo sự thống nhất về nhận thức và định hướng hành vi cho con người, Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ giá trị văn hóa để tạo sự thốngnhất về nhận thức và định hướng hành vi cho con người
14.Minh Thi, Xây dựng Hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Kiên Giang, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩnmực con người Việt Nam trong thời kỳ mới
15.Thực hiện các hệ giá trị, hướng tới phát triển toàn diện con người, Báo Tuổi Trẻ, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện các hệ giá trị, hướng tới phát triển toàn diện con người
16.Ths. Phạm Thị Bình, Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về gia đình trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về giađình trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội
17.Thương Huyền, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội XIII, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của ĐảngCộng sản Việt Nam
18.Nguyễn Đắc Thủy, Giữ gìn, phát huy hệ giá trị Việt Nam trong điều kiện mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ gìn, phát huy hệ giá trị Việt Nam trong điềukiện mới
19.PGS.TS Trần Thị Minh Thi, Bốn giá trị gia đình cần quan tâm trong giai đoạn tới, Phụ nữ Việt Nam, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn giá trị gia đình cần quan tâm tronggiai đoạn tới
20.TS. Trần Tuyết Ánh, Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới-từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động, Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tìnhhình mới-từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động
12. TS. Hà Thanh Vân, Hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời đại mới, Báo Lao Động, 2023 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w