Lĩnh vực và phạm vi hoạt động.Trồng cây hàng nămkhác Trồng trọt Chăn nuôi trâu, bò Chăn nuôi không chăn nuôi tại trụ sởTrồng trọt, chăn nuôihỗn hợp Trồng trọt, chăn nuôi không chăn nu
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
Giới thiệu về công ty Cổ Phần Sữa Vinamilk .1 1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
- Trụ sở chính: số 10 đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP HCM.
- Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
- Website: http://www.vinamilk.com.vn
- Ngành nghề: Thực phẩm – Sản xuất – Sản xuất sản phẩm sữa.
- ĐK kinh doanh: 4103001932 – 20/11/2003/ sở kế hoạch đầu tư TP.HCM.
1.2 Qúa trình hình thành và phát triển.
Những cột mốc quan trọng của Vinamilk:
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa -Cà phê – Bánh kẹo I Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico, Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) -trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Vinamilk đã xây dựng thêm nhà máy sữa tại Hà Nội để mở rộng thị trường miền Bắc Chiến lược này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Miền Bắc Việt Nam, nâng tổng số nhà máy của Vinamilk lên con số 4.
Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ.
Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP Hồ Chí Minh
Năm 2006: Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.
Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
Năm 2010: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình
Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD.
Năm 2012: Thành lập Nhà máy Sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
Năm 2013: Khánh thành Nhà máy Sữa bột Việt Nam, Nhà máy Sữa Việt Nam (Mega).
Năm 2014: Góp 51% vốn thành lập Công ty AngkorMilk tại Campuchia và chính thức tăng mức sở hữu vốn lên 100% vào năm 2017
Năm 2016: Góp 18% vốn vào CTCP APIS.
Năm 2017, Công ty trở thành công ty 100% vốn của Vinamilk. Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi
2018: Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam
2019: Khởi công giai đoạn 1 trang trại bò sữa tại Lào với quy mô diện tích 5.000 ha và quy mô tổng đàn bò 24.000 con
2020: Vững vàng vị trí dẫn đầu Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam năm 2020
Năm 2021 đánh dấu cột mốc 45 năm thành lập, Vinamilk đã vươn lên trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam Không chỉ dừng lại ở đó, Vinamilk còn khẳng định vị thế của mình trên bản đồ ngành sữa quốc tế, trở thành một Thương hiệu Quốc gia vững mạnh.
Lĩnh vực và phạm vi hoạt động
Trồng cây hàng năm khác
Chăn nuôi (không chăn nuôi tại trụ sở) Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
Trồng trọt, chăn nuôi (không chăn nuôi tại trụ sở)
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Sản xuất sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
Sản xuất các loại bánh từ bột
Sản xuất đường mía và các loại đường khác (không hoạt động tại trụ sở)
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Kinh doanh thực phẩm công nghệ;
Sản xuất thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay – phin – hòa tan (không hoạt động tại trụ sở)
Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
Sản xuất bia (không hoạt động tại trụ sở)
Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
Sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa đậu nành
Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu
Kinh doanh hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) (Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động)
Sản xuất thiết bị điện khác
Kinh doanh thiết bị phụ tùng, vật tư
Sản xuất khác chưa được phân vào đâu
Sản xuất rượu (không hoạt động tại trụ sở); sản xuất bao bì (không hoạt động tại trụ sở); sản xuất sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn ngô và các loại hạt ngũ cốc
Ngành Chi tiết sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống khác (trừ gạo), (không hoạt động tại trụ sở)
Kinh doanh bánh, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
Mua bán thực phẩm chế biến (không hoạt động tại trụ sở)
Mua bán chè uống (không hoạt động tại trụ sở)
Mua bán cà phê rang-xay-phin-hòa tan (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn đường (trừ các loại đường nhà đầu tư nước ngoài không được phân phối theo quy định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột và các loại hạt
Bán buôn mứt, bánh, kẹo, socola, cacao và các sản phẩm từ cacao - Bán buôn thực phẩm công nghệ (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn các loại trà (chè) khác đã hoặc chưa qua chế biến (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn dầu, mỡ động thực vật (không
Ngành Chi tiết hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn các loại rau, củ, quả và các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả; bán buôn các loại nước ép rau, quả (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt; bán buôn thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (không hoạt động tại trụ sở).
Kinh doanh sữa đậu nành, nước giải khát, mua bán rượu (không hoạt động tại trụ sở), mua bán bia (không hoạt động tại trụ sở), mua bán đồ uống (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn kim loại và quặng kim loại
Bán buôn đồng, chì, nhôm, kẽm và kim loại màu khác dạng nguyên sinh và bán thành phẩm: thỏi, thanh, tấm, lá, dải, dạng hình để tạo nên bao bì đóng gói sản phẩm (không hoạt động tại trụ sở). Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Mua bán bao bì (không hoạt động tại trụ sở), mua bán sản phẩm nhựa (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn nguyên liệu, hương liệu, các chất phụ gia, chất ổn định, chất màu và hóa chất dùng trong ngành công nghệ thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn hóa chất công nghiệp: keo hóa học, keo dán, băng dính, mực in (không
Ngành Chi tiết hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn mật ong và các sản phẩm từ mật ong (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn pallet gỗ, pallet nhựa các loại (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn bìa carton, bao bì giấy (không hoạt động tại trụ sở)
Bán buôn chuyên doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (bán buôn các loại vitamin, men, khoáng chất, yến và các sản phẩm từ yến, không hoạt động tại trụ sở)
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
Bán lẻ thực phẩm khác (thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 và Quyết định 79/2009/QĐ- UBND ngày 17/10/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh).
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ đồ uống có cồn: rượu mạnh, rượu vang, bia;
Bán lẻ đồ không chứa cồn: các loại đồ uống nhẹ, có chất ngọt, có hoặc không
Ngành Chi tiết có ga như: côca côla, pépsi côla, nước cam, chanh, nước quả khác
Bán lẻ nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác
Bán lẻ rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn. Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa
Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet
Bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác dùng để đựng hàng hóa qua kênh internet.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hàng hóa nội bộ bằng ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Kinh doanh kho, bến bãi.
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Dịch vụ phục vụ đồ uống
Quán cà phê, giải khát (trừ hoạt động quán bar và quán giải khát có khiêu vũ). Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Theo quy định tại điều 11.3 Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014
Hoạt động của các phòng khám đa khoa,
Phòng khám đa khoa (không hoạt động
Cơ cấu tổ chức
chuyên khoa và nha khoa tại trụ sở)
Bảng 1 Cơ cấu tổ chức 1.4.1 Đại hội đồng cổ đông.
Cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội sẽ quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ sản xuất dựa trên định hướng phát triển công ty, cũng như có quyền sửa đổi và bổ sung vốn điều lệ Các quyền khác của hội đồng cổ đông bao gồm bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, cũng như quyết định giải thể hoặc tổ chức lại công ty.
- Có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông
- Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026.
1.4.3 Giám đốc , tổng giảm đốc.
- Người điều hành các công việc kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới.
- Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội.
- Gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NĂM 2020 - 2022.
2.1 Báo cáo tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn năm 2020-2022.
2.1.1 Giới thiệu bảng cân đối kế toán ( phụ lục trang 29).
Bên cạnh việc phân tích các thông số tài chính theo thời gian,việc trình bày bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người phân tích, Con số phần trăm có thể được đặt trong mối liên hệ với tổng số, chẳng hạn như tổng tài sản hay tổng doanh thu hoặc so với năm gốc, Mặc dù từ phân tích thông số tài chính, một
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NĂM 2020 - 2022 9 2.1 Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Lập bảng phân tích khối và chỉ số
Phân tích khối (%) Tài Sản
I Tiền và các khoản tương đương tiền
II Đầu tư tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn
V Tài sản ngắn hạn khác
I Các khoản phải thu dài hạn
II Tài sản cố định
III Bất động sản đầu tư
IV Tài sản dở dang dài hạn
V Đầu tư tài chính dài hạn
VI Tài sản dài hạn khác
Phân tích khối Phân tích chỉ số
2 Phải trả người lao động 0,577 0,571 0,593 100
Bảng 3 Nguồn vốn 2.1.2.1 Phân tích khối.
Phân tích khối là phương pháp biểu diễn các khoản mục của bảng cân đối kế toán theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản và các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số, Việc biểu diễn các khoản mục trong các báo cáo tài chính dưới dạng phần trăm trên tổng số giúp các nhà phân tích thấy được những xu hướng thay đổi về mặt cấu trúc, Phân tích khối đối với bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp cho bạn hình ảnh rất rõ nét về sự thay đổi cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn, Phân tích khối với báo cáo thu nhận sẽ giúp chúng ta rút ra những kết luận chính xác về cơ cấu thu nhập và chi phí, Để hiểu rõ hơn về phân tích khối là như thế nào, chúng ta cùng áp dụng phương pháp này đối với công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam,
Qua bảng 3 phân tích khối của bảng cân đối kế toán trên ta có thể thấy tình hình chung quy mô sử dụng tài sản của Vinamilk qua các năm đều có biến động, tài sản dài hạn có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2020 - 2022, tài sản ngắn hạn tăng đều qua các năm, Để thấy rõ hơn sự biến động, ta phân tích các khoản mục trong bảng kết cấu tài sản sau: Đầu tiên phải kể đến quy mô sử dụng tài sản ngắn hạn, trong năm 2020 tài sản ngắn năm 2020 chiếm 61,25% trên tổng tài sản, năm 2021 chiếm 67,7% trên tổng tài sản và năm 2022 chiếm 6,,51% trên tổng tài sản, Nhìn chung có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn về tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, Cụ thể sự biến động như sau:
Đầu tư tài chính ngắn hạn là khoản mục có biến động mạnh nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, liên tục tăng trong các năm 2020 - 2021, đạt 39,42% vào năm 2021 Sự gia tăng này phản ánh khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp Tuy nhiên, mức giảm 3,51% trong năm 2022 so với năm 2021 cho thấy khả năng thanh toán của công ty chưa ổn định, bởi tính thanh khoản cao của loại đầu tư này.
Một nguyên nhân khác có sự tác động mạnh đến sự biến đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn đó là hàng tồn kho, Năm 2020 khoảng mục này chiếm 10,12% và tiếp tục tăng vào năm 2021 chiếm 12,7%, đến năm 2022 có xu hướng giảm xuống 11,42%, Chỉ số này chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, Qua đó, có thể thấy được dòng vốn của công ty đang bị đọng lại trong năm vừa qua,
Ngược lại với các hai khoản trên, tiền và các khoản tương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn nhìn chung cũng không có nhiều thay đổi đáng kể, Tỷ trọng của tiền và các khoản tương tiền lần lượt trong ba năm là 4,35%, 4,40% và 4,74%, Tiền và các khoản tương tiền có tính thanh khoản cao, việc khoản này không có nhiều biến chuyển qua các năm đồng nghĩa công ty vẫn chưa đảm bảo khả năng thanh toán tốt Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn lần lượt qua ba năm là 10,7%,10,91% và 12,58%, chỉ số này chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, Điều đó phần nào cho thấy chính sách thu hồi nợ có hiệu quả hơn của công ty,
Về phần tài sản dài hạn, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng ít hơn so với tài sản ngắn hạn và có dấu hiệu giảm đều qua các năm, Trong năm 2020 tài sản dài hạn chiếm 38,74%, năm 2021 giảm còn 32,293% và năm 2022 khoản mục này tăng lên 34,903%, Nguyên nhân cho thấy sự tăng không đều như trên là do:
Đầu tiên phải kể đến tài sản cố định, Khoản mục này giảm đều qua 2 năm và tăng lên vào năm 2022, cụ thể năm 2020 chiếm 28,60%, đến năm 2021 giảm chiếm 23,82% (giảm 4,78% so với năm 2020) và sau đó có xu hướng tăng lên vào năm 2022 chiếm 24,55% (tăng 7,3%)
Trong giai đoạn 2020-2022, khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty có sự biến động Năm 2020, khoản mục này chiếm 2% tổng tài sản Đến năm 2021, tỷ trọng giảm còn 1,39%, tương ứng với mức giảm 6,2% Tuy nhiên, năm 2022, khoản đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận đà tăng trưởng, chiếm 1,53%, tăng 1,4% so với năm trước Biến động này cho thấy sự điều chỉnh trong chiến lược đầu tư tài chính của công ty trong từng thời kỳ khác nhau.
Tiếp tục dựa vào bảng phân tích khối với bảng cân đối kế toán của công ty, có thể nhận thấy sự thay đổi của tổng nguồn vốn qua các năm, cùng với đó là sự biến đổi giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, Cụ thể như sau:
Đối với nợ phải trả, thông số này biến động tăng giảm qua các năm, Nguyên nhân chính đến từ khoản nợ ngắn hạn, Năm
2020, giá trị nợ ngắn hạn chiếm 29,34% cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2021, khoản mục này tăng lên 32% và đến năm 2022 giảm xuống còn 31,57%%, Tương tự vậy, nợ dài hạn có xu hướng giảm qua các năm tương ứng 1,18%, 0,77% và 0,73%, Điều này cho thấy rằng khả năng trả nợ công ty vẫn chưa ổn,
Đối với vốn chủ sở hữu, khoản mục này có xu hướng tăng giảm liên tục qua các năm, cụ thể năm 2020 chiếm 69,47%, năm
2021 giảm 67,22% và đến năm 2022 khoản mục này tăng lên 67,68%, Với tỷ trọng 30,52% nợ, 69,47% vốn chủ sở hữu năm
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty theo thời gian cho thấy tình hình tài chính ổn định Vào năm 2020, công ty có tỷ lệ nợ là 32,78% và vốn chủ sở hữu là 67,22% Tỷ lệ này trong năm 2021 là 32,31% nợ và 67,687% vốn chủ sở hữu, cho thấy sự tự chủ về tài chính của công ty Thực tế là vốn chủ sở hữu gần gấp đôi số nợ trong nhiều năm phản ánh tình hình tài chính lành mạnh của công ty.
Phân tích chỉ số là một phương pháp phân tích các báo cáo tài chính theo cách mà nhà quản lý so sánh các khoản mục trong báo cáo với các giá trị lịch sử Người phân tích có thể sử dụng phương pháp này để so sánh xu hướng theo thời gian của từng khoản mục trong báo cáo.
Dựa trên bảng 3,4 phân tích chỉ số của bảng cân đối kế toán trên ta thấy rằng:
- Tổng tài sản của công ty năm 2021 tăng lên đạt ở mức 119,312% so với năm 2020 ( tăng 19,3%) và năm 2022 tăng lên 100,103% so với năm 2020 ( tăng 10,3%), trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tài sản ngắn hạn,
Tổng tài sản ngắn hạn của công ty năm 2021 chiếm 146,066% tăng 46% so với năm 2020, đến năm 2022 đạt 106,386% tăng 6% so với năm 2020
+ Trong giai đoạn 2020-2022, tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 có sự giảm đạt mức 88,119%( giảm 11,8%) so với năm 2020 và xu hướng tăng trở lại vào năm 2022 đạt mức 108,937% (8%) Giải thích cho điều này khoản tiền của công ty có xu hướng tăng trở lại có thể là do công ty đã có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, hay đầu tư thêm các sản phẩm khác.
+ Hàng tồn kho giảm dần từ năm 2020 – 2022 cho thấy công ty đang kinh doanh tốt và có hiệu quả, có sự giảm xuống vào năm 2021-2022 từ 135,922% còn 112,895% ( 23%). + Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm dần qua các năm, Cụ thể năm 2021 đạt 169,075% và giảm xuống còn 82,822 % vào năm 2022 (-86%) Đây là điều đáng chú ý cho công ty.
+ Đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng qua 2 năm 2021 – 2022 từ 75,391% lên 76,293% (+ 0,902%).
Bảng báo cáo doanh thu
2.2.1 Giới thiệu báo cáo doanh thu trong năm 2020 - 2021
2.2.2 Lập bảng phân tích khối và chỉ số
Phân tích khối Phân tích chỉ số
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Bảng 4 Phân tích chỉ số và khối của kết quả hoạt động kinh doanh.
Thông qua bảng trên ta có thể thấy được doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch Qua 3 năm 2020 – 2022 có chiều hướng giảm xuống cụ thể như sau: năm 2020 đạt 99,855 những đến năm 2021 giảm còn 99,848 tức là giảm đi 0,993% so với năm 2020 và đến năm 2022 tiếp tục giảm còn mức 99,803% tức là giảm đến 0,947% so với năm 2020 Ta có thể đánh giá được doanh thu trong thời gian này của công ty là xấu.
Lý do là trong thời gian này có sự diễn biến phức tạp về nền kinh tế do đại dịch covid-19 diễn ra làm cho nhu cầu của khách hàng mua hàng không được nhiều, bên cạnh đó sự cạnh tranh của các công ty, có nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn đến khó khăn tìm kiếm khách hàng để tăng doanh thu.
- Hiệu quả quản lí chi phí.
+ Chi phí bán hàng trong 3 năm: Chi phí lần lượt qua các năm 2020,2021 và 2022 giảm dần qua các năm, chiếm tỷ trọng trong tổng doanh thu là 22,516%, 21,226% và 20,888%, có thể thấy chi phí này giảm dẫn qua các năm bên khối và kể cả bên chỉ số điều giảm lần lượt là 96,305% (-3,695% so với năm 2020) và 93,312% ( - 6,688% so với năm 2020) Đây là một tín hiệu tốt khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong bán hàng.
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp: Chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu qua các năm 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 3,324%, 2,569% và 2,656% tuy chiếm tương đối ổn định trong tổng tổng doanh thu nhưng biến động của khoản chi phí này không hề nhỏ => Công ty nên điều tiết để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Hiệu quả đầu tư khác, đầu tư tài chính, thuế:
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm so với năm 2020, củ thể năm 2020 là 2,647 % , năm 2021 còn 1,991% ( - 0,656% so với năm 2020) và năm 2022 là 2,296% (-0,351% so với năm 2020) Lí do nguồn doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng đi xuống và chính sách tài chính có xu hướng tăng giảm nên làm cho doanh thu hoạt động tài chính bị tăng giảm qua các năm Nhưng nhìn chung công ty chưa thật sự chú trọng vào hoạt động đầu tư tài chính khi mà doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh => chưa đạt hiệu quả.
+ Chi phí tài chính: Chí phí tài chính có xu hướng giảm trong năm 2020 – 2021 và tăng năm 2021 – 2022 Cụ thể trong năm 2020 là 0,517%, năm 2021 là 0,332% (- 0,185% so với năm 2020) và năm 2022 đạt 1,208% (+ 0,511% so với năm 2020)
=> Công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư tài chính và các khoản chi phí tài chính bỏ ra của công ty cao trên tổng doanh thu tài chính Công ty cần phải điểu chỉnh lại hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
+ Thu nhập khác: Việc có thu nhập từ các hoạt động khác của công ty vẫn chưa cao tuy nhiên tốc độ đầu tư vào các hoạt động khác của công ty có xu hướng tăng qua các năm mặc dù năm 2021 đạt 0,693% (+0,337% so năm 2020), đến năm 2022 đạt 0,482% (-0,211% so năm 2021) nhưng vẫn chưa tới giá trị âm, điều này chứng tỏ chưa sự tích cực trong công việc và đầu tư vào các hoạt động khác của công ty.
+ Chi phí khác: Việc chưa có thu nhập từ các hoạt động khác của công ty chưa cao một phần do công ty chưa có sự tích cực hoàn toàn đầu tư vào các hoạt động khác nhiều, chi phí khác chiếm 0,391%( năm 2020), 0,374%( năm 2021) và 0,473%( năm 2022) trong tổng doanh thu Nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì chi phí này vẫn có xu hướng tăng qua từng năm
Doanh thu hoạt động tài chính có xu hướng giảm xuống trong năm
2021 và tăng nhẹ qua năm 2022 như sau năm 2020 chiếm 2,647%, giảm xuống 1,991% năm 2021 và tăng lên 2,296% năm
2022 Điều này cho thấy hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt với những lí do doanh nghiệp tăng cường marketing và đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm, mở rộng và đưa ra sản phẩm mới.
Ta có thể thấy chi phí khác có xu hương tăng giảm qua các năm lần lượt là năm 2020 đạt 0,391% giảm xuống 0,374% năm 2021 và tăng lên 0,473%, cho thấy doanh nghiệp chi phí cần phải kiểm soát tốt hơn, nguyên nhân dẫn tới có thể là chi phí phát triển sản phẩm, chi phí marketing, chi phí vận chuyển ( xăng tăng )
Trước tiên ta có thể thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng giảm dần qua các năm như năm 2020 đạt 46,328%, đến năm 2021 giảm còn 43,071% tức là giảm đi -3,257% so với năm 2020 và đến năm 2022 giảm còn mức 39,779%, giảm tới -6,549% so với năm 2020 Lí do dẫn đến sự giảm này có thể bắt nguồn từ giá thành chi phí nguyên vật liệu có thể trong thời gian đó đang có xu hướng tăng, ta có thể nhìn thấy thông qua giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh như năm 2020 đạt 53,527% đến năm 2021 tăng lên 56,777% và cuối cùng năm 2022 tăng lên 60,023% tức là tăng lên 6,497% so với năm 2020 và tăng lên 3,246% so với năm 2021
Thứ 2 là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng có xu hướng giảm đều qua các năm như năm 2020 đạt 22,670% đến năm 2021 giảm còn 20,861% và đến năm 2022 giảm mạnh còn 17,463% Đây là một điều không tốt cho doanh nghiệp cần phải chú ý Những nguyên nhân có thể dẫn tới sự giảm này có thể là doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng dự án hoặc phát triển sản phẩm mới
Thứ 3 là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ta có thể nhìn thấy lợi nhuận trước thuế củng có xu hướng giảm đi lần lượt qua các năm từ năm 2020 đạt 22,635% đến năm 2021 giảm xuống còn 21,180% và đến năm 2022 giảm xuống còn 17,471%
Doanh thu sau thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm Năm 2020, doanh thu đạt 18,813% Năm 2021, con số này giảm xuống 17,427% Tới năm 2022, doanh thu giảm mạnh chỉ còn 14,278%, chênh lệch tới -0,149% so với năm 2021 và -4,535% so với năm 2020.
Phân tích các thông số tài chính
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời 2,087 2,115 2,061
2.2.1.1 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn.
Nhận xét: Khả năng thanh toán hiện thời ta thấy có xu hướng tăng, giảm qua các năm như sau năm 2020 đạt 2,087% tới năm 2021 tăng lên 2,115% nhưng đến năm 2022 giảm còn 2,061% và mức độ chênh lệch so với năm 2020 lần lượt là tăng 1,013% và giảm 0,987% Từ đó ta có thể thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được tốt cần phải điều chỉnh lại khả năng thanh toán, chi phí của doanh nghiệp mình Nguyên nhân dẫn tới làm cho khả năng thanh toán hiện thời bị giảm là: tình hình kinh tế của thời điểm đó không được tốt bởi bị ảnh hưởng của đại dịch covid-19 và chính sách hộ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp chưa được cao.
Nhìn chung, chỉ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong ba năm liên tiếp đều cao hơn 1 và tương đối ổn định Điều này cho thấy công ty sở hữu khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ ở mức tốt Nhờ đó, rủi ro phá sản của công ty được đánh giá là thấp.
2.2.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh= ( tiền + đầu tư ngắn hạn + phải thu khách hàng ) / nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh 1,573 1,557 1,526 toán nhanh
Nhận xét: Ta có thể thấy năm 2020 một đồng nợ ngắn hạn của công ty đang được đảm bảo bằng 1,573 đồng tài sản ngắn hạn, vào năm 2021 chỉ số khả năng thanh toán giảm xuống một đồng NNH được đảm bảo 1,557 một đồng TSNH và chỉ số này tiếp tục giảm vào năm 2022 khi 1 đồng NNH chỉ được đảm bảo bằng 1,526 một TSNH. Nhìn chung thì trong 3 năm chỉ số này có sự biến động nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.
2.2.1.3 Khả năng thanh toán tức thời = ( tiền và tương đương với tiền ) / nợ ngắn hạn
Tiền và tương đương với tiền
Khả năng thanh toán tức thời 0,148 0,137 0,150
Nhận xét: Dựa vào bảng trên cho ta thấy được khả năng thanh toán tức thời có xu hướng tăng giảm qua các năm như năm 2020 đạt 0,148% đến năm 2021 giảm còn 0,137% và có xu hướng tăng mạnh vào năm 2022 là 0,150% Đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp khi có xu hướng tăng lên Lí do có thể là mức độ tăng trưởng kinh tế và chính sách tài chính có sự thay đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp giúp giảm bớt những khoản nợ của doanh nghiệp.
2.2.1.4 Vòng quay phải thu khách hàng = doanh thu / phải thu khách hàng.
Vòng quay phải thu khách hàng
Nhận xét: Ta có thể thấy số vòng quay phải thu khách hàng trong 3 năm có xu hướng giảm xuống đây là một tín hiệu xấu của công ty.
Cụ thể trong năm 2020 đạt 14,31 vòng, năm 2021 đạt 13,97 vòng (-
0,34 vòng so với năm 2020) và năm 2022 đạt 12,96 vòng ( -1,35 vòng so với năm 2020) Nguyên nhân do doanh thu có xu hướng tăng chậm hơn so với phải thu khách hàng.
2.2.1.5 Kỳ thu tiền bình quân (DSO) = số ngày trong năm / vòng quay phải thu khách hàng.
Vòng quay phải thu khách hàng
Kỳ thu tiền bình quân
Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng trong 3 năm, chứng tỏ điều đó lại làm cho kì thu tiền chậm hơn Nguyên nhân có thể là doanh nghiệp có giá bán tăng lên qua 3 năm làm cho khách hàng trả nhiều hơn để sử dụng sản phẩm nên dẫn đến kéo dài thời gian thu tiền.
2.2.1.6 Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán / Hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
Nhận xét: Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng giảm qua các năm Cụ thể năm 2020 là 6,45 vòng, năm 5,08 vòng (- vòng so 2020) và tăng lên năm 2022 đạt 6,49 vòng (+ so với năm 2020) Nguyên nhân trong năm 2021 và 2022 giá vốn hàng bán tăng hơn năm 2020 và hàng tồn kho có giảm xuống làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng lên, cho thấy quản lí hàng tồn kho tốt.
2.2.1.7 Kỳ chuyển hóa hàng tồng kho
Vòng quay hàng tồn kho
Chu kì chuyển hóa hàng tồn kho
Nhận xét: Ta có thể thấy chỉ số này có xu hướng tăng giảm qua các năm lần lượt là năm 2020 đạt 56,58, năm 2021 đạt 71,85 tăng 15% so với năm 2020 và năm 2022 đạt 56,24 tức là giảm đi 0,34% so với năm 2020 Cho thấy trong năm 2020 – 2021 doanh nghiệp có sự tăng trường và sản xuất nhiều hàng hóa và năm 2020 cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân thị trường tiêu thụ có sự biến động liên tục được chứng minh qua vòng quay hàng tồn kho tăng giảm qua các năm.
2.2.2 Phân tích thông số nợ
2.2.2.1 Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu = tổng nợ / vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) cho biết tỷ lệ nợ phải trả của công ty so với vốn chủ sở hữu Khi D/E nhỏ hơn 1, điều đó cho thấy rằng công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của mình, chứ không phải nợ Điều này có thể là một tín hiệu tích cực về sức khỏe tài chính của công ty, vì nó cho thấy rằng công ty không quá phụ thuộc vào nợ để tài trợ cho các hoạt động của mình.
- Ta có thể thấy được sự biến động nhẹ trong năm 2020 vốn chủ sỡ hữu gấp 2 lần nợ, đến năm 2021 tăng lên 0,49 đồng nhưng đến năm
2022 chỉ số này giảm nhẹ còn 0,48 Chứng tỏ trong năm 2020 sử dụng ít vốn vay hơn so với năm 2021 và năm 2021 sử dụng nhiều vốn vay hơn năm 2022
- Ta có thể thấy qua 3 năm thì công ty có nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, ít nợ, có xu hướng tốt.
- Lý do dẫn đến sự tăng giảm qua các năm là do năm 2020 – 2021 tăng lên từ 0,44 lên 0,49 do tổng nợ và vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng cao, nhưng năm 2021 – 2022 bị giảm từ 0,49 còn 0,48 do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu bị giảm mạnh.
2.2.2.2 Tỷ số nợ trên tổng tài sản = tổng nợ / tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Nhận xét: Trong năm 2020 thông số nợ được đảm bảo gấp 0,31 lần tài sản, đến năm 2021 thông số này tăng 0,02 lần (tăng lên 0,33). Nhưng đến năm 2022 tỷ lệ này lại giảm 0,01 lần đạt 0,32 Nhìn chung tỉ lệ nợ trên tài sản qua 3 năm 2020 – 2022 có sự biến động.
Vì tổng nợ có sự tăng giảm nhưng các thông số đều càng gần về 0 càng cho thấy doanh nghiệp đang tự chủ về tình hình tài chính
- Tỉ lệ này hầu như không có sự thay đổi nhiều qua 3 năm cho thấy mức nợ vẫn giữ nguyên qua 3 năm.
Nguồn vốn chủ sở hữu biến động nhẹ và nợ trên tổng tài sản cho thấy hoạt động công ty trong giai đoạn này chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.2.3 Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản
Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản
Nhận xét: Thông qua 3 năm ta nhìn thấy được sự tăng giảm nhẹ qua các năm cụ thể là năm 2020 đạt 0,69 đến năm 2021 giảm còn 0,67 tức là giảm đi -0,2 so với năm 2020 và có xu hướng tăng nhẹ lên 0,68 tức là tăng lên 0,1 so với năm 2021 Nhìn chung ta có thể thấy trong năm 2020 và năm 2022 cho thấy công ty đang sử dụng vốn vay nhiều hơn trong năm 2021 để tài trợ hoạt động kinh doanh và năm 2021 cho thấy công ty đang sử dụng ít vốn vay hơn Tuy có sự biến động nhẹ nhưng hoạt động tài chính vẫn ổn định và có khả năng thanh toán nợ tốt hơn nhất là trong năm 2021 Lý do dẫn đến sự tăng giảm là ta có thể nhìn thấy qua thông số doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng tăng giảm qua các năm.
2.2.2.4 Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản
Nhận xét: Ta có thể thấy trong năm 2020 đạt 1,231, năm 2021 đạt
1,142 giảm đi 0,089 so với năm 2020 và năm 2022 đạt 1,236 tăng lên 0,094 so với năm 2021 Cho thấy giá trị tài sản của công ty có sự thay đổi qua các năm Cụ thể trong năm 2020 – 2021 có sự giảm chứng tỏ giá trị tài sản của doanh doanh nghiệp bị giảm và năm
2021 – 2022 có xu hướng tăng lên do doanh thu tăng, lợi nhuận tăng cho thấy công ty quản lý tốt.
2.2.2.5 Số lần đảm bảo lãi vay = EBIT / Chi phí tài chính
EBIT = EBT + I ( Chi phí tài chính )
Số lần đảm bảo lãi vay
Nhận xét: Ta có thể thấy số lần đảm bảo lãi vay có xu hướng tăng giảm qua các năm Cụ thể năm 2020 – 2021 tăng từ 44,88 lên 63,90 vòng nhưng từ 2021 – 2022 có xu hướng giảm mạnh từ 63,90 giảm còn 17,99 vòng Nhìn chung thì trong năm 2020 – 2021 công ty có khả năng đáp ứng các khoản chi trả tiền lãi và thanh toán nợ tốt, tạo được sự an toàn cho người đi vay, nhưng trong năm 2021 – 2022 có chiều hướng giảm mạnh chứng tỏ công ty trong giai đoạn này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và không để đáp ứng được về lãi suất của khoản vay Chứng tỏ doanh nghiệp của có hiệu qua kinh doanh tốt Lý do giảm là bị ảnh hưởng nên kinh tế không ổn định nên dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm đi.
2.2.3 Phân tích khả năng sinh lợi
2.2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp biên = Lợi nhuận gộp về bán háng và cung cấp dịch vụ / doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán háng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên
Nhận xét: Ta có thể thấy trong 3 năm 2020, 2021 và 2022 đều có xu hướng giảm đi lần lượt là 0,46, 0,43 và 0,39 Chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả Lí do do lợi nhuận gộp biên về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng chậm nhưng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng nhanh hơn.
2.2.3.2 Tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp ( ROS) = (lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần)*100
Nhận xét: Thông qua bảng số liệu thì trong thời gian năm 2020 công ty thu được