1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích thống kê biến động giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2018

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA THONG KE

DE TÀI: “ Phân tích thong kê biến động giá tri

sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo ở Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018”

Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Văn Huân

Sinh viên thực hiện: Bùi Diệp Anh

Lop: Thong ké kinh doanh 57

Mã sinh viên: 11150028

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TAT

DANH MỤC BANG

DANH MỤC BIEU DOLỜI MỞ ĐẦU

CHUONG 1: TONG QUAN CHUNG VE NGANH CÔNG NGHIỆP CHE BIEN,CHE TAO, GIA TRI SAN XUAT CONG NGHIEP VA CAC PHUONG PHAPPHAN TÍCH

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VE NGANH CÔNG NGHIỆP CHE BIEN, CHE

1.2.1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin giá trị sản xuất ngành công nghiệp1.2.2.1 Nguyên tắc tính GO ngành công nghiệp

1.2.2.2 Nguồn thông tin GO ngành công nghiệp

1.2.2.3 Phương pháp tinh GO ngành công nghiệp

1.2.3 Các phương pháp thống kê dùng dé phân tích

CHƯƠNG 2: PHAN TICH THONG KE BIEN ĐỘNG GIA TRI SAN XUẤT CUANGANH CONG NGHIỆP CHE BIEN, CHE TAO O HÀ NỘI GIAI DOAN 2010 —

Trang 3

2.1.2 Hiện trạng cơ sở vật chất, số vôn đầu tư, nguồn lực ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo thành phó Hà Nội

2.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp CBCT đối với nền kinh tế TP Hà Nội

2.2 PHAN TÍCH BIEN DONG GO NGANH CÔNG NGHIỆP CHE BIEN, CHETAO CUA HA NỘI GIAI DOAN 2010 — 2018

2.3 PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN GO NGANH CONGNGHIỆP CHE BIEN, CHE TAO O HÀ NỘI GIAI DOAN 2010 - 2018

2.3.1 Phân tích biến động giá trị sản xuất của ngành chế biến, chế tao do anh hưởng

của hai nhân tô: hiệu suat sử dụng von (Hạo) và quy mô von (G)

2.3.2 Phân tích biến động giá trị sản xuất của ngành chế biến, chế tạo do ảnh hưởngcủa hai nhân tố: năng suất lao động (W) và quy mô lao động (L)

2.4 PHAN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIEN CUA NGANH CÔNG NGHIỆPCHE BIEN, CHE TẠO Ở HÀ NỘI GIAI DOAN 2010 - 2018

2.5 DỰ BÁO GO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHÉ BIÉN, CHẺ TẠO Ở HÀ NỘI

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

DANH MUC PHU LUC

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

1 GTSX : giá trị sản xuất

2 CBCT : chế biến, chế tạo

3 CNHN : công nghiệp Hà Nội

4 CNH - HĐH : công nghiệp hóa - hiện đại hóa5 DN : doanh nghiệp

6 DT : doanh thu

7 SPSXDD : sản phẩm sản xuất do dang8 SXVC : sản xuất vật chất

9 HDSX : hoạt động sản xuất10.NSLD : năng suất lao động11.KT-XH :kinhtế-xãhội

12.KCN-CCN_ : khu công nghiệp - cụm công nghiệp

Trang 5

Bảng 2.1: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018

Bảng 2.2: GTSX ngành công nghiệp CBCT Hà Nội giai đoạn 2010 — 2014 do ảnh hưởng

của vốn (G) và hiệu suất sử dụng vốn (Hạ)

Bảng 2.3: Biến động tương đối và biến động tuyệt đối của GTSX ngành CBCT Hà Nộigiai đoạn 2010 — 2014 do ảnh hưởng của quy mô vốn và hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.4: GTSX ngành công nghiệp CBCT Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018 do ảnh hưởng

của vốn (G) và hiệu suất sử dụng vốn (Hg)

Bang 2.5: Biến động tương đối va biến động tuyệt đối của GTSX ngành CBCT Hà Nộigiai đoạn 2014 — 2018 do anh hưởng của quy mô vốn và hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.6: GTSX ngành công nghiệp CBCT Hà Nội giai đoạn 2010 — 2014 do ảnh hưởng

của NSLD (W) và quy mô lao động (L)

Bảng 2.7: Biến động tương đối và tuyệt đối của GTSX ngành CBCT Hà Nội giai đoạn2010 — 2014 do ảnh hưởng của NSLD (W) và quy mô lao động (L)

Bảng 2.8: GTSX ngành công nghiệp CBCT Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018 do ảnh hưởng

của NSLD (Ww) và quy mô lao động (L)

Bảng 2.9: Biến động tương đối và tuyệt đối của GTSX ngành CBCT Hà Nội giai đoạn

2014 — 2018 do ảnh hưởng cua NSLD (w) và quy mô lao động (L)

Bảng 2.10: Bang tinh các mô hình hồi quy biéu diễn biến động GTSX ngành CBCT TP

Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018

Bang 2.11: Phương trình hồi quy các mô hình biéu diễn biến động GTSX ngành CBCT

TP Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018

Bảng 2.12: Dự đoán GTSX ngành CN CBCT theo lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân3 năm tiếp theo

Bảng 2.13: Dự đoán GTSX ngành công nghiệp CBCT theo hàm xu thế 3 năm tiếp theo

Trang 6

DANH MỤC BIÊU ĐÔ

Biểu đồ 1.1: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018

phân theo khu vực kinh tế

Biểu đồ 1.2: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018phân theo ngành kinh tế

Biểu đồ 2.1: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018(theo năm)

Biểu đồ 2.2: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018

(theo quý)

Biểu đồ 2.3: Mô hình biểu diễn các hàm xu thế của GTSX công nghiệp CBCT TP Hà

Nội giai đoạn 2010 - 2018

Trang 7

lên tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ Trong đó, ngành công nghiệp được coi

là mũi nhọn với công nghệ cao, ứng dụng các tiễn bộ khoa học kỹ thuật như công nghiệpchế biến, chế tạo được ưu tiên lựa chọn hàng đầu nhằm day nhanh tốc độ chuyên dịch.Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Nghị quyết của Đại hội Đảng toànquốc lần thứ XI đã đề ra đó là: “đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệpvào năm 2020” Trong giai đoạn hiện nay, khi ngành công nghiệp CBCT đang tiếp tục

được coi là một điểm sáng đóng góp chính cho nền tăng trưởng kinh tế thì việc phát

triển công nghiệp bền vững là một trong số những tiền dé quan trọng nhằm giúp quốc

gia duy trì tốc độ tăng tưởng 6n định và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ Có thê víHà Nội như là một đầu tàu phát triển KT - XH của cả nước Cùng với sự thành lập, đầu

tư xây dựng các KCN và CCN, đặc biệt là việc tập trung chú trọng vào ngành công

nghiệp CBCT, trong vài năm gần đây hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phố HàNội phát triển rất bền vững, GTSX không ngừng tăng trưởng Với đặc thù của ngànhcông nghiệp CBCT cần số vốn lớn, công nghệ cao, người lao động có tay nghề, việc có

thể thu hút được số vốn đầu tư trực tiếp lớn từ phía nước ngoài cùng với số lượng lớn

lao động đã góp phần không nhỏ vào việc tăng tưởng GDP của thành phố Hà Nội, thúcđây sự phát triển ngành công nghiệp của Hà Nội nói riêng cũng như là của cả nước nói

Qua thời gian nghiên cứu thực tập tại Cục thống kê thành phố Hà Nội, em quyếtđịnh lựa chọn đề tài: “Phan tích thống kê bién động giá trị sản xuất của ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo ở Hà Nội giai đoạn 2010 — 2018” Mục đích của việc lựa chọnđề tài này là thông qua việc phân tích kĩ lưỡng, có thể đánh giá được sự phát triển và xuhướng biến động của GTSX ngành công nghiệp CBCT của thành phố Hà Nội - ngành

sản xuất đang dần trở thành ngành chính và chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện nay.Đồng thời đưa ra được các dự báo về GTSX của ngành công nghiệp CBCT và giải pháp

nhằm giúp thúc day được sự phát triển của ngành công nghiệp CBCT cho thành phố Ha

Nội trong tương lai.

Trang 8

Chuyên đề thực tập có sử dụng số liệu từ Niên giám thống kê thành phé Hà Nội vanhững số liệu do Cục thống kê thành phố Hà Nội cung cấp, các bảng số và biéu đồ môtả Kết cau chuyên đề gồm các phan:

Do kiến thức thực tế cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề

thực tập của em còn gặp nhiêu thiếu sót khó tránh khỏi Em rat mong nhận được sự giúp

đỡ và hướng dẫn, góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Thống kê dé cho dé tài của emcó thể hoàn thiện tốt hơn.

Em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo TS Đỗ Văn Huân - giảng viên khoaThống kê đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình viết chuyênđề Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thống kê và các cán bộ côngchức của Cục thống kê Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt

chuyên đề thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯNG 1: TONG QUAN CHUNG VE NGÀNH CONG

NGHIEP CHE BIEN, CHE TAO, GIA TRI SAN XUAT

CÔNG NGHIỆP VA CÁC PHƯƠNG PHAP PHAN TICH

1.1 KHAI NIEM CHUNG VE NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN, CHE TAO

1.1.1 Khái niệm về công nghiệp chế bién, chế tạo

Đầu tiên, dé hiểu khái niệm về ngành công nghiệp CBCT, cần tìm hiểu nguyên tắcchung để xác định xem thế nào được coi là ngành công nghiệp Có rất nhiều định nghĩavề ngành công nghiệp, cụ thê như:

s Theo wikipedia định nghĩa: “ Công nghiệp được coi là một bộ phận của

nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến

cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài

người trong sinh hoạt Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợthúc đây mạnh mẽ của các tiễn bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”

* Một định nghĩa rất phô thông khác của công nghiệp là: “hoạt động kinh tếquy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thé) tạo ra trở thành hàng hóa” Theo nghĩa này,những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đến một tông thé quy mô nhất định sẽ trởthành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính,

công nghiệp giải trí, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp báo chí, công nghiệp thời

Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa khác nữa về ngành công nghiệp nhưng theo em

cách xác định phù hợp nhất là theo như Quyết định chỉ thị số 486 — TCTK — bản quy

định phân ngành cụ thé trong công nghiệp và bảng mục lục ngành nghề cụ thé trong

công nghiệp.

Ngành công nghiệp là một ngành SXVC bao gồm các hoạt động:

- Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người

chưa tác động vào.

- Chế biến các sản phâm đã khai thác và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp.

- HĐSX công nghiệp còn bao gồm cả những công việc như sửa chữa vật phâm tiêudùng và máy móc thiết bị.

Như vậy, có thê thấy tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên

không kề quy mô, hình thức, không ké sử dụng loại công cụ lao động gì, có thé bằng cơ

Trang 10

khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc băng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo

của tay nghề người lao động là chính — đều được xếp vào ngành công nghiệp.

Từ định nghĩa về ngành công nghiệp ở trên, có thé rút ra định nghĩa về ngành côngnghiệp CBCT CBCT bao gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hóa học của

vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đôi các thành phần cấu thành của nó nhằm tạo ra sảnphẩm mới, mặc dù nó không thé được sử dụng như tiêu chí hoàn toàn duy nhất dé định

nghĩa chế biến Đầu ra của một quá trình sản xuất được coi là hoàn thiện dưới dạng làsản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạtđộng chế biến tiếp theo Lay một ví dụ dé hiệu như: Dau ra của một quá trình tinh luyệnmía là đầu vào của quá trình chế biến ra đường, sản phâm đường sơ chế sẽ là đầu vàocủa các nhà máy chế biến bánh kẹo, nước giải khát,

1.1.2 Phân loại các hoạt động chế biến, chế tạo

Do hoạt động công nghiệp vô cùng đa dạng, có rất nhiều các phân loại công nghiệpCBCT nhưng theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng chínhphủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ngành công nghiệp CBCTxếp vào ngành C, gồm 24 ngành cấp 2, 70 ngành cấp 3, 138 ngành cấp 4 và 165 ngành

e Sản xuất da và các sản phâm có liên quan

e Chê biên gô và các sản phâm sản xuât từ go, nứa, tre; sản xuât sản phâm

từ rạ, rơm và các vật liệu tết bén

e Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

e In, sao chép các loại bản ghi

e Sản xuất than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chếe Sản xuất hóa chất và sản phâm hóa chất

e Sản xuât các loại thuôc, dược liệu và hóa dược

Trang 11

e Sản xuất sản phẩm từ plastic và cao su

e Sản xuất sản pham từ khoáng phi kim loại kháce Sản xuất kim loại

e Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

e Sản xuất sản phẩm quang học, sản phẩm điện tử và máy vi tínhe Sản xuất thiết bị điện

e San xuất may moc, thiét bị chưa được phân vào daue Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác

e Sản xuất phương tiện vận tải kháce San xuất giuong, tu, ban, ghé

e Công nghiệp CBCT khác

e Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bi

1.2 KHÁI NIEM CHUNG VE GIA TRI SAN XUẤT (GO) CÔNG NGHIỆP VA

CÁC PHƯƠNG PHAP THONG KE PHAN TÍCH

1.2.1 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

1.2.1.1 Khái niệm giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của ngành công nghiệp tạo ra đưới dang sản phẩm vật chat và dịch vụtrong thời gian nhất định.

Theo Niên giám thống kê, GTSX công nghiệp bao gồm: “Giá trị của nguyên vậtliệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản có định,

chi phí lao động, thuế sản xuất và giá tri thing dư tạo ra trong cấu thành giá trị sản xuất

công nghiệp”.

Sản phẩm công nghiệp là “những sản phẩm vật chất và dịch vụ do HDSX công

nghiệp của doanh nghiệp tạo ra (không phân biệt sản xuất từ nguyên vật liệu của doanh

nghiệp hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công), kết thúc phần chế biến

cuối cùng tại doanh nghiệp và đã làm xong thủ tục nhập kho trước 24 giờ ngày cuốicùng của kỳ báo cáo” Sản phẩm công nghiệp sẽ được tinh theo đơn vị hiện vật, đơn vị

giá trị hoặc theo đơn vị quy ước.

Trang 12

1.2.1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp

* GTSX công nghiệp phân theo khu vực kinh tế bao gồm:> Kinh tế nhà nước

Vv Kinh té tap thé> Kinh tế cá nhân> Kinh tế tư nhân

> Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thông qua sự nghiên cứu và phân tích cụ thé biến động cơ cau GTSX công nghiệpCBCT, ta có thể thấy được sự chuyên dịch giá trị giữa các khu vực Từ đó có thể đánh

giá được phần nào hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế trong thành phố Hà Nội.

Đề làm rõ được sự phân bố cơ cấu GTSX công nghiệp CBCT của thành phố Hà

Nội theo khu vực kinh tế, ta đi phân tích chi tiết sự chuyển dịch cơ cấu GTSX giai đoạn

2014 — 2018 Cơ cau GTSX công nghiệp CBCT của TP Hà Nội phân theo khu vực kinh

tế giai đoạn 2014 — 2018 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bang 1.1: GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018 phântheo khu vực kinh tế

Đầu tư nước ngoài | 276053 | 218256 | 260442 | 311515 | 378395Nguồn: Niên giám Thông kê TP Hà Nội (năm 2014 & 2017)

Trang 13

Biểu đồ 1.1: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2014 —2018 phân theo khu vực kinh tế

2014 2015 2016 2017 2018

Nhà nước Tậpthể Cá nhân Tư nhân [Đầu tư nước ngoài

Cơ cầu GTSX ngành công nghiệp CBCT theo khu vực kinh tế được thé hiện quabảng trên cho thay được sự phân bố GTSX giữa các ngành công nghiệp chính Có sựphân bố không đồng đều giữa các khu vực, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷtrọng lớn nhất, tiếp đến là kinh tế tư nhân, đứng thứ ba là kinh tế nhà nước, sau đó lầnlượt là kinh tế cá nhân và kinh tế tập thể, Nguyên nhân của sự phân bố không đồng đềunày là do ngành công nghiệp CBCT TP Hà Nội thu hút được số vốn đầu tư trực tiếp từnước ngoài khá lớn làm cho tỷ trọng GTSX theo khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài chiếm tỷ lệ lớn trong tông thé.

Tiếp đến, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau khu vực kinh tếcó vốn dau tư từ nước ngoài, nguyên nhân do trong những năm gan đây các doanh nghiệptư nhân phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng, chiếm được vị thé đặc biệt nỗi bật trênthị trường trong nước và quốc tế Những doanh nghiệp này đóng một vai trò vô cùngquan trọng đến nền kinh tế về mọi mặt như: lao động, năng lực sản xuất, nguồn thu ngân

sách, Có thé ké đến một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như Vingroup, FLC, SunGroup, Viettel, VietJet, Các doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp tự lực, tựhuy động được nguồn vốn cho mình và chỉ nhờ vào một phần hỗ trợ rất nhỏ từ phía Nhà

nước Có thê thấy GTSX công nghiệp CBCT khu vực kinh tế tư nhân luôn tăng lên quamỗi năm với mức tăng có thể nói là khá cao, đóng góp vô cùng lớn cho nền kinh tế củaHà Nội cũng như của Việt Nam Điều này đã chứng minh được rằng các doanh nghiệp

tư nhân ở Việt Nam đang ngày một lớn mạnh, đã đủ tiềm lực tham gia vào những công

trình lớn, những việc lớn đòi hỏi chất lượng và sự chuyên nghiệp cao, những vấn đề lớn

của nên kinh tê,

Trang 14

* GO công nghiệp phân theo ngành kinh tế (4 ngành kinh tế cấp I thuộc khu vực

Nguồn: Niên giám Thong kê TP Hà Nội (năm 2014 & 2017)

Biểu dé 1.2: Bién động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn 2014 — 2018phân theo ngành kinh tế

2014 2015 2016 2017 2018

ñCNkhaikhoáng CN chế biến,chếtạo CN sản xuất, pp điện OCung cấp nước

Trang 15

Cơ cầu GTSX ngành công nghiệp CBCT phân theo ngành kinh tế được thể hiệnqua bảng trên cũng cho thay được sự phân bồ GTSX trong các ngành công nghiệp

chính Chiém ty trọng cao nhất có thé ké đến đó là ngành công nghiệp sản xuất và

phân phối điện, ngành công nghiệp CBCT đứng thứ hai với tỷ trọng khá cao với mứcchênh không quá nhiều, đứng thứ ba và thứ tư lần lượt là các ngành cung cấp nước vàcông nghiệp khai khoáng Qua bảng trên, có thé thay rõ được ngành nào là điểm mạnhvà ngành nào là điểm yếu của TP Hà Nội, từ day có thé đưa ra các chính sách phát

- Chỉ được tính kết quả trực tiếp của HDSX công nghiệp trong đơn vị hạch toán

độc lập Nghĩa là ta chỉ được tính kết quả do chính HĐSX của doanh nghiệp tạo ra và

không được tính trùng lặp lại trong phạm vi doanh nghiệp, chỉ được tính duy nhất 1 lầnvà không tính lẫn cả những sản phâm mua vào rồi bán ra không qua chế biến gì thêm tại

doanh nghiệp.

1.2.2.2 Nguồn thông tin GO ngành công nghiệp

- Đối với khu vực doanh nghiệp: Tổ chức điều tra toàn bộ vào thời điểm 1/3 hoặc1/4, tùy theo khối lượng công việc của ngành Thống kê.

- Đối với khu vực cơ sở cá thể: Thực hiện theo quyết định số 1288/QD-TCTK.

1.2.2.3 Phương pháp tính GO ngành công nghiệp

* Căn cứ vào kết quả quá trình sản xuất:

GOcy = Giá trị thành phâm đã SX được trong kỳ + Bán thành phẩm, ph liệu, phế

phẩm, thứ phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ + Chénh lệch SPSXDD đầu kỳ so với cuốikỳ + Giá trị các hoạt động dịch vu SX mà doanh nghiệp làm thuê cho bên ngoài + Tiềnthu được do cho thuê tài sản cô định kèm theo người điều khiển + Chệnh lệch giữa doanhthu bán ra trừ giá vốn hàng bán đối với các sản phẩm mua vào rồi bán ra mà doanhnghiệp không có đầu tư gì thêm dé chế biến và đối với phần nguyên, nhiên vật liệu màdoanh nghiệp mua về nhưng không sử dụng hết đem bán lại.

* Căn cứ vào thông tin từ báo cáo B02-DN:

GOcy = DT tiêu thụ sản phẩm thuộc HDSX chính, phụ + DT bán thành phẩm thực

tế trong kỳ, bán phế phẩm, phế liệu + Chênh lệch đầu kỳ so với cuối kỳ thành phẩm tồn

Trang 16

kho + Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ giá trị hàng hoá gửi bán chưa thu được tiền +Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ SPSXDD, công cụ mô hình tự chế + Giá trị các côngviệc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài đã hoàn thành trong kỳ + Giá trị sảnphẩm được tính theo quy định đặc biệt + Tiền thu được do cho thuê tài sản cố định kèmtheo người điều khiển + Chệnh lệch giữa doanh thu bán ra trừ giá vốn hàng bán đối vớicác sản phẩm chỉ mua vào rồi bán ra mà doanh nghiệp không có đầu tư gì thêm dé chếbiến và đối với phần nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp mua về nhưng không sử

dụng hết đem bán lại.

> _ Một số van đề cần lưu ý khi tính GTSX của hoạt động công nghiệp:

- Giá trị của các công việc mà có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài đãhoàn thành trong kỳ còn gọi là hoạt động dịch vụ công nghiệp, là những phần việc làm

tăng thêm giá trị của hàng hóa nhưng không làm thay đổi công dụng của nó như: sửa

chữa thuê máy móc thiết bị, sơn, mạ, đánh bóng sản phẩm Những hoạt động này chỉ

tính phần việc làm thuê cho bên ngoài và chỉ tính phan giá trị do cơ sở đó làm ra.

- GTSX của hoạt động công nghiệp được tính theo phương pháp công xưởng (hayphương pháp doanh nghiệp), nghĩa là không được tính một cách trùng lặp lại trong phạmvi doanh nghiệp Do đó, khi càng chuyên môn hóa sâu trong ngành công nghiệp thì việc

tính trùng lặp cảng tăng.

1.2.3 Các phương pháp thong kê dùng để phân tích

* Phương pháp phân tổ thống kê

- Giúp ta thực hiện được việc nghiên cứu một cách kêt hợp giữa cái chung và cái

riêng, qua đó có thê xác định được đặc trưng riêng của từng tô.

- Đây là một phương pháp cơ bản trong việc tiễn hành tông hợp thống kê, vì nếunhư không áp dụng phương pháp này ta sẽ không thê tiễn hành được công việc hệ thốnghóa một cách khoa học các tài liệu đã điều tra Đồng thời đây cũng được coi là một cơ

sở dé có thé áp dụng được các phương pháp phân tích thống kê khác.

- Ngoài ra, nó còn dùng dé phân tổ các đối tượng điều tra thành từng bộ phận có

đặc điểm tính chất không giống nhau, từ đó chọn ra các đơn vị điều tra sao cho đảm bảo

được tinh đại diện cho cả tổng thé chung.

* Phương pháp bảng, đô thị thong kê

Sau khi tổng hợp các dữ liệu, muốn phát huy tác dụng của nó đối với giai đoạnphân tích thống kê , cần phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận tiệnnhất cho việc sử dụng sau này Việc sử dụng bảng, đồ thị thống kê sẽ giúp ta tiến hành

mọi việc so sánh, đôi chiêu và phân tích được dễ dàng hơn.

Trang 17

* Phương pháp hệ thống chỉ số

Giúp phân tích vai trò và mức ảnh hưởng biên động của các nhân tô câu thành đênhiện tượng nghiên cứu, qua đó có thê biết được nhân tô nào có tác dụng chủ yêu đênbiên động chung Mức ảnh hưởng của từng nhân tô có thê được biêu hiện băng sô tương

đối hoặc số tuyệt đối.

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Việc phân tích day số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động củahiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động Từ đó tiến hành dự đoán vềmức độ của hiện tượng trong tương lai.

* Phương pháp phân tích hồi quy — tong quan

- Giúp xây dựng lên các phương trình hồi quy và giải thích ý nghĩa các tham sốtrong mô hình hồi quy, thông qua đó giải thích được ý nghĩa kinh tế các tham số trongmỗi phương trình hồi quy.

- Đánh giá được chiều hướng và cường độ của mối liên hệ tương quan Do mốiliên hệ tương quan là mối liên hệ không chặt chẽ nên khi tìm được mối liên hệ và xâydựng được phương trình hồi quy cần đánh giá trình độ chặt chẽ và chiều hướng của mối

liên hệ cũng như đánh giá xem tiêu thức nguyên nhân giải thích được bao nhiêu phần

trăm sự biến động của tiêu thức kết quả.

* Phương pháp dự đoán thống kê

- Dự đoán mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực thuộc về đờisống KT - XH Thông qua việc dự đoán, ta có thé xây dựng lên các kế hoạch cho tươnglai nhằm giúp hạn chế được tối đa những rủi ro có thê xuất hiện trong tương lai.

- Một số phương pháp giúp dự đoán thống kê đơn giản:

e _ Dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân

Trang 18

CHƯƠNG 2: PHAN TÍCH THONG KE BIEN DONG

GIA TRI SAN XUAT CUA NGANH CONG NGHIEP CHEBIEN, CHE TAO O HA NỘI GIAI DOAN 2010 — 2018

2.1 THUC TRANG NGANH CONG NGHIEP CHE BIEN, CHE TAO O HA NOI

GIAI DOAN 2010 — 2018

2.1.1 Thành tựu ngành công nghiệp chế bién, chế tạo thành phố Ha Nội

Những năm 2011 - 2013 là thời kỳ CNHN đối mặt với nhiều khó khăn Bat 6n của

nền kinh tế trong, ngoài nước đã ảnh hưởng sâu rộng đến sản xuất Giai đoạn 2011 2015 chỉ số phát triển ngành CNHN đạt mức tăng trưởng bình quân từ § đến 10%/năm.Mức tăng trưởng ngành công nghiệp tuy vẫn thấp hơn mức tăng trưởng chung nhưngnhìn chung vẫn đạt được giá trị tăng thêm bình quân đạt trên 8 nghìn tỷ đồng tông sảnphẩm trên một năm Dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng giai đoạn này CNHN

-van thu được một số kết qua quan trọng Tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt 15,8%/năm Trong bối cảnh cả nước tập trung cao độ vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, én định

kinh tế vĩ mô, thì các thành tích trên là rất đáng khích lệ Đây là kết quả của việc điều

hành tập trung sát sao, quyết liệt của thành phố Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu

thế mạnh như: dệt may, điện tử, thủ công mỹ nghệ vẫn duy trì được tăng trưởng với kim

ngạch hơn 1 tỷ USD Trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 500 DN đạt quy mô doanh thu trên

100 tỷ đồng/năm Trong năm 2013, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp(CCN) đã thu hút vốn đầu tư trên 500 triệu USD Trong bối cảnh khó khăn, nhiều DNđã cấu trúc lại, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh bằng áp dụng các công cụ quảnlý tiên tiến Nhiều sản phẩm "made in Vietnam" của Hà Nội tiếp tục được người tiêu

dùng tín nhiệm Đến năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đã tăng 7,1%

so với năm 2016, trong đó ngành CBCT tăng 7,7% Một số ngành công nghiệp CBCTcó tốc độ tăng cao so với tốc độ tăng chung của toàn ngành như: sản xuất chế biến thựcphẩm tăng 7,5%, sản xuất đồ uống tăng 9,3%, dệt tăng 12,6%, sản xuất hóa chất và sản

phẩm hóa chất tăng 13,2%, Công nghiệp hiện là ngành kinh tế đang dẫn đầu về nộpngân sách, thu hút lao động, đóng góp giá trị xuất khâu so với các ngành kinh tế khác.

Bước vào hội nhập, CNHN đứng trước nhiều khó khăn - thách thức, nhưng có thể

nói ngành CNHN đã bắt đầu chuyên mình, cơ cấu lại theo xu hướng hội nhập quốc tế.

CNHN đã phát triển năng động, chủ động hon, thu hút được sự góp mặt của các tập đoàn

đa quốc gia trên thế giới Nhìn chung, các sản phẩm CNHN đã có được thị trường, thi

trường nội địa ngày càng mở rộng, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu xã hội Các

Trang 19

sản phẩm mang đi xuất khẩu đã được gia công chế tác sâu hơn, có kim ngạch xuất khâutăng dần.

Từ các thành tựu đã đạt được, CNHN đã và đang dé ra cho mình các định hướngphát triển mới Theo đó, sẽ tập trung vào công nghiệp công nghệ cao — mức giá trị giatăng cao - sáng tạo - tri thức - xanh sạch đẹp Hà Nội sẽ trở thành thành phố có nền côngnghiệp hiện đại, phát triển công nghiệp dựa trên nền tri thức, trình độ khoa học công

nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao của cả nước, tạo nên được các sản phẩm có chất

lượng cao và giá trị Qua đó có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế cũngnhư đáp ứng được tiêu chuẩn tiên tiến của nước ngoài Đến năm 2030, CNHN phan lớnlà các DN khoa học công nghệ, các trung tâm về lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế

tạo CNHN là công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ cao;

tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến sâu với công nghệ và thiết bị hiện đại Cácsản phẩm của CNHN đạt chuẩn về chất lượng và giá trị cao, mang tầm vóc khu vực vàquốc tế; đáp ứng được mọi tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển và có khả năng

cạnh tranh cao Chuyên ngành điện tử, công nghệ thông tin và một vài chuyên ngành

khác như cơ điện tử, cơ khí chế tao, là các ngành công nghiệp có tính chủ lực và chiphối Các ngành thủ công, mỹ nghệ giữ được sự tinh xảo, độc đáo, mang nét đặc trưngcủa một Hà Nội với nền kinh tế phát triển, gắn liền với sự phát triển tiên tiến của khoahọc công nghệ mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Hà Nội.

2.1.2 Hiện trạng cơ sở vật chất, số vốn dau tư, nguồn lực ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo thành phố Hà Nội

Trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp CBCT thu hút được nguồn dau tưtrực tiếp từ phía nước ngoài lớn nhất với tổng số vốn đăng ký từ các dự án được cấpphép mới đạt 6855,6 triệu USD, tương ứng chiếm 45,6% tổng số vốn đăng ký cấp mới;

các hoạt động từ việc kinh doanh bất động sản đạt 5102,6 triệu USD, chiếm 34%; cácngành còn lại đạt 3070 triệu USD tương đương chiếm 20,4% Nếu như tính cả số vốnđăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì tổng nguồn vốn đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài vào ngành công nghiệp CBCT trong năm 2018 đạt 11542,4 triệuUSD - tương ứng chiếm 53,5% tổng số vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh ngành bất

động sản đạt 5192,2 triệu USD - chiếm 24,1%; các ngành còn lại đạt 4836,9 triệu USD,chiếm 22,4% Cả nước ta có 54 tỉnh và thành phố trực thuộc TW có dự án đầu tư trựctiếp từ nước ngoài được cấp phép mới trong 10 tháng năm 2018 Trong đó Hà Nội cótong số vốn đăng ký lớn nhất với 4987,1 triệu USD tương đương chiếm 33,2% tổng vonđăng ký cấp mới.

Bên cạnh các DN vốn đầu tư nước ngoài, đã có các DN Việt của Hà Nội vươn lên,

tham gia vào dây chuyền sản xuất có tính toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia Các

sản phâm chủ lực như sản xuât bia, sữa, dược, bộ vét xuât khâu, vai công nghiệp, đèn

Trang 20

led do áp dụng công nghệ tiên tiến đã mang lại tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng vàchất lượng Ngành cơ khí đã áp dụng mạnh mẽ các công nghệ gia công tiên tiến, ứngdụng điều khiển kỹ thuật số tự động tạo ra bước đột phá dé chế tạo các sản phẩm cơ khí

phức tạp như khuôn mẫu, hộp số, chỉ tiết động co, Các sản phẩm dệt may cao cấp như

vải mành cho công nghiệp ô tô xe máy, bộ vét và hàng dệt kim xuất khẩu cho Nhật Bantiếp tục gia tăng sản lượng.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người lao động có qua đảo tạo ở Hà Nội tăng lên

từ 3% đến 5% mỗi năm, cao nhất cả nước Đặc biệt, các đơn vị, địa phương đã bám sátyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội để tổ chức đào tạo, đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung

kỹ năng nghề cho người lao động Đây cũng là hướng đi trong những năm tới của Hà

Nội dé tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô Tuy nhiên, ty lệ lao động

qua đào tạo ở Hà Nội tuy cao, song mới có gần 50% số người đang làm việc có bằngcấp, chứng chi, thị trường lao động còn mat cân đối về nhiều mặt.

Hà Nội sẽ tập trung phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệcao, các KCN tập trung; di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp không phù hợp với quyhoạch hoặc gây ô nhiễm môi trường vào các KCN, CCN tập trung Ưu tiên thu hút đầutư và có chính sách hỗ trợ sản xuất các sản phẩm có tính công nghệ cao ở một số lĩnhvực vảo các KCN Theo đó sẽ hoàn thiện, mở rộng, xây mới và đưa vào hoạt động 3 khucông nghệ cao, 24 KCN, 39 CCN, 154 cụm làng nghề Khu vực phía bắc gồm các

quận, huyện như Sóc Sơn, Đông Anh , Mê Linh, Gia Lâm, Long Biên, Từ Liêm (khoảng

3200 ha) Khu vực phía nam bao gồm Thường Tín và Phú Xuyên với khoảng 1500 havà khu vực phía tây là Hòa Lạc, Miếu Môn, Xuân Mai (khoảng 1800 ha).

Theo như Quy hoạch phát triển CCN đến năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ quyhoạch 159 CCN với tổng diện tích khoảng 3204 ha Theo dự kiến, tổng nhu cầu về số

vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 49425 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm2020 là khoảng 34900 tỷ đồng và giai đoạn sau từ năm 2021 — 2030 ước chừng khoảng

14525 tỷ đồng.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 138 CCN với tổng diện tích khoảng2622,91 ha (giữ nguyên, mở rộng, điều chỉnh và hoàn thiện 64 cụm công nghiệp; vẫncho tồn tại nhưng hạn chế hơn việc phát triển 22 cụm công nghiệp; thành lập mới 52

cụm công nghiệp) Trong giai đoạn 2021 - 2030, mở rộng thêm 5 CCN và xây mới 21

CCN với tông diện tích vào khoảng 536ha.

Theo Quy hoạch, phía Bắc thành phố Hà Nội bao gồm các quận, huyện: Sóc Son,Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Long Biên ưu tiên phát triển ngành công nghiệp điện tử

- công nghệ thông tin, công nghiệp vật liệu mới, sản xuất ô tô, hóa được - mỹ phẩm

Phía Nam thành phố gồm huyện Phú Xuyên và Thường Tín ưu tiên hàng đầu phát triểncác ngành như: công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản; phát triển

Trang 21

công nghiệp hỗ trợ Phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai, Miéu Môn) ưu tiên pháttriển các ngành công nghiệp sinh học, hóa được - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí

chính xác, công nghệ vật liệu mới, nano, năng lượng mới

2.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp CBCT đối với nền kinh tế TP Ha Nội

Trong gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã "tự làm chủ, tự chủ động hoạch địnhtương lai và quyết định con đường đi", trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung

bình với tiềm lực kinh tế và quy mô ngày càng mạnh Tốc độ tăng GDP trung bình tăng

6,8% /năm trong khoảng hai thập kỷ vừa qua, quy mô nền kinh tế theo đó cũng tăng lên39 lần, đạt mức 245 tỷ USD vào năm 2018 GDP trung bình đầu người tăng gấp 27,4lần, đạt gần 2590 USD vào năm 2018 Bước qua giai đoạn phát triển tiếp theo, Việt Namđã và đang hoạch định ra các chính sách nhằm phát triển đất nước trong giai đoạn 2020— 2030 Dé đóng góp cho sự phát triển nhanh và vượt bậc đó không thé không ké đến

ngành công nghiệp CBCT - một ngành có đóng góp cực ki to lớn cho sự phát triển củanền kinh tế đất nước.

Ngành công nghiệp CBCT đang đóng vai trò to lớn giúp TP Hà Nội phát triển bởiViệt Nam là nơi xuất khâu các mặt hàng công nghiệp và CBCT vì gần 63% hàng xuấtkhẩu đi của Việt Nam là các loại mặt hàng này Bên cạnh đó, trung bình 50% vốn đầutư trực tiếp vào Việt Nam cũng chú trọng vào ngành công nghiệp CBCT Có thê thấy,

ngành công nghiệp CBCT có vai trò rất lớn trong sự phát triển của TP Hà Nội cũng như

của cả nền kinh tế Việt Nam.

Công nghiệp CBCT chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong ngành công nghiệp ( đứngsau công nghiệp sản xuất và phân phối điện) Có tới 90,8% doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực công nghiệp CBCT, với sự nâng cao trình độ của đội ngũ lao động cũngnhư sự quan tâm đầu tư, phát triển của thành phố, cùng với nguồn vốn đầu tư tăng cao

qua mỗi năm dự báo trong các năm tới đơn hàng xuất khẩu sẽ tăng cao hơn năm 2018

vừa rỒi.

Trên thực tế, lĩnh vực công nghiệp CBCT đã và đang thu hút được sự quan tâm từrất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Lý do của việc thu hút này theo các chuyên gia nhậnđịnh là do việc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp CBCT tại Việt Nam có thê tận dụngđược nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ mà lại gặp ít rủi ro hơn Trong cơ cấu ngành kinhtế của Việt Nam, ngành công nghiệp CBCT đóng một vai trò quan trọng, tiếp tục là động

lực trụ cột cho việc tăng trưởng kinh tế Công nghiệp CBCT tại TP Ha Nội đang có

nhiêu lợi thé dé có thé trở thành một trung tâm CBCT của đất nước Công nghiệp CBCTthu hút được sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp, đặc biệt là khối FDI Lượng vốn FDI

chảy vào ngành công nghiệp CBCT trong tổng vốn đăng ký của cả nước đã tăng đều

trong thời gian vừa qua (năm 2013 chiếm 76,6%, đến 2014 là 72%) Theo đánh giá từBộ kế hoạch và đầu tư thì ngành công nghiệp CBCT hiện đang là một lĩnh vực hấp dẫn

Trang 22

các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhất của Việt Nam, hiện dang thu hút trên

70% vốn FDI.

Tuy nhiên, đã từng có những ý kiến cho rằng việc thu hút FDI đầu tư vào lĩnh vựccông nghiệp CBCT quá nhiều sẽ biến Việt Nam trở thành công xưởng lắp ráp của thếgiới Bởi đây là lĩnh vực thu hút nhiều lao động, xuất khâu nhiều nhưng lượng nhậpkhâu lại cũng nhiều không kém, nên giá trị gia tăng không cao và không tạo được sức

lan tỏa đến những lĩnh vực cũng như khu vực kinh tế khác Vậy dé các dự án FDI đầu

tư vào lĩnh vực công nghiệp CBCT thực sự mang lại được hiệu quả cao thì Hà Nội cần

khắt khe hơn trong việc lựa chọn dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này Cần nói không với

những dự án có công nghệ lạc hậu, sử dụng quá nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường,

lãng phí nguồn lực, hướng đến việc thu hút các dự án lớn của những tập đoàn đa quốcgia, có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động và mang lại

được giá tri gia tăng cao.

2.2 PHAN TÍCH BIEN DONG GIÁ TRI SAN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆPCHE BIEN, CHE TẠO CUA HÀ NỘI GIAI DOAN 2010 — 2018

GTSX biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảngthời gian nhất định Các chỉ tiêu đặc điểm biến động GTSX công nghiệp thé hiện xuhướng biến động chung của hiện tượng qua thời gian Qua đó doanh nghiệp có thé đánh

giá được kết quả cũng như hiệu quả hoạt động của mình đề đưa ra được các chiến lược,

chính sách phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Biểu dé 2.1: Biến động GTSX công nghiệp CBCT TP Hà Nội giai đoạn

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018=&—=Gá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:12