TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG VŨ KHÁNH LINH THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ DẤU HIỆU NGHIỆN INTERNET CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HẢI PHÒNG NĂM
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn và trường
THPT An Dương năm học 2021-2022
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Học sinh hiện đang học tập tại trường THPT Lê Quý Đôn và trường THPT An Dương năm học 2021-2022; Học sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu; Học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại:
- Trường THPT Lê Quý Đôn – Số 150 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng
- Trường THPT An Dương – Tổ 4, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022
Bảng 2.1 Thời gian nghiên cứu
STT Công việc Thời gian (tháng trong năm 2022)
4 Nhập và xử lý số liệu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỉ lệ:
- n: cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu cần điều tra
- Z: hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% thì 𝑍 !"#/% = 1,96 (a = 0,05)
- d: sai số tuyệt đối cho phép, chọn d = 0,04
- p: ước đoán tỉ lệ học sinh có CLGN kém và nghiện Internet
+ Tham khảo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tâm năm 2017:
57,3% học sinh THPT có CLGN kém [11] Lấy p1 = 0,573 Thay vào công thức ta tính được n1 = 588
+ Tham khảo nghiên cứu của tác giả Võ Kim Duy năm 2021: tỉ lệ học sinh nghiện Internet là 59,0% [44] Lấy p2 = 0,59 Thay vào công thức ta tính được n2 = 580
Trên thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 650 học sinh
- Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỉ lệ
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chọn mẫu
- Bước 1: Lập danh sách 15 quận/huyện, bốc thăm chọn ngẫu nhiên 1 quận trong 7 quận, 1 huyện trong 8 huyện của Hải Phòng Với mỗi quận/huyện vừa chọn được, lập danh sách các trường THPT, bốc thăm chọn ngẫu nhiên mỗi khu vực 1 trường THPT
- Bước 2: Chọn tầng: trường học sinh đang học hiện tại
Học sinh tham gia nghiên cứu thuộc 2 trường: THPT Lê Quý Đôn và THPT An Dương Thống kê số lượng học sinh các trường và tính cỡ mẫu cho mỗi trường theo công thức:
𝑁 Trong đó: ni: Cỡ mẫu của tầng n: Cỡ mẫu của tất cả các tầng
Chọn ngẫu nhiên 1 trường THPT
Chọn ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp
Chọn ngẫu nhiên 1 trường THPT
Chọn ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp
Quận Hải An TT An Dương
THPT Lê Quý Đôn THPT An Dương
Ni: Dân số của tầng N: Dân số của quần thể Thay vào công thức ta có bảng phân bố cỡ mẫu theo trường như sau:
Bảng 2.2 Phân bố cỡ mẫu theo trường học
STT Trường Kích thước quần thể
Số lượng thực điều tra
- Bước 3: Tại địa điểm nghiên cứu (THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn), thống kê số lớp trong mỗi khối (12 lớp/khối), số lượng học sinh trung bình trong mỗi lớp (35-40 học sinh/lớp) Tiến hành lập danh sách các lớp trong từng khối, bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp để chọn đủ đối tượng tham gia nghiên cứu
2.2.3 Các biến số/chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.3 Biến số/chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến số/chỉ số Biến số/chỉ số Định nghĩa Loại biến Mục tiêu 1: Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
Giới Nam/Nữ Nhị phân
Dân tộc Kinh/Khác Danh mục
Người sống cùng Người hiện đang sống cùng Danh mục Hôn nhân bố mẹ Tình trạng hôn nhân bố mẹ Danh mục Đặc điểm học tập
Học lực Xếp loại từ kém đến giỏi Danh mục Hạnh kiểm Xếp loại từ kém đến tốt Danh mục
Thời gian sử dụng Tổng thời gian trung bình sử dụng Internet trong ngày Liên tục
Thời điểm, phương tiện, mục đích
Khoảng thời gian, phương tiện, mục đích sử dụng Danh mục
Sử dụng thiết bị điện tử, tập thể dục, hút thuốc lá,
Mức độ hài lòng về các mối quan hệ
Mức độ từ rất không hài lòng đến rất hài lòng Danh mục Áp lực Áp lực học tập Mức độ từ không đến rất nhiều áp lực Danh mục
Chất lượng giấc ngủ Theo thang PSQI Nhị phân
Dấu hiệu nghiện Internet Theo thang IAT Nhị phân
Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của nhóm học sinh trên Đặc điểm chung
Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một số đặc điểm chung: giới tính, dân tộc, Đặc điểm học tập
Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một số đặc điểm học tập: trường, khối lớp, xếp loại học lực,
Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một số thói quen sử dụng Internet
Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một số yếu tố thói quen, hành vi: ngủ trưa, đồ uống chứa caffein,
Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet theo một số yếu tố khác như: biến cố, mối quan hệ xung quanh,
2.2.4 Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
2.2.4.1 Công cụ thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi do nhóm nghiên cứu tự thiết kế có tham khảo bộ câu hỏi PSQI của Daniel J Buysse và IAT của Kimberly Young Bộ câu hỏi gồm 5 phần (phụ lục 1):
A Thông tin chung: gồm 8 câu hỏi (từ câu A1 đến câu A8) khai thác thông tin về đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình học sinh như: tuổi, giới, dân tộc,
B Chất lượng giấc ngủ: Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh – Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) [15]: là thang đo được đề nghị sử dụng cả trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu tâm thần
- Thang đo gồm 19 câu được chia thành 7 thành phần với mức điểm tương đương nhau: CLGN tự đánh giá (1 câu); độ trễ của giấc ngủ (2 câu); quãng thời gian ngủ (1 câu); hiệu quả của giấc ngủ (3 câu); sự cản trở giấc ngủ (9 câu); việc sử dụng thuốc ngủ (1 câu) và rối loạn hoạt động ban ngày (2 câu)
- Đánh giá CLGN: Thang điểm của mỗi thành phần được tính từ 0-3, tổng điểm PSQI chạy trong khoảng 0-21 điểm Điểm PSQI từ 6 điểm trở lên được coi là tương ứng với CLGN kém hay có rối loạn giấc ngủ Điểm càng cao thì CLGN càng kém
- Cách tính điểm thành phần của thang đo chất lượng giấc ngủ (PSQI):
Bảng 2.4 Cách tính điểm thành phần của thang đo PSQI
I Đỗ trễ của giấc ngủ Điểm câu 2: < 15' (0); 16 - 30' (1);
II Quãng thời gian ngủ Điểm câu 4 Điểm > 7 (0 điểm); 6 - 7 (1 điểm);
III Hiệu quả giấc ngủ
Tổng giờ ngủ được*100/Tổng giờ đi ngủ
IV Sự cản trở giấc ngủ
Tổng điểm các câu từ 5b đến 5j
V Sử dụng thuốc ngủ Điểm câu 6
VI Rối loạn hoạt động ban ngày Điểm câu 7 + Điểm câu 8
VII CLGN tự đánh giá Điểm câu 9
C Khảo sát về việc sử dụng Internet: Gồm 6 câu hỏi (từ câu C1 đến câu C6) khảo sát về các yếu tố liên quan đến việc sử dụng Internet như: thời gian sử dụng, phương tiện, mục đích sử dụng,
D Thang đo đánh giá nghiện Internet IAT (Internet Addiction Test) [31]: là thang đo tự báo cáo để đo mức độ sử dụng Internet
- Bộ câu hỏi IAT gồm 20 câu, mỗi câu hỏi có 5 mức độ trả lời theo thứ tự: Không bao giờ (1 điểm); hiếm khi (2 điểm); thỉnh thoảng (3 điểm); thường xuyên (4 điểm); luôn luôn (5 điểm)
- Tổng điểm IAT trong khoảng từ 0-100 điểm Dấu hiệu nghiện Internet được xác định là khi có tổng điểm IAT ³ 50 điểm
E Một số yếu tố liên quan: gồm 9 câu hỏi (từ câu E1 đến câu E9) khai thác các yếu tố liên quan đến CLGN, dấu hiệu nghiện Internet như: không gian ngủ, áp lực học tập, các mối quan hệ xung quanh,
2.2.4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng cách phát phiếu hỏi đến các học sinh đã được chọn để học sinh tự trả lời các thông tin trong phiếu hỏi Thời gian trung bình để trả lời một phiếu khảo sát khoảng 10 phút
2.2.4.3 Quá trình thu thập số liệu
- Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ
+ Bộ công cụ nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở các biến số nghiên cứu và đã được chuẩn hoá phù hợp trên đối tượng học sinh + Sau khi Bộ câu hỏi được hoàn thành, nhóm nghiên cứu tổ chức tập huấn và tiến hành khảo sát thử trên học sinh nhằm kiểm tra tính logic, phù hợp từ đó chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung
- Bước 2: Tiến hành điều tra, khảo sát tại lớp học
Sai số và khống chế sai số
2.3.1 Sai số có thể xảy ra
Sai số do thu thập dữ liệu chủ yếu xuất phát từ việc thu thập dữ liệu thông qua phiếu hỏi mà đối tượng tự điền nên có thể có sự lệ thuộc vào tính chủ quan của đối tượng nghiên cứu Ngoài ra, tâm lý e ngại và sai sót trong quá trình nhớ lại cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thông tin thu thập được.
- Sai số trong quá trình nhập liệu, xử lý số liệu
- Tập huấn cho điều tra viên hiểu và nắm chắc bộ câu hỏi, thống nhất phương pháp thu thập số liệu
- Giải thích kỹ các câu hỏi dễ gây nhầm lẫn ngay khi phát phiếu
- Tiến hành điều tra thử trên số lượng nhỏ học sinh để hoàn thiện Bộ công cụ, sau đó mới tiến hành điều tra
- Phiếu trả lời được kiểm tra kỹ, làm sạch ngay sau mỗi buổi khảo sát.
Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi nhập bằng cách loại bỏ phiếu điều tra không hợp lệ: rách, thông tin điền không đầy đủ hoặc không rõ
- Số liệu điều tra được nhập bằng phần mềm Excel phiên bản 2016 và phân tích bằng phần mềm Stata phiên bản 14.0
- Các biến định tính được xác định tần suất và tỉ lệ để mô tả phân bố các giá trị của đối tượng nghiên cứu Sử dụng test c 2 để xác định sự khác biệt về tỉ lệ CLGN và tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 Hồi quy nhị phân đa biến được sử dụng để xác định mối liên quan của một số yếu tố với CLGN và dấu hiệu nghiện Internet với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn và THPT An Dương Học sinh tự nguyện tham gia khi đã được giải thích rõ về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu Mọi thông tin thu thập được trong nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan, được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các đối tượng có quyền từ chối tham gia.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của học sinh Đặc điểm Số lượng
Người sống cùng Gia đình 647 99,54
Tình trạng hôn nhân bố mẹ Đang sống cùng nhau 577 88,77
Nhận xét: Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, học sinh nữ chiếm tỉ lệ 72,15% cao hơn học sinh nam (27,85%) Học sinh thuộc dân tộc Kinh chiếm đa số với 99,23% Kết quả nghiên cứu cho thấy 99,54% học sinh tham gia nghiên cứu sống cùng gia đình và 88,77% có bố mẹ đang sống cùng nhau
Bảng 3.2 Đặc điểm học tập của học sinh Đặc điểm Số lượng
Nhận xét: Nghiên cứu được tiến hành trên 650 học sinh, trường THPT
Tỷ lệ học sinh THPT An Dương (351 học sinh, 54%) và Lê Quý Đôn (299 học sinh, 46%) tham gia nghiên cứu gồm 24,77% học sinh khối cuối cấp và 75,23% học sinh các khối lớp khác Đáng chú ý, 99,23% học sinh đạt xếp loại học lực Khá/Giỏi, trong khi xếp loại hạnh kiểm Tốt chiếm 96,77% và chỉ có 3,23% học sinh xếp loại Trung bình/Khá.
Thực trạng chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh
3.2.1 Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu
Hình 3.1 Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ của học sinh Nhận xét: Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, có 345 học sinh có
CLGN kém chiếm tỉ lệ 53,08%
Bảng 3.3 Phân bố chất lượng giấc ngủ theo đặc điểm chung
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chậm lớn hơn bình thường (CLGN) giữa nam và nữ (p < 0,001) Cụ thể, tỷ lệ trẻ em gái CLGN cao hơn đáng kể so với trẻ em trai (60,34%).
Tỷ lệ CLGN ở nữ cao hơn nam (34,25%) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ CLGN theo đặc điểm dân tộc, người đang sống cùng và tình trạng hôn nhân của bố mẹ học sinh.
Bảng 3.4 Phân bố chất lượng giấc ngủ theo đặc điểm học tập
Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu có CLGN kém ở trường
THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn lần lượt là 49,57% và 57,19% Theo khối lớp, học sinh cuối cấp có tỉ lệ CLGN kém (58,39%) cao hơn so với học sinh các khối học khác (51,33%) Học sinh có xếp loại học lực Khá/Giỏi có tỉ lệ CLGN kém (53,18%) cao hơn nhóm học sinh xếp loại học lực Trung bình (40%) Tỉ lệ học sinh có CLGN kém ở nhóm xếp loại hạnh kiểm Tốt là 53,41% Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ CLGN giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu nêu trên (p>0,05) Đặc điểm
Hình 3.2 Tỉ lệ học sinh có chất lượng giấc ngủ kém theo mức độ hài lòng về các mối quan hệ xung quanh Nhận xét: Học sinh không hài lòng về các mối quan hệ xung quanh có tỉ lệ CLGN kém cao nhất (78,57%), tiếp đến là mức độ bình thường (62,80%), hài lòng (51,23%), rất không hài lòng (43,33%) và thấp nhất là mức độ rất hài lòng (42,58%)
Bảng 3.5 Phân bố chất lượng giấc ngủ theo áp lực học tập
Nhận xét: Tỉ lệ CLGN kém tăng dần từ không áp lực đến rất nhiều áp lực Cụ thể, tỉ lệ CLGN kém ở nhóm HS không chịu áp lực học tập là thấp nhất
Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
CLGN Áp lực với 30,91%, ở nhóm HS cảm thấy chịu rất nhiều áp lực là cao nhất (73,55%)
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p0,05)
3.2.2 Thực trạng dấu hiệu nghiện Internet của đối tượng nghiên cứu
Hình 3.3 Tỉ lệ dấu hiệu nghiện Internet của học sinh
Nhận xét: Trong 650 học sinh tham gia nghiên cứu, có 189 học sinh có dấu hiệu nghiện Internet (29,08%) thấp hơn số học sinh không có dấu hiệu nghiện Internet là 461 học sinh chiếm 70,92%
29,08% Không có dấu hiệu nghiện Internet
Có dấu hiệu nghiện Internet
Bảng 3.7 Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm chung
Nhận xét: Tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở giới nam và giới nữ với p0,05)
Dấu hiệu IA Đặc điểm
Bảng 3.8 Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo đặc điểm học tập
Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu nghiện Internet ở trường THPT An Dương và THPT Lê Quý Đôn lần lượt là 29,34% và 28,76% Theo khối lớp, học sinh cuối cấp có tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet (27,95%) thấp hơn so với học sinh các khối khác (29,45%) Học sinh có xếp loại học lực Trung bình có dấu hiệu nghiện Internet (40%) cao hơn nhóm học sinh xếp loại học lực Khá/Giỏi (28,99%) Tỉ lệ học sinh có dấu hiệu nghiện Internet ở nhóm xếp loại hạnh kiểm Tốt là 29,09% Tuy nhiên, không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet với các đặc điểm học tập của học sinh (p>0,05) Đặc điểm
Hình 3.4 Tỉ lệ học sinh có dấu hiệu nghiện Internet theo mục đích sử dụng Internet
Nhận xét: Học sinh sử dụng Internet cho mục đích tìm kiếm tin tức có tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet cao nhất (35,29%); tiếp đến là mục đích giải trí, mục đích giao tiếp, mục đích học tập với tỉ lệ có dấu hiệu nghiện Internet lần lượt là 31,94%, 25,77% và 19,23%
Mục đích giải trí Mục đích học tập Mục đích giao tiếp Tìm kiếm tin tức
Bảng 3.9 Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo thói quen, hành vi
Thời gian sử dụng ³ 3h/ngày 181 30,68 409 69,32
Có tập 102 23,08 340 76,92 Áp lực học tập thi cử
Trong nghiên cứu, học sinh dành trên 3 giờ/ngày để sử dụng Internet có nguy cơ nghiện Internet cao gấp 2,88 lần so với nhóm sử dụng dưới 3 giờ/ngày Không tập thể dục thể chất làm tăng nguy cơ nghiện lên 41,83%, trong khi học sinh tập thể dục chỉ chiếm 23,08% Áp lực học tập cũng là yếu tố nguy cơ, với tỷ lệ nghiện Internet cao nhất là 39,67% Tuy nhiên, thời điểm sử dụng Internet không ảnh hưởng đến tỷ lệ nghiện.
Dấu hiệu IA Đặc điểm
Bảng 3.10 Phân bố dấu hiệu nghiện Internet theo mức độ hài lòng về các mối quan hệ xung quanh
Tỷ lệ có dấu hiệu nghiện Internet ở học sinh không hài lòng với các mối quan hệ xung quanh là cao nhất (42,86%), trong khi nhóm rất hài lòng có tỷ lệ thấp nhất (18,06%) Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê đáng kể (p < 0,001), cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ hài lòng trong các mối quan hệ và nguy cơ nghiện Internet ở đối tượng học sinh.
Một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và dấu hiệu nghiện Internet của học sinh Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2022
Bảng 3.11 Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ theo dấu hiệu nghiện Internet
Nhận xét: Xác suất xuất hiện CLGN kém ở học sinh có dấu hiệu nghiện
Internet cao hơn gấp 2,28 lần nhóm học sinh không có dấu hiệu nghiện Internet
Sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p