1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020

58 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA THONG KE

DE TAI:

PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN TANG

TRUONG KINH TE CAC NUOC ASEAN GIAI DOAN

Người hướng dẫn: ThS Lê Hoang Minh NguyệtSinh viên thực hiện: Trần Minh Phượng

Lớp: Thống kê kinh tế 61BKhoá: 61

Mã sinh viên: 11194337

Hà Nội- 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các sô liệu,

kêt quả trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, không sao chép hoặc sửdụng kết quả cua đê tài nghiên cứu nao tương tự Em xin chịu trách nhiệm với lời

cam đoan này.

Hà Nội, tháng 3 năm 2023Sinh viên thực hiện

Trần Minh Phượng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Qúy thầy côtrường Đại học Kinh tế Quốc dân, Qúy thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Thốngkê kinh tế 61B đã nhiệt tình, tâm huyết, hỗ trợ cho em trong suốt thời gian theohọc tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên

hướng dẫn TS Lê Hoàng Minh Nguyệt đã luôn ủng hộ, hướng dẫn và chỉ dạy em

rất nhiệt tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu dé em hoàn thành chuyênđề tốt nghiệp này Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, nghiên cứu vẫncòn nhiều thiếu sót Em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô dé bài

nghiên cứu hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Minh Phượng

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

PHAN MỞ ĐẦU - 5-5252 2E2E1EE121211211717112112111111121111 111.11 tre |CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ TONG QUAN NGHIÊN CUU VETANG TRUONG KINH TE cscsscsssessessssssessessesssesssssscsscsusssessecsessussussseesecseeasesseess 61.1 Các khái niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế -2 ¿s+5+¿ 61.1.1 Tăng trưởng kinh tẾ - 2 2 z+E+EeEk£EEEEE2EEEEE2EE2E71E711111 11 ke 61.1.2 Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) scssscssesssssesssesssesstsssesssecssessesssecsseeseees 61.1.3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2 2 2+ +E+£E+EE+E++EzEzxezxee 71.2 Các lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tẾ 2-5 522522 s2 91.2.1 Lý thuyết C6 điỀn ¿- + ©S¿+E2+EE£EEEEE2E2E1271 7112112111111 ectxe 91.2.2 Lý thuyết trường phái Keynes (Mô hình Harrod-Domar) 101.2.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của SolOw -. -¿-s¿©c+ecs++c+2 101.2.4 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh -2- 2 s+s£ +EezEerxerxersrrezes 111.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế -. -s- 11

1.3.1 Các nghiên cứu Hước 'IBOÀI c5 + 13x Series 11

1.3.2 Các nghiên cứu trong NUGC - c5 + 1v ng ng 14

1.4 Khung phan tich en Ẽ 15

TOM TAT NOI DUNG CHƯNG Loeeeecssscssesssssssssscssessssssscssecssessssssecssessusesessses 17CHƯƠNG II: DU LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 18

2.1 Dữ liệu nghiên CỨU - 6 5 + THn HT HH nh gh g n nnưy 18

2.2 Các mô hình hồi quy dit liệu bảng 2-2 2 2+2 +E££E+£xeExzzxerszsee 182.2.1 Mô hình hồi quy gộp (Pool OL/S) - -©222cz+222E22ccztrrrre 18

Trang 5

2.2.2 Mô hình tác động cô định (Fixed Efffects Mode]) - - - s52 18

2.2.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Mode]) 20

2.2.4 Mô hình phương sai bình phương tối thiểu tổng quát GLS khắc phụckhuyêt tật từ mô hình được chọn - - s+Sc +13 EEEirseirssrrrrrrsrree 212.3 Lựa chon mô hình hồi quy phù hợp dé phân tích hồi quy dữ liệu bảng 222.3 Biến và kỳ vọng tac động của các biến trong mô hình - 242.4 Thống kê mô tả các biến - ¿+ +£+E+2EE+EE+EEEESEEEEEEEEEEErkrsrkrrrrees 26TOM /8/-90910/9)61027 575 ÖF: 28CHƯƠNG IIT: KET QUA NGHIÊN CỨU - 2 2 2 2+E££E+£++£++£++E+zv+2 293.1 Tăng trưởng kinh tế của ASEAN-5 giai đoạn 1985-2020 - 293.2 Lựa chọn mô hình phù hợp dé phân tích dữ liệu . -: 303.2.1 Mô hình hồi quy gộp Pool OLS: - 2-2 22 +s£+x+zx+zs+zxzzszxez 303.2.2 Mô hình tác động cố định FEM -¿ 2 2 s2£x+£z+xz+zxerxeee 31

3.2.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên REM - 22 25+ s+x+£zcecxee 32

3.2.4 Mô hình phương sai bình phương tối thiêu tổng quát (GLS) 34TÓM TAT CHƯNG lIII 2: ©2¿©5£+SE+SE£EE£EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrrkerkee 38KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 2- 2:22 ©22+EE£2EEC2EEEEEEEEECEEECEEEErkrrrkrrrree 391 KẾT luận -:-2¿ 5s Ss+SE£EEE2EEEEEEEX212112717171121121111.111 211111111111 1 re 392 Kiến nghị - 2 2S St EEEEEEE12112112112112111111111111.11 111111111 te 403 Hạn chế của dé tài và hướng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo 42

Isi0000/0 0 45

Trang 6

DANH MỤC BANG, HÌNH

Bảng 1.1 Tống quan các nghiên cứu liên quan ở ngoài nước - 13Bang 1.2 Tổng quan nghiên cứu liên quan ở trong nước -. -s- +: 15Bang 1.3 Các biến đề xuất cho mô hình nghiên cứu -¿©2 s2 s52 l6Bảng 2.1 Biến và kỳ vọng tác động của các biến trong mô hình - 26Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế của ASEAN-5 giai đoạn 1985-2020 29Bang 3.2 Kết quả phân tích mô hình Pool OLS 2 2 2 +2 s2 ++£+zs+2 30Bảng 3.3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến -2-©22- ¿22s 31

Bang 3.4 Kết quả phân tích mô hình tác động cố định FEM - 32Bảng 3.5 Kết quả phân tích mô hình tác động ngẫu nhiên REM 32Bang 3.6 Kết qua phân tích mô hình GLS 2- 2 2 2 2+s£E+£E+£++£++£+2 +2 34

Hình 3.1 Tăng trưởng kinh tế của ASEAN-5 giai đoạn 1985-2020 29

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Tiếng anh Y nghĩa Tiếng việt

WB World Bank Ngân hàng Thé giớiIMF International Monetary Fund | Quy Tiền tệ Quốc tế

GDP Gross Domestic Product Tong san phâm trong nướcGNP Gross National Product Tổng sản phâm quốc nội

ASEAN | Association of South | Hiệp hội các quốc gia Dong Nam A

East Asian Nations

FDI Foreign Direct Investment Dau tư trực tiếp từ nuóc ngoài

ODA Official Development | Vốn hợp tác phát triên chính thức

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mai Thế giới

OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất

FEM Fixed Efffects Model Mô hình tác động cô định

REM Random Efffects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên

GLS Generalized Least Squares Mô hình phương sai bình phương tôithiểu tổng quát

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

“Sự phát triển kinh tế cần đi đôi với công bằng xã hội” ( “Mộ: số vấn dé lýluận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường di lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam”, Tông Bi thư Nguyễn Phú Trọng) đây là mục tiêu tiên quyết của không chỉViệt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới Khái niệm công bằng xã hộilà một khái niệm trừu tượng, bao gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và xãhội, nó được biểu hiện là sự công bằng, bình đăng trong cơ hội việc làm, cơ hộiphát triển bản thân; trong việc tiếp cận với các phúc lợi xã hội Trong khi côngbằng xã hội là một khái niệm có nhiều ý kiến trái chiều thì tăng trưởng kinh tế làmột khái niệm thống nhất, chúng ta có thê đo lường được thông qua các chỉ tiêukinh tế Tăng trưởng kinh tế có thé được hiểu là sự gia tăng sản lượng của mộtnền kinh tế trong một khoảng thời gian nao đó (thường là theo quý hoặc theonăm) Có nhiều thước do dé đo lường sự tăng trưởng kinh tế như mức tăng tổngsản phẩm trong nước (GDP) hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người Tăngtrưởng kinh tế được xem là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ của một quốc gia haygiữa các quốc gia với nhau Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra cầncó sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách phù hợp, kịp thời của chính phủ, kếthợp với các nhân tô khách quan và chủ quan khác, vận dụng các quy luật kinh tếvà sử dụng hợp lý các công cụ kinh tế hỗ trợ như tiền thuế, lãi suất tín dụng,chính sách phát hành tiền tệ, Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một trongnhững vấn hàng đầu của một quốc gia và phản ánh vị trí của quốc gia đó trên thếgiới Giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế quốc gia là tiền đề để quốc gia đó cóthé giải quyết nhiều các vấn đề khác như phúc lợi xã hội, thất nghiệp, đảm bảo

ngân sách Chính phủ, cân bằng ngân sách Nhà nước, đầu tư chiều sâu, phòng

chống lại các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, Trái lại nếu một quốc gia khôngđạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì quốc gia đó sẽ phải đối

mặt với hàng loạt vân đê nan giải.

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế là tiền đề của sự phát triển về mọi mặtcủa một quốc gia Tăng trưởng kinh tế là việc tạo ra nhiều của cải hơn trong nềnkinh tế trong một kỳ Các chỉ số thường xuyên được dùng để đo lường tăngtrưởng kinh tế là Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc Tổng sản phâm quốcgia (GNP) GDP của một quốc gia là toàn bộ sản phâm vật chất và dịch vụ đượctạo ra trong một khoảng thời gian nhất định bằng các nhân tố sản xuất trongphạm vi lãnh thổ quốc gia đó GNP cũng phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất,

Trang 9

dịch vụ được tạo ra trong một kỳ (thường tính theo quý, năm), song bằng cácnhân tố sản xuất do công dân của quốc gia đó sở hữu Để đánh giá tăng trưởngkinh tế, GDP/GNP hoặc GDP/GNP bình quân đầu người kỳ này được so sánh với

của kỳ liền kề trước đó Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số GDP.

Từ sau năm 1985, khi Việt Nam bất đầu thực hiên cải cách đổi mới đãthực hiện nhiều cải cách theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập vớikinh tế khu vực nói riêng và thé giới nói chung nhằm gia tăng cơ hội phát triểncũng như nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội làm tiền đề cho phát triển kinhtế Đây cũng chính là bước ngoặt quan trọng dé Việt Nam dat được mục tiêu tăngtrưởng kinh tế và giảm đói nghèo trong giai đoạn 1986-2020.Nén kinh tế ViệtNam từng đứng thứ 80/140 trên thế giới vào năm 1990, cho đến năm 2020 nước

ta đã trở mình mạnh mẽ và trở thành nên kinh tế có quy mô thứ 40 trên thế giớivà thứ 4 trong ASEAN Trải qua 35 năm thực hiện theo đường lối đổi mới, nướcta đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy trong giai đoạn đầu của đổi mới(1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người hang năm chi đạt 4,4%nhưng trong giai đoạn 5 năm tiếp theo GDP bình quân đầu người đã đạt

§,2%/năm, các giai đoạn sau đó đều ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với cácquốc gia trong khu vực và trên thế giới (Võ Hồng Phúc: Những thành tựu về kinhté - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005), trong Việt Nam 20 năm đổi mới,Nab Chính trị quốc gia, 2006, tr 141) Trong vòng 20 năm từ 1991 đến 2011,

mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/nam, thuộc những quốc gia cómức tăng trưởng cao không chỉ ở khu vực Đông Nam Á, mà còn ở châu Á vàtrên toàn thế giới Đặc biệt năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăngtrưởng âm hoặc gặp khủng hoảng kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19,nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, đứng thứ 5 trong 17 quốcgia trên toàn thé giới có mức tăng trưởng dương (Khánh Hân, Mở ra giai đoạnmới dé đất nước tiễn xa hơn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, Báo Điện tử Chính

phú, 2021)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8tháng 8 năm 1961 với 5 thành viên bao gồm Thailand, Indonesia, Malaysia,Singapore và Phillipines Cho đến cuối năm 2022, ASEAN chính thức có IIthành viên ASEAN đã gặt hái được rất nhiều thành tựu đáng ké và khang định vị

trí của mình trên trường quốc tế Đến năm 2020, GDP của khu vực ASEAN đạt3,17 nghìn tỉ USD Nếu coi ASEAN là một thực thể duy nhất thì thực thể này sẽxếp hạng 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới theo GDP thực

Trang 10

tế,sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức Dự kiến đến năm 2030, thực thể này cóthê vươn lên thứ 4 thế giới.

Để đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn trên, Việt Nam đãnhận được rất nhiều sự trợ giúp đến từ bạn bè quốc tế, đặc biệt là từ những quốcgia cùng trong tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) đượcthành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với 5 thành viên bao gồm Thailand,Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines Đến ngày 28 tháng 7 năm 1995,Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 7 của tô chức Giaiđoạn 1986-2020 ghi nhận Việt Nam, Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines

là 5 quốc gia có nền kinh tế, chính trị, văn hóa khá tương đồng trong thời giandai, vì vậy việc nghiên cứu chung về 5 nền kinh tế này là vô cùng cần thiết dé cóthể đưa ra góc nhìn tông quan nhất về sự phát triển kinh tế các quốc gia (Nguyễn

Hoàng Bao, 2022)

Các nhà kinh tế học thời xưa đều thừa nhận rằng các nhân tố quan trọngnhất có tác động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm lao động, vốn, tài nguyên, trithức, công nghệ và kỹ năng của người lao động Quan điểm này về tăng trưởngcó thé đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại khi không tính đến 2yếu t6 là: (i) hiệu quả đầu tư của mỗi quốc gia là khác nhau ứng với các mức tiếtkiệm và đầu tư khác nhau, tùy thuộc vào tri thức, kỹ năng, năng lực quản trịnguồn vốn; và (ii) trong bối cảnh các quốc gia đều mở cửa nhằm hội nhập kinh tếvới các quốc gia khác, mỗi quốc gia đều có thê nhận thêm các nguồn đầu tư, hỗtrợ ( có thé bang tiền, hiện vật hoặc tiền bộ khoa hoc kỹ thuật) Chính vì những lýdo trên, tác giả đưa ra quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tổ ảnhhướng đến tăng trưởng kinh tẾ các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020”, từ đógóp phần đưa ra cơ sở cho sự nhận xét, đánh giá các chính sách phát triển kinh tếViệt Nam, cùng với đó là đưa ra một số kiến nghị, giải pháp khắc phục nhữnghạn chế (nếu có).

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố có tác động đếntăng trưởng kinh tế 5 nước ASEAN Việt Nam, Thailand, Malaysia, Indonesia,

Phillipines (ASEAN-5) giai đoạn 1986-2020, đồng thời đánh giá chiều hướng vàmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự tăng trưởng kinh tế Trên cơ sởnghiên cứu, đưa ra giải pháp tăng trưởng cho nền kinh tế các quốc gia.

Trang 11

2.2 Câu hoi nghiên cứu

Dé thực hiện được mục đích nghiên cứu đã nêu trên, bài nghiên cứu cân

tập trung trả lời được các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Tín dụng tư nhân có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sựtăng trưởng GDP mỗi quốc gia? Từ kết quả đó, đưa ra các kiến nghị về chínhsách nên khuyến khích hay hạn chế tín dụng tư nhân?

Câu hỏi 2: Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nướccó tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng GDP?

Câu hỏi 3: Liệu sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu có làm tăng trưởng kinhtế cao hơn hay không?

Câu hỏi 4: Liệu các biến tiêu dùng, lạm phát có ảnh hưởng đến mức tăngtrưởng kinh tế không?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: GDP và các nhân tố tác động đến tăng trưởng

GDP của ASEAN-5

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: GDP của ASEAN-5

+ Thời gian: giai đoạn 1986-2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu và thu thập thôngtin, có nghĩa là tác giả tiễn hành tổng hợp kết quả của các nghiên cứu liên quanđến đề tài ở cả trong và ngoài nước và phân tích dữ liệu thực tế được công bốtrên Worldbank và trang thông tin của Tổng cục Thống kê.

Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp xử lý và phân tích dữ

liệu như sau:

(1) Phương pháp thống kê mô tả: tiến hành đo lường, mô tả và trìnhbay dir liệu bằng thống kê mô tả như số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn

nhat/nho nhất,

(2) Hồi quy bằng phương pháp hồi quy mảng: được sử dụng để xácđịnh mối liên hệ và cường độ mối liên hệ của các nhân tố đến sự tăng trưởngkinh tê

Trang 12

5 Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu ngoài phân mở dau, kêt luận và kiên nghị, danh mục các

tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tong quan nghiên cứu về tăng trưởng kinh tếNội dung chương 1 đưa ra cơ sở lý thuyết cũng như trình bày tổng quankết quả của các bài nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước, từ đó xây dựng

lên khung phân tích cho bài nghiên cứu.

Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 đưa ra các khái niệm có liên quan đến đề tài và cách lựa chọncác biến đại diện được trình bày ở mô hình phân tích.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Nội dung chương 3 trình bày thực trạng tăng trưởng kinh tế của ASEAN-5giai đoạn 1985-2020, kết quả phân tích mô hình hồi quy mảng và phân tích, nhậnxét kết quả mô hình hồi quy được lựa chọn.

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VA TONG QUAN NGHIÊN CUU VE

TANG TRƯỞNG KINH TE1.1 Các khái niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô sản lượng trongnền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là theo quý hoặc theo năm) Quymô sản lượng của nền kinh tế có thể được biểu hiện thông qua chỉ tiêu tổng sảnphẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) và các chỉ tiêu kinh

tế tong hợp khác (Giáo trình Kinh tế hoc, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Nếu tăng trưởng kinh tế được biểu hiện thông qua các chỉ số tuyệt đối nhưGDP hoặc GNP thì nó chỉ thể hiện việc gia tăng sản lượng quốc gia của mộtnước Còn khi tăng trưởng kinh tế biểu hiện thông qua các chỉ số GDP/ GNPbình quân đầu người, điều đó có nghĩa là muốn nói đến sự phát triên mức sống

của quoc gia đó.

Để đo lường mức tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng mức tăng trưởng

tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng

năm Mức tăng trưởng kinh tế tuyệt đối được tính là sản lượng chênh lệch giữahai quy mô kinh tế thuộc hai kỳ cần so sánh.

1.1.2 Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)

Tổng sản phẩm quốc gia là gia trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm hanghóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia sản xuất trong một khoảngthời gian nhất định (theo quý, năm) (Nghị định 97/2016/NĐ-CP)

GNP bao gồm GNP danh nghĩa và GNP thực tế, trong đó GNP danh nghĩađược tính theo giá hiện hành còn GNP thực tế được tinh theo giá của kỳ cô định.

Trang 14

GNP là một chỉ tiêu phổ biến được sử dụng dé đánh giá sự tăng trưởngcủa một nền kinh tế Có rất nhiều cách dé tinh GNP, nhưng cách tính được ápdụng nhiều nhất là tính GNP theo quan điểm chỉ tiêu xã hội Với cách tính này,GNP được tính là chi tiêu của cá nhân va nhà nước, đầu tư trong nước, cán cânxuất nhập khâu Cụ thé công thức như sau:

Trong đó:

C: Chi tiêu dùng cá nhân

I: Đầu tư quốc nội

G: Chi tiêu dùng chính phủ

X: Kim ngạch xuất khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụM: Kim ngạch nhập khâu ròng của hàng hóa và dịch vụ1.1.3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phâm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một

quốc gia trong một kỳ nhất định (theo quý, năm) (Nghị định 97/2016/NĐ-CP)Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm quốc nội được tính băng tong giátrị gia tăng của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sảnphẩm Trong đó, giá trị tăng thêm có thé bao gồm giá trị thang dư, khấu hao tài

sản có định, thu nhập của người lao động

Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập tạonên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máymóc Theo phương pháp này, GDP gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từsản xuất, thuế sản xuất, khẩu hao tài sản cô định dùng trong sản xuất và thang dưsản xuất.

GDP =W+R+I1+Pr+Ti+DeTrong đó:

W: Tiền lươngR: Tiền thuế

Trang 15

I: Tiền lãi

Pr: Lợi nhuận

Ti: Các khoản thuế được đánh vào các hàng hoá vật chất, dịch vụ trên thịtrường và trợ cấp của Chính phủ cho sản xuất

De: Khấu hao tai sản cố định

Phương pháp sử dụng cuối cùng: Xét ở góc độ chỉ tiêu, tổng sản phẩmquốc nội băng tổng của 4 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng

của chính phủ, tiết kiệm và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Thứ nhất, xác định mức tăng trưởng kinh tế dựa vào chỉ tiêu GDP giúpcác doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thé đưa ra quyết định chính xác, phù hợpvới thực trạng của nền kinh tế Sự gia tăng GDP là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nềnkinh tế đang hoạt động hiệu quả, các cá nhân, doanh nghiệp có thêm cơ sở dé đầutư nhiều hơn Điều đó cũng chính là nền tảng, tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế

trong tương lai.

Thứ hai, việc sử dụng chỉ tiêu GDP trong việc đánh giá mức tăng trưởng

kinh tế rất hữu ích cho các ngân hàng trung ương khi có thé dé dang hơn trong

việc xác định các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ, bội thu/chi ngân sách, so với

GNP, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ.

Thứ ba, cách tính và tiếp cận GDP cho phép các chuyên gia có thể đánhgiá cơ cau cũng như chuyền dịch cơ cau kinh tế theo ngành và nhóm ngành kinh

Trang 16

tế Chỉ tiêu GDP cũng giúp phản ánh rõ rành hơn thực trạng sản xuất của từngngành kinh tế.

Thứ tr, vì GDP là tat cả sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sảnxuất ra trong phạm vi lãnh thé một quốc gia nên Chính phủ các quốc gia có théthuận lợi và dé dang hơn trong thu thập dữ liệu Trong khi đó, dé tinh GNP canphải thu thập dữ liệu từ công dân quốc gia này đang sinh sống tại các quốc giakhác trên thé giới — điều này sẽ gặp phải nhiều khó khăn do Chính phủ cần nhiều

thời gian và công sức.

Với những lý do trên, tuy chưa hoàn toàn là một chỉ số có thể phản ánhtuyệt đối mức tăng trưởng kinh tế nhưng GDP van là chỉ tiêu hàng đầu được cácchuyên gia lựa chọn để đánh giá và so sánh mức tăng trưởng với các quốc giatrên thế giới hoặc các giai đoạn khác nhau của một quốc gia.

1.2 Các lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế1.2.1 Lý thuyết cỗ điển

Adam Smith (1723-1790) đưa ra quan niệm rang tăng trưởng kinh tế làtăng sản lượng đầu ra tính theo bình quân đầu người hoặc tăng sản phâm laođộng tức là tăng thu nhập ròng của xã hội Ong đã chỉ ra năm nhân tổ tác độngđến tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, tư bản, đất đai, tiến bộ kĩ thuật và môitrường chế độ kinh tế — xã hội Adam Smith coi lao động là nhân tố tăng trưởng

cực kì quan trọng.

Theo T.R.Malthus (1776-1834), dân số quốc gia tăng theo cấp số nhân,còn lương thực chỉ tăng theo cấp số cộng (do sự “có hạn” của đất đai), do vậymuốn duy trì mức tăng sản lượng thì phải giảm mức tăng dân sé.

David Ricardo (1772-1823) đã kế thừa, tiếp thu tư tưởng từ cả AdamSmith và T.R Malthus, ông cho răng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọngnhất đối với sự tăng trưởng kinh tế quốc gia D.Ricardo nhân mạnh yếu tố cơ bảncủa tăng trưởng là đất dai, lao động và vốn dau tư trong từng, các yếu tô này kếthợp với nhau theo một tỷ lệ có định, không thay đổi Ông còn đặc biệt nhấnmạnh tích lũy tư bản là nhân tố chủ chốt quyết định đến sự tăng trưởng kinh tếcòn các chính sách, điều chỉnh của chính phủ không có ảnh hưởng gì tới hoạt

động của nên kinh tê.

Trang 17

1.2.2 Lý thuyết trường phái Keynes (Mô hình Harrod-Domar)

Các lý thuyết cô điển dan trở lên lỗi thời khi không thé giải thích đượcnhững hiện tượng kinh tế khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế xảy ra (1929-1933)như mức sản lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.

Bên cạnh đó khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nông nghiệpnhư chế tạo ra máy kéo, sáng chế ra nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, lai tạogiống cây mới, phát triển kỹ thuật thâm canh tăng vu, đã giúp cho sản lượngnông nghiệp tăng lên nhanh chóng nên dù cho lượng đất đai “có hạn”, lượnglương thực thực phẩm tạo ra được vẫn đủ cung cấp cho mọi người.

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes (1883-1946) là người tiên phongtrong việc phủ nhận quan điểm sai lầm đang thống trị thời bấy giờ răng các thịtrường không cần sự can thiệp nào cũng sẽ tự điều chỉnh dé đạt tới trang thái toàndụng lao động với điều kiện người lao động chấp nhận mọi mức tiền công đượctrả Lý thuyết trường phái Keynes cho răng tổng cầu là tổng chỉ tiêu dùng của hộgia đình, doanh nghiệp và chính phủ, đây mới chính là động lực quan trọng nhấtdé thúc day nền kinh tế phát triển Ngoài ra, các nhà kinh tế học theo chủ nghĩaKeynes đều nhấn mạnh vai trò của các chính sách điều chỉnh, sự can thiệp của

Chính phủ trong việc giúp thị trường đạt được trạng thái toan dụng lao động vasự ôn định giá cả.

Mô hình Harrod-Domar là một mô hình theo trường phái Keynes về tăngtrưởng kinh tế Nó được sử dụng dé giải thích tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếphụ thuộc mức độ tiết kiệm và vốn Nó cho rằng một nền kinh tế không thê tự đạtđược sự tăng trưởng cân bằng Đối với mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod-Domar, tiết kiệm và đầu tư là yếu tố tiên quyết, quyết định chính đến sự tăngtrưởng kinh tế Trong mô hình này, hai ông đã giả định tỷ lệ sản lượng/tư bảnàkhông đổi, do vậy sẽ tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa sự gia tăng trong khối

lượng tư bản và sự gia tăng sản lượng do có sự gia tăng tư bản đó.

1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh té của Solow

Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow là mô hình nhắn mạnh, đề cao vào vaitrò của những tiến bộ, phát triển về khoa học công nghệ đối với quá trình tăng

Trang 18

Giả định tỷ lệ sản lượng/tư bản có thé thay đổi, khi khối lượng tư bản của

một nước ngày càng tăng lên, thì mức tăng sản lượng sẽ ngày càng nhỏ do tác

động của quy luật lợi suất giảm dan Vi thế việc gia tăng đầu tư dé tăng thêmkhối lượng tư bản không phải là yếu tổ quan trọng nhất dé đem lại hiệu quả tăngtrưởng kinh tế.

Đặc biệt, với mô hình này, tiến bộ công nghệ (kỹ thuật, quy trình, phươngpháp sản xuất mới và sản phẩm mdi) được coi là một vai trò vô cùng quan trọngtrong việc khắc phục quy luật lợi suất giảm dần của tư bản khi khối lượng tư bảntăng lên (Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng các nhân tố ảnh hưởng tăngtrưởng kinh tế chủ yếu đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài Lý thuyếttăng trưởng nội sinh cho răng đầu tư vào vốn con người, phát triển tri thức lànhững yếu tố quan trọng tác động tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng nộisinh chủ yếu cho rằng tốc độ tăng trưởng dài hạn của một nền kinh tế phụ thuộcvào vai trò của Chính phủ, nói cách khác là các điều chỉnh, chính sách công của

Chinh phủ.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh xem tiến bộ khoa học công nghệ là yếu tốnội sinh và cho rằng tiến bộ công nghệ là do ảnh hưởng của các yếu tố nhưnguồn vốn nhân lực (Lucas, 1988) và hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và pháttriển (Romer, 1990 và Jones, 1995).

1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Năm 2015, Parash Upreti chỉ ra rang các yếu tô như giá trị xuất khẩu cao,tỷ lệ đầu tư cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tuổi thọ trung bình caocó tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển.Tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra kết quả mâu thuẫn về tác động của nguồn vốnđầu tư trực tiếp từ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Tác giả phát hiện ra rằngđầu tư trực tiếp từ nước ngoài có tác động tích cực trong một khoảng thời giannhưng lại có tác động tiêu cực đến một nước đang phát triển khác Điều này đòihỏi bé sung nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố FDI ở các quốc gia đang phát triển.Ngoài ra, các mô hình bài viết đưa ra không cho ra kết quả nhất quán về tác độngcủa nợ chính phủ va vốn viện trợ từ nước ngoài, do đó dé lại khoảng trồng trongnghiên cứu cho các bai nghiên cứu trong tương lai.

11

Trang 19

Robert Barro (1996) đã nghiên cứu một nhóm gồm 100 quốc gia ở châuPhi, châu Mỹ và châu Á ở tất cả các trình độ kinh tế trong giai đoạn 1960-1990dé tim ra những nhân tố có tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.Nghiên cứu cho thấy răng tăng trưởng kinh tế thực tế có liên quan đến sự duy trìpháp quyền của quốc gia, sự giảm của tiêu dùng chính phủ, tuổi thọ trung bìnhcao hơn, nam giới có trình độ học vấn trung học trở lên nhiều hơn, mức đầu tưcao hơn, mức sinh thấp hơn, mức đầu tư cao hơn, mức độ dân chủ, tỷ lệ lạm phátthấp hơn và mở cửa thương mại Tác giả cũng chứng minh được các lý thuyết vềsự hội tụ, tức là các nước có mức GDP càng cao thì tốc độ tăng trưởng sẽ càngthấp.

Soeharjoto SOEKAPDJO (2020) trong một bài nghiên cứu về các nhân tốtác động đến tăng trưởng kinh tế ở Central Java (Indonesia) đã chỉ ra rằng vốndau tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), trình độ học van (được đo lường thông quachỉ số giáo dục) và tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là các chỉ tiêu có mốiquan hệ cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế khu vực Ngược lại, đầu tư trongnước và lạm phát (được đo lường thông qua chỉ số CPI) có tác động ngược chiêu.Ngoài ra, để kiểm tra tác động của chỉ số sức khỏe, tác giả sử dụng chỉ số

IHEALTH (tính từ tỷ lệ phần trăm dân số trai qua van đề sức khỏe) và thay rằng

sự gia tăng tỷ lệ dân cư gặp vấn đề về sức khỏe sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế ở

Central Java.

John C Anyanwu (2014) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến tăng trưởng kinh tế châu Phi dựa trên bài học của Trung Quốc Bài viết đưara kết luận răng đầu tư trong nước, dòng vốn ODA ròng, giáo dục, vai trò điềutiết của chính phủ, dân số đô thị và giá kim loại có ảnh hưởng cùng chiều và đángkế đến tăng trưởng kinh tế khu vực châu Phi.

12

Trang 20

Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ở ngoài nướcSTT | Tác giả Năm | Địa điểm | Kết quả nghiên cứu

nghiên cứu

Parash Upreti |2015|76 quốc gia | Các yếu tố như kim ngạch xuấtđang phat trién |khẩu ròng cao, nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú,

tudi thọ trung bình cao, tỷ lệđầu tư cao có tác động dươngđến sự tăng trưởng của sảnphẩm quốc nội bình quân đầungười tại các quốc gia đangphát triển

Robert Barro |1996|I§ quốc gia | Sự tăng trưởng kinh tế thực tếchâu Phi, 22 | có liên quan đến duy trì phápquốc gia | quyền, sự giảm của tiêu dùngchâu Mỹ, 18 | chính phủ, tuổi thọ trung bìnhquốc gia châu Á | cao hơn, nam giới có trình độở tất cả các trình | học vấn trung học trở lên nhiềuđộ kinh tế hơn, mức đầu tư cao hơn, mứcsinh thấp hơn, mức độ dân chủ,

tỷ lệ lạm phát và mở cửathương mai.

lạm phát (được đo lường thông

qua chỉ số CPI) có tác độngngược chiều

Các nhân tô đầu tư trong nước,dòng vốn ODA ròng, giáo dục,vai trò điều tiết của chính phủ,dân số đô thị và đặc biệt là giákim loại có ảnh hưởng đến ké

đến tăng tưởng kinh tế châu Phi(khu vực có rất nhiều tài

nguyên khoáng sản).

(Nguôn: Tổng hợp của tác giả)

Trang 21

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Năm 2022, tác giả Nguyễn Hoàng Bảo Tín đã nghiên cứu tác động của tín

dụng tư nhân đến sự tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP bình quân đầu ngườicủa các nước ASEAN trong giai đoạn 1985-2020 Bài viết nghiên cứu tại 5 nước

thuộc ASEAN là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines là các

quốc gia có nền kinh tế khá tương đồng Bài viết chỉ ra rằng có sự tác động tíchcực từ đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI đến cả tăng trưởng kinh tếvà tăng trưởng GDP bình quân đầu người, trong khi đó tín dụng tư nhân có tácđộng theo chiều ngược lại đối với cả 2 khía cạnh Ngoài ra, xuất khâu có tácđộng dương đến tăng trưởng kinh tế, còn mức tăng dân số có tác động âm đếntăng trưởng kinh tế bình quân Các năm ghi nhận khủng hoảng kinh tế và đại dịchCovid-19 bùng phát khiến cho GDP và GDP bình quân đầu người thấp hon so

với các năm khác trong giai đoạn.

Trong một bài nghiên cứu vào năm 2022 Nguyễn Lê Hoàng Thụy TốQuyên nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại vùngkinh tế trọng điểm phía Nam Nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng về cácyếu tố có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khu vực bao gồm xuất khâu,tỷ lệ dân số đô thị, tỷ lệ người có trình độ cao đăng trở lên trong lực lượng laođộng và chỉ số phát triển công nghệ thông tin, qua đó đưa ra các đóng góp vềchiến lược và chính sách gắn với thực tiễn của vùng Ngoài ra, vốn đầu tư nướcngoài FDI có tác động đương đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại không có ý nghĩathống kê trong mô hình Có 2 nguyên nhân giải thích vì sao FDI không có tácđộng đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh thành thuộc vùng là do số liệu được sửdụng trong phương trình hồi quy có thể chưa hoàn toàn đầy đủ, chính xác và do

khả năng tận dụng vốn FDI của nền kinh tế khu vực chưa thực sự tốt.

14

Trang 22

Bảng 1.2 Tổng quan nghiên cứu liên quan ở trong nướcTác giả Năm | Địa điểm nghiên

Hoàng Nam, Thái Lan,

Bảo Tín Malaysia,Indonesia,Philippines)

Kết quả nghiên cứu

Đầu tư trong nước, đầu tư trựctiếp từ nước ngoài và xuất khẩucó tác động cùng chiều đến tăngtrưởng kinh tẾ, ngược lại tín dụngtư nhân và gia tăng dân số có tác

động ngược chiêu.

Các yêu tố bao gồm xuất khâu, tỷlệ dân số đô thị, tỷ lệ người cótrình độ cao dang trở lên tronglực lượng lao động và chỉ số phát

triển công nghệ thông tin có tác

động tích cực đến tăng trưởngkinh tế khu vực nghiên cứu.

(Nguôn: Tổng hợp của tác giả)

Dựa vào các lý thuyết và các bài nghiên cứu tham khảo được trình bày ởtrên có thé thay sự tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tô tùyvào các cách tác giả tiép cận khác nhau Qua nghiên cứu va tông hợp, tác giả đãlựa chọn các biên đê đưa vào bài nghiên cứu như sau:

15

Trang 23

Bảng 1.3 Các biến đề xuất cho mô hình nghiên cứu

BiênBài nghiên cứu tham khảo

Biến phụ

Tăng trưởng kinh tế

Biến độc lập Tiéu dùng cuôi cùngNguyễn Hoàng Bảo Tín (2022)

Đâu tư trong nướcParash Upreti (2015); Robert Barro(1996); John C Anyanwu (2014)

Tin dung tu nhanNguyén Hoang Bao Tin (2022);

Olowofeso (2015)

Xuat khâu Parash Upreti (2015); Nguyén

Hoang Bao Tin (2022)

Lam phat Robert Barro (1996); SoeharjotoSOEKAPDJO (2020)

Đâu tu trực tiép nước ngoàiSoeharjoto SOEKAPDJO (2020);

Nguyễn Hoàng Bảo Tín (2022);

Parash Upreti (2015)Biên giảTác giả đê xuât

(Nguôn: Tổng hợp của tác giả)

Trang 24

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG I

Trong chương 1, tác giả tiếp cận với đề tài nghiên cứu thông qua việc tìmhiểu các khái niệm có liên quan trực tiếp đến đề tài như tăng trưởng kinh tế, Tổngsản phẩm quốc gia, Tổng sản phẩm quốc nội, Ngoài ra chương I còn trình bàycác mô hình tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học từ xưa đến nay, kết hợpvới việc tìm hiêu, phân tích những đề tài nghiên cứu liên quan trước đó Từ đó,tác giả đã lựa chọn được các biến tiêu biểu có thể có tác động đến tăng trưởngkinh tế ASEAN-5 dé đưa vào mô hình nghiên cứu.

17

Trang 25

CHƯƠNG II: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ Ngân hang thé giới (WorldBank) của 5quốc gia thuộc khu vực ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,Philippines) giai đoạn 1985-2020 (n=180) Bài viết thực hiện nghiên cứu 5 quốcgia có nền kinh tế khá tương đồng trong thời gian dài, để có thể có thêm bằngchứng, tăng độ tin cậy cho kết luận của bài nghiên cứu Các biến (trừ biến tuổithọ trung bình) đều được đo lường dưới dang tỷ lệ % hoặc % trên GDP nên cóthé loại bỏ tác động của sự khác nhau về gia tri của các đơn vi tiền tệ Những dữliệu bị thiếu được tác giả khắc phục băng phương pháp lấy giá trị trung bình củabiến dé thay thé dé đảm bảo dữ liệu được liên tục.

2.2 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng2.2.1 Mô hình hồi quy gộp (Pool OLS)

Mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất viết tắt là OLS(Ordinary Least Square) được sử dụng đề tìm đường hồi quy gần nhất với giá trịliên tục của biến phụ thuộc hay nói cách khác là làm sao dé tổng bình phương các

sai sô là nhỏ nhat.

Mô hình hồi quy gộp thực chất là mô hình OLS bình thường Tức là ditliệu không được phân biệt theo từng năm và từng đối tượng Do đó độ tin cậy kếtquả hồi quy không cao.

2.2.2 Mô hình tác động cỗ định (Fixed Efffects Model)

Mô hình FEM (Fixed Effects Model) là một phương pháp phân tích dữ

liệu trong mô hình tuyến tính Phương pháp này giả định răng công thức mô hìnhchỉ có giá trị cố định cho từng đơn vị nhận dang trong bảng dữ liệu Các yếu tốkhông có sự thay đổi theo thời gian sẽ được coi là các yếu tô có định Mô hìnhảnh hưởng có định: Mô hình FEM giả định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến biếnphụ thuộc là cố định và khác nhau giữa các quan sát Điều này có nghĩa là môhình FEM sử dụng các biến giải thích để dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa

trên ảnh hưởng có định của các biến độc lập Trong mô hình FEM, sự khác biệtgiữa các quan sát được kiểm soát bằng cách thêm các biến đặc trưng đơn vị vào

mô hình.

Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc Y và hai biến giải thíchquan sát được X,va X;, và một hoặc nhiều biến không quan sát được Chúng ta

18

Trang 26

có dit liệu bảng cho Y, X;và X; Dữ liệu bảng bao gồm N đối tượng và T thờiđiểm, vì vậy chính ta có NxT quan sát Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển(CLRM) không có hệ số d=cắt được xác định bởi:

Yit = Bi Xitr + B2X itz + Hit tới i= 1,2, wy N va t= 1,2, wy

Trong đó:

Y;, là giá trị của Y cho đối tương i ở thời điểm t

X¡¿¡ là giá trị của X, cho đối tượng i ở thời điểm tXị;; là giá trị của X; cho đối tượng i ở thời điểm tHit là sai số của đối tượng i ở thời điểm t

Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồiquy tuyến tính cổ điển, được cho bởi:

Yie = BiXier + BaX¡„y¿ + Vi + Fie

Trong đó:

Hit = Vit Eit

Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cô điển được tách làm hai thành

phan Thanh phan 0; đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa

các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Thành phan €;, đại diện chonhững yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo

thời gian.

Giả định rằng tat cả các tác động ròng của các yếu tô không quan sát đượclên Y cho đối tượng i (không thay đổi theo thời gian) là một tham số có định, kýhiệu là a; Khi đó, mô hình tác động có định có thể được viết lai:

Yie = PiXitr + BoXieg + 0i + Ag + + Gy + Ex

Thanh phan sai số không quan sát được a; đã được thay thé bằng một tậphợp các tham số cô định, a, + az + -+ dy, một tham số ứng với mỗi một đốitượng Những tham số này được gọi là những tác động không quan sát được vàthể hiện tính không đồng nhất không quan sát được.

Chang han, a, thể hiện tác động ròng của các yếu tổ không quan sát được(không thay đổi theo thời gian) lên Y cho đối tượng 1, az cho đối tượng 2, , aycho đối tượng N Vì vậy, trong mô hình tác động cố định mỗi đối tượng trong

mâu đêu có một hệ sô cat riêng N hệ sô cat này kiêm soát tác động của tat cả các

19

Trang 27

yêu tô không quan sát được (không thay đổi theo thời gian) lên N đối tượng khác

2.2.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

Mô hình FEM (Fixed Effects Model) là một phương pháp phân tích dữ

liệu trong mô hình tuyến tính Phương pháp này giả định rằng một số yếu tố bổsung là ngẫu nhiên và không cố định Mô hình REM giả định rang các yếu tố ảnhhưởng đến biến phụ thuộc không cô định và khác nhau giữa các quan sát Điềunày có nghĩa là tất cả các quan sát được coi là độc lập và ảnh hưởng của các biếnđộc lập không thay đôi theo thời gian Mô hình REM sử dung các biến giải thíchđể dự đoán giá tri của biến phụ thuộc dựa trên ảnh hưởng ngẫu nhiên của cácbiến độc lập.

Xét một mối quan hệ kinh tế bao gồm một biến phụ thuộc Y và hai biến

giải thích quan sát được X,va X; Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X,va X; Dữliệu bảng bao gồm N đối tượng và T thời điểm, vì vậy chính ta có NxT quan sát.

Mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng:

Yit = Xu + B2X itz + Vj + eit voi i= 1,2, wy N va t= 1,2, wil

Trong đó sai số cô điển được chia thành hai thành phan 1; va g¿;.

Thanh phan 1; đại diện cho tất cả các yếu tổ không quan sát được mà thayđôi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian.

Thanh phần ¢;, đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thayđôi giữa các đối tượng và thời gian.

Gia sử rằng v; được cho bởi: v; = ay + w; 0ới ¡ = 1,2, ,N

Trong đó, v; lại được phân chia làm hai thành phan: thành phan bat địnhứạ và thành phần ngẫu nhiên w;.

Thanh phan bat định @ được xem là tham số cắt trung bình tổng thé.

Thành phần ngẫu nhiên ø, là sự khác nhau giữa tham số cắt trung bìnhmẫu và tham số cắt cho đối tượng i.

Mỗi đối tượng trong N đối tượng sẽ có 1 hệ số cắt riêng Tuy nhiên, trongmô hình tác động ngẫu nhiên N hệ số cắt này không phải là tham số có định bởi

có thêm thành phần ngẫu nhiên ø¿.

20

Trang 28

Giả định rằng, w; cho mỗi đối tượng được rút ra từ một phân phối xác suấtđộc lập với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đồi, đó là:

E(@;) = 0| Var(w,;) = 02 | Cov(w;,w,) = 0

N bién ngẫu nhiên w; được gọi là tác động ngẫu nhiên (random effects).Mô hình tác động ngẫu nhiên có thể được viết lại:

Vie = Ay + Xa + BoXit2 + Pit

Trong do: Pit = Wi + eit

Một giả định quan trọng trong mô hình tác động ngẫu nhiên là thành phân

sai số @¿; không tương quan với bat kỳ biến giải thích nào trong mô hình.

Bởi vì thành phan sai số @; là một phan của sai số ø¡; cho mỗi đôi tượng

ở mỗi thời điểm, sai số gj; có sự tự tương quan Hệ số tương quan cho sai số của

đôi tượng i ở bat kỳ hai thời điêmt và s được xác định bới:

Corr (Vit, Pis) = Z2+øê

Trong đó, o2 là phương sai của w;, và ø¿ là phương sai của £¿; Vì hệ số

tương quan này luôn dương nên sự tương quan của sai sô của một đôi tượng ở

hai thời điểm bat kỳ luôn dương.

2.2.4 Mô hình phương sai bình phương toi thiểu tổng quát GLS khắc phụckhuyết tật từ mô hình được chọn

GLS (Generalized Least Squares) là một phương pháp trong phân tích hồi

quy, được sử dụng khi sự khác biệt giữa các đơn vị quan sát không tuân theo giả

định về tính đồng nhất của phương sai GLS được sử dụng để giải quyết vấn đề

sự khác biệt trong phương sai giữa các đơn vi quan sát.

Trong phương pháp GLS, các trọng số được gán cho các quan sát để điềuchỉnh cho sự khác biệt trong phương sai Các trọng số này được tính toán bằngcách sử dụng các thông tin về ma trận hiệp phương sai của các biến độc lập vàma trận hiệp phương sai của sai số.

Sau khi tính toán các trọng số này, chúng ta có thé sử dụng phương pháphồi quy thông thường dé tìm ra các hệ số tối ưu cho mô hình hồi quy.

GLS thường được sử dụng trong các nghiên cứu dữ liệu bảng hoặc dữ liệutheo thời gian dé điều chỉnh cho sự khác biệt trong phương sai giữa các đơn vị.

21

Trang 29

Nó giúp loại bỏ sự khác biệt trong phương sai giữa các đơn vị và tập trung vàoviệc đánh giá môi quan hệ giữa các biên độc lập và biên phụ thuộc.

Ước lượng OLS cho mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ cho các tham số ước

lượng không chệch nhưng lại không hiệu quả Sở dĩ như vậy là vì ước lượng

OLS bỏ qua sự tự tương quan trong thành phan sai số pj Dé kết quả ước lượngkhông bị chênh lệch nhiều và hiệu quả, chúng ta có thê sử dụng ước lượng GLS

dé khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi trongmô hình FEM hoặc REM (mô hình được lựa chọn thông qua kiểm định

2.3 Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để phân tích hồi quy dữ liệu bảng

Bước 1, tiễn hành phân tích và ước lượng chiều hướng và cường độ ảnh

hưởng của các yếu tố đến biến phụ thuộc qua mô hình ước lượng bình phươngnhỏ nhất OLS và thực hiện kiểm định các khuyết tật: hiện tượng đa cộng tuyến,tự tương quan và phương sai thay đôi.

Kiểm định hiện tượng da cong tuyén:

Hiện tượng da cộng tuyến xảy khi trong mô hình hồi quy có sự tươngquan chặt chẽ giữa các biến độc lập với nhau Để phát hiện ra hiện tượng đa cộngtuyến chúng ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF Công thức tính VIF là:

VIF = (10)

1— Rỷ

Trong đó:

R? là hệ số xác định trong phương trình hồi quy của biến độc lập thứ j

theo các biên độc lập còn lại.

Giá trị VIF càng lớn thì kha năng phương trình hồi quy có xảy ra hiệntượng đa cộng tuyến càng cao Có quan điểm cho rằng nếu giá trị VIF lớn hơn 10thì đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, vì khi đó tương đương R?

lớn hơn 0.8 tương đối gần I, tức là biến độc lập này có sự tương quan chặt chẽvới các biến độc lập khác trong mô hình.

Bước 2, nêu mô hình hồi quy OLS có một trong hai khuyết tật là hiệntượng tự tương quan hoặc phương sai thay đôi hoặc cả hai, ta cần tiễn hành phântích dit liệu bằng mô hình tác động có định (FEM) va mô hình tác động ngẫu

nhiên (REM).

22

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ở ngoài nước STT | Tác giả Năm | Địa điểm | Kết quả nghiên cứu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020
Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ở ngoài nước STT | Tác giả Năm | Địa điểm | Kết quả nghiên cứu (Trang 20)
Bảng 1.2 Tổng quan nghiên cứu liên quan ở trong nước Tác giả Năm | Địa điểm nghiên - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020
Bảng 1.2 Tổng quan nghiên cứu liên quan ở trong nước Tác giả Năm | Địa điểm nghiên (Trang 22)
Bảng 1.3 Các biến đề xuất cho mô hình nghiên cứu - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020
Bảng 1.3 Các biến đề xuất cho mô hình nghiên cứu (Trang 23)
Bảng 2.1 Biến và kỳ vọng tác động của các biến trong mô hình - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020
Bảng 2.1 Biến và kỳ vọng tác động của các biến trong mô hình (Trang 33)
Hình 3.1 Tăng trưởng kinh tế của ASEAN-5 giai đoạn 1985-2020 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020
Hình 3.1 Tăng trưởng kinh tế của ASEAN-5 giai đoạn 1985-2020 (Trang 36)
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mô hình tác động ngẫu nhiên REM - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 1986-2020
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN